Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến ...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến lược tại tổng công ty 28 bộ quốc phòng

.PDF
124
156
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------------- ĐỖ XUÂN THỦY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN VÀO QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TẠI TỔNG CÔNG TY 28 BỘ QUỐC PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------- ĐỖ XUÂN THỦY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NHÂN VIÊN VÀO QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TẠI TỔNG CÔNG TY 28 BỘ QUỐC PHÒNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Thạc sĩ điều hành cao cấp) Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.ĐINH CÔNG KHẢI TP.Hồ Chí Minh năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đỗ Xuân Thủy, sinh ngày 06/05/1968 tại Hưng Yên, là học viên cao học Lớp Quản trị kinh doanh (Thạc sĩ điều hành cao cấp) – EMBA2, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (MSSV: 7701250214E). Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là sản phẩm của chính tôi. Những nội dung có trích dẫn, tôi đều tuân thủ nghiêm túc quy định về trích dẫn từ các nghiên cứu khác. Người thực hiện Đỗ Xuân Thủy MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu .................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu.................................................. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 3 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 4 1.6. Bố cục luận văn ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 6 2.1. Khái niệm, phân loại và quy trình xây dựng chiến lược ................................... 6 2.1.1. Khái niệm chiến lược ..................................................................................... 6 2.1.2. Phân loại chiến lược ....................................................................................... 9 2.1.3. Quy trình xây dựng chiến lược .................................................................... 11 2.2. Sự tham gia của nhân viên vào quy trình xây dựng chiến lược ...................... 13 2.2.1. Khái niệm, vai trò của sự tham gia của nhân viên ....................................... 13 2.2.1.1. Khái niệm sự tham gia của nhân viên ....................................................... 13 2.2.1.2. Vai trò của sự tham gia của nhân viên ...................................................... 15 2.2.2. Nội dung tham gia của nhân viên................................................................. 16 2.2.3. Hình thức tham gia của nhân viên ............................................................... 17 2.2.4. Mức độ tham gia của nhân viên ....................................................................19 2.2.5. Các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên .....................................20 Tóm tắt Chương 2 ...................................................................................................27 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................28 3.2. Các thang đo trong mô hình nghiên cứu ..........................................................28 3.3. Bảng khảo sát ...................................................................................................31 3.3.1. Thiết kế bảng khảo sát ..................................................................................31 3.3.2. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................32 3.3.2.1. Nghiên cứu định tính và thu thập thông tin ...............................................32 3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng và thu thập thông tin định lượng..........................32 3.4. Kích thước mẫu và chọn mẫu ..........................................................................33 3.5. Quá trình thu thập dữ liệu ................................................................................34 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................34 3.6.1. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu ........................................................................34 3.6.2. Kiểm tra độ tin cậy ........................................................................................34 Tóm tắt Chương 3 ...................................................................................................35 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 36 4.1. Mô tả khái quát về Tổng Công ty 28 ...............................................................36 4.1.1. Sự ra đời và lĩnh vực hoạt động ....................................................................36 4.1.2. Về nhân sự và Cơ cấu tổ chức ......................................................................38 4.1.3. Quy trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty .........................................39 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................................40 4.3. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ......................................................................................................................42 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố Giao tiếp .......................................43 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố Sự tưởng thưởng...........................43 4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố Vai trò của lãnh đạo .....................44 4.3.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Quan hệ đồng nghiệp ..............................45 4.3.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự tham gia của nhân viên ......................45 4.4. Phân tích nhân tố (EFA) .................................................................................. 47 4.5. Phân tích mô tả các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên tại Tổng Công ty 28 ............................................................................................................. 52 4.5.1. Tình hình tham gia của nhân viên vào hoạt động xây dựng chiến lược của Tổng Công ty 28 ................................................................................................... 52 4.5.2 Các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên ..................................... 53 Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................. 62 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 63 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 63 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 BẢNG KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ XỬ LÝ LÝ SỐ LIỆU DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các cách tiếp cận về sự tham gia của nhân viên ......................................22 Bảng 3.1 Thang đo yếu tố Giao tiếp giữa các bên ....................................................29 Bảng 3.2. Thang đo yếu tố Sự tưởng thưởng ............................................................30 Bảng 3.3. Thang đo yếu tố Vai trò lãnh đạo .............................................................30 Bảng 3.4. Thang đo yếu tố Quan hệ đồng nghiệp .....................................................30 Bảng 3.5. Thang đo yếu tố Sự tham gia của nhân viên.............................................31 Bảng 4.1: Thống kê các đối tượng khảo sát ..............................................................41 Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Giao tiếp ................................42 Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Sự tưởng thưởng ...................43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Vai trò của lãnh đạo ..............44 Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Quan hệ đồng nghiệp ............45 Bảng 4.6: Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Sự tham gia của nhân viên ....45 Bảng 4.7: Tổng hợp các nhân tố sau khi hoàn thành phân tích độ tin cậy................46 Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s test các nhân tố ........................................47 Bảng 4.9: Tổng phương sai trích các biến ................................................................47 Bảng 4.10: Phân tích mô hình ma trận ......................................................................49 Bảng 4.11: Phân tích mô hình ma trận (sau loại biến) ..............................................50 Bảng 4.12: Tổng kết quả phân tích nhân tố EFA các nhân tố ..................................51 Bảng 4.13: Tên và số biến các nhân tố ban đầu và nhân tố mới sau khi phân tích EFA ...........................................................................................................................52 Bảng 4.14. Sự tham gia của nhân viên ......................................................................52 Bảng 4.15. Bảng phân tích mô tả của biến Giao tiếp ................................................53 Bảng 4.16. Vấn đề cập nhật thông tin và mục tiêu của Tổng Công ty .....................55 Bảng 4.17. Vấn đề forum giao tiếp của Tổng Công ty .............................................55 Bảng 4.18. Tình hình khảo sát ý kiến và sự hài lòng của nhânviên ..........................56 Bảng 4.19. Tình hình xử lý và phản hồi cho nhân viên trong Tổng Công ty ...........56 Bảng 4.20. Phân tích về vai trò của lãnh đạo trong Tổng Công ty ...........................57 Bảng 4.21. Phân tích về quan hệ giữa đồng nghiệp trong Tổng Công ty .................58 Bảng 4.22. Phân tích về yếu tố tưởng thưởng trong Tổng Công ty ......................... 59 Bảng 4.23. Phân tích về yếu tố Trợ cấp phúc lợi trong Tổng Công ty .................... 59 Bảng 4.24. Phân tích về yếu tố Khen thưởng trong Tổng Công ty .......................... 59 Bảng 4.25. Phân tích về yếu tố Khen thưởng cho ý kiến trong Tổng Công ty .........60 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sự tham gia vào các khía cạnh vận hành, điều hành và ra quyết định......17 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................26 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty 28........................................................38 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GT : Giao tiếp VTLĐ : Vai trò của lãnh đạo STT : Sự tưởng thưởng QHĐN : Quan hệ đồng nghiệp STG : Sự tham gia của nhân viên TÓM TẮT Tôn Tử, danh nhân lỗi lạc của Trung Hoa đã nhận định: “Có chiến lược mà không có chiến thuật là con đường chông gai đi tới thắng lợi, có chiến thuật mà không có chiến lược thì chỉ là những níu kéo trước khi thất trận”. Trong nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng nếu có một chiến lược tốt kết hợp với một chiến thuật phù hợp thì sẽ có một chiến dịch thắng lợi; thực tiễn qua thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã minh chứng cho điều đó. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà “thương trường trở thành chiến trường” thì thuật ngữ chiến lược lại càng được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Những nhà quản lý đã thực sự đánh giá được vai trò to lớn của nó trong công tác quản trị của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu to lớn đề ra. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi một doanh nghiệp cần xây dựng được một chiến lược kinh doanh của riêng mình để có thể đứng vững được trên thương trường và khẳng định được vị thế của mình trước các đối thủ. Tổng Công ty 28 - Bộ Quốc phòng hoạt động ở bốn lĩnh vực là đảm bảo quân trang cho quân đội; dệt may; kinh doanh xăng dầu, và phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập, để nâng cao hơn nữa, năng lực cạnh tranh, Tổng Công ty cần tập trung vào xây dựng chiến lược có chất lượng, theo đó cần có sự tham gia của nhân viên vào quá trình này. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28 Bộ Quốc phòng” đã đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu: (1) Các yếu tố nào tác động đến sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28?; (2) Giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của nhân viên trong qui trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty 28? Theo lý thuyết nghiên cứu thì sự tham gia của nhân viên vào quá trình hoạch định chiến lược bị chi phối bởi bốn yếu tố: sự giao tiếp, sự tưởng thưởng, vai trò của lãnh đạo và mối quan hệ giữa đồng nghiệp. Các nghiên cứu trước đây cho rằng bốn yếu tố này tác động thuận chiều đến sự tham gia. Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của số liệu thu thập, tác giả rút ra một số kết quả nghiên cứu quan trọng: tất cả các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên ở Tổng Công ty đều có điểm số trung bình rất thấp; cho thấy rằng hiện tại các yếu tố này chưa giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty. Ở yếu tố giao tiếp, các kênh thông tin nội bộ không hiệu quả; việc cập nhật thông tin về mục tiêu và định hướng của Tổng Công ty chưa được chú ý; chưa có forum giao tiếp, tương tác giữa mọi người trong cơ quan và thiếu hẳn sự khảo sát thường xuyên về hài lòng của nhân viên. Vai trò của người lãnh đạo chưa phù hợp để thu hút sự tham gia của nhân viên. Không những vậy, kết quả khảo sát còn cho thấy trong Tổng Công ty không có sự tồn tại của các nhóm làm việc. Sự tưởng thưởng cũng chưa được chú trọng phù hợp để thúc đẩy sự tham gia của nhân viên. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp giúp thúc đẩy sự tham gia của nhân viên. Những giải pháp này tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên. Những giải pháp này bao gồm thúc đẩy các kênh giao tiếp hiệu quả; phát huy vai trò của lãnh đạo; hình thành văn hóa làm việc nhóm; xây dựng chế độ tưởng thưởng và thậm chí là thay đổi quy trình xây dựng chiến lược. Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định như kích thước mẫu nghiên cứu còn ít, nhiều khía cạnh khác liên quan đến sự tham gia của nhân viên chưa được xem xét; và tính đặc thù của một Công ty quân đội chưa được thảo luận và nghiên cứu sâu. Những hạn chế này, cũng là những hướng nghiên cứu tiếp theo sau này. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ‘Tôi buộc phải nói rằng ta không thể vượt được đối thủ cạnh tranh chỉ bằng việc có được chiến lược xuất sắc mà những chiến lược xuất sắc này phải được thực hiện một cách hoàn hảo nhất.” Lou Gerstner, former CEO IBM. Trong Chương 1 tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, gồm các phần sau: lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, kết cấu đề tài. 1.1. Lý do chọn đề tài Tổng Công ty 28 - Bộ Quốc phòng hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo quân trang cho quân đội và sản xuất, kinh doanh các mặt hàng Dệt – May xuất khẩu, kinh doanh xăng dầu và phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty không ngừng lớn mạnh và hiện là một trong những doanh nghiệp Dệt – May lớn của cả nước (Top 5 – 2015). Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập, cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, Tổng Công ty cần có chiến lược hoạt động phù hợp. Để làm được điều đó, quá trình xây dựng chiến lược hoạt động của Tổng Công ty cần phải thay đổi để tạo điều kiện cho nhân viên tham gia nhiều hơn vào quy trình hoạch định chiến lược này. Xây dựng chiến lược có sự tham gia là quá trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty với sự tham gia của nhân viên từ các bộ phận theo quy trình từ dưới lên và giúp thu được nhiều ý kiến, đóng góp từ nhân viên. Đồng thời, cách thức xây dựng chiến lược có sự tham gia làm tăng tính đoàn kết, sự gắn bó giữa nhân viên với Tổng Công ty, vì nhân viên ý thức rằng chính họ đã và đang đóng góp vào sự phát triển chung của Tổng Công ty. Thế nhưng, hiện nay, quy trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty chủ yếu được thực hiện theo quy trình từ trên xuống, với rất ít sự tham gia của nhân viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chiến lược của Tổng Công ty. Nếu không có sự tham gia của nhân viên, các ý kiến đóng góp sẽ ít đi làm giảm chất 2 lượng của chiến lược phát triển của Tổng Công ty. Nếu không có sự tham gia của nhân viên họ không tham gia nhiệt tình vào việc thực hiện chiến lược. Ngoài ra, nhờ tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược mà nhân viên hiểu hơn về chiến lược và thực hiện tốt hơn. Thêm nữa, do thiếu sự tham gia của nhân viên, chất lượng và mức độ đầy đủ của thông tin đầu vào cho chiến lược không đảm bảo, làm cho những phân tích tình hình thực tế và dự báo của Tổng Công ty thiếu chính xác. Vấn đề này càng cấp thiết trong bối cảnh hội nhập, bởi vì muốn đứng vững thì Tổng Công ty phải có hướng đi vững chắc với những dự báo đúng đắn. Hay nói cách khác Tổng Công ty cần phải thu hút sự tham gia của nhân viên vào quá trình hoạch định chiến lược để có một chiến lược có chất lượng tốt. Để có thể tạo ra một chiến lược tốt, cần thu hút sự tham gia của nhân viên. Vấn đề đặt ra là “Tổng Công ty 28 làm thế nào để thu hút sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến lược?”. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính này, cần xem xét các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty. Theo đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28 – Bộ Quốc phòng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên trong quá trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28. Đề tài xem xét cụ thể sự ảnh hưởng của yếu tố giao tiếp, vai trò của lãnh đạo, yếu tố quan hệ giữa đồng nghiệp, và yếu tố sự tưởng thưởng đến sự tham gia của nhân viên vào quy trình tham gia xây dựng chiến lược. Ngoài mục tiêu quan trọng nhất vừa trình bày, đề tài hướng đến ba mục tiêu khác như sau: - Nhận diện được quy trình xây dựng chiến lược trong Tổng Công ty 28. - Tổng quan tại lài liệu để hình thành khung lý thuyết liên quan đến sự tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nhân viên. 3 - Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường, phát huy sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty. Với mục tiêu nghiên cứu này, đề tài hướng đến các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các yếu tố nào tác động đến sự tham gia của nhân viên vào qui trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28? (2) Giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của nhân viên trong qui trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty 28? 1.3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28. Đối tượng khảo sát là lãnh đạo và nhân viên làm việc trong Tổng Công ty 28. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chiến lược của Tổng Công ty 28 trong giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 được tiến hành từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2017. Phạm vi về không gian: Tổng Công ty 28. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty 28. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Do tính đặc thù của đề tài nên tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả sử dụng khảo sát bằng bảng câu hỏi, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, độ giá trị (validity) thông qua kiểm định EFA và sau đó là phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các nhân viên vào quá trình hoạch định chiến lược tại Tổng Công ty 28. 4 Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác xuất lấy mẫu thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thập sẽ được thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Bên cạnh phương pháp định lượng, luận văn còn sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp định tính trước hết được dùng để hoàn chỉnh các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nhân viên, ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm xác định nguyên nhân thực trạng vấn đề tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược tại Tổng Công ty 28 từ đó đưa các kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược tại Công ty. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Qua kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần đánh giá các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty 28. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học, qua đó có thể giúp cho lãnh đạo của Tổng Công ty nhận dạng vấn đề và đề ra giải pháp để nhân viên công hiến hết mình, phụng sự cho tổ chức và tham gia nhiều hơn vào quá trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty. 1.6. Bố cục luận văn Luận văn này gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết, định nghĩa một số khái niệm như: chiến lược, sự tham gia và các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu và các thước đo để thu thập dữ liệu. Ngoài ra, Chương 3 cũng nêu lên cách thức xử lý dữ liệu bao gồm: Đánh giá 5 độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, độ giá trị (validity), và phân tích mô tả. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả về đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, và phân tích mô tả để nhìn nhận về mặt thực tế các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên vào quá trình xây dựng chiến lược của Tổng Công ty 28. Chương 5: Kết luận và Giải pháp Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu những hạn chế của nghiên cứu và trình bày đóng góp của nghiên cứu trong thực tiễn quản trị kinh doanh. Ngoài ra, phần kết luận cũng đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo từ nghiên cứu này. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết được rút ra từ các tài liệu về quản lý chiến lược, sự tham gia và các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhân viên và quá trình xây dựng chiến lược. Từ cơ sở lý thuyết đó, đưa ra mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 2.1. Khái niệm, phân loại và quy trình xây dựng chiến lược 2.1.1. Khái niệm chiến lược Chiến lược xuất hiện và được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, sau đó được vận dụng và trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, với nhiều cách hiểu khác nhau. Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này (Chandler, 1962). Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cấu kết một cách chặt chẽ (Quinn, 1980). Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan (Johnson và Scholes, 1999). Theo đó, có các cách hiểu về chiến lược như sau: Chiến lược được hiểu là một hệ thống các biện pháp do các nhà quản lý cao cấp đề ra và thực thi nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Yusoff, 2008, trang 22). Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính hành động và thực tế của chiến lược. Chiến lược là những biện pháp, hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức. Thông qua chiến lược mà các mục tiêu của tổ chức được thực hiện. Nói cách khác yếu tố quan trọng trong khái niệm này là thiết lập hướng đi trong dài hạn, hệ thống các hành động cho phù hợp với hướng đi trong dài hạn để đạt được mục tiêu của tổ chức. Cũng tương đồng với quan niệm trên, Chandler (1962) cho rằng chiến lược còn được hiểu là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh 7 nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Theo ông, chiến lược thực chất là một định hướng dài hạn trong tương lai với những hoạch định, chuẩn bị trước về nguồn lực nhằm hướng đến sự phát triển bền vững và lâu dài của công ty. Một cách tiếp cận khác về chiến lược là gắn chiến lược với môi trường cạnh tranh của tổ chức. Để có thể đạt được mục tiêu của tổ chức; doanh nghiệp, tổ chức đó phải phát huy thế mạnh của họ, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh để có thể làm tốt hơn đối thủ của họ (Mintzberg 1994). Khái niệm này cho rằng chiến lược phải giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội trong môi trường để tiếp cận các nguồn lực và sức cạnh tranh cũng như giành ưu thế trong từng tình huống. Theo đó, Johnson & Scholes (2002) đưa ra định nghĩa: “Chiến lược là định hướng và quy mô trong dài hạn của một tổ chức nhằm đạt được lợi thế trong môi trường thường xuyên biến động bằng cách xác định lại nguồn lực và năng lực cạnh tranh của tổ chức để đáp ứng mong đợi của các bên có liên quan”. Cách tiếp cận thứ ba về chiến lược là tách bạch hai khía cạnh của chiến lược là nội dung chiến lược và quy trình chiến lược (Yusoff 2008, trang 28). Về mặt nội dung, chiến lược trả lời cho câu hỏi “điều gì sẽ được thực hiện”. Chiến lược hướng tới việc đưa ra định hướng dài hạn, định vị tổ chức, xác định phạm vi của tổ chức, làm cho tổ chức phù hợp với môi trường và mở rộng phát triển. Từ cách tiếp cận nội dung, chiến lược chủ yếu tập trung vào việc: (1) Kết nối giữa tổ chức và môi trường mà nó đang tồn tại trong đó; (2) Khai mở khả năng và nguồn lực của tổ chức; (3) Phát triển năng lực cạnh tranh và tính đặc thù của tổ chức để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tốt hơn (Yusoff 2008, trang 28). Về mặt quy trình, chiến lược trả lời cho câu hỏi “để thực hiện điều đó, cần tới quy trình nào”. Chiến lược tập trung vào việc phát huy, mở rộng cách thức ban hành, thực thi, kiểm soát của tổ chức; hướng tới “cách nào” để đạt được cái mà tổ chức muốn đạt được. Theo Porter (2013), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau. Điểm cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn 8 cái chưa được làm”. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất (unique activities). Chiến lược là xây dựng một vị trí duy nhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt. Để có được chiến lược cũng như để tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có ba dạng định vị cơ bản. Định vị dựa trên sự đa dạng các hoạt động (varieties based): Đó là sự lựa chọn một hay một nhóm các hoạt động trong một ngành kinh doanh trên cơ sở phân đoạn các hoạt động kinh doanh. Định vị dựa trên nhu cầu (needs based): Đó là việc lựa chọn nhóm khách hàng có nhu cầu đồng nhất trên cơ sở phân đoạn thị trường. Định vị dựa trên khả năng tiếp cận của khách hàng đối với một mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh (access based): Đó là cách định vị dựa trên tiêu chí vị trí địa lý hoặc khả năng thanh toán của khách hàng. Tóm lại, chiến lược là một công cụ giúp tổ chức xác định hướng đi lâu dài trong mối tương quan với môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của tổ chức. Mile và Snow (1984 dẫn theo Park 2015) cho rằng có ba loại chiến lược: chiến lược tự vệ, chiến lược tấn công và chiến lược phân tích. Chiến lược tự vệ ít quan tâm đến sản phẩm theo xu hướng thị trường (Park 2015, trang 37). Những tổ chức theo dạng chiến lược này tập trung vào phát huy hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động điều hành đang vận hành hơn là tìm kiếm công nghệ, cách thức tổ chức và phương pháp vận hành mới. Ngược lại, chiến lược tấn công lại không ngừng tìm kiếm những sản phẩm mới cho thị trường và tạo ra sự thay đổi (Mile 1978 dẫn theo Park 2015). Những tổ chức này sử dụng sáng kiến, sáng tạo trong sản phẩm đến chiếm lĩnh lợi thế cạnh tranh so với các công ty, tổ chức khác. Chiến lược phân tích nằm ở giữa chiến lược phòng thủ và chiến lược tấn công. Họ phản ứng hết sức nhanh nhạy một khi sản phẩm mới của một công ty nào đó tung ra thị trường. Nói cách khác, cải tiến là tiêu chí quan trọng để phân loại chiến lược. Trong ba loại chiến lược này, sự tham gia của nhân viên phù hợp và phát triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng