Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng agribank chi nhánh đ...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng agribank chi nhánh đức linh, tỉnh bình thuận

.PDF
96
1
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ***-*** NGUYỄN THỊ LINH NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 8, năm 2022. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ***-*** NGUYỄN THỊ LINH NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỨC LINH TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI XUÂN THIỆU Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 8, năm 2022. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tên đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa từng được công bố. Các trích dẫn kết quả nghiên cứu khác đều được trình bày đúng quy định hiện hành. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Linh Ngọc ii LỜI CẢM ƠN TS. Mai Xuân Thiệu là người mặc dù bận nhiều việc chuyên môn nhưng đã dành cho tôi thời gian thỏa đáng trong việc tìm hiểu và gửi cho tôi các tài liệu tham khảo quý cũng như tận tình hướng dẫn cho tôi từng nội dung xây nên luận văn này. Tôi xin cảm ơn Thầy thật nhiều. Trường BVU và Viện Đào tạo Sau đại học của trường là nơi giúp nâng bước cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập ở bậc cao học và hoàn thành được luận văn này. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Ban Lãnh đạo Viện cùng các giảng viên và chuyên viên của nhà trường. Ngân hàng Agribank-Chi nhánh huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận là nơi mà tôi đã gắn bó nhiều năm công tác, đây cũng là nơi tôi khai thác thông tin để làm đối tượng chính yếu trong quá trình nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng và các anh chị em đồng nghiệp đã sẻ chia những lúc tôi vừa học vừa làm việc đầy vất vả vừa qua. Gia đình, nơi tôi nương náu và tìm về mỗi lúc tưởng chừng như không thể bước tiếp trong quá trình học tập, nơi đã giúp tôi có động lực vượt qua để có được ngày hôm nay. Cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân. Xin được cảm ơn về tất cả. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh Ngọc iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG .................... 5 2.1. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng .......................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng........................................................................... 5 2.1.2. Khái niệm tăng trưởng tín dụng ........................................................................ 6 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ................................................................................................................ 6 2.2. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng........................................................... 8 2.2.1. Đối với khách hàng cá nhân ............................................................................... 8 2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiêp ..................................................................... 9 iv 2.3. Cơ sơ đề xuất mô hình nghiên cứu ..................................................................... 10 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .................................................................. 25 3.2.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 25 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 27 3.3. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 28 3.3.1. Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................... 28 3.3.2. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................. 28 3.4. Xây dựng thang đo ............................................................................................... 28 3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 31 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 31 3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ................................... 31 3.5.3. Phân tích nhân tố mới EFA .............................................................................. 31 3.5.4. Phân tích hồi quy ............................................................................................... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 35 4.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Đức Linh ..................................... 35 4.2. Bộ máy quản lý ..................................................................................................... 36 4.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý ........................................................................................ 36 4.2.2. Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................... 37 4.2.3. Một số chỉ tiêu hoạt động qua các năm ........................................................... 39 4.2.4. Các sản phẩm dịch vụ tại Agribank CN Đức Linh ........................................ 40 4.3. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển Agribank Đức Linh........... 43 4.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 43 4.3.2. Khó khăn ............................................................................................................ 43 4.3.3. Phương hướng phát triển của Agribank Đức Linh ....................................... 44 4.4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 46 4.4.1. Mô tả mẫu .......................................................................................................... 46 4.4.2. Thống kê nhân khẩu học .................................................................................. 46 4.4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo .................................................................... 47 v 4.4.4. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo cho biến độc lập ........................ 50 4.4.5. Phân tích hồi quy nhị phân .............................................................................. 53 4.4.5.1. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 53 4.4.5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................... 56 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 59 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 59 5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................................... 59 5.2.1. Hàm ý quản trị về chính sách cho vay ............................................................ 59 5.2.2. Hàm ý quản trị về Chính sách lãi suất cho vay .............................................. 62 5.2.3. Hàm ý quản trị về nhân viên ngân hàng ......................................................... 63 5.2.4. Hàm ý quản trị về chính sách Marketing ....................................................... 63 5.2.5. Hàm ý quản trị dịch vụ ngân hàng .................................................................. 65 5.2.6. Hàm ý quản trị về uy tín thương hiệu ............................................................. 65 5.2.7. Hàm ý quản trị về vị trí ngân hàng ................................................................. 66 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 67 DАNH MỤC TÀI LIỆU THАM KHẢО ...................................................................... i PHỤ LỤC 01. PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................ iv PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ................................................................. ix vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CN Chi nhánh KH Khách hàng LS Lãi suất NH Ngân hàng NHTM NHTM ROA Tỷ suất thu nhập trên tài sản ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TC Tài chính TD Tín dụng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng lựa chọn một ngân hàng để tiếp cận tín dụng ........................................................................................................11 Bảng 2. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng lựa chọn một ngân hàng để tiếp cận tín dụng ........................................................................................................15 Bảng 2. 3. Đối sánh thang đo của Apena Hedayatnia và của luận văn .....................18 Bảng 2. 4. Tổng hợp các biến trong mô hình ............................................................23 Bảng 3. 1. Xây dựng thang đo...................................................................................29 Bảng 4. 1. Tình hình nhân sự tại Agribank từ năm 2017 đến 2021 ..........................37 Bảng 4. 2. Các chức danh tại Agribank Đức Linh ....................................................37 Bảng 4. 3. Kết quả kinh doanh từ 2017 đến 2021 .....................................................39 Bảng 4. 4. Cơ cấu nguồn vốn và dư nợ năm 2017-2021...........................................41 Bảng 4. 5. Số lượng khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức từ năm ....................43 Bảng 4. 6. Mẫu khảo sát ............................................................................................46 Bảng 4. 7. Kiểm định thang đo các biến độc lập ......................................................48 Bảng 4. 8. KMO and Bartlett's Test của biến độc lập ...............................................50 Bảng 4. 9. Total Variance Explained ........................................................................50 Bảng 4. 10. Bảng ma trận phép xoay nhân tố các biến độc lập ................................51 Bảng 4. 11. Kết quả hồi quy ......................................................................................53 Bảng 4. 12. Kiểm định hệ số mô hình .......................................................................55 Bảng 4. 13. Hệ số LL của mô hình ...........................................................................55 Bảng 4. 14. Kết quả dự báo của mô hình ..................................................................56 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. 10 tiêu chí lựa chọn tại ngân hàng GhaNa ...............................................12 Hình 2. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng .....................16 Hình 2. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Đức Linh .........................................................................................................19 Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................25 Hình 4. 1. Sơ đồ tổ chức Agribank Đức Linh ...........................................................36 Hình 4. 2. Chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau ......45 ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài này nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận”. Với 21 biến quan sát ban đầu được phân bổ vào 7 biến độc lập cùng với việc thiết kế một thang đo hoàn chỉnh phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Đức Linh và áp dụng phối hợp các kết quả của quá trình định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, kết quả của luận văn đã kết luận có 7 nhân tố tác động, đó là Chính sách cho vay (β=0,328), Uy tín thương hiệu (β= 0,126), Chính sách Marketing (β= 0,243), Lãi suất cho vay (0,326), Nhân viên ngân hàng (β= 0,267), Vị trí ngân hàng (β=0,031), Dịch vụ ngân hàng (β=0,149). Kết quả nghiên cứu đã đem lại những ý nghĩa to lớn đối với nhà quản trị tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh. Nhà quản trị thấy được tầm trọng của tăng trưởng tín dụng chịu ảnh hưởng bới 07 yếu tố trên. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng tại Agribank Đức Linh. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Tăng trưởng tín dụng đóng một vai trò quan trọng hoặt động của các ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong đó, ngân hàng là một trung gian tài chính giúp luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế và là một kênh cung cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho hoặt động sản suất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Đối với Ngân hàng nhà nước, tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu và là đối trượng quan trọng liên quan đến các chính sách tiền tệ được ban hành của nhà nước. Các hoạt động tăng cường TD sẽ tăng thêm nguồn tiền cung ứng tiền để hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế trong một chừng mực cho phép nhất định nào đó. Việc lạm dụng nguồn tiền cung cũng sẽ dễ rơi vào nguy cơ gây ra lạm phát phi mã ảnh hưởng đến sự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10/2021, TD toàn nền kinh tế đạt gần 10 triệu tỷ đồng, tăng 8,72% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2020 tăng 6,48%). Riêng khu vực Hà Nội tăng trưởng TD đạt hơn 2,4 triệu tỷ đồng, tăng +1% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ 2020. Còn TP.HCM đạt khoảng 3,074 triệu tỷ đồng, tăng 8,4%. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, tăng trưởng TD ổn định và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng có một nguồn thu nhập lớn nhưng hoạt động TD lại là một trong những rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt (Ekinci & Poyraz, 2019). Agribank một trong những ngân hàng thương mại đi đầu trong lĩnh vực cho vay phát triển nông nghiệp, nhóm KH chủ yếu của Agribank là các khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp về lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng thị trường hiện nay đã có nhiều thay đồi và có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, nhiều ngân hàng có tiềm 2 lực tài chính lớn cũng như quy mô đã thu hút nhóm khách hàng truyền thống của Agribank, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng tín dụng của Agribank. Chính những thử thánh trên đã buộc Agribank phải tìm kiếm thêm khách hàng mục tiêu khác cũng như cơ hội đầu tư mới và thay đổi chiến kinh doanh để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài vốn có ưu thế mạnh về mảng tín dụng. Do đó, Agribank đã xác định TD là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu và là mảng hoạt động chủ lực của ngân hàng. Xuất phát từ lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận “ nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TD tại ngân hàng. Từ đó, giúp các nhà quản lý ngân hàng đưa ra các chính sách TD phù hợp tại Agribank chi nhánh Đức Linh. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận Đo lường yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận Hàm ý quản trị giúp Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận tăng trưởng tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sẽ trả lời các ba câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Các nhân tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận? 3 Câu hỏi 2: Mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận như thế nào? Câu hỏi 3: Có những hàm ý quản trị nào từ kết quả nghiên cứu trên? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu tại Agribank chi nhánh Đức Linh tỉnh Bình Thuận. Thời gian nghiên cứu từ năm 2017- 2021. Thời gian khảo sát: Tháng 4-5/2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng nghiên cứu định tính qua nghiên cứu các tài liệu đã công bố được sử dụng trong phương pháp này như các nghiên cứu có cùng mục tiêu tương tự của các tác giả trên thế giới, các đề tài liên quan được sử dụng. làm tài liệu tham khảo, giúp xác định được mô hình nghiên cứu trong bài nghiên cứu này. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức thông qua khảo sát KH cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ vay tại Agribank CN Đức Linh tỉnh Bình Thuận. Từ đó, tác giả xử lý số liệu thu thập được thông qua các phân tích như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy. Số liệu thu thập được từ khảo sát chính thức sẽ được xử lý 4 bằng phần mềm SPSS 21. Từ đó xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại Agribank CN Đức Linh tỉnh Bình Thuận. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần cho độc giả và nhà nghiên cứu khoa học có cái nhìn tổng thể về các hoạt động kinh tế và nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ phục vụ cộng đồng địa phương với những người có kinh tế yếu thế hơn trong cộng đồng của Agribank CN Đức Linh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2021. Luận văn có những số liệu chi tiết khảo sát thực tế tại chi nhánh và từ đó có thể giúp nhà quản trị ngân hàng hoạch định được các chính sách trước khi ra quyết định thực tiễn. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài những phần phụ bổ trợ cho một nghiên cứu khoa học được đầy đủ và hoàn thiện như lời mở đầu, mục lục, các danh mục viết tắt, bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục biểu diễn các số liệu định lượng, luận văn được kết cấu thành 5 chương chính gồm có: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 2.1. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Việc cấp tín dụng được quy định rất chặt chẽ thông qua các hoạt động gồm: “cho vay, chiết khấu, cho thuê TC, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp TD khác”. Những hoạt động này được giám sát bởi các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền của Nhà nước. Một trong những nội dung quan trọng cụ thể đó là những ràng buộc tại: “Mục 14, Điều 4, Chương 1; Luật các Tổ chức TD số 47/2010/QH12 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/6/2010”. Theo đó, Luật các Tổ chức TD số 47/2010/QH12 định nghĩa về TD như sau: “tín dụng ngân hàng có thể được hiểu là việc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho khách hàng sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê TC, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Cũng giống như hoạt động của các loại hình ngân hàng khác, Agribank CN Đức Linh, Bình Thuận cũng huy động nguồn cấp tín dụng từ hai dòng tiền chính. Dòng tiền thứ nhất đến từ việc ngân hàng huy động vốn là tiền gửi từ KH dưới dạng gửi tiết kiệm hoặc các khoản ký quỹ khác. Dòng thứ hai là nguồn vốn tự có của ngân hàng. Trong đó, nguồn tiền tự có được hiểu là vốn điều lệ mà ngân hàng phải có để đạt yêu cầu theo quy định của NHNN và quy định của pháp luật. Còn về các khoản tiền gửi từ bên ngoài vào có thể gồm các loại như: “Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. 6 2.1.2. Khái niệm tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng TD được đề cập trong nghiên cứu của Lane P.R., McQuade P.(2014) “ là một sự gia tăng trong giá trị dư nợ cho vay trong khu vực tư nhân, bao gồm cả đối tượng là các cá nhân và các tổ chức. Một khi quy mô TD gia tăng, KH có thể vay mượn được nhiều hơn để sử dụng cho các mục đích chi tiêu, đầu tư và kinh doanh”. Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), “ Tăng trưởng TD là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường”. 2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Đây là các chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá về tăng trưởng TD. Thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định được một cách chính xác tăng trưởng TD thông qua những con số cụ thể. Vì thế, những con số đưa ra để tính toán các chỉ tiêu này cần phải chính xác và đầy đủ : Về quy mô dư nợ tín dụng: Thống kê tổng dư nợ tín dụng hàng năm sẽ giúp xác định được: - Mức tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng M(dn) = DN(t) – DN(t-1) Trong đó: M(dn) là mức tăng dư nợ tín dụng DN(t) là dư nợ tín dụng đối với năm t DN(t-1) là dư nợ tín dụng năm t-1 7 Chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi về quy mô tín dụng, chỉ tiêu này tăng thì quy mô TD cung ứng của ngân hàng được mở rộng, còn ngược lại thì thu hẹp. - Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng T(dn) = [M(dn) / DN(t-1)] * 100% Trong đó: T(dn) là tốc độ tăng dư nợ tín dụng M(dn) là mức tăng dư nợ tín dụng DN(t-1) là dư nợ tín dụng năm t-1 Tỷ lệ này có thể xảy ra một trong hai chiều là tăng hoặc giảm. Nếu xảy ra ở chiều tăng nghĩa là: “Ngân hàng có xu hướng chú trọng vào TD đối với khách hàng hay có nhu cầu vay vốn”. Ngược lại, nếu xảy ra theo chiều giảm thì có nghĩa là: “Ngân hàng hạn chế TD đối với khách hàng hay có nhu cầu vay”. Tuy nhiên, việc giảm vẫn phải bảo đảm ở mức dương (+) cùng với tốc độ thay đổi của tử số chậm hơn tốc độ thay đổi của mẫu số. Vì vậy, nó cho biết về tốc độ dao động dư nợ TD của năm n so với năm n-1. - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV: TT(dn) = [DN(1) / DN] * 100% Trong đó: TT(dn) là tỷ trọng dư nợ tín dụng /Tổng dư nợ DN(1) : Dư nợ tín dụng DN: Tổng dư nợ tín dụng Ý nghĩa của Chỉ tiêu này được tóm tắt như sau: “Đây là chỉ tiêu cho biết dư nợ TD cung ứng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ TD. So sánh chỉ tiêu này của các thời kỳ khác nhau sẽ cho thấy sự thay đổi kết cấu TD cung ứng. Nếu chỉ tiêu này tăng, ngân hàng mở rộng về mặt TD đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Nếu tỉ trọng này giảm, ngân hàng thu 8 hẹp cơ cấu TD với khách hàng có nhu cầu vay. Tuy nhiên ngân hàng vẫn mở rộng TD với khách hàng có nhu cầu cần vay vốn nếu như mức tăng dư nợ TD lớn hơn 0”. Như vậy, đây là một chỉ tiêu cho phép co giãn kết cấu TD. - Về chất lượng tín dụng: “Trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô bất ổn, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, do vậy chỉ tiêu này cần được chú ý nhằm đạt được mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo được an toàn TD cho ngân hàng”. Chất lượng tín dụng đối với DN có thể được đo lường qua các chỉ tiêu sau: - Nợ quá hạn của DN - Tỷ lệ Nợ quá hạn của DN/ Tổng dư nợ đối với DN - Nợ xấu của DN - Tỷ lệ Nợ xấu của DN/ Tổng dư nợ đối với DN Như vậy, có thể nói rằng có rất nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá tăng trưởng TD ở những mặt hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá TD tại một thời điểm nào đó thì cần phải nên xem xét đánh giá toàn diện các chỉ tiêu trên đây. 2.2. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng 2.2.1. Đối với khách hàng cá nhân Khả năng thanh toán các loại dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi KH là điều mà các doanh nghiệp quan tâm. Có thể khả năng ấy được KH thực hiện nhờ vào khoản TC sẵn có mà cũng có thể được đi vay vốn để thanh toán trước và sẽ trả lại tiền vốn và tiền lãi sau cho ngân hàng. Điển hình là hiện nay nhiều cá nhân tham gia vay vốn tiêu dùng, vốn đầu tư mua tài sản, mua nhà đất và các loại bất động sản khác dựa trên nguồn vốn vay. Cho vay KHCN giúp cho các KH linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện nhu cầu của bản thân, KHCN sẽ khéo léo phối 9 hợp giữa thỏa mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai. KHCN sẽ vay vốn NH để tiêu dùng trước và sẽ hoàn trả lại từ nguồn thu nhập đều đặn và bảo đảm sau đó được trích qua lương hoặc các khoản thu nhập mà người vay có được trong tương lai. Các khoản vay sẽ được đem đầu tư vào các tài sản, các thiết bị hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sẽ đem lại khoản tiền thu nhập để người vay trả lại ngân hàng thay vì bế tắc hoặc vay nóng bên ngoài với LS cao thì KH có thể an tâm với vay vốn NH với LS và thời hạn vay hợp lý. Cho vay cá nhân tuy thông thường số lượng giải ngân đối với mỗi hợp đồng có giá trị không lớn để phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo hộ cá thể hoặc giải quyết các vấn đề về tiêu dùng hoặc xây dựng nhà cửa hoặc mua các loại động sản và bất động sản giá trị nhỏ. Nhưng điểm mạnh của việc xúc tiến tăng cường số lượng KH cá nhân đó là với số lượng đủ lớn sẽ tạo ra doanh số rất cao bên cạnh việc giải ngân vốn vay nhanh gọn vì thủ tục của hệ KH này không quá phức tạp như thủ tục giải ngân vốn vay của KH doanh nghiệp. 2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiêp Nguồn vốn của DN là một trong những nhân tố để có thể duy trì tất cả các công đoạn một cách liên tục và có tính lặp lại gồm: dự trữ, sản xuất và lưu thông hàng hóa. Một khi nguồn vốn bị gián đoạn sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng nội bộ của DN và sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, các DN luôn có nhu cầu lớn về nguồn vốn để phục cho hoặt động sản xuất kinh doanh của mình. DN có năng lực điều hành hiệu quả là DN biết tranh thủ nguồn vốn của ngân hàng để đưa vào quá trình lưu thông các dòng tiền trong suốt quá trình hoạt động để vừa tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa có đủ khả năng trả LS và hoàn trả nguồn vốn gốc cho NH đúng hạn định. Điểm mấu chốt của việc sử dụng hiệu quả TD của ngân hàng là DN biết cách sử dụng đúng lúc để có thể bù đắp vào dòng chảy tiền tệ khi chi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan