Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân thành ...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân thành phố hồ chí minh

.PDF
192
1
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2021 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội khác TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2021 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội khác Sinh viên thực hiện: 1. Lê Trần Xuân Thuận – Nam 2. Triệu Nguyễn Nhi – Nữ 3. Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Nữ 4. Trần Huyền Trân – Nữ 5. Đoàn Thị Yến Linh – Nữ Chuyên ngành: Thương mại quốc tế Giảng viên hướng dẫn: Ths.Hà Đức Sơn TÓM TẮT Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, việc phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. Hiện nay, có nhiều mô hình nghiên cứu về các yếu tố động đến ý định hoặc hành vi của mọi người về việc phân loại rác thải tại nguồn. Tuy nhiên, mỗi cộng đồng vùng địa lý lại có những yếu tố tác động riêng. Cho nên nhóm tác giả chúng tôi muốn nghiên cứu mô hình sâu hơn về các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra những kiến nghị cũng như những gợi ý để tác động ý định của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc phân loại rác thải tại nguồn. Bài nghiên cứu đã sử định phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên 533 mẫu trải dài 24 quận huyện trên toàn bộ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định và xây dựng các thang đo. Ban đầu, nhóm tác giả định nghiên cứu 6 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải của người dân nhưng trong quá trình nghiên cứu và sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội thì kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy và có giá trị. Sau khi phân tích, kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân TP.Hồ Chí Minh gồm 4 yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: Quy định của nhà nước, Kiến thức Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan và Sự bất tiện. Từ khóa: phân loại, rác thải, ý định, Thành phố Hồ Chí Minh. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, tiểu luận “Các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu độc lập. Những thông tin từ nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đã được trích dẫn theo quy định. Chúng tôi cam kết những số liệu thu thập được do chúng tôi thực hiện và không trùng với bất kỳ công trình nào, đảm bảo tính trung thực và khách quan. Nhóm tác giả NHẬN XÉT ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... TP.HCM, ngày tháng năm 2021 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 1.2. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......................1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................. 6 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 6 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ...............................................................................................................6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................6 1.4.2. Đối tượng khảo sát.................................................................................................7 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................7 1.5.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................................7 1.5.2. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................................7 1.6. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................8 1.6.1. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 8 1.6.2. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................8 1.6.3. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................9 1.6.4. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................9 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................9 1.8. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .........................................................................................9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................11 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU ............................................................. 11 2.1.1. Khái niệm về ý định ............................................................................................ 11 2.1.2. Khái niệm về phân loại rác thải tại nguồn ...........................................................11 2.1.3. Khái niệm về người dân ......................................................................................11 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................12 2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý TRA.............................................................................12 i 2.2.2. Lý thuyết hành vi hoạch định TPB ......................................................................13 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................................. 14 2.3.1. Các đề tài nghiên cứu nước ngoài .......................................................................14 2.3.2. Các đề tài nghiên cứu trong nước ........................................................................25 2.3.3. Tổng hợp kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài .....26 2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ............................................................... 28 2.4.1. Thái độ (TD) ........................................................................................................28 2.4.2. Chuẩn chủ quan (CCQ) .......................................................................................29 2.4.3. Nhận thức kiểm soát hành vi (NTHV) ................................................................ 29 2.4.4. Kiến thức (KT) ....................................................................................................30 2.4.5. Quy định của Nhà nước (QDNN)........................................................................30 2.4.6. Sự bất tiện (SBT) .................................................................................................31 2.4.7. Các biến nhân khẩu học .......................................................................................31 2.4.8. Ý định thực hiện phân loại rác thải (YDPL) .......................................................32 2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................32 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................33 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................33 3.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ .........................................................................................34 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................34 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................34 3.3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO ...................................................35 3.3.1. Thái độ (TD) ........................................................................................................35 3.3.2. Chuẩn chủ quan (CCQ) .......................................................................................36 3.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi (NTHV) ................................................................ 37 3.3.4. Kiến thức (KT) ....................................................................................................37 3.3.5. Quy định của Nhà nước (QDNN)........................................................................38 3.3.6. Sự bất tiện (SBT) .................................................................................................38 ii 3.3.7. Ý định thực hiện phân loại rác thải (YDPL) .......................................................39 3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ..........................................................................39 3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu .....................................................................................39 3.4.2. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu .....................................................................40 3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu .............................................................. 41 3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................49 4.1. THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................. 49 4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ...................................................................................51 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ...................................................52 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập ......................................................52 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc .................................................57 4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY .......................................................................................58 4.4.1. Kiểm tra hệ số tương quan ..................................................................................58 4.4.2. Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu ..................................60 4.4.3. Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy ...................................63 4.5. KIỂM ĐỊNH KHÁC BIỆT VỀ Ý ĐỊNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ...............................................................................64 4.5.1. Kiểm định theo giới tính ......................................................................................64 4.5.2. Kiểm định theo nơi sống .....................................................................................65 4.5.3. Kiểm định theo độ tuổi ........................................................................................68 4.5.4. Kiểm định theo trình độ .......................................................................................68 4.5.5. Kiểm định theo nghề nghiệp................................................................................69 4.5.6. Kiểm định giả thuyết ...........................................................................................70 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................71 4.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .......................................................................................72 CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................73 5.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 73 iii 5.1.1. Kết quả đo lường và ý nghĩa ...............................................................................73 5.1.2. Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến ý định ........................................................74 5.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................................74 5.2.1. Các quy định của nhà nước về việc thúc đẩy ý định phân loại rác thải tại nguồn. .......................................................................................................................................74 5.2.2. Tuyên truyền và giáo dục cho mọi người về kiến thức phân loại rác thải ..........75 5.2.3. Nhà nước hỗ trợ lắp đặt các thùng rác phân loại rác thải, hỗ trợ bao bì phân loại rác thải và sắp xếp lịch trình đổ rác theo các loại rác thải .............................................77 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............78 5.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .......................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................86 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................90 iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2-1: Mô hình lý thuyết hành vi hợp lý của Fishbein và Ajzen............................ 12 Sơ đồ 2-2: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định .........................................................13 Sơ đồ 2-3:Mô hình nghiên cứu của Hines và cộng sự...................................................14 Sơ đồ 2-4: Mô hình nghiên cứu của Mahmud và Osman ..............................................15 Sơ đồ 2-5: Mô hình nghiên cứu của Thanos Ioannou và cộng sự .................................16 Sơ đồ 2-6: Mô hình nghiên cứu của Siti Fadzilah Ayob và Low Sheau-Ting ..............17 Sơ đồ 2-7: Mô hình nghiên cứu của Ayob và cộng sự ..................................................17 Sơ đồ 2-8: Mô hình nghiên cứu của Sujitra Vassanadumrongdee và cộng sự ..............18 Sơ đồ 2-9: Mô hình nghiên cứu của Yu Shuangying, Lu Tiezhan, Qian Xuepeng và Zhou Weisheng .......................................................................................................................19 Sơ đồ 2-10: Mô hình nghiên cứu của Chuanhui Liao và cộng sự .................................19 Sơ đồ 2-11: Mô hình nghiên cứu của Lin Shen, Hongyun Si, Lei Yu và Haolun Si ....20 Sơ đồ 2-12: Mô hình nghiên cứu của Hong Nguyen và cộng sự ..................................21 Sơ đồ 2-13: Mô hình nghiên cứu của Shanyong Wang và cộng sự .............................. 21 Sơ đồ 2-14: Mô hình nghiên cứu của của Bing Chen and Jiwon Lee ...........................22 Sơ đồ 2-15: Mô hình nghiên cứu của Jing Shen và cộng sự .........................................23 Sơ đồ 2-16: Mô hình nghiên cứu của Yu Hao và cộng sự ............................................23 Sơ đồ 2-17: Mô hình nghiên cứu của Tran Pham Khanh Toan.....................................24 Sơ đồ 2-18: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Đức Phương .........................................25 Sơ đồ 2-19: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiệp...........................................25 Sơ đồ 2-20: Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Hải ................................................26 Sơ đồ 2-21: Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................28 Sơ đồ 3-1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................33 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng kết một số nghiên cứu có liên quan .....................................................26 Bảng 3.1: Các biến quan sát đo lường "Thái độ -TD" ..................................................35 Bảng 3.2: Các biến quan sát đo lường "Chuẩn chủ quan - CCQ" .................................36 Bảng 3.3: Các biến quan sát đo lường "Nhận thức kiểm soát hành vi -NTHV" ...........37 Bảng 3.4: Các biến quan sát đo lường "Kiến thức - KT" ..............................................38 Bảng 3.5: Các biến quan sát đo lường "Quy định của nhà nước - QDNN" ..................38 Bảng 3.6: Các biến quan sát đo lường "Sự bất tiện - SBT" .........................................39 Bảng 3.7: Các biến quan sát đo lường "Ý định phân loại - YDPL" .............................. 39 Bảng 3.8: Thống kê các trường hợp tương quan ...........................................................46 Bảng 4.1: Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................49 Bảng 4.2: Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................50 Bảng 4.3: Kết quả Cronbach alpha những yếu tố trong mô hình nghiên cứu ...............51 Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập .........................................................52 Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 2) ..............................................53 Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 3) ..............................................54 Bảng 4.7: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 4) ..............................................54 Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 5) ..............................................55 Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập (lần 6) ..............................................56 Bảng 4.10: Biến quan sát đo lường “Ý định phân loại – YDPL” .................................57 Bảng 4.11: Ma trận hệ số tương quan ...........................................................................59 Bảng 4.12: Tóm tắt mô hình hồi quy.............................................................................60 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ..................................61 Bảng 4.14: Các thông số thống kê của mô hình hồi quy ...............................................61 Bảng 4.15: Kết luận các giả thuyết những nhân tố tác động đến ý định phân loại rác thải của người dân tại TP.HCM ............................................................................................ 62 Bảng 4.16: Thống kê trung bình Ý định phân loại theo giới tính .................................65 vi Bảng 4.17: Kết quả Independent Samples Test so sánh ý định phân loại theo giới tính .......................................................................................................................................65 Bảng 4.18: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo khu vực .......65 Bảng 4.19: ANOVA ......................................................................................................66 Bảng 4.20: TEST STATISTICS ....................................................................................66 Bảng 4.21: KRUSKAL – WALLIS...............................................................................67 Bảng 4.22: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo độ tuổi ........68 Bảng 4.23: ANOVA ......................................................................................................68 Bảng 4.24: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo trình độ .......68 Bảng 4.25: ANOVA ......................................................................................................69 Bảng 4.26: : Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai các nhóm biến theo nghề nghiệp .......................................................................................................................................69 Bảng 4.27: ANOVA ......................................................................................................69 Bảng 4.28: TEST STATISTICS ....................................................................................70 Bảng 4.29: KRUSKAL – WALLIS...............................................................................70 Bảng 4.30: Kết luận giả thuyết về “Các biến nhân khẩu học” có tác động khác nhau đến ý định phân loại rác thải tại nguồn ................................................................................71 Bảng 5.1: Thống kê giá trị trung bình thang đo Quy định của nhà nước ......................75 Bảng 5.2: Thống kê giá trị trung bình thang đo Kiến thức và Nhận thức kiểm soát hành vi ....................................................................................................................................76 Bảng 5.3: Thống kê giá trị trung bình thang đo Sự bất tiện ..........................................77 vii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4-1: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa ............................................................ 63 Đồ thị 4-2: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa ............63 viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo số liệu thống kê năm 2019, mỗi ngày toàn Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9,500 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, tỷ lệ chất thải hữu cơ chiếm 45% đến 55%; nhựa, ni-lông 10% đến 15%; chất thải tái chế 15% đến 20%; chất thải khác 15% đến 20%1. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các bãi tập kết rác thải tại thành phố ngày một lớn hơn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm mất cảnh quan thiên nhiên. Cho đến ngày nay, vấn đề vẫn đang là một trong những đề tài nóng bỏng, xuất hiện trên nhiều tờ báo và là mối quan tâm của nhiều người dân. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được xử lý bằng các phương pháp như chôn lấp và công nghệ đốt. Tuy nhiên, đối với việc số lượng rác thải ngày một gia tăng thì các bãi rác chôn lấp không thể xử lý được, còn phương pháp xử lý chất thải đốt thì chi phí cao, gây áp lực cho việc cân đối ngân sách của các địa phương. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả việc xử lý rác thải, giảm ô nhiễm môi trường thì phân loại rác thải tại nguồn là một trong những biện pháp hữu ích. Chất thải rắn sinh hoạt được chia thành 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế. Nếu được phân loại, rác hữu cơ sẽ là nguồn nguyên liệu để chế biến thành phân hữu cơ; còn rác tái chế sẽ là nguồn nguyên liệu để tái chế các sản phẩm dùng cho sản xuất hàng hóa. Như vậy, việc phân loại rác thải tại nguồn không những giúp rút ngắn công đoạn phân loại rác thải tại các bãi tập kết rác, tăng tốc độ xử lý rác thải mà còn giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, ngày nay, việc phân loại rác tại nguồn vẫn còn rất hạn chế ở quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là nguyên nhân nhóm tác giả cảm thấy cần thiết nghiên cứu về đề tài: “Các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân để góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao ý định phân loại rác thải. Từ đó, góp phần cải thiện công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố. 1.2. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Một số đề tài nghiên cứu đã được nhóm tác giả tham khảo để xây dựng: 1 Anh Tuần, Giải pháp hữu hiệu xử lý rác tái chế, Báo Nhân dân 1  Đề tài nghiên cứu: “Analysis and synthesis of research on responsible proenvironmental behavior: a meta-analysis” (Tạm dịch: Phân tích và tổng hợp của nghiên cứu về hành vi trách nhiệm đối với môi trường: một phân tích tổng hợp) của Jody M. Hines, Harold R. Hungerford & Audrey N. Tomera (1987). Đây là một nghiên cứu tổng hợp về hành vi trách nhiệm đối với môi trường. Nghiên cứu nhóm tác giả xác định được mối quan hệ của ý định hành vi và hành vi môi trường.  Đề tài nghiên cứu: “The determinant of recycling intention behaviour among Malaysian school students: an application of theory of planned behaviour”. (Tạm dịch: Yếu tố quyết định ý định tái chế của học sinh Malaysia: một ứng dụng của lý thuyết về hành vi hoạch định) của Siti Nur Diyana Mahmud và Osman (2010). Nghiên cứu này là ứng dụng của Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB). Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả xác định được mức độ tác động của 3 yếu tố: Thái độ, Nhận thức chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định tái chế của những học sinh cấp 2 ở Malaysia.  Đề tài nghiên cứu: “Psychological determinants of household recycling intention in the context of the theory of planned behaviour” (Tạm dịch: Các yếu tố tâm lý quyết định đến ý định tái chế hộ gia đình trong bối cảnh của lý thuyết hành vi có kế hoạch) của Thanos Ioannou, Leonidas A Zampetakis, Katia Lasaridi (2013). Bài nghiên cứu chỉ ra rằng Thái độ và Chuẩn chủ quan càng thuận lợi và khả năng kiểm soát được nhận thức càng lớn thì ý định tái chế của một người càng mạnh mẽ.  Đề tài nghiên cứu: “Key Determinants of Waste Separation Intention among Students on Campus” (Tạm dịch: Các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác của các học sinh ở Campus) của Siti Fadzillah Ayob và Low Sheau-Ting (2016). Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng những yếu tố quyết định có ý nghĩa quan trọng đối với ý định là Thái độ và Nhận thứ kiểm soát hành vi trong khi Chuẩn chủ quan thì không có nhiều ý nghĩa.  Đề tài nghiên cứu: “Key determinants of waste separation intention: empirical application of TPB” (Tạm dịch: Các yếu tố quyết định chính đến ý định phân loại chất thải: ứng dụng thực nghiệm của TPB) của Ayob và cộng sự (2017). Nghiên cứu này đã sử dụng Lý thuyết về Hành vi có Kế Hoạch (TPB) để làm khung nghiên cứu chính nhằm xác định được các yếu tố chính 2 quyết định đến ý định phân loại rác của các sinh viên tại Đại học Teknologi Malaysia (UTM).  Đề tài nghiên cứu: “Factors influencing source separation intention and willingness to pay for improving waste management in Bangkok, Thailand” (Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện quản lý chất thải tại Băng Cốc, Thái Lan) của Sujitra Vassanadumrongdee và Suthirat Kittipongvises (2017). Nghiên cứu này đã mở rộng lý thuyết về hành vi có kế hoạch để khám phá các tác động của các yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Cuộc khảo sát đã chỉ ra sự bất tiện và việc không tin tưởng vào việc thu gom chất thải rắn của thành phố là những rào cản lớn đối với việc thực hiện phân loại tại nguồn ở Băng Cốc để thông qua đó, nhóm tác giả xác định được các yếu tố ảnh hưởng.  Đề tài nghiên cứu: “Behavioral Intention Analysis of Waste Separation in China - Case Study of Hangzhou Using Theory of Planned Behavior” (Tạm dịch: Phân tích ý định hành vi của việc phân loại chất thải tại Trung Quốc – Một nghiên cứu điển hình tại Hàng Châu sử dụng lý thuyết về Hành vi có kế hoạch) của Yu Shuangying, Lu Tiezhan, Qian Xuepeng, Zhou Weisheng (2018). Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu này thảo luận về các hàm ý chính sách và các khuyến nghị để cải thiện chính sách hiện tại và tình hình phân loại rác thải hộ gia đình.  Đề tài nghiên cứu: “Determinants and the Moderating Effect of Perceived Policy Effectiveness on Residents’ Separation Intention for Rural Household Solid Waste” (Tạm dịch: Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của việc nhận thức hiệu quả chính sách đến ý định phân loại chất thải rắn của các hộ gia đình ở nông thôn) của Chuanhui Liao, Dingtao Zhao, Shuang Zhang, Lanfang Chen (2018). Kết quả cho thấy rằng tất cả các yếu tố chính được đề xuất ảnh hưởng đáng kể đến ý định phân loại rác thải.  Đề tài nghiên cứu: “Factors Influencing Young People’s Intention toward Municipal Solid Waste Sorting” (Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của thanh niên đối với việc phân loại chất thải rắn ở đô thị) của Lin Shen, Hongyun Si, Lei Yu, Haolun Si (2019). Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, theo xếp hạng về mức độ quan trọng, nghĩa vụ đạo đức cá nhân, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định của 3 thanh niên đối với phân loại chất thải rắn đô thị, trong khi thái độ và mối quan tâm đến môi trường thì không.  Đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đức Phương (2019). Nghiên cứu này giúp nhóm tác giả xác định được các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn Quận 3 và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định phân loại rác thải rắn sinh hoạt của người dân.  Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Thanh Hiệp (2019). Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi dự định (TPB) và các nghiên cứu trước đây. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân tại huyện Bàu Bàng.  Đề tài nghiên cứu: “Determinants of Residents’ E-Waste Recycling Behavioral Intention: A Case Study from Vietnam” (Tạm dịch: Các yếu tố quyết định đến ý định hành vi tái chế chất thải điện tử của cư dân: Nghiên cứu điển hình từ Việt Nam) của Hong Nguyen và cộng sự (2019). Trong nghiên cứu này, lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để xem xét các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định hành vi tái chế chất thải điện tử của người dân thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Qua đó, nhóm tác giả xác định được mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tái chế của người dân. Đồng thời, sự ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến ý định hành vi tái chế cũng được thảo luận trong đề tài này.  Đề tài nghiên cứu: “From intention to behavior: Comprehending residents’ waste sorting intention and behavior formation process” (Tạm dịch: Từ ý định đến hành vi: Hiểu rõ ý định phân loại rác của cư dân và quá trình hình thành hành vi) của Shanyong Wang, Jinpeng Wang, Shu Yang, Jun Li, Kaile Zhou (2020). Nghiên cứu này hữu ích để hiểu ý định và hành vi phân loại rác của cư dân và có giá trị để khuyến khích cư dân phân loại rác trong cuộc sống hàng ngày của họ.  Đề tài nghiên cứu: “Household waste separation intention and the importance of public policy” (Tạm dịch: Ý định phân loại rác thải hộ gia đình và tầm quan trọng của chính sách cộng đồng) của Bing Chen và Jiwon Lee 4 (2020). Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong đối với ý định phân loại rác của các hộ gia đình mục tiêu ở các vùng của Trung Quốc.  Đề tài nghiên cứu: “Investigating Rural Domestic Waste Sorting Intentions Based on an Integrative Framework of Planned Behavior Theory and Normative Activation Models: Evidence from Guanzhong Basin, China” (Tạm dịch: Điều tra ý định phân loại rác thải sinh hoạt ở nông thôn dựa trên khung tích hợp của lý thuyết hành vi có kế hoạch và mô hình kích hoạt quy chuẩn: Minh chứng tại Guanzhong, Trung Quốc) của Jhin Shen, Donghui Zheng, Xiaoning Zhang và Mei Qu (2020). Bài báo này làm tăng hiểu biết mang tính học thuật về các yếu tố quyết định tâm lý xã hội của ý định phân loại rác thải sinh hoạt. Nghiên cứu cũng cung cấp hỗ trợ về mặt học thuật và lý thuyết cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện các khuyến nghị chính sách liên quan.  Đề tài nghiên cứu: “The Determinants Of Waste-Sorting Intention And Behavior Among Chinese Undergraduate Students: A Case Study In Beijing” (Tạm dịch : Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại rác thải của sinh viên Trung Quốc – một nghiên cứu tại Bắc Kinh) của Yu Hao, Ling-ou Wang, Xi-Sheng Chen và Lu Wang (2020). Kết quả chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân loại rác của học sinh bao gồm thái độ của những người xung quanh, ý thức đạo đức khi không phân loại rác và kiến thức dựa trên đánh giá chủ quan của học sinh.  Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ý định phân loại rác thải tại nguồn của cư dân huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” của Huỳnh Ngọc Hải (2020). Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã xác định được các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải của cư dân huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và mức độ tác động của từng yếu tố đến cư dân tại khu vực. Dựa kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận và so sánh kết quả với các nghiên cứu có liên quan, từ đó đưa ra một số hàm ý quản lý.  Đề tài nghiên cứu: “Factors influencing on residents’ household waste separation behavioral intention: Evidence from Ho Chi Minh City, Vietnam” (Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải hộ gia đình của người dân: Một minh chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) của Tran Pham Khanh Toan (2021). Nghiên cứu này đã xem xét các yếu 5 tố chính ảnh hưởng đến ý định hành vi phân loại rác của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trung tâm kinh tế của Việt Nam. Nghiên cứu phát hiện 6 yếu tố, đó là Thái độ đối với việc phân loại rác thải; Chuẩn mực xã hội; Nhận thức kiểm soát hành vi; Kiến thức về phân loại rác thải; Pháp luật và các quy định; Tuyên truyền ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến ý định hành vi của cư dân, Kiến thức về phân loại rác thải. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại - rác thải tại nguồn của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác - thải tại nguồn của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân - ở Thành phố Hồ Chí Minh? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là như thế nào? Làm thế nào để nâng cao ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân Thành phố Hồ Chí Minh? 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố này sẽ được khảo sát và phân tích để xem xét mức độ ảnh hưởng đối với ý định phân loại rác thải tại nguồn. Những yếu tố trên đã được nhóm tác giả lựa chọn dựa trên lý thuyết về ý định hành vi, các nghiên cứu ý định phân loại rác thải tại nguồn, ý định tái chế rác thải của người dân thành phố. Bước đầu của nghiên cứu là tìm hiểu và thu thập những thông tin về những yếu tố khác nhau mà có ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn. Những yếu tố này sau đó sẽ được khảo sát và phân tích để xem xét mức độ ảnh hưởng 6 của các yếu tố này đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố này được chọn vì chúng xuất hiện khá nhiều trong các nghiên cứu về ý định phân loại rác thải, ý định tái chế rác thải. Bên cạnh đó, những yếu tố này không quá riêng tư hay khó nói, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập mẫu khảo sát. 1.4.1.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu là giới hạn trong khu vực TP.Hồ Chí Minh. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ đầu tháng 10 năm 2020. 1.4.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng khảo sát sẽ khác nhau về các thông tin khác nhau như giới tính (nam, nữ), học vấn (dưới đại học, đại học, trên đại học), các độ tuổi (dưới 30, từ 30 đến 55, trên 55), các quận huyện trên địa bàn thành phố (19 quận, 5 huyện), nghề nghiệp (học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân, khác). 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng để thẩm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân Thành phố Hồ Chí Minh và thang đo của các yếu tố này được nhóm tác giả đề xuất trên cơ sở tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài trước đó. Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phân tích các tài liệu và các tư liệu, thảo luận nhóm. Nghiên cứu định tính được thực hiện trong tháng 11/2020. 1.5.2. Nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được dùng để đánh giá độ tin cậy các thang đo của các yếu tố làm ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải tại nguồn của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua các giai đoạn: - Thu thập các dữ liệu nghiên cứu thông qua khảo sát 533 người dân sinh sống tại các quận huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng