Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầ...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại thành phố hồ chí minh

.PDF
144
145
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM    NGUYỄN VĂN LUYỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH NUÔI CON HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ TRONG SÁU THÁNG ĐẦU CỦA BÀ MẸ MANG THAI TẠI TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM    NGUYỄN VĂN LUYỆN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH NUÔI CON HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ TRONG SÁU THÁNG ĐẦU CỦA BÀ MẸ MANG THAI TẠI TP. HCM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THỊ THANH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện luận văn “Các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM” tôi đã vận dụng kiến thức đã học và với sự nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan, đồng thời được sự góp ý, hướng dẫn của PGS. TS. Bùi Thị Thanh để hoàn thành luận văn này. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực. TP. HCM, tháng 5 năm 2015 Tác giả Nguyễn Văn Luyện MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 1 Giới thiệu .....................................................................................................................1 1.1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ...................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 7 Giới thiệu .....................................................................................................................7 2.1. Ý định hành vi (Behavioural Intention – BI) .......................................................7 2.2. Các lý thuyết về ý định hành vi ............................................................................7 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) ...................8 2.2.2. Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour - TPB) ..............9 2.2.3. Thuyết cho con bú tự hiệu quả (Breastfeeding Self-Efficacy Theory – BSET) ....................................................................................................................11 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan .....................................................................14 2.3.1. Nghiên cứu của Mutuli và Walingo (2014) về ý định nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau khi sinh con tại Kenya ....................................................................14 2.3.2. Nghiên cứu của Nguyen, Q.T. và cộng sự (2013) về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM ...........16 2.3.3. Nghiên cứu của Hussein (2012) về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tại Indonesia ..........................................................................17 2.3.4. Nghiên cứu của Aquilina (2011) về mối quan hệ giữa cho con bú tự hiệu quả và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ tại New York, Hoa Kỳ ............................20 2.4. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM ...............................23 2.4.1. Khái niệm sữa mẹ ........................................................................................23 2.4.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ .......................................................23 2.4.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................24 2.4.3.1. Thái độ ...................................................................................................26 2.4.3.2. Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội) .......................................26 2.4.3.3. Nhận thức kiểm soát hành vi .................................................................27 2.4.3.4. Cho con bú tự hiệu quả ..........................................................................27 2.4.3.5. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ ...........................................................27 2.4.3.6. Giá trị cảm nhận.....................................................................................28 2.4.3.7. Ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu ...............28 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 30 Giới thiệu ...................................................................................................................30 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................30 3.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................31 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................................31 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................32 3.3. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................39 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu .............................................................................39 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu ....................................40 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................41 3.3.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............41 3.3.3.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..............42 3.3.3.3. Phân tích tương quan và hồi quy bội (Multiple Linear Regression – MLR) .....................................................................................................................44 3.3.4. Kiểm định sự khác biệt về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM theo các biến định tính bằng ANOVA .................................................................................................................45 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................46 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 47 Giới thiệu ...................................................................................................................47 4.1. Mô tả mẫu khảo sát ............................................................................................47 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................50 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................................51 4.3.1. Kết quả phân tích EFA các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu ...........................................................................51 4.3.2. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu ..........................................................................................54 4.4. Phân tích hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regession) .................................55 4.4.1. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ......................................................55 4.4.2. Xây dựng mô hình hồi quy ..........................................................................56 4.4.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ..............................................57 4.4.2.2. Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình ...........................58 4.4.2.3. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ......59 4.5. Kiểm định sự khác biệt về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM theo các đặc điểm cá nhân của bà mẹ ...................................................................................................................................63 4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ............................................................63 4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo tình trạng hôn nhân ........................................64 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn .............................................65 4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp ...................................................66 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập hộ gia đình ......................................67 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................68 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ..... 70 Giới thiệu ...................................................................................................................70 5.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu .............................................................................70 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................72 5.2.1. Cho con bú tự hiệu quả ................................................................................72 5.2.2. Thái độ .........................................................................................................73 5.2.3. Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội) .............................................73 5.2.4. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ .................................................................74 5.2.5. Nhận thức kiểm soát hành vi .......................................................................74 5.3. Một số kiến nghị cho các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe tại TP. HCM ..75 5.3.1. Cho con bú tự hiệu quả ................................................................................75 5.3.2. Thái độ .........................................................................................................76 5.3.3. Chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội) .............................................77 5.3.4. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ .................................................................78 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Nội dung thảo luận nhóm Phụ lục 2: Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng Phụ lục 3: Mô tả mẫu khảo sát Phụ lục 4: Kết quả đánh giá các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi quy bội Phụ lục 7: Kết quả kiểm định ANOVA DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AAP: Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) AB: Thái độ hướng tới hành vi (Attitude toward behavior) ABM: Học viện y học nuôi con bằng sữa mẹ (Academy of Breastfeeding Medicine) ANOVA: Phân tích phương sai (ANalysis Of VAriance) BK: Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ (Breastfeeding Knowledge) BI: Ý định hành vi (Behavioural Intention) BSE: Cho con bú tự hiệu quả (Breastfeeding Self-Efficacy) BSES: Mức độ cho con bú tự hiệu quả (Breastfeeding Self-Efficacy Scale) BSET: Thuyết cho con bú tự hiệu quả (Breastfeeding Self-Efficacy Theory) EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) ELM: Mô hình khả năng xây dựng (Elaboration Likelihood Model) KMO: Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin MLR: Hồi quy bội (Multiple Linear Regression) SCT: Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) Sig: Mức ý nghĩa (Significant level) SN: Chuẩn chủ quan (Subjective norm) SPSS: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences) PBC: Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioural control) PCA: Phương pháp trích nhân tố (Principal Component Analysis) PTTH: Phổ thông trung học PT: Thuyết triển vọng (Prospect Theory) PV: Giá trị cảm nhận (Perceived Value) TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TPB: Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour) TRA: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TVE: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) VIF: Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) WHO: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng kết các điểm chính của các nghiên cứu trước đây ..................22 Bảng 3.1: Thang đo thái độ .......................................................................................33 Bảng 3.2: Thang đo chuẩn chủ quan (hay Ảnh hưởng của xã hội) ...........................34 Bảng 3.3: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi .....................................................35 Bảng 3.4: Thang đo cho con bú tự hiệu quả .............................................................36 Bảng 3.5: Thang đo kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ ...............................................37 Bảng 3.6: Thang đo ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. .39 Bảng 4.1: Thống kê giai đoạn mang thai của bà mẹ .................................................47 Bảng 4.2: Thống kê số lần bà mẹ đang chuẩn bị sinh con ........................................48 Bảng 4.3: Thống kê mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân của bà mẹ ..................49 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...........................50 Bảng 4.5: KMO và kiểm định Bartlett ......................................................................51 Bảng 4.6: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ..................................52 Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA các nhân tố độc lập .............................................53 Bảng 4.8: KMO và kiểm định Bartlett ......................................................................54 Bảng 4.9: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ..................................55 Bảng 4.10: Ma trận nhân tố .......................................................................................55 Bảng 4.11: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................56 Bảng 4.12: Tóm tắt mô hình hồi quy ........................................................................57 Bảng 4.13: Kết quả phân tích ANOVAa ...................................................................57 Bảng 4.14: Trọng số hồi quya ....................................................................................57 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu chính thức ......................59 Bảng 4.16: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất ...............................................63 Bảng 4.17: Kết quả ANOVA ....................................................................................63 Bảng 4.18: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất ...............................................64 Bảng 4.19: Kết quả ANOVA ....................................................................................64 Bảng 4.20: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất ...............................................65 Bảng 4.21: Kết quả ANOVA ....................................................................................65 Bảng 4.22: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất ...............................................66 Bảng 4.23: Kết quả ANOVA ....................................................................................66 Bảng 4.24: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất ...............................................67 Bảng 4.25: Kết quả ANOVA ....................................................................................67 Bảng 5.1: Kết quả giá trị trung bình và mức độ quan trọng của các biến độc lập ....75 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ...................................................8 Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) ...............................................10 Hình 2.3: Mô hình cho con bú tự hiệu quả (BSET) ..................................................13 Hình 2.4: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định nuôi con bằng sữa mẹ tại Kenya ...................................................................................................................................15 Hình 2.5: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại Tp. HCM............................................17 Hình 2.6: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tại Indonesia ..............................................................................19 Hình 2.7: Mô hình mối quan hệ giữa tự hiệu quả và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ tại New York, Hoa Kỳ ..............................................................................................21 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất. ....................................................................29 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................30 Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot .......................................................................60 Hình 4.2: Đồ thị tần số Histogram ............................................................................61 Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P plot ................................................................................61 TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này có ba mục tiêu cơ bản là: (1) Xác định các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu; (2) Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu; (3) Đề xuất một số hàm ý để giúp các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe tại TP. HCM hiểu rõ hơn các yếu tố và mức độ tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, từ đó hoạch định các chương trình can thiệp phù hợp. Nghiên cứu này vận dụng 2 phương pháp chủ yếu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với một nhóm đối tượng gồm 11 bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên đang sinh sống tại TP. HCM có ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần và thang đo các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với một mẫu có kích thước n = 271 bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên đang sinh sống tại TP. HCM, nhằm khẳng định các yếu tố cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu sau khi điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại TP. HCM, đều đạt được độ tin cậy và giá trị. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình nghiên cứu chính thức phù hợp với dữ liệu khảo sát. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy, mô hình năm yếu tố thu được từ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì có bốn yếu tố gồm: cho con bú tự hiệu quả, thái độ, chuẩn chủ quan, kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ là tác động có ý nghĩa đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM và chưa có cơ sở để khẳng định yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động có ý nghĩa đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM. Mô hình giải thích được 62,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM. Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM theo các biến định tính bằng phương pháp kiểm định ANOVA cho thấy, với mẫu nghiên cứu n = 271 và độ tin cậy 95% thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đối với các đặc điểm độ tuổi của bà mẹ, trình độ học vấn và thu nhập hộ gia đình; ngược lại, với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đối với các đặc điểm tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp của bà mẹ. Trong đó, nhóm bà mẹ đã kết hôn có mức độ trung bình về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu cao hơn các nhóm bà mẹ có tình trạng hôn nhân còn lại; và nhóm các bà mẹ là học sinh/ sinh viên có mức độ trung bình về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu thấp hơn các nhóm bà mẹ có nghề nghiệp còn lại. Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe tại TP. HCM hiểu rõ hơn các yếu tố và mức độ tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, từ đó hoạch định các chương trình can thiệp phù hợp. Kết quả nghiên cứu còn góp phần bổ sung vào hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương 1 trình bày lý do nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và giới thiệu kết cấu của báo cáo nghiên cứu. 1.1. Lý do nghiên cứu Theo Tổ chức Y Tế Thế giới (World Health Organization - WHO, 1991), sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe trẻ sơ sinh, đồng thời mang lại lợi ích cho các bà mẹ, gia đình và xã hội nói chung. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (WHO, 2000; Jones và cộng sự, 2003), nuôi con bằng sữa mẹ được chứng minh là một biện pháp quan trọng giúp cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em trong suốt cuộc đời (Wolf, 2003). Hơn nữa, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ từ khi trẻ được sinh ra đến khi trẻ được sáu tháng tuổi là điều quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế, mang lại lợi ích sâu rộng trong giới hạn của môi trường, kinh tế và xã hội vì nó giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào các sản phẩm và thiết bị thay thế sữa mẹ gây tốn kém. Nghiên cứu của Gartner và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng, chi phí tiết kiệm được cho chăm sóc sức khỏe nhờ việc nuôi con bằng sữa mẹ ở Hoa Kỳ là 3,6 tỷ USD mỗi năm. Để đạt được lợi ích tối ưu, các khuyến cáo của nhiều tổ chức cho rằng tất cả các trẻ sơ sinh nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ (Exclusive Breastfeeding – EBF) trong sáu tháng đầu, với việc dần dần bổ sung thực phẩm và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau đó cho ít nhất một năm hoặc lâu hơn, miễn là cả mẹ và con mong muốn (AAP, 2005; ABM, 2008; WHO, 2011). Tuy nhiên, để khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ là một thách thức lớn cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Mặc dù nỗ lực tăng số lượng bà mẹ lựa chọn việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng tỉ lệ 2 bắt đầu và tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ ở nhiều quốc gia vẫn còn thấp hơn tối ưu, chỉ có 35% trẻ nhỏ dưới năm tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn trên toàn thế giới (WHO, 2010). Ngay cả những nước phát triển và đang phát triển ở Đông Nam Á, tỷ lệ trẻ nhỏ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên sau khi sinh vẫn còn quá thấp, ví dụ, tỷ lệ này ở Singapore là 0% (Foo và cộng sự, 2005), ở Malaysia là 14,5% (Tan, 2011) và Thái Lan là 14,5% (Hangchaovanich và Voramongkol, 2006). Việt Nam bắt đầu thực hiện Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ từ năm 1992 cho đến nay, chương trình đã được pháp luật và các chính sách khác hỗ trợ, bảo vệ thông qua Nghị định 21/2006/NĐ – CP. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những giải pháp ưu tiên được lồng ghép trong các chủ trương, chính sách của ngành y tế về Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2012), tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến sáu tháng tuổi của Việt Nam năm 2010 là 19,6%. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của thế giới. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Những yếu tố nào tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tại Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng? Trên thế giới, các nghiên cứu đã nhiều lần phát hiện ra rằng bà mẹ có ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là những người có hiểu biết cao về kiến thức cho con bú (Swanson và cộng sự, 2006; Wen và cộng sự, 2009). Những nghiên cứu cho rằng thái độ và giá trị cảm nhận của bà mẹ, vai trò của ông bố và người thân có tác động mạnh mẽ tới ý định nuôi con bằng sữa mẹ (Hussein, 2012; Mutuli và Walingo, 2014). Một nghiên cứu định tính được tiến hành ở Anh của Graffy và Taylor (2005) mô tả là các bà mẹ có cảm giác chưa thực sự sẵn sàng để nuôi con bằng sữa mẹ và họ rất cần thông tin để nâng cao nhận thức vấn đề này; do đó, nghiên cứu của Bolling (2007) đã phát hiện ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng để bắt đầu nuôi con và tiếp tục duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ khi nhận được khuyến khích tích cực từ bạn bè hay mẹ của họ, hay được tư vấn từ nhân viên y tế (Raj và Plichta, 1998); hoặc nghiên cứu của Swanson và Power (2004) tại Scotland, nước Anh cho thấy 3 nhân viên y tế kết hợp với người chồng, gia đình và bạn bè có vai trò tích cực đến hành vi nuôi con bằng sữa mẹ. Bên cạnh đó, sự tự tin của chính bản thân bà mẹ có ảnh hưởng tích cực đến ý định và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ (McCarterSpaulding và Gore, 2009; Aquilina, 2011). Tại TP. HCM, với sự xuất hiện của nền công nghiệp sản xuất thực phẩm thay thế sữa mẹ, sự nhận thức và kiến thức về lợi ích của sữa mẹ, niềm tin về truyền thống nuôi con bằng sữa mẹ dẫn đến thái độ và ý định hành vi sẽ thay đổi như thế nào? Vai trò của nhân viên y tế, người thân và bạn bè có tác động tích cực đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của các bà mẹ hay không? Theo kết quả báo cáo toàn văn điều tra ban đầu 11 tỉnh tại Việt Nam của dự án Alive và Thrive (2012) cho thấy rằng, có những thiếu hụt rất lớn về kiến thức của bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ và việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu dường như không phải là một chuẩn mực xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu định tính của Lundberg và Tran (2012) về thái độ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tại TP. HCM cho thấy, các bà mẹ tin rằng họ không có đủ sữa cho trẻ sơ sinh của họ và một số bà mẹ không đủ tự tin để tham gia vào việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ; điều đó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyen, P.H. và cộng sự (2013) báo cáo rằng 90% bà mẹ Việt Nam đánh giá quá cao khối lượng dạ dày của trẻ sơ sinh và đánh giá thấp sản lượng sữa của họ khi sinh. Một số bà mẹ Việt Nam nghĩ rằng, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là cho con bú sữa mẹ và bổ sung thêm thực phẩm hoặc đồ uống khác (Duong và cộng sự 2005). Tương tự như các quốc gia khác, nhận thức sai lầm phổ biến ở bà mẹ Việt Nam là trẻ nhỏ sẽ phát triển khỏe mạnh khi trẻ được nuôi dưỡng bằng cách kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột công thức, sữa bột công thức cung cấp vitamin và tốt như hoặc tốt hơn sữa mẹ. Do đó, những quan sát cho rằng một chương trình can thiệp nên tạo ra các chuẩn mực mới cho việc nuôi con bằng sữa mẹ trong toàn dân để các bà mẹ nhận thức và thực hành theo một chuẩn mực, cũng cần cung cấp cho các bà mẹ những kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, các kỹ năng hỗ 4 trợ cho các thành viên khác trong gia đình và nhân viên y tế tuyến đầu (United States Department of Health và Human Services, 2011). Ngoài ra, một số nghiên cứu tại TP. HCM cũng cho thấy rằng, việc giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ trước khi sinh, hỗ trợ tập trung vào việc cải thiện sự tự tin và khả năng kiểm soát của bà mẹ cho con bú có thể làm tăng ý định nuôi con bằng sữa mẹ (Mogensen và Westin, 2009; Nguyen, Q.T và cộng sự, 2013); hay sự tham gia của người cha trong việc chăm sóc liên tục, cả tại các cơ sở chăm sóc y tế và tại các hộ gia đình, có thể làm tăng tỷ lệ các bà mẹ áp dụng việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu (Tran và cộng sự, 2014). Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, mô hình nghiên cứu về việc nuôi con bằng sữa mẹ (Hussein, 2012; Mutuli và Walingo, 2014 ) và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ (McCarter-Spaulding và Gore, 2009; Aquilina, 2011), nhưng dựa trên cơ sở dữ liệu được tìm kiếm bởi tác giả thì đến nay, tại Việt Nam chỉ có một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu (Nguyen, Q.T. và cộng sự, 2013), các yếu tố tác động đến thời gian nuôi con bằng sữa mẹ (Mogensen và Westin, 2009). Từ đó cho thấy, bên cạnh việc các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe chưa thật sự quan tâm thì cũng chưa có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tại Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM”, nhằm cung cấp cơ sở cho các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe tại TP. HCM hoạch định các chương trình can thiệp hiệu quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu; 5 - Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu; - Đề xuất một số hàm ý để giúp các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe tại TP. HCM hiểu rõ hơn các yếu tố và mức độ tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, từ đó hoạch định các chương trình can thiệp phù hợp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. - Đối tượng khảo sát là các bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên đang sinh sống tại TP. HCM, có độ tuổi từ 18 đến 45. Các bà mẹ này có vai trò ra quyết định trong việc lựa chọn hình thức nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. - Phạm vi nghiên cứu là các lý thuyết, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu của bà mẹ mang thai tại TP. HCM. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp chủ yếu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với một nhóm đối tượng gồm 11 bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên đang sinh sống tại TP. HCM có ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần và thang đo các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp từ các bà mẹ mang thai từ 28 tuần trở lên thông qua bảng câu hỏi và được thực hiện tại TP. HCM, nhằm khẳng định các yếu tố cũng như giá trị, độ tin cậy của 6 thang đo các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS 20.0. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi đánh giá, các thang đo tiếp tục được đưa vào phân tích hồi quy bội, kỹ thuật ANOVA cũng được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu theo đặc điểm cá nhân của bà mẹ. 1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu Về mặt lý thuyết: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tại TP. HCM. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe tại TP. HCM hiểu rõ hơn các yếu tố và mức độ tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, từ đó hoạch định các chương trình can thiệp phù hợp. Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin và những luận cứ khoa học giúp cho các cơ sở y tế, các phòng truyền thông của bệnh viện tại TP. HCM hiểu được những mong đợi của bà mẹ, những thuận lợi hay khó khăn khi hướng tới ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, từ đó đề ra các phương pháp truyền thông khuyến khích các bà mẹ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ một cách hiệu quả hơn. Thứ ba, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Chương 2 nhằm giới thiệu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở này, một mô hình lý thuyết và các giả thuyết được xây dựng. Chương này bao gồm hai phần chính: (1) cơ sở lý thuyết về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ; (2) mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. 2.1. Ý định hành vi (Behavioural Intention – BI) Theo lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Plan Behaviour – TPB) thì ý định là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hành vi (Ajzen, 1991). Hay nói cách khác, nghiên cứu về ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ cho dự đoán tốt đối với hành vi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Theo Ajzen (1991, trang 181), ý định được giả định là “bao gồm các yếu tố động lực có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. Như một quy tắc chung, mỗi cá nhân có ý định càng mạnh để tham gia vào một hành vi, thì cá nhân đó càng có nhiều khả năng sẽ thực hiện thành công hành vi đó. Ý định nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi bà mẹ sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ (Hussein, 2012; Mutuli và Walingo, 2014). 2.2. Các lý thuyết về ý định hành vi Nuôi con bằng sữa mẹ có thể được coi là hành vi tâm lý xã hội con người. Vì vậy, có một nền tảng tâm lý và kiến thức về hành vi con người là điều cần thiết cho các nhà quản trị trong lĩnh vực sức khỏe để đạt được mục tiêu chiến lược tốt hơn khi xây dựng các chương trình khuyến khích thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Một số lý thuyết đã được đề xuất để nghiên cứu ý định hành vi con người trong những năm gần đây như: thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA), thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour - TPB), thuyết cho con bú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất