Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cách khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm tiêu biểu của mạc n...

Tài liệu Cách khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm tiêu biểu của mạc ngôn

.PDF
94
160
104

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SP.NGỮ VĂN THỊ PHƯỢNG CÁCH KHAI THÁC BIỂU TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MẠC NGÔN Cán bộ hướng dẫn : PHẠM HOÀNG NGHĨA Cần Thơ, 5 - 2013 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trung Quốc có độ dày lịch sử mấy ngàn năm có nền văn hóa phát triển từ rất sớm, có lúc thịnh lúc suy nhưng vẫn giữ vị trí cao trong giới văn học.Với theo dòng chảy nền văn học Trung Quốc đã để lại một kho tàng văn học có giá trị gây nhiều ấn tượng cho độc giả. Một số tác phẩm như : Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Đông chu liệt quốc, Tây du kí, Liêu trai trí dị, Hồng lâu mộng…gây tiếng vang dữ dội, cùng với tên tuổi nhà văn này có hàng loạt nhà văn khác gây ích nhiều cho độc giả những tiếng sấm êm tai. Mới đây nhất Mạc Ngôn được vinh danh nhận giải Nôbel văn học 2012. Mạc Ngôn là một nhà văn nỗi tiếng trên văn đàn Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh còn có các tên tuổi khác như : Giả Bình Ao, Vương Mông, Đường Mẫn,Vương Sóc…tác phẩm của Mạc Ngôn không những gây chấn động trong nước mà còn lan sang nhiều nước khác trên thế giới. Trong đó có Việt Nam là một thành viên tiếp nhận văn học Trung Quốc một cách ân cần. Vì những vấn đề Mạc Ngôn đưa vào tác phẩm là những tệ nạn ở xã hội Trung Quốc và đó cũng là tệ nạn chung cho xã hội và nhất là nó gần gũi với xã hội Việt Nam. Với đề tài: Cách khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn, đây là đề tài khá mới đối với chúng tôi. Có lẽ ai cũng biết người phụ nữ có vị trí như thế nào trong xã hội, và tầm quan trọng của người phụ nữ trong cuộc sống. Có người từng ca ngợi như sau : “Không có mặt trời thì hoa cỏ không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có phụ nữ thì không có tình yêu, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có người mẹ thì nhà văn nhà thơ và cả vĩ nhân cũng không có”. Từ đó ta có thể cảm nhận thông qua câu nói này người nói đã và đang định nói lên đều gì. Cũng chính từ những câu nói đó chúng tôi thật sự muốn biết vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đương đại Trung Quốc. Và ở người phụ nữ cần khai thác những biểu tượng nào và những biểu tượng đó có ý nghĩa gì cho đời sống, xã hội. Chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là bởi chúng tôi thật sự cũng mong muốn khai thác tường tận những biểu tượng những hình ảnh cao đẹp ở người phụ nữ để người đọc thấy được tầm quan trọng của họ, và thông qua biểu tượng đó người đọc sẽ thấy được những điều mới mẽ những giá trị cao đẹp ở người phụ nữ. Việc nghiên cứu một nhà văn đầy tài hoa như Mạc Ngôn sẽ giúp tôi hiểu rõ, sâu sắc về giới nữ trong vùng quê Cao Mật nói riêng và phụ nữ đất nước Trung Hoa nói chung. Đồng thời qua đó ta có thể bỗ sung những thiếu sót những đức tính cao quý từ phía họ. 2. Lịch sử vấn đề Theo nguyên tắc học tín chỉ sinh viên khóa cuối, học kì hai năm tư có mười chỉ luận văn. Với sự yêu thích của mỗi cá nhân mà người làm có thể chọn phạm quy đề tài nghiên cứu. Trong suốt thời gian theo học chuyên ngành có rất nhiều môn mà bản thân yêu thích. Và điểm dừng cuối cùng đó là tôi nghiên cứu khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm của Mạc Ngôn, đây là một nhà văn rất được độc giả trong và ngoài nước chú trọng và đặc biệt đó là độc giả Việt Nam. Bởi những tác phẩm của ông đã để lại nhiều bài học, những tư tưởng sáng tạo hoàn toàn mới mẽ gây nhiều ấn tượng ngoài ra những nội dung phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống một cách chân thật, gần gũi với độc giả Việt Nam. Trong hai tác phẩm “Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” là hai tác phẩm xuất sắc nhất của Mạc Ngôn trong hai tác phẩm này tác giả thể hiện hết khả năng vốn sống của mình. Những trải nghiệm rất gần gũi thân quen với chúng ta, qua đó chúng ta thấy được ngòi bút sắc bén của Mạc Ngôn, tài dẫn dắt sự kết hợp linh hoạt của tình tiết truyện. Thông qua đề tài nghiên cứu “Khai thác biểu người phụ nữ” giúp bản thân chúng ta hiểu sâu sắc về một số biểu tượng người phụ nữ trong sáng tác của Mạc Ngôn nói riêng và người phụ nữ trung Hoa nói chung. Dịch giả Trần Đình Hiến - một dịch giả hàng đầu về văn học Trung Quốc đã nhận định “Báu vật của đời” là một cuốn sách có chất văn học và hơn nữa có chứa đựng những trải nghiệm nhân sinh, nó thoát khỏi khuôn phép của “lễ trị” xưa và gần gũi với những giá trị nhân bản. Với tác phẩm “Báu vật của đời” đã có rất nhiều học viên tìm hiểu nghiên cứu, tiêu biểu là học viên Nguyễn Thị Khánh Linh với luận văn “Yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời” hướng tới nghiên cứu yếu tố kì ảo trong tổ chức nhân vật và sự kiện tác phẩm. Với luận văn của Nguyễn Thị Ngoan “Biểu tượng tiêu biểu trong báu vật của đời”, từ góc nhìn biểu tượng bầu vú và khẳng định đây là biểu tượng của bầu trời, quê hương đất nước là biểu tượng của tình mẫu tử. Khi được tìm hiểu sơ lược về luận văn của các học viên trước, thật sự đã tạo cho chúng tôi cảm giác thích thú và rất muốn được nghiên cứu sâu hơn nữa để thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề trong nội dung chúng tôi nghiên cứu. Nhưng do hạn chế về mặt kiến thức cũng như tư liệu tham khảo nên chúng tôi chưa dám chắc là sẽ khai thác tận ngóc ngách những biểu tượng trong hai tác phẩm trên. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm việc một cách tận tình với sự say mê của chính bản thân chúng tôi. Như vậy, Mạc Ngôn và Báu vật của đời đã được tiến hành nghiên cứu khái quát cả về mặt nội dung và hình thức và hiện nay đã xuất hiện một vài công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề tác phẩm đã đặt ra như: vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống và hiện đại, vấn đề ảnh hưởng của quê hương tới nội dung sáng tác văn học của nhà văn…Dường như tất cả vấn đề vẫn còn đang mở rộng ở phía trước. Đứng trước một cuốn sách đã từng lên cơn sốt tại đất đô thành này, trên nền tảng kiến thức của những bậc tiền bối đi trước cùng với quá trình tự tìm tòi, nghiên cứu của bản thân chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách tiếp cận tác phẩm theo các biểu tượng văn hoá để tìm hiểu đâu mới thật sự là báu vật của đời. Để làm phong phú đề tài chúng tôi đã khảo sát thêm tác phẩm “Cao lương đỏ” cùng tên tác giả, qua đó chúng ta sẽ thấy rõ hơn và phong phú hơn về những biểu tượng người phụ nữ trong vùng quê Cao Mật nói riêng và người phụ nữ Trung Hoa nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu Tình cờ bắt gặp tên tuổi Mạc Ngôn, trong tôi đã có sự tò mò tại sao bao nhiêu bí danh mà tác giả dùng Mạc Ngôn không là tên tuổi khác. Sau khi đi vào tìm hiểu vấn đề tên gọi không làm tôi ngạc nhiên nữa, mà chính từ cái tên gọi “Phong nhũ phì đồn” ấy đã cảm hóa chúng tôi, cho chúng tôi cái cảm giác thân quen gần gũi. Đến với tác phẩm của ông càng làm cho người đọc từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, với lời văn giản dị gần gũi, ngôn từ trong sáng đôi khi trần trụi, nhưng không làm mất đi giá trị ngôn văn mà ngược lại chính từ những lời văn ấy đã thu hút, làm tăng xúc cảm cho bao độc giả Việt Nam. Với đề tài: Cách khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm tiêu biểu của Mạc Ngôn, chúng tôi đi tìm hiểu và nghiên cứu chủ yếu ở hai tác phẩm “Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn .Tôi rất tâm đắc, bởi đề tài này rất gần gũi với chúng tôi. Với đề tài chúng tôi muốn khai thác những biểu tượng người phụ nữ để cho độc giả chiêm nghiệm lại những vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ đã mấy ngàn năm bị vùi dập, không có chỗ đứng, không được dư luận chấp nhận. Thông qua đó chúng tôi sẽ cho độc giả thấy phụ nữ có giá trị như thế nào, tầm quan trọng của họ có được công nhận không. Trong hai tiểu thuyết này Mạc Ngôn đã giành chỗ đứng cho giới nữ ở vị trí đúng bản chất vốn có của nó. Phụ nữ trong tiểu thuyết của ông là những người kiên cường, dũng cảm, có bản lĩnh với lối sống táo bạo, mạnh mẽ,…đã thôi thúc tôi muốn đi sâu vào thế giới của họ. Có lẽ đây cũng là cơ hội thách thức giúp tôi bỗ sung, nâng cao kiến thức cũng như sự hiểu biết về giới nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng và người phụ nữ đương đại Trung Quốc nói chung. Và có thể nói đây là kiến thức chung cần thiết cho tất cả chúng ta. Với bản thân chúng tôi nó giúp ích cho chúng tôi ở nhiều phương diện. Thứ nhất là hiểu rõ và hiểu đúng biểu tượng người phụ nữ, thứ hai là giúp ích cho tôi về việc nghiên cứu, và cuối cùng là trong việc giảng dạy. Chính vì thế luận văn đặt ra nhiệm vụ là cần phải giải quyết thỏa đáng các yêu cầu cơ bản sau. Vấn đề chung: Chúng ta phải tìm hiểu đi khai thác sâu một số biểu tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm. Và giải mã biểu tượng trong đời sống cả biểu tượng trong tác phẩm. Vấn đề kiến thức: Làm sáng tỏ khái niệm biểu tượng nói chung và quan niệm biểu tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “ Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn như thế nào và mở rộng vấn đề. Về thực tiễn : Cụ thể hóa về quan niệm về biểu tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “ Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn. Qua tìm hiểu khảo sát một số nhân vật trong tác phẩm chúng tôi đã đem một số nhân vật đó so sánh với một số nhân vật trong tác phẩm khác cùng đề tài nhưng không cùng tác giả. Chẳng hạn một số tác phẩm văn học nước ngoài như :“Sông đông êm đềm” của Sôlokhop, “Những người khốn khổ” của V.Huygo, “Số phận người phụ nữ” của Đơmigoxinva. Và một số tác phẩm văn học Việt Nam như; “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh châu, “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, Thơ của một số tác giả, Nguyễn Du, Nguyễn Duy, Tố Hữu,.. nhằm so sánh lí giải để thấy rõ những vấn đề chúng ta cần so sánh và làm nổi bật đề tài mà chúng ta cần nghiên cứu. 4. Phạm vi đề tài Với tác phẩm “Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” có rất nhiều vấn đề cần khai thác nghiên cứu. Nhưng vấn đề cần thiết nhất ở đề tài này đó là khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Mạc Ngôn. Đặc biệt là ở hai tác phẩm “Cao lương đỏ” và “Báu vật của đời”. Đề tài tập trung vào khai thác biểu tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn. Đây là đề tài khá rộng, chúng tôi không bảo đảm tôi sẽ khám phá triệt để những nội dung yêu cầu. Nhưng chúng tôi chắc một điều đó là chúng tôi sẽ nghiên cứu và làm phong phú đề tài hơn trong quá trình nghiên cứu. Tôi có tham khảo và trích dẫn một số tác giả tác phẩm khác để làm sáng tỏ và tăng sức thuyết phục cho vấn đề được nghiên cứu .Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi gặp không ít khó khăn, bởi đề tài này hoàn toàn mới đối với chúng tôi, hi vọng bạn đọc có những ý kiến đóng góp giúp chúng tôi hoàn thiện về vấn đề chúng tôi đặt ra và nghiên cứu. Mạc dù đề tài là khai thác biểu tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm của Mạc Ngôn nhưng chúng tôi chỉ đi khai thác chủ yếu ở hai tác phẩm. Qua đó chúng tôi có chọn lọc một số tác phẩm có nội dung tư tưởng gần giống như hai tác phẩm trên để so sánh đánh giá nhận định, cùng làm nổi bật nội dung yêu cầu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu được dễ dàng đề tài này người nghiên cứu phải đi tìm hiểu sơ lược về nền văn học Trung Quốc để có thể nắm được kiến thức chung từ đó giúp người viết nhận biết tình hình chung của văn học Trung Quốc để có cái nhìn sâu sắc và toàn viện về văn học Trung Quốc. Để làm rõ quan niệm biểu tượng về người phụ nữ trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” và “Cao lương đỏ” người viết đi tìm hiểu thế giới nhân vật trong tác phẩm, từ đó rút ra kết luận qua nhân vật mình xây dựng Mạc Ngôn đã thể hiện quan niệm gì về con người. Ngoài ra để luận văn có sức thuyết phục hơn người viết còn kết hợp phương pháp sau: - Thao tác chứng minh - Thao tác phân tích - Thao tác giải thích - Thao tác bình luận Một số dẫn chứng tiêu biểu được rút ra từ tác phẩm để làm rõ vấn đề được nói đến. Về mặt tài liệu chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng hợp tất cả tư liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, chọn lộc những ý kiến tiêu biểu, đưa vào bài viết giúp luận văn có độ chính xác cao. PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Thực tiễn tiếp nhận văn học nước ngoài đối với văn học Trung Quốc. Những năm 50, 60 đối với việc tiếp thu văn hóa nước ngoài, Trung Quốc có phương châm chọn lọc rất cao, chủ yếu là tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, nhất là Liên Xô(cũ), Đông Âu, Tây Âu. Phương châm của thời kì đó là “tiếp thu có chọn lọc” và “tiếp thu có phê phán”. Nhưng đến thời kì “cách mạng văn hóa” vì thi hành chính sách “tự ngã phong bế”(tự ta bế quan, tọa cảng) và theo yêu cầu chính trị nên việc tiếp thu văn hóa này được thực hiện một cách giản đơn theo kiểu “chủ nghĩa thực dụng kì quái”. Sau “ cách mạng văn hóa” vì tiến trình mục tiêu hiện đại hóa và yêu cầu thực thi chính sách cải cách mở cửa trên qui mô rộng lớn, bắt đầu từ những năm 1980 sau một thời gian phong tỏa lâu dài đã xuất hiện rầm rộ việc giới thiệu những tư trào văn hóa phương Tây ở Trung Quốc. Việc ra đời của “văn hóa thời kì mới” càng tạo điều kiện cho tư trào văn hóa phương Tây được giới thiệu và phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc. Ngày nay có một cách nói đã trở thành phổ biến, đó là Trung Quốc đã rút gọn lịch trình văn học mấy trăm năm của phương Tây chỉ trong mấy chục năm nửa đầu thế kỉ XX do Trung Quốc chồng chất mấy thế kỉ của văn học phương Tây nên văn học nước này đặc biệt phong phú và phức tạp. Nhưng không phải văn học thời kì nào của phương Tây điều có ý nghĩa đối với văn học hiện đại Trung Quốc. Văn học cổ điển phương Tây rất ít có tiếng vang, còn văn học Châu Âu thế kỉ XVIII, XIX, XX chủ nghĩa lãng mạn đột phá mọi qui phạm cổ điển, chủ nghĩa hiện thực phê phán, châm biếm và mổ xẽ xã hội ngày một biến động và đầy mâu thuẫn, chủ nghĩa hiện đại biểu hiện nỗi tuyệt vọng sâu sắc sau khi hệ thống tín ngưỡng vốn cổ bị lật nhào. Các nhà văn Trung Quốc khi tiếp nhận văn học nước ngoài, cái mà họ tiếp thu và chịu ảnh hưởng là thế giới quan và phương pháp nghệ thuật của các nhà văn hiện đại phương Tây. Trong một thời đại dài các nhà văn Trung Quốc bó mình trong khuôn mẫu của những phương pháp sáng tác truyền thống, tầm nhìn bị thu hẹp và bị giới hạn. Bây giờ họ đã tìm được chân trời mới cho sáng tác của mình. Các nhà văn trẻ của “sáng tạo xã”, thậm chí các nhà văn các thời đầu của văn học cách mạng và ngay cả các nhà văn Trung Quốc đương đại điều coi: Rút xô, Gớt (Pháp), Bai rơn (Đức), Sile, Hai nơ, Mac ket, Li-ep (Columbia), Tôn xtôi (Nga), Kaf ka (Tiệp)…là thần tượng tinh thần của mình. Ngoài văn học thì triết học, mĩ học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học và khoa học nhân văn phương Tây thế kỉ XX cũng được giới thiệu rộng rãi ở Trung Quốc và thu được kết quả rất tốt đẹp. Tuy nhiên việc giới thiệu với quy mô lớn văn học của phương Tây làm tăng thêm sự “ Xung đột” của các lí tưởng văn học khác nhau ở Trung Quốc. Trong giới văn hóa, việc tranh luận của một thế kỉ văn học một lần nữa trổi dậy gây nên sự khác biệt ác liệt giữa văn hóa Đông – Tây. Trên lĩnh vực phê bình và sáng tác văn học đã có nhiều cuộc tranh luận văn học sôi nổi trong những năm 80. Ví dụ như cuộc thảo luận về “thơ mông lung”, cuộc tranh luận về “hiện đại phái”, sự đề xuất vấn đề “tính chủ thể” và “tầm căn” của văn học đương đại… thực nghiệm văn học và cải cách văn học mới của những năm 80, biểu hiện ở sự phát triển và ở trình độ không ngang nhau đã dẫn đến sự thay đổi của nội dung, phương thức và phương pháp nghệ thuật. Một số nhà văn quan trọng của phương Tây của thế kỉ XX, tư tưởng văn học và tác phẩm văn học của họ đối với “hình thái” văn học trong những năm 80 đã ảnh hưởng đến văn học đương đại Trung Quốc thời kì mới và những năm tiếp theo. Lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc chồng chất sức mạnh của cả mấy thế kỉ văn học nước ngoài. Không cần nói cũng biết tác dụng và ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài đối với văn học hiện đại và đương đại của Trung Quốc, chỉ có điều khi thì có tác dụng về kĩ xảo hình thức, khi thì có tác dụng ở phương thức tư duy, có khi lại có tác dụng ở cấu trúc tinh thần. Chính vì tác dụng và ảnh hưởng nông sâu khác nhau như thế nên văn học hiện đại Trung Quốc mới dần dần hình thành nên bộ mặt của mình vừa khác với văn học nước ngoài vừa khác với văn học truyền thống của họ. 1.2 Tiếp nhận thông tin về văn học Trung Quốc thời cải cách mở cửa đến nay. Trong chín năm (1975-1985) ngắn ngủi nền văn học thời kì đã hiên ngang đứng dậy từ trong biến động xã hội to lớn viết lên những trang mới huy hoàng cho văn học sử đương đại Trung Quốc. Nó là sự tiếp tục và phát triển của nền văn học xã hội chủ nghĩa mười bẩy năm sau ngày thành lập nước (1949-1966) và sự mở đầu đầy sức sống, niềm hi vọng của nền văn học Trung Quốc trong tương lai có thanh, có sắc với chủ đề xây dựng nền văn học xã hội chủ nghĩa giàu đặc sắc dân tộc Trung Hoa. Từ sau “Cách mạng văn hóa” trở lại đây văn học Trung Quốc thu được những thành công rực rỡ, nhờ có chính sách thông thoáng về văn hóa của Đảng và nhà nước Trung Quốc. Các nhà văn Trung Quốc có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới, tiến bộ trên thế giới. Các nhà văn còn được phép đột phá những “ vùng cấm” mà văn học trước đây không được bàn đến nói lên những chuyện “ tế nhị”, bức xúc mà trước đây bị đè nén không nói được nhờ đó số lượng và chất lượng của tác phẩm được nâng lên đáng kể so với trước đây. Các nhà văn hăng hái đi vào thực tiễn cuộc sống để tìm cảm hứng cho sáng tác nhờ đó tác phẩm mang đậm hơi hướng và nhịp điệu cuộc sống, cho ta một cái nhìn tổng thể về xã hội, con người đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình đi lên. “Đại cách mạng văn hóa” kết thúc văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng vào thời kì nở rộ. Tiểu thuyết Trung Quốc bao gồm cả truyện dài, vừa và ngắn, từ khi đổi mới đến nay đã qua hai mươi năm có lẽ. Nhìn chung đây là thời kì phồn vinh nhất của thể loại này so với một giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc. Bất kể trào lưu sáng tác, đề tài, thủ pháp, ngôn ngữ…hay về số lượng, tiểu thuyết Trung Quốc hầu như năm nào cũng bội thu. Đây cũng là thời kì đội ngũ sáng tác tiểu thuyết đông đảo nhất, đồng điều nhất giữa các lứa tuổi vào các giới tính không chỉ là “Tứ đại đồng đường” mà là “Ngũ đại đồng đường”. Cứ vài ba năm một lần, để trao giải thưởng “Mao thuẩn” dành cho truyện dài và một số cuốn đã trúng giải; Nhiều truyện vừa và truyện ngắn đoạt giải văn học “Lỗ Tấn”; và truyện ngắn truyện vừa ưu tú toàn quốc; nhiều truyện thiếu nhi đoạt giải văn học “băng tâm” vv….còn số tiểu thuyết được các tạp chí văn học trao giải hàng năm thì không sao kể xiết. Số tiểu thuyết được các nước châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…được các nước châu Âu, châu Mỹ… dịch cũng đạt con số đáng kể. Trong số đó Nhật, Pháp có thể nói còn dịch kịp thời các sáng tác đó hơn cả Việt Nam, có thể vì họ nhận thấy tiểu thuyết là tấm gương phản ánh con người và nhiều mặt của xã hội Trung Quốc hơn cả. Bên cạnh, ta thấy lí luận văn nghệ và phê bình văn nghệ cũng đạt những thành tựu đáng kể. Trong “mười bảy năm” trước “cách mạng văn hóa” tuy tồn tại sự nghiêm trọng của tự trào “Tả” nhưng đất nước Trung Hoa vẫn bồi dưỡng được hàng loạt nhà lí luận và phê bình văn nghệ có uy tín…Họ đã viết nhiều tác phẩm có giá trị, có tác dụng trong việc thúc đẩy và nâng cao trình độ sáng tác văn học của “mười bảy năm” đầu. Sau khi bước vào thời kì mới lí luận và phê bình văn nghệ được giải phóng ra khỏi cầm cố tưởng “tả” đạt được thành tích ngày càng nỗi bật. Một loạt nhà lí luận và phê bình đã trải qua rèn luyện lâu dài và tu dưỡng sâu sắc. Với những tác phẩm mới, họ đã nêu cao tác dụng mở đường cổ vũ cho sáng tác thời kì mới, đồng thời họ cũng dẫn dắt đông đảo người làm công tác lí luận phê bình trung niên, thanh niên thúc đẩy sự năng động của toàn bộ giới lí luận phê bình văn nghệ. Trong lĩnh vực nghiên cứu sự hiện đại và đương đại cũng có tiến bộ, xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị học thuật. Việc nghiên cứu và truyền bá mĩ học và lí luận văn nghệ Mac-xit cũng có biểu hiện thịnh vượng đáng mừng. Phê bình văn nghệ có sự thống nhất và sắc bén trong việc ngăn ngừa khuynh hướng sai lầm “tả” và “hữu”. Thực tiễn sáng tác văn nghệ xuất hiện nhiều kinh nghiệm mới trong việc đề cao tác giả, tác phẩm ưu tú không phụ lòng mong muốn của mọi người, giành được sự tin cậy độc giả. Trong sự nghiệp văn học xã hội chủ nghĩa, sáng tác và lí luận ví như hai bánh xe của một chiếc xe, đôi cánh của con chim, không thể thiếu một bên nào. Nhà phê bình vừa người tri âm của nhà văn vừa người tranh luận với họ. Họ vừa học tập lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, sửa chữa cho nhau cùng nhau phấn đấu cho sự phồn vinh của văn học xã hội chủ nghĩa. 1.3.Vấn đề biểu tượng và biểu tượng văn học 1.3.1 Những cách hiểu cách phân loại biểu tượng Chúng ta đang sống trong một thế giới ngập tràn biểu tượng. Ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nhu cầu và năng lực giao tiếp của con người không ngừng nâng cao và sự biến đổi. Nó là sự thích nghi, bắt nhịp, vừa là động lực thúc đẩy khoa học tiến xa về phía trước. Chúng tôi muốn đề cập đến biểu tượng - một sự thích nghi lạ lùng giữa tư duy trừu tượng của con người với thời đại của tốc độ mà nhiều người cứ ngỡ rằng chỉ có tư duy logic thống trị tuyệt đối. “ Dẫu chúng ta có nhận biết hay không, đêm ngày, trong hành ngôn, trong các cử chỉ, hay trong giấc mơ của mình, mỗi chúng ta điều sử dụng các biểu tượng. Chúng khoắt lên các ước muốn một diện mạo, chúng xúi giục một toan tính nào đó, chúng nhào nặn một lối ứng xử, chúng khơi mào thành công hay thất bại”. Đây một số biểu tượng mà chúng ta ai cũng biết và dễ nhìn nhận ra được như nó. Khi một học sinh về nhất trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia, em sẽ được trao vòng nguyệt quế. Trong nhiều bộ phim của Hoollywood ta thường hay bắt gập một bà lão hay một cô gái lúc phải gặp ma cà rồng thì lấy thánh giá ra để đe dọa chúng và để bảo vệ mình. Người Nhật chọn mặt trời là hình ảnh trung tâm và duy nhất trong lá quốc kì của nước họ. Một công ty, một cơ quan, một tổ chức, một câu lạc bộ hay một tập thể nào đó chẳng hạn một tập thể học sinh,…thường chọn cho mình một logo đại diện cho tập thể. Các sinh viên khoa luật thường in cán cân trên áo tập thể. Người Việt sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy để thể hiện quan niệm sơ khai về vũ trụ. Trong đám cưới người Kinh, trong phần lễ cưới không bao giờ thiếu trầu cau ,…Những vòng nguyệt quế, thánh giá, mặt trời, cán cân, trầu cau,…ngoài ý nghĩ là bản thân nó, chúng còn biểu trưng cho những ý niệm khác. Và trong những tình huống cụ thể, chính cái ý niệm ẩn đằng sau diện mạo của các vật đó mới là mục đích mà con người cần đạt đến. Lúc đó chúng sẽ chuyển hóa nâng cấp tiềm năng phát ngôn thành biểu tượng: Vòng nguyệt quế là biểu trưng cho sự vinh quang, chiến thắng; trầu cau là sự gắn kết thủy chung; thánh giá là hiện thân của Chúa, là biểu trưng cho sự đau khổ mà Chúa Jesus phải gánh chịu,… Logo của các tổ chức, tập thể chính là biểu hiện rõ nhất cho tính chất năng động và thích nghi của biểu tượng đối với thời đại @. Nguyễn Ngọc Tư và Lê Thiếu Nhơn có một quyển tạp văn gọi là sống chậm thời @. Chính thời nay cũng đã mã hóa thành một biểu tượng vừa là cách định danh ngắn gọn, vừa là sự gợi mở đến nhiều cách hiểu khác nhau có thể diễn đạt nhiều cách thú vị. Và chính trong giấc mơ của chúng ta, những khác vọng dồn nén, những hồi quan của tiềm thức, những ẩn ức được che giấu lại hiện về dưới dạng những biểu tượng theo cách nói của Jung. Vừa chao đảo, không trật tự nhưng lại kết tủa một nguồn năng lượng rất lớn để biến cuộc sống chúng ta đượm sắc màu bí ẩn, mà tâm phân học rất cần khám phá về nó: “Tôi đã mất một thế kỷ để nghiên cứu những biểu tượng tự nhiên và tôi đi kết luận là giấc mơ và biểu tượng giấc mơ không phải là nhãm nhí. Mà cũng không phải là không có ý nghĩa. Trái lại, giấc mơ mang đến những hiểu biết quý giá, nếu người ta chịu tìm hiểu những biểu tượng của nó.” [7; tr25]. Đến đây, có thể nói không chỉ chúng ta đang sống trong một thế giới ngập tràn biểu tượng, mà cả một thế giới biểu tượng đang sống trong chúng ta. Hãy nhìn biểu tượng như những sinh thể biết nói! Nhìn ở năng lực giao tiếp, ta có thể khẳng định biểu tượng là một loại ngôn ngữ đặc biệt, mà bản lĩnh của nó có thể đi xuyên quốc gia, dân tộc và các nền văn hóa khác nhau. Biểu tượng là gì? Nói đến biểu tượng thì chắc hẳn chúng ta sẽ gặp không ích khó khăn, bởi gì biểu tượng là một cái gì đó quyền bí rất phức tạp. Không phải ngẫu nhiên mà có sự khẳng định vai trò và tầm quan trọng của biểu tượng đối với cuộc sống chúng ta. Có nhiều nhà nghiên cứu nhà phê bình đã đưa ra quan niệm riêng của mình về khái niệm biểu tượng như sau : Hà Công Tài cho rằng : “Nói đến biểu tượng là nói đến hình cảm tính về hiện thực khách quan. Đó là hình ảnh sao chép lại nguyên sơ hiện thực do cảm giác khác nhau như thị giác, thính giác góp phần tạo nên”. (Tạp chí văn hóa dân gian số 5. 1988). Theo Nguyễn Thị Ngọc Điệp thì “Biểu tượng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được”[5; tr328]. Nguyễn Xuân Kính có nhận định “Trong tác phẩm văn học, để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của từ ngữ không được khai thác ở đây chủ yếu nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy” [10; 310] Theo từ điển TLH (Vũ Dũng - NXB KHXH - 2000) “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự xuất hiện những cơ sở hay tưởng tượng, khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai” Theo từ điển tiếng Việt ( G.S Hoàng Phê) “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu ốc khi tác dụng vào giác quan khi chấm dứt”. Coi chừng định nghĩa là giết chết biểu tượng !. Đó là quan điểm của các chuyên gia trong quyển sách Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới – NXB Đà Nẵng 2002. Quyển sách này viết ra đúng là một tài liệu quý báu bởi sự uyên bác, thâm sâu của nội dung, cũng như trong quá trình chuẩn bị để triển khai nó đúng là một công trình độc nhất vô nhị. Chúng tôi muốn khẳng định tính chất đáng tin cậy của quyển sách này để dựa vào đó làm cơ sở cho lặp luận. Tập hợp các chuyên gia hàng đầu của ngành Khoa học xã hội và nhân văn, quyển sách phổ quát một nền tri thức văn hóa sâu rộng trên toàn thế giới. Họ là Barbaut André – Phó chủ tịch trung tâm quốc tế chêm tinh học (Pháp); Shibata – GS.trường đại học tổng hợp Kyoto (Nhật); Morki Mohammed - nhà văn, cựu giáo sư trường đại học tổng hợp Téhéran (Iran); VolGuine Alaxandre - Chủ nhiệm tạp chí “Les Cahiers Astrologyques” (Tập san chêm tinh học); Grison Pierre - nhà văn nhà phê bình nghệ thuật, chuyên gia các nền văn minh viễn Đông,…Kể ra một loạt các chuyên gia, không phải người viết lấy học hàm học vị, chức sắc để cổ súy người ta tin vào vào quyển sách. Dĩ nhiên điều đó không có gì không được chấp nhận. Được tổ chức huy động một đội ngũ chuyên gia rất thấu đáo, nhưng không phải gì như vậy mà người chủ bút quyển sách kiêu ngạo dựa vào đó cực đoan phát ngôn mọi vấn đề. Ngược lại văn phong và cách lập luận của các nhà nghiên cứu rất khiêm tốn dè dặt. Quả là càng chiếm lĩnh tri thức đến đỉnh cao người ta càng trở nên khiêm nhường và biết nhận ra giới hạn của mình. Trong quyển sách này, các tác giả khi trình bày hệ thống các biểu tượng, trước đó ở phần giới thuyết họ đưa ra quan điểm rằng không thể định nghĩa biểu tượng. Thực chất là không nên làm việc đó. “ Không cách gì định nghĩa một biểu tượng. Tự bản chất của nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một khái niệm. Nó giống mũi tên bay mà không bay, đứng yên mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng; nên phải luôn nhớ rằng các từ không thể diễn đạt tất cả các giá trị của biểu tượng. Mong bạn đọc không coi những dẫn giãi ngắn gọn của chúng tôi là những nan bào nhất trong kích thước một biểu tượng. Biểu tượng bọc lộ rồi lũi trốn, càng tự phơi bày nó càng tự giấu mình đi; nói như Georges Gurvitch: Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu, che giấu mà tiết lộ. Trong ngôi “Biệt thự những huyền bí” nổi tiếng ở thành phố Pompei nhiều thế kỉ bị vùi lấp trong tro núi lửa Vésuve, có một bức họa tuyệt mỹ màu hoa cà, trên nền đỏ hiện lên cảnh vén màng bí ẩn trong một lễ thụ pháp. Các biểu tượng được vẽ rất hoàn chỉnh, các động tác nghi lễ được phát rõ, tấm màng đã được vén lên, nhưng đối với không được thụ pháp, điều bí ẩn còn nguyên vẹn và nặng trĩu những ý nghĩ lập lờ. Cuốn từ điển này chỉ cố gắng mô tả những mối quan hệ, giữa các hình ảnh, các tư tưởng, các tín điều, các cảm xúc mà hơn 1200 từ có khả năng có ý nghĩa biểu tượng có thể gợi ra… …Dẫu một vài chú dẫn đã được phát triển, nhưng không có chú dẫn nào tham vọng được coi là cùng kiệt. Về mỗi biểu tượng người đã viết những cuốn sách trọn vẹn, và mỗi quyển sách viết riêng về mỗi biểu tượng trong số cũng đủ sắp đầy thư viện. Chúng tôi giới hạn sự lựa chọn của mình vào những giải thích vừa chắc chắn nhất, vừa cơ bản nhất, vừa gợi được nhiều ý nhất, tức là những giải thích có thể giúp cho bạn đọc tự mình khám phá ra hay dự cảm ra nhiều ý nghĩa mới…”. [7; tr14-15]. Sự dè dặt của các chuyên gia càng làm cho người khác phải nhìn lại bản thân mình. Và chúng tôi đồng tình tuyệt đối rằng định nghĩa là giết chết biểu tượng. Phân biệt biểu tượng và hình tượng Hình ảnh được hiểu là người, vật cảnh để lại ấn tượng trong chí nhớ chúng ta. Hình ảnh người mẹ khi trở thành hình tượng người mẹ đã bao hàm một lượng thông tin phong phú mang sắc thái cá tính sáng tạo riêng đặc biệt độc đáo của nhà văn nhà thơ. Hình ảnh người mẹ được lựa chọn hội tụ đủ yêu cầu thẫm mĩ sinh động như cuộc đời và có sự tác động vào tình cảm, có ý nghĩa nhận thức, giáo dục người đọc. Từ hình tượng gợi lên biểu tượng, tức là thêm một tác động trong quá trình nhận thức nghệ thuật, đời sống. Trong thơ Nguyễn Duy, hình tượng người mẹ gần gũi, cảm thương là biểu tượng về người mẹ Việt Nam vất vã lam lũ, chịu đựng, yêu thương bao la, hi sinh cao cả. Bần thần hương quê thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào (Bầm ơi) Và như vậy, trong quan hệ này hình tượng là một khái niệm còn biểu tượng là một ý nghĩa của khái niệm ấy. Phân biệt biểu tượng và tượng trưng Tượng trưng (Symbolize) là biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã hội. Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó. Ví dụ: Nói đến “Hòn ngọc viễn đông” ta sẽ liên tưởng đến Sài Gòn trước kia, gọi “đất thép thành đồng” Không ít người nghĩ đến ngay vùng đất Củ Chi, kiên cường bất khuất. Tượng trưng chỉ phổ biến trong nền văn học trung đại, được coi là một trong những đặc trưng thi pháp của văn học giai đoạn này. Những hình ảnh tùng, bách, cúc, trúc, mai, thông,…trở thành những hình tượng tượng trưng cho phẩm chất khí tiết của người quân tử. Ví dụ : Kiếp sao xin chứ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo (Nguyễn Công Trứ) Riêng hình ảnh “con cò” trong ca dao học văn thơ trung đại có ý nghĩa tượng trưng phong phú. Khi thì tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Tú Xương) Khi thì tượng trưng cho một thân phận thấp kém chịu nổi oan ức: Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò (Ca dao) Hoặc lắm nổi đắng cay: Con cò ăn bãi rau râm Đắng cay chịu vậy, than rằng cùng ai. (Ca dao) Về mặt nội dung, tượng trưng được xây dựng trên cơ sở của mối liên hệ liên tưởng, tương đồng và lôgich khách quan. Nó mang tính văn hóa – xã hội ; không phải ai cũng tri nhận được nghĩa của tượng trưng, mà đòi hỏi người đó phải có vốn kiến thức, có trình độ văn hóa nhất định mới hiểu được tượng trưng. Nếu chưa từng đọc, học văn học trung đại thì làm sao hiểu được nghĩa của những hình ảnh ước lệ tượng trưng xuất hiện với tần số cao trong đó. Nhìn chung biểu tượng và tượng trưng có những điểm tương đồng, nó cùng ăn sâu trong tâm thức văn hóa của con người như từ trong vô thức qua nhiều thế hệ. Chúng khoắt lên ý nghĩa biểu trưng vượt ra ngoài ý nghĩa biểu vật từ tên gọi của chúng Điểm khác nhau là tượng trưng chỉ là một khái niệm và biểu tượng lại là ý nghĩa của khái niệm ấy. Phân biệt biểu tượng và dấu hiệu Ta xét các ví dụ sau: Trong câu ca dao: Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao) “Thuyền” và “ bến” là biểu tượng chăng. Hay trong toán học ta có một số quy ước sao, N là tập hợp số tự nhiên, R là tập hợp số thực, Q là tập hợp số hữu tỉ…Thật ra N, Q, R,…có được xem là biểu tượng không ? Ở hai ví dụ trên, N,R,Q,..chỉ dừng lại ở mức là những kí hiệu toán học. Còn “thuyền” và “bến” là phương thức ẩn dụ, để chỉ người con trai ra đi, và người con gái chờ đợi. Chúng được gọi chung là dấu hiệu [7; tr20]. Nói như Heghen : Chúng là biểu tượng đã nguội lạnh, Gilbert Durand thì chỉ rõ rằng là ngữ nghĩa học đã khô héo thành tín hiệu học.[7; tr19]. Biểu tượng khác cơ bản với dấu hiệu ở chỗ: “Dấu hiệu là qui ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt (chủ thể và khách thể) vẫn xa lạ với nhau trong khi biểu tượng lại có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt”.[7; tr19]. Rõ ràng chúng ta thấy, hoàn toàn không có mối liên hệ đồng dạng nào giữa chữ N, với ý nghĩa qui ước nó là tập hợp số tự nhiên. Thật ra phương thức đơn giản chỉ là N là chữ viết tắt của (Nature - nghĩa là tự nhiên), cũng như R là chữ viết tắt của (Real - nghĩa là thực, sự thật,…). Sự qui ước này hoàn toàn không có một cơ sở nội sinh của mối quan hệ bản chất nào. Năng lực tư duy trừu tượng là không có. Nó cũng chẳng bắt đầu từ một cội rễ văn hóa nào. Trong khi đó, chúng ta nên nhớ rằng, biểu tượng bao giờ cũng ăn sâu trong tâm thức văn hóa, như là vô thức tập thể của loài người, nó được sinh ra bên trong bức màn văn hóa, và có dấu tích sâu xa thông truyền nhiều thế hệ. Nó không bao giờ là sự qui ước trực diện nhất thời một cách tùy tiện như các dấu hiệu, kí hiệu mà chúng ta sử dụng rất nhiều nhằm thuận tiện cho quá trình giao tiếp. Biểu tượng không phải chỉ có một ý nghĩa đơn nhất nghèo nàn và rõ ràng như các dấu hiệu, kí hiệu đã được xã hội qui ước, thỏa thuận. Biểu tượng mang tính đa trị và bí ẩn. Chúng vừa gợi mở nhưng theo cách khác nó lại vừa đóng khép.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan