Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại xí ngh...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại xí nghiệp khai thác dầu khí $bluận văn thạc sĩ

.PDF
115
1
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ----------------------------- NGUYỄN THỊ LIÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA KỸ SƯ TỰ ĐỘNG HÓA VỚI TỔ CHỨC TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ------------------------------- NGUYỄN THỊ LIÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA KỸ SƯ TỰ ĐỘNG HÓA VỚI TỔ CHỨC TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG VINH Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022 i TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa–Vũng Tàu, ngày 30 tháng 6 năm 2022 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ LIÊN Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 08/10/1985 Nơi sinh: Nam Định Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 20110105 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại Xí nghiệp Khai thác dầu khí. II- Nhiệm vụ và nội dung: Tìm ra và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại Xí nghiệp Khai thác dầu khí. Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc của kỹ sư tự động hóa Xí nghiệp Khai thác dầu khí. III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/11/2021 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/06/2022 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. Nguyễn Quang Vinh VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại Xí nghiệp Khai thác dầu khí” là công trình riêng của cá nhân tôi trong thời gian qua được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu có sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Liên ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bà Rịa–Vũng Tàu, tôi đã được tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm và tiếp thu được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, các Thầy cô giáo giảng viên bộ môn và các bạn học viên. Với sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình đó, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại Xí nghiệp Khai thác dầu khí”. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của Thầy Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh đã hướng dẫn tôi thực hiện từng bước từ đề cương tới hoàn thành luận văn một cách tỉ mỉ, sâu sát. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Viện đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, Ban Lãnh đạo Xí nghiệp Khai thác dầu khí Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) – nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên, hỗ trợ về mọi mặt để tôi chuyên tâm vào học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tuy đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng với hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm, sẽ không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành, quý báu từ Quý Thầy cô và độc giả. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Liên iii TÓM TẮT Công trình nghiên cứu được thực hiện với mục đích khảo sát, kiểm chứng và đánh giá các yếu tố có tác động đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa với tổ chức tại Xí nghiệp Khai thác dầu khí (OGPE) trực thuộc Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro) trong thời gian những năm gần đây. Từ các lý thuyết nền cơ bản liên quan đến lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, qua quá trình tham khảo và chắt lọc các nghiên cứu nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất với năm yếu tố là 1) Lương, thưởng và phúc lợi, 2) Đặc điểm công việc, 3) Thương hiệu và văn hóa tổ chức, 4) Môi trường làm việc, và 5) Cơ hội đào tạo và phát triển được giả thuyết có ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa tại OGPE. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Bước đầu quy trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính sơ bộ thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia; tiếp theo, bảng khảo sát được gửi đến các kỹ sư tự động hóa thông qua công cụ Google Form. Số liệu khảo sát sau khi thu thập được mã hóa bằng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích cho thấy “Thương hiệu và văn hóa tổ chức” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất; kế đó là yếu tố “Lương thưởng và phúc lợi”; tiếp theo là yếu tố “Đào tạo và phát triển”; và cuối cùng là yếu tố “Môi trường làm việc” có ảnh hưởng yếu nhất đến “Sự gắn kết”. Còn riêng yếu tố “Đặc điểm công việc” không có ảnh hưởng đến sự gắn kết của kỹ sư tự động hóa tại OGPE. Từ đây, một số hàm ý quản trị tương ứng được đề xuất với các cấp lãnh đạo và quản lý thuộc OGPE nhằm nâng cao sự gắn kết của một trong những nguồn nhân sự có trình độ cao – tức các kỹ sư tự động hóa – hướng đến một tổ chức ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Từ khóa: Sự gắn kết, kỹ sư tự động hóa, Xí nghiệp Khai thác dầu khí iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii CHƯƠNG 1 . GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 1.1.1 Bối cảnh chung .............................................................................................1 1.1.2 Xí nghiệp khai thác dầu khí ..........................................................................2 1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .........................................................................8 1.2.1 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................8 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................8 1.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9 1.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ...............................................................9 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...........................................................9 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................9 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát ................................................................9 1.4.2 Phạm vi không gian nghiên cứu .................................................................10 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................10 v 1.5.1 Ý nghĩa về mặt thực tiễn.............................................................................10 1.5.2 Ý nghĩa về mặt lý thuyết ............................................................................10 1.6 Kết cấu luận văn ..................................................................................................10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................12 2.1 Khái niệm kỹ sư tự động hóa .............................................................................12 2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực..........................................................................12 2.1.2 Khái niệm kỹ sư tự động hóa......................................................................13 2.2 Khái niệm về sự gắn kết của nhân viên...............................................................14 2.3 Các thành phần của sự gắn kết ............................................................................15 2.4 Các mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức ..................................................16 2.5 Một số lý thuyết liên quan đến sự gắn kết của nhân viên ...................................17 2.5.1 Lý thuyết về nhu cầu của Maslow ..............................................................17 2.5.2 Lý thuyết theo hai nhóm của Hezberg ........................................................18 2.5.3 Quan điểm của Hackman và Oldman .........................................................19 2.5.4 Học thuyết công bằng của Adams ..............................................................19 2.5.5 Quan điểm học thuyết thúc đẩy của MC Clelland......................................20 2.6 Một số nghiên cứu về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ..............................21 2.6.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................21 2.6.1.1 Nghiên cứu của Saks (2006) ..............................................................21 2.6.1.2 Nghiên cứu của Katherin Main (2012) ..............................................22 2.6.1.3 Nghiên cứu của Kuraman và cộng sự (2013) ....................................23 2.6.1.4 Nghiên cứu của Hossai và Hossai (2012) ..........................................23 vi 2.6.1.5 Nghiên cứu của Atiha (2014) .............................................................24 2.6.2 Các nghiên cứu trong nước.........................................................................24 2.6.2.1 Nghiên cứu của Vũ Văn Thiên (2020) ...............................................24 2.6.2.2 Nghiên cứu của Châu Ngọc Ly (2018) ..............................................25 2.6.2.3 Nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn (2020) ..........................................26 2.6.2.4 Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Đoan Trang (2015) .26 2.7.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................31 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................34 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................34 3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................35 3.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................35 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ...............................................................................38 3.2.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .............................................................38 3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................38 3.3 Xây dựng thang đo các biến nghiên cứu .............................................................38 3.4 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin ............................................................42 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................42 3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................42 3.4.3 Kích thước mẫu khảo sát ............................................................................42 3.5 Các phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................43 3.5.1 Các phương pháp chung .............................................................................43 3.5.2 Phương pháp phân tích thống kê mô tả ......................................................44 vii 3.5.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số bằng Cronbach’s Alpha ....44 3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................45 3.5.5 Phương pháp phân tích hồi quy ..................................................................45 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................48 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................48 4.2 Xác định độ tin cậy của thang đo ........................................................................49 4.2.1 Độ tin cậy của Thang đo “Lương, thưởng và phúc lợi” .............................49 4.2.2 Độ tin cậy của Thang đo “Đặc điểm công việc” ........................................50 4.2.3 Độ tin cậy của Thang đo “Thương hiệu và văn hóa tổ chức” ....................51 4.2.4 Độ tin cậy của Thang đo “Môi trường làm việc” .......................................51 4.2.5 Độ tin cậy của Thang đo “Cơ hội đào tạo và phát triển” ...........................52 4.2.6 Độ tin cậy của Thang đo “Gắn kết với tổ chức” ........................................53 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................54 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập ....................................54 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ......................................57 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính ...............................................................................58 4.4.1 Phân tích tương quan ..................................................................................58 4.4.2 Phân tích hồi quy ........................................................................................59 4.4.2.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình .....................................................59 4.4.2.2 Phân tích ANOVA .............................................................................60 4.4.3 Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................60 4.4.4 Kiểm định sự vi phạm của các giả định của mô hình hồi quy ...................62 viii 4.4.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................................65 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................66 4.6 So sánh các kết quả nghiên cứu ..........................................................................69 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................71 5.1 Kết luận chung ....................................................................................................71 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị ........................................................................................72 5.2.1 Thương hiệu và và văn hóa tổ chức............................................................72 5.2.2 Lương, thưởng và phúc lợi .........................................................................73 5.2.3 Đào tạo và phát triển...................................................................................75 5.2.4 Môi trường công việc .................................................................................76 5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................80 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1 ix DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải nghĩa BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CBCNV Cán bộ công nhân viên CT Biển CT Bờ HĐ Hai phía Công trình Biển, các giàn khoan ngoài biển thuộc Xí nghiệp khai thác Các công trình sản xuất trên đất liền thuộc Xí nghiệp khai thác dầu khí Kỳ họp Hội đồng Hai phía giữa Việt Nam và Liên Bang Nga JOC Joint Stock Company: công ty cổ phần NLTĐH Phòng Năng lượng tự động hóa OGPE Oil & Gas Production Enterprise PVN Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam TĐH Tự động hóa XNKTDK Xí nghiệp khai thác dầu khí x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Số kỹ sư tự động hóa thiếu hụt từ năm 2017 đến 2021 ...............................7 Bảng 2.1 Lý thuyết của Maslow trong quản trị nguồn nhân lực...............................18 Bảng 2.2 Nhóm các nhân tố theo Hezberg................................................................18 Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố trong các mô hình nghiên cứu lược khảo................28 Bảng 3.1 Thang đo “Lương, thưởng và phúc lợi” ....................................................39 Bảng 3.2 Thang đo “Đặc điểm công việc”................................................................39 Bảng 3.3 Thang đo “Thương hiệu và văn hóa tổ chức”............................................40 Bảng 3.4 Thang đo “Môi trường làm việc” ..............................................................40 Bảng 3.5 Thang đo “Cơ hội đào tạo và phát triển” ...................................................41 Bảng 3.6 Thang đo “Sự gắn kết với tổ chức” ...........................................................42 Bảng 4.1 Dữ liệu nhân khẩu học của đối tượng khảo sát tại OGPE .........................48 Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy Thang đo Lương, thưởng và phúc lợi ........................50 Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy Thang đo Đặc điểm công việc ...................................50 Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy Thang đo Thương hiệu và văn hóa tổ chức ...............51 Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy Thang đo Môi trường làm việc .................................52 Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy Thang đo Cơ hội đào tạo và phát triển ....................53 Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy Thang đo Gắn kết với tổ chức ...................................53 Bảng 4.8 Trình bày kết quả kiểm định KMO và Barlet các biến độc lập .................54 Bảng 4.9 Ma trận xoay nhân tố biến độc lập ............................................................56 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định KMO và Barlet biến phụ thuộc .................................57 Bảng 4.11 Ma trận xoay biến phụ thuộc ...................................................................57 xi Bảng 4.12 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................58 Bảng 4.13 Mức độ giải thích sự phù hợp mô hình....................................................59 Bảng 4.14 Phân tích ANOVA ...................................................................................60 Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................61 Bảng 4.16 Ma trận tương quan hạng Spearman ........................................................64 Bảng 4.17 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ................................66 Bảng 4.18 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ...........................................................67 Bảng 5.1 Thống kê mô tả yếu tố Thương hiệu và văn hóa tổ chức ..........................72 Bảng 5.2 Thống kê mô tả yếu tố Lương thưởng và phúc lợi ....................................73 Bảng 5.3 Thống kê mô tả yếu tố Đào tạo và phát triển............................................75 Bảng 5.4 Thống kê mô tả yếu tố Môi trường công việc ...........................................76 xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp khai thác dầu khí ................................6 Hình 2.1 Tháp nhu cầu của Maslow .........................................................................17 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Saks (2006) ........................................................22 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Katherin Main (2012) ........................................22 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Kuraman và các cộng sự (2013) ........................23 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Hossai và Hossai (2012) ....................................23 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Atiha (2014) .......................................................24 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Vũ Văn Thiên (2020) .........................................25 Hình2.8 Mô hình nghiên cứu của Châu Ngọc Ly (2018) .........................................25 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn (2020) ....................................26 Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu Quan Minh Nhựt, Đặng Thị Đoan Trang (2015) ...27 Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu tại Xí nghiệp Khai thác dầu khí - OGPE ................32 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài .................................................................35 Hình 4.2 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa............................................................62 Hình 4.3 Biểu đồ tần số của các phần dư chuẩn hóa ................................................63 Hình 4.4 Biểu đồ tần số P-P plot của phần dư chuẩn hóa .........................................63 1 CHƯƠNG 1 . GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh chung Trong hoàn cảnh kinh tế đang cạnh tranh gay gắt, cùng với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp, tổ chức luôn phải tìm ra phương hướng để duy trì và phát triển nguồn tài nguyên quan trọng nhất của mình đó chính là nguồn nhân lực. Tuy vậy, có một thực trạng vẫn đang âm thầm diễn ra là tình trạng “nhảy việc’’của lao động trẻ hiện nay. Năm 2015 tại Trung Quốc có hơn 10.000 cán bộ công chức nhà nước Trung Quốc ồ ạt nộp đơn sang lĩnh vực tư nhân xin việc khi cuộc chiến chống tham nhũng đang càn quét sâu vào khu vực nhà nước. Từ theo mùa tuyển dụng nhân sự Trung Quốc bắt đầu từ tháng 2-2015, hơn 10.000 công chức nhà nước đã nộp đơn lý lịch xin việc thông qua mạng tuyển dụng zhaopin.com, mạng tuyển dụng lớn nhất nước này. Cũng theo số liệu này số công chức nộp đơn tìm việc trong lĩnh vực tư nhân tăng 30% so với cùng kỳ năm 2014. (Tuổi trẻ, 8/4/2015). Tại Ấn Độ, các tập đoàn IT lớn như Infosys và Winpro cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt kỹ sư công nghệ ngày càng cao trong cuộc chiến giữ chân kỹ sư công nghệ thông tin hàng đầu khi nhu cầu về các chuyên gia công nghệ thông tin tăng lên (Quang Vinh, 2021). Còn tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) kết quả điều tra lao động việc làm quý I năm 2020 có nhiều biến động, các chỉ số lao động việc làm phản ánh sự giảm sút về cung ứng của thị trường lao động. Tỷ lệ tham gia lao động thấp nhất trong vòng 10 năm qua với 75,4 % dân số trong độ tuổi lao động, trong đó, cuối năm 2019 tỷ lệ nghỉ việc cán mốc 24%, cao nhất trong vòng 4 năm trước. Điều đặc biệt là tình trạng “ nhảy việc ’’không chỉ xảy ra với lao động phổ thông như công nhân mà còn xảy ra ở các lao động có mức lương, kỹ năng và công nghệ cao như kỹ sư và cấp quản lý. Thời gian gần đây, nguồn cung và nguồn cầu nhân lực thông qua VietnamWork.com tăng mạnh. Nguồn cầu tăng khoảng từ 22% đến 25%, nguồn cung 2 tăng 18% - 20% , cao hơn nhiều so với các năm trước. Điều này cho thấy hiện tượng “nhảy việc ” đang diễn ra mạnh mẽ. Người nhảy việc thì tìm chỗ làm mới, còn nơi mất nhân sự thì cần phải tìm lao động thay thế. Sự chuyển dịch lao động đó diễn ra mạnh ở các ngành đang có nhu cầu nóng như: ngân hàng, xây dựng, điện , điện tử và tự động hóa. Điều này cũng gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp có nhân sự nhảy việc là phảo làm thế nào để vừa đảm bảo được tiến độ công việc, vừa đảm bảo được an toàn trong lao động, và tìm kiếm được nhân sự thay thế có kỹ năng cao. 1.1.2 Xí nghiệp khai thác dầu khí Giới thiệu về OGPE - Thông tin chung Tên đơn vị: Xí nghiệp Khai thác dầu khí – Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro Tên giao dịch: Xí nghiệp Khai thác dầu khí Tên tiếng Anh: Oil & Gas Production Enterprise (viết tắt là OGPE) Địa chỉ: 15 Lê Quang Định, P. Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Điện thoại: 84 – 254.3839871/2; Fax: 84-254. 3857499 Websize: www.ogpe.com.vn Chức năng và nhiệm vụ: Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành khai thác các công trình dầu khí biển. Xử lý, vận chuyển, lưu trữ bảo quản và xuất bán dầu thương phẩm. Bơm ép nước để trì áp suất vỉa. Phối hợp thu gom và xử lý khí đồng hành. Thực hiện các công việc nhằm gia tăng sản lượng khai thác bằng gaslift, xử lý axit vùng cận đáy, đo và khảo sát các thông số giếng khoan để tối ưu hóa chế độ khai thác, kéo dài tuổi thọ giếng và nâng cao hệ số thu hồi dầu. Cung cấp dịch vụ kỹ thuật, máy móc thiết bị, nhân lực phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí. Quá trình hình thành và phát triển 3 Xí nghiệp Khai thác dầu khí (OGPE ) được thành lập ngày 13/02/1987 trên cơ sở một xưởng khai thác dầu khí thuộc Liên doanh Việt Nga – Vietsovpetro (VSP). Xí nghiệp Khai thác dầu khí hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc Liên doanh Việt-Nga Vietsopetro phê duyệt. Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, OGPE đã cùng với VSP không ngừng lớn mạnh cùng đất nước. Đặc biệt OGPE luôn đổi mới công tác tổ chức, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. OGPE là đơn vị trực tiếp khai thác dầu trên các mỏ như là: Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng và Gấu Trắng. Tính đến nay, OGPE đã khai thác được hơn 229 triệu tấn dầu thô, thu gom và đưa vào bờ gần 33 tỷ m3 khí đồng hành. Song song đó là dịch vụ vận hành, bảo dưỡng, xử lý, xuất bán sản phẩm dầu cho khách hàng. OGPE còn có chức năng vận chuyển và xuất bán sản phẩm dầu cho mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi của Liên doanh VRJ với VSP và các mỏ Tê Giác Trắng, Hải Sư đen, Hải Sư Trắng và mỏ Thái Bình (Petronas Việt Nam). Hiện tại, VSP mà tại đó có đơn vị chủ lực, xí nghiệp Loại một OGPE có đầy đủ mọi năng lực về con người, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý nhằm đáp ứng được việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí cho các nhà thầu dầu khí trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó tạo tiền để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao, tạo uy tín nhất định với khách hàng. Hệ thống các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các thiết bị chuyên dụng trong khai thác và vận chuyển dầu khí mà hiện nay xí nghiệp đang quản lý bao gồm: 13 giàn cố định, 2 giàn công nghệ trung tâm, 2 giàn ép nước 70.000 m3/ngày đêm, 22 giàn nhẹ, 3 tàu chứa dầu, và trên 257 km đường ống dẫn dầu khí ngầm dưới biển. Nguồn nhân lực tại xí nghiệp Khai thác Dầu khí OGPE hiện có gần 1.600 kỹ sư, công nhân với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dầu khí có trình độ chuyên môn cao. Cơ cấu về trình độ học vấn tại OGPE cũng rất cao, cụ thể nhân sự có trình độ đại học là 1.032 người, bao gồm các ngành chính như: kỹ sư công nghệ khai thác dầu khí, kỹ sư địa chất khai thác mỏ, kỹ sư máy và thiết bị khai thác dầu, kỹ sư điện, điện lạnh, kỹ sư đo lường và tự động hóa, kỹ sư điều khiển tàu chứa dầu, máy tàu, v.v…. Đặc biệt, các kỹ sư kể cả công nhân tại đây rất nhiều 4 người được cử đi tập huấn, nghiên cứu ở nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại OGPE là 130 người. Sản phẩm và dịch vụ của Xí nghiệp • Bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật • Kết nối và phát triển mỏ • Gọi dòng sản phẩm khai thác • Vận hành thử và nghiệm thu các công trình dầu khí • Bảo dưỡng sửa chữa máy bơm điện chìm ly tâm • Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị nâng • Bảo dưỡng định kỳ hệ thống, các thiết bị định kỳ thuộc ngành dầu khí • Bảo trì, sửa chữa và kiểm định các thiết bị khai thác dầu khí • Bơm, nén áp suất cao ép thử các đường ống, bể chứa bằng nguồn cao • Cho thuê chuyên gia ngắn hạn • Dịch vụ cảng biển tại cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến) và cảng chuyên dùng dầu khí • Gia tăng sản lượng dầu khí • Khảo sát giếng khoan, khai thác • Lắp đặt chạy thử và đưa vào vận hành thiết bị dầu khí • Lắp đặt chạy thử và đưa vào vận hành thiết bị dầu khí • Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị đo, đếm công nghiệp. • Tích hợp hệ thống • Thực hiện các công tác liên quan đến thiết bị lòng giếng bằng kỹ thuật cáp tời • Thiết kế tích hợp, lập trình, lắp đặt, chạy thử khởi động các hệ thống điều khiển và giám sát quá trình tự động hóa công nghiệp (PLC, SCADA, DCS….) • Vận hành các công trình dầu khí Đối tác - Dự án 5 Xí nghiệp Khai thác dầu khí có đầy đủ năng lực về trang thiết bị, máy móc, nhân lực để thực hiện các dịch vụ chuyên ngành dầu khí cho các nhà thầu trong và ngoài nước; đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Hiện OGPE đang cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M) cho các mỏ Cá ngừ vàng của Hoàn Vũ JOC, NRĐM của VRJ, Tê giác trắng của Hoàng Long Joc, Hải sư trắng/ đen của Thăng Long JOC và mỏ Thái Bình (Petronas Việt Nam) Chứng chỉ đạt được Hiện OGPE đang áp dụng hệ thống chứng chỉ: ISO 9001:2008, ISO 14001:2004; OHSAS 18001:2007; ISO /IEC 17025:2005; SIEMENS Automatic & Drives, ISM code; Giấy chứng nhận phù hợp (XNKT, No:034/ QL12 04/12/2012), Giấy chứng nhận quản lý an toàn (FSO vietsovpetro 01, No: 034/ QL15/0, 28/03/2015), Giấy chứng nhận quản lý an toàn (FSO Chi Linh, No: 034/ QL15/01, 28/03/2015). (Nguồn: Tài liệu nội bộ OGPE)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan