Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ viên chức tại đà...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ viên chức tại đài phát thanh truyền hình tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
130
1
146

Mô tả:

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ******* NGÔ THANH TUYỀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2022 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ******* NGÔ THANH TUYỀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 GVHD : TS. Nguyễn Văn Anh Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2022 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 1 tháng 7 năm 2022 Học viên Ngô Thanh Tuyền iv LỜI CẢM ƠN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình từ Người hướng dẫn khoa học. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Văn Anh đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Đây là những bài học vô cùng quý giá và là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu khoa học của bản thân tôi sau này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần. Tôi chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã hướng dẫn, hỗ trợ cho tôi hoàn thành các thủ tục để bảo vệ ở mỗi giai đoạn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 1 tháng 7 năm 2022 Học viên Ngô Thanh Tuyền v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iv MỤC LỤC ........................................................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ 11 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 11 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 13 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 13 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 14 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ............................................................ 16 1.6. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...... 18 2.1. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức, viên chức ................................................................................................ 18 2.1.1. Khái niệm cán bộ công chức, viên chức............................................. 18 2.1.2. Định nghĩa sự hài lòng công việc ....................................................... 20 2.1.3. Lợi ích từ sự hài lòng công việc của nhân viên .................................. 22 vi 2.2. Các lý thuyết nền tảng về sự hài lòng trong công việc ........................... 23 2.2.1. Các lý thuyết về tình huống ................................................................ 23 2.2.2. Các phương pháp tiếp cận phi ngoại cảnh.......................................... 30 2.2.3. Các lý thuyết tương tác ....................................................................... 31 2.3. Tổng kết một số nghiên cứu sự hài lòng trong công việc trước đây ...... 36 2.3.1. Nghiên cứu của Smith (1969)............................................................. 36 2.3.2. Nghiên cứu của Spector (1997) .......................................................... 37 2.3.3. Nghiên cứu của Andrew (2002) ......................................................... 37 2.3.4. Nghiên cứu của Boeve (2007) ............................................................ 38 2.3.5. Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005)............................................. 38 2.3.6. Nghiên cứu của Nguyễn Trần Thanh Bình (2008) ............................. 39 2.3.7. Nghiên cứu của Võ Thị Thiện Hải và Phạm Đức Kỳ (2010) ............. 39 2.3.8. Nghiên cứu của Onukwube (2012)..................................................... 40 2.3.9. Nghiên cứu của Beheshta Alemi (2014) ............................................ 40 2.3.10. Nghiên cứu của Nguyễn Hòa (2013)............................................... 41 2.3.11. Nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân Tuyền (2020)............................... 42 2.3.12. Tổng hợp các nghiên cứu ................................................................ 42 2.4. Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cán bộ viên chức .................... 43 2.4.1. Thu nhập ............................................................................................. 43 2.4.2. Điều kiện làm việc .............................................................................. 44 2.4.3. Phúc lợi ............................................................................................... 45 2.4.4. Quan hệ đồng nghiệp .......................................................................... 45 vii 2.4.5. Quan hệ với cấp trên ........................................................................... 46 2.4.6. Bản chất công việc.............................................................................. 46 2.4.7. Cơ hội đào tạo và thăng tiến ............................................................... 47 2.4.8. Sự khen thưởng ................................................................................... 47 2.5. Mô hình nghiên cứu đề nghị và thang đo ............................................... 48 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết................................... 48 2.5.2. Các thang đo ....................................................................................... 50 2.6. Tóm tắt chương 2 .................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 54 3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 54 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) ........................................... 55 3.1.2. Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) ............................... 55 3.2. Tóm tắt chương 3 .................................................................................... 58 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 60 4.1. Thống kê mô tả mẫu................................................................................ 60 4.2. Kiểm tra độ phù hợp của các thang đo ................................................... 65 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha .. ............................................................................................................ 65 4.2.2. Đánh giá độ giá trị của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................................................... 68 4.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi qui bội ................... 72 4.3.1. Phân tích tương quan .......................................................................... 72 viii 4.3.2. Phân tích hồi quy bội .......................................................................... 74 4.3.3. Kiểm định giả thuyết .......................................................................... 75 4.3.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết ........................................... 77 4.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo các đặc điểm cá nhân 80 4.4.1. Khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa CBVC nam và nữ. .... 80 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa các nhóm tuổi........................................................................................................... 82 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 83 4.6. Tóm tắt chương 4 .................................................................................... 85 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................ 87 5.1. Kết luận nội dung nghiên cứu về sự hài lòng công việc của CBVC ...... 87 5.1.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu.............................................................. 87 5.1.2. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của đề tài ......................................... 88 5.2. Hàm ý quản trị......................................................................................... 89 5.2.1. Quan hệ với đồng nghiệp.................................................................... 90 5.2.2. Khen thưởng ....................................................................................... 92 5.2.3. Quan hệ với cấp trên ........................................................................... 93 5.2.4. Bản chất công việc.............................................................................. 95 5.2.5. Thu Nhập ............................................................................................ 96 5.3. Hạn chế và kiến nghị của nghiên cứu ...................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102 ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4. 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................. 60 Bảng 4. 2: Mô tả sự hài lòng chung trong công việc của CBVC Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................................................ 63 Bảng 4. 3: Thống kê Mô tả các thành phần độc lập của CBVC Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................................................ 64 Bảng 4. 4: Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo .................... 66 Bảng 4. 5: Kết quả EFA cuối cùng của thang đo các thành phần độc lập ...... 70 Bảng 4. 6: Kết quả phân tích EFA của sự hài lòng ......................................... 72 Bảng 4. 7: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu ..................... 73 Bảng 4. 8: Chỉ tiêu đánh giá mô hình hồi quy ................................................ 74 Bảng 4. 9: Phân tích ANOVA trong mô hình Hồi quy ................................... 74 Bảng 4. 10: Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa .............................. 74 Bảng 4. 11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................... 75 Bảng 4. 12: Thống kê mô tả sự hài lòng trung bình theo các thành phần ...... 80 Bảng 4. 13: Kiểm định T-test giữa nam và nữ ................................................ 80 Bảng 4. 14: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm tuổi (Levene test) .................................................................................................................. 82 Bảng 4. 15: Kiểm định ANOVA giữa các nhóm tuổi ..................................... 82 Bảng 5. 1: Thống kê mô tả thành phần quan hệ với cấp trên ......................... 91 Bảng 5. 2: Thống kê mô tả thành phần khen thưởng ...................................... 92 Bảng 5. 3: Thống kê mô tả thành phần quan hệ với cấp trên ......................... 93 Bảng 5. 4: Thống kê mô tả thành phần bản chất công việc ............................ 95 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1: Tháp nhu cầu Maslow.......................................................... 24 Hình 2. 2: Thuyết hai nhóm nhân tố của Herzberg .............................. 26 Hình 2. 3: Mô hình xử lý thông tin xã hội ............................................ 28 Hình 2. 4: Thuyết công bằng của Adam ............................................... 32 Hình 2. 5: Mô hình Cornell ................................................................... 34 Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu đề nghị ................................................ 49 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................... 54 Hình 4. 5: Đồ thị phân tán phần dư....................................................... 78 Hình 4. 6: Biểu đồ tần số Histogram .................................................... 79 Hình 4. 7: Phân phối chuẩn của phần dư quan sát ................................ 79 11 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị sự nghiệp có thu được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao thực hiện tự chủ một phần chi phí hoạt động. Hiện đài có 212 CBVC và người lao động. Thực hiện sản xuất và phát sóng chương trình phát thanh là 18 giờ/ngày, truyền hình là 24 giờ/ngày. Trước những thách thức to lớn của môi trường phát thanh, truyền hình hiện đại, khi trình độ dân trí ngày càng cao, sự tác động đa chiều của hội nhập quốc tế càng đòi hỏi đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình của cả nước nói chung, địa phương nói riêng phải thực sự giàu tri thức, mẫu mực về mọi mặt, phát huy hơn nữa vai trò dẫn dắt nhân dân trong cuộc đấu tranh tư tưởng, cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, hấp dẫn và sáng tạo nhưng phải chính xác, có độ tin cậy cao. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng ủy, Lãnh đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng cường mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên cho đội ngũ làm nghề với phương châm gắn lý thuyết với thực hành. Các khóa học được các chuyên gia, nhà báo, nhà sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình có thương hiệu trong và ngoài nước trực tiếp hướng dẫn. Nhờ đó, kỹ năng và tư duy sản xuất chương trình của đội ngũ làm nghề tại đơn vị không chỉ được nâng lên rõ rệt, mà còn tiệm cận với truyền thông quốc tế và khu vực. Nhiều cán bộ viên chức của đơn vị bằng tài năng sắc sảo, nhãn quan tinh tường, dấn thân, lăn lộn trong thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc … đã có nhiều tác phẩm có tính “khai phá, mở đường”, đấu tranh mạnh mẽ với sự trì trệ, bảo thủ; bảo vệ và cổ vũ cho những cách làm hay, mô hình sáng tạo, những đột phá trong tư duy; tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt 12 qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo góp phần thúc đẩy sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ nhằm phát triển hơn nữa các thế mạnh để đưa nền kinh tế cất cánh. Trong số nhiều nhiệm vụ quan trọng cần làm để thúc đẩy sự phát triển của địa phương thì việc nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực đã trở thành nội dung được quan tâm. Thực tế cho thấy, chủ trương cải cách hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế chỉ có thể thành công khi hiệu quả làm việc của các cán bộ viên chức (CBVC) được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khu vực công với chế độ làm việc gần như trọn đời, hoạt động chủ yếu bằng ngân sách nhà nước, ràng buộc chặt chẽ về thứ bậc, quyền hạn lại là khu vực dễ nảy sinh sự trì trệ, quan liêu và tâm lý ỷ lại ở các nhân viên nhà nước. Vì thế, các nhà lãnh đạo luôn phải đối mặt với thách thức tìm kiếm những động lực thúc đẩy để nhân viên của họ làm việc hăng say và cho năng suất cao. Mặt khác, trong những năm qua hiện tượng chảy máu chất xám trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều cá nhân có năng lực cao chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy do thu nhập thấp nên các viên chức làm việc trong các tổ chức của nhà nước thường phải đa dạng hóa nguồn thu nhập của gia đình bằng công việc phụ thứ hai, thậm chí là thứ ba. Hiện nay Đài Phát thanh truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc cải cách môi trường làm việc để góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị nhằm phục vụ người dân và địa phương ngày một tốt hơn. Trong nỗ lực đó đơn vị cũng nỗ lực để đưa các hoạt động cải cách hành chính trở thành hành 13 động thiết thực mang ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của đơn vị cũng như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời ban lãnh đạo Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhận thấy có một tỷ lệ rời bỏ tổ chức và tâm tư về sự chưa hài lòng trong công việc ở đơn vị mình, do vậy việc tìm hiểu sâu hơn về những vẫn đề này trong khuôn khổ của một nghiên cứu là điều hết sức cần thiết nhằm có những nắm bắt và nhìn nhận toàn diện hơn về thực trạng hài lòng đối với công việc của CBVC tại Đài. Thực tế cho thấy trong những năm qua Ban Lãnh Đạo cũng đã nhìn nhận vai trò của đội ngũ CBVC là then chốt. Chính vì vậy, thiết nghĩ cần phải có những nghiên cứu cụ thể nhằm làm rõ yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của CBVC tại Đài PTTH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, các nhà lãnh đạo sẽ có cơ sở vững chắc trước khi quyết định chọn lựa công cụ khuyến khích nhân viên phù hợp. Bởi lẽ, sự hài lòng trong công việc đóng vai trò quan trọng trong sự tăng năng suất lao động, tăng nguồn thu cho đơn vị, tăng thu nhập cho CBVC…và gắn kết với tổ chức khi các yếu tố đầu vào khác không thay đổi. Việc thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ viên chức tại Đài phát thanh truyền hình Bà Rịa – Vũng Tàu” là một điều cần thiết nhằm giúp cho việc ổn định tâm lý, tình hình nhân sự qua đó góp phần vào sự nghiệp phát triển của Đài cũng như địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Thực hiện đo lường mức độ hài lòng đối với công việc của CBVC, từ đó giúp cho lãnh đạo Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu có giải pháp thích hợp để nâng cao mức độ hài lòng chung của CBVC trong công việc. 14 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của CBVC Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu . - Đo lường mức độ hài lòng của CBVC đối với các khía cạnh công việc hiện tại của họ. - Đánh giá ảnh hưởng của mức độ hài lòng với các yếu tố thành phần của công việc đến mức độ hài lòng chung trong công việc của CBVC. - Đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao sự hài lòng của CBVC đối với công việc tại Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu a. Khách thể nghiên cứu Các khách thể được khảo sát trong nghiên cứu là cán bộ, viên chức ở vị trí chuyên viên và quản lý cấp phòng ban thuộc trực thuộc Đài PTTH Bà Rịa Vũng Tàu. b. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mức độ hài lòng đối với công việc của cán bộ, viên chức thuộc biên chế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của CBVC tại Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc và mức độ hài lòng công việc của CBVC Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn tại các phòng ban thuộc Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu. 15 - Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu dự kiến tiến hành từ tháng 3/2022 đến tháng 4/2022. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính : (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu tiền kiểm định. Dựa trên thang đo của các nghiên cứu đi trước, nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phỏng vấn chuyên gia với 8 trưởng, phó phòng và các chuyên viên nhằm điều chỉnh cách đo lường các khái niệm cho phù hợp với nghiên cứu tại Đài PTTH Bà Rịa Vũng Tàu. Nghiên cứu tiền kiểm định được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức trên mẫu số lượng lớn, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn khoảng 40 cán bộ viên chức để hiệu chỉnh thang đo trong mô hình nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc. (2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ và tiền kiểm định. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện ứng với số lượng CBVC hiện đang làm việc tại các phòng ban trực thuộc Đài PTTH Bà Rịa - Vũng Tàu. Bản câu hỏi điều tra được hình thành theo cách: Bản câu hỏi ban đầu → Phỏng vấn chuyên gia → Điều chỉnh lần 1 → Nghiên cứu tiền kiểm định → Điều chỉnh lần 2 → Bản câu hỏi điều tra chính thức. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm: Phân tích nhân tố khám phá EFA để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu; Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha; Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố bằng hệ số Pearson; Phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các thành phần đến sự hài 16 lòng trong công việc của cán bộ viên chức; Kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy; Phân tích phương sai nhằm kiểm tra có sự khác nhau giữa các đặc điểm cá nhân của nhân viên đối với các thang đo trong nghiên cứu sự hài lòng công việc. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu là phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và mức độ hài lòng của CBVC đối với công việc, có cơ hội hiểu rõ hơn các nhu cầu, thái độ, động lực của nhân viên đối với tổ chức. Đây là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao sự hài lòng công việc, tạo động lực để xây dựng nguồn nhân lực gắn bó công việc tại Đài nói riêng và khu vực công nói chung. Đồng thời, nghiên cứu cũng có thể là tài liệu dành cho các sinh viên, học sinh, nhân viên chuyên ngành quản trị kinh doanh và những người muốn nghiên cứu sâu các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng công việc của CBVC tại các đơn vị công lập thuộc cả nước nói chung. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 5 chương chính: Đề tài nghiên cứu được chia thành năm chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Gồm các nội dung: lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khái quát về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trình bày các nội dung về: khái niệm và lợi ích của sự hài lòng trong công việc; tổng quan một vài nghiên cứu có liên quan; khái niệm về các thành phần: Tiền lương, điều kiện làm việc, phúc lợi, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, bản 17 chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, khen thưởng; cuối cùng là trình bày mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo dự kiến. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này trình bày một số nội dung về: thiết kế nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính, hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, mô tả thông tin về mẫu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ phân tích và trình bày kết quả phân tích dữ liệu. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Chương 5: Kết luận và Hàm ý Quản trị. Chương này sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu, các đóng góp và hạn chế của đề tài. Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 đã trình bày tổng quan về cơ sở hình thành, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Chương 2 nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc và tổng hợp một số nghiên cứu trước đây. Từ những cơ sở lý thuyết này, mô hình nghiên cứu được hình thành. 2.1. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc của cán bộ công chức, viên chức 2.1.1. Khái niệm cán bộ công chức, viên chức Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra các cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ "cán bộ", "công chức" và "viên chức". Thuật ngữ "cán bộ" được sử dụng khá lâu tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa và bao hàm trong phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhà nước và tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. Thuật ngữ "công chức", "viên chức" thường được hiểu một cách khái quát là những người được Nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ nhất định, do Nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước theo các quy định của pháp luật. ❖ Định nghĩa công chức Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân 19 chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Luật công chức, 2010 - 2019). ❖ Định nghĩa viên chức Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Luật viên chức, 2012). Chúng ta có thể phân biệt khái niệm “công chức” và “viên chức” theo các tiêu chí cơ bản sau: Khái niệm Công chức /Tiêu chí cơ bản Tính chất - Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý. - Thực hiện công vụ thường xuyên Viên chức - Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu. - Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn. Hình thức Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết Thi tuyển hoặc xét tuyển, do người tuyển dụng định của cơ quan nhà nước có đứng đầu đơn vị sự nghiệp công thẩm quyền, trong biên chế. lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp) Căn cứ Yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc Nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tuyển dụng làm và chỉ tiêu biên chế tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự 20 Chế lương Nơi việc độ Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc. làm Cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức CT-XH, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát…. Tiêu chí - Năng lực, trình độ chuyên đánh giá môn nghiệp vụ; - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; - Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân. Hình thức - Khiển trách; kỷ luật - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Giáng chức; - Cách chức; - Buộc thôi việc. nghiệp công lập Hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo ngạch bậc, hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính. Đơn vị sự nghiệp công lập. - Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; - Hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng). - Thái độ phục vụ nhân dân. - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương - Cách chức; - Buộc thôi việc. Qua những khái niệm về đối tượng công chức và viên chức, tuy có sự khác biệt về căn cứ và hình thức tuyển dụng, chế độ lương, nơi làm việc nhưng về cơ bản các quyền lợi, trách nhiệm, tiêu chí đánh giá và hình thức kỷ luật giữa công chức và viên chức không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của công chức, viên chức, tác giả sẽ sử dụng cùng một phương pháp nghiên cứu và cùng bảng câu hỏi. 2.1.2. Định nghĩa sự hài lòng công việc Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về sự hài lòng công việc và mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn, lý giải riêng qua các công trình nghiên cứu của họ để đưa ra các nguyên nhân có thể dẫn đến sự hài lòng công việc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan