Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ cac yeu to anh huong den hanh vi xa rac cua nguoi dan tai thanh pho ho chi minh...

Tài liệu cac yeu to anh huong den hanh vi xa rac cua nguoi dan tai thanh pho ho chi minh

.PDF
82
364
130

Mô tả:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh
NHẬN XÉT ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ TP. HCM, ngày tháng năm 2016 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  TỪ VIẾT TẮT ANOVA EFA KMO TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Analysis of Variance Phân tích phương sai Exploratory Factor Analysis Kaiser-Meyer-Olkin PTTH for the Social Sciences TP.HCM TRA VIF Chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Phổ thông trung học Statistical Package SPSS Phân tích nhân tố khám phá Phần mềm xử lý số liệu và thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Theory of Reasoned Action Variance inflation factor Thuyết hành động hợp lý Hệ số phóng đại phương sai THD Thái độ CCQ Chuẩn chủ quan KHV Nhận thức kiểm soát hành vi NMT Nhận thực về môi trường NXP Nguy cơ xử phạt HV Hành vi i CBCC Cán bộ công chức HSSV Học sinh sinh viên ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các biến quan sát đo lường “Thái độ - THD”................................................... 31 Bảng 3.2: Các biến quan sát đo lường “Chuẩn chủ quan - CCQ” .................................. 31 Bảng 3.3: Các biến quan sát đo lường “Kiểm soát hành vi - KHV” ............................. 32 Bảng 3.4: Các biến quan sát đo lường “Nhận thức về môi trường – NMT” .............. 32 Bảng 3.5: Các biến quan sát đo lường “Nguy cơ xử phạt - NXP” ................................. 32 Bảng 3.6: Các biến quan sát đo lường “Hành vi - HVI”.................................................... 32 Bảng 3.7: Thống kê các trường hợp tương quan .................................................................. 36 Bảng 4.1: Kết quả Cronbach alpha các yếu tố trong mô hình nghiên cứu .................. 42 Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha các yếu tố trong mô hình nghiên cứu .................. 43 Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố ................................................................................................. 44 Bảng 4.4: Ma trận tương quan .................................................................................................... 46 Bảng 4.5: Phương pháp sử dụng trong mô hình (HVI) ...................................................... 47 Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình (HVI) ........................................... 47 Bảng 4.7: Kiểm định độ phù hợp của mô hình (HVI) ........................................................ 47 Bảng 4.8: Hệ số hồi quy (HVI) ................................................................................................... 48 Bảng 4.9: Kết luận các giả thuyết các yếu tố tác động đến hành vi............................... 52 Bảng 4.10: Thống kê trung bình hành vi theo giới tính ..................................................... 52 Bảng 4.11: Kết quả Independent Samples Test so sánh hành vi theo giới tính ......... 52 Bảng 4.12: Thống kê trung bình hành vi theo tình trạng hôn nhân .............................. 53 Bảng 4.13: Kết quả Independent Samples Test so sánh theo tình trạng hôn nhân ... 53 Bảng 4.14: Kết quả Independent Samples Test so sánh theo nơi sinh ra và lớn lên 53 Bảng 4.15: Thống kê trung bình hành vi theo nới sinh ra và lớn lên ........................... 54 Bảng 4.16: Thống kê mô tả theo nghành nghề ...................................................................... 54 Bảng 4.17: Kiểm tra tính đồng nhất của chênh lệch............................................................ 54 Bảng 4.18: ANOVA ....................................................................................................................... 54 Bảng 4.19: Thống kê mô tả hành vi theo độ tuổi ................................................................ 54 Bảng 4.20: Kiểm tra tính đồng nhất của chênh lệch............................................................ 55 Bảng 4.21: ANOVA ....................................................................................................................... 55 iii Bảng 4.22: Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các khái niệm ................................. 55 Bảng 4.23: So sánh giá trị trung bình mẫu nghiên cứu của các khái niệm với giá trị trung bình của thang đo (µ 0=3) ................................................................................................... 56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu để 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa (HVI) .................................................... 50 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phần dư phân tán (HVI)....................................................................... 51 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ P-P và Q-Q khảo sát phân phối chuẩn của phần dư (HVI) ..... 51 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................ 12 Hình 2.2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp ......................... 15 Hình 2.3: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) ................................................................ 16 Hình 2.4: Mô hình thuyết công bằng thủ tục giữa nghĩa vụ tuân thủ và đạo đức ..... 21 Hình 2.5: Mô hình thuyết Công bằng thủ tục theo Sunshine & Tyler .......................... 22 Hình 2.6: Mô hình thuyết công bằng thủ tục trong việc tuân thủ pháp luật................ 23 Hình 2.7: Mô hình thuyết công bằng thủ tục đối với cảnh sát tại Anh và xứ Wales25 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu do nhóm tác giả đề xuất.................................................... 26 iv MỤC LỤC ----- ----DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................i DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................iv CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu .................................................................... 2 1.3 Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 3 1.3.1 Vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 3 1.4.1 Mục đích đề tài ........................................................................................ 3 1.4.2 Mục tiêu ................................................................................................... 3 1.4.3 Nhiẹ m vụ của đề tài .............................................................................. 3 1.5 Đối tu ợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........... 4 1.5.1 Đối tu ợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................... 4 1.5.2 Đối tu ợng khảo sát ................................................................................ 4 1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 1.7 Tính mới của đề tài: ........................................................................................ 5 1.8 Những đóng góp của nghie n cứu ................................................................. 5 1.9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................... 6 1.9.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 6 1.9.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 6 1.10 Kết cấu đề tài .............................................................................................. 6 v CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8 2.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 8 2.1.1 Khái niệm hành vi xả rác.......................................................................... 8 2.1.2 Pháp luật với hành vi xả rác nơi công cộng .............................................. 9 2.2 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 14 2.2.1 Thuyết lựa chọn duy lý .......................................................................... 14 2.2.2 Thuyết hành vi dự định .......................................................................... 15 2.2.3 Thuyết công bằng thủ tục ....................................................................... 18 2.2.4 Thuyết công bằng thủ tục tại Anh........................................................... 24 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 25 2.3.1 Thái độ (THD) ....................................................................................... 26 2.3.2 Chuẩn chủ quan (CCQ) .......................................................................... 26 2.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi (KHV) ...................................................... 27 2.3.4 Nhận thức về môi trường (NMT) ........................................................... 27 2.3.5 Nguy cơ xử phạt (NXP) ......................................................................... 27 2.3.6 Hành vi xả rác (HVI) ............................................................................. 28 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30 3.2 Nghiên cứu sơ bộ.......................................................................................... 31 3.2.1 Nghiên cứu định tính.............................................................................. 31 3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................. 31 3.3 Xây dựng và phát triển thang đo ................................................................... 31 3.3.1 Thái độ (THD) ....................................................................................... 31 3.3.2 Chuẩn chủ quan (CCQ) ............................Error! Bookmark not defined. 3.4 Nhận thức kiểm soát hành vi (KHV)...............Error! Bookmark not defined. 3.4.1 Nhận thức về môi trường (NMT) .............Error! Bookmark not defined. vi 3.4.2 Nguy cơ xử phạt (NXP) ...........................Error! Bookmark not defined. 3.4.3 Hành vi (HVI) ..........................................Error! Bookmark not defined. 3.5 Nghiên cứu chính thức.................................................................................. 33 3.5.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................ 33 3.5.2 Thu thập dữ liệu ..................................................................................... 34 3.5.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ................................................. 34 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 40 4.1 Tổng quan về hành vi xả rác của người dân tại TPHCM ............................... 40 4.2 Thông tin về mẫu nghiên cứu ....................................................................... 40 4.3 Kiểm định chất lượng thang đo ..................................................................... 41 4.4 Kết quả EFA các biến độc lập ....................................................................... 43 4.4.1 Phân tích hồi quy ................................................................................... 45 4.4.2 Kiểm định tương quan............................................................................ 46 4.4.3 Phân tích hồi quy các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến hành vi .................. 47 4.5. Phân tích sự khác biệt hành vi với các đặc điểm cá nhân .............................. 52 4.6 Kiểm định giả thuyết trung bình tổng thể ...................................................... 55 CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ..................................... 58 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu........................................................................ 58 5.1.1 Kết quả đo lường và ý nghĩa .................................................................. 58 5.1.2 Kết quả về sự khác biệt cá nhân đến hành vi .......................................... 58 5.2 Hàm ý chính sách ......................................................................................... 59 5.2.1 Tuyên truyền và giáo dục ....................................................................... 59 5.2.2 Nâng cao nhận thức môi trường ............................................................. 62 5.2.3 Tuyên truyền pháp luật........................................................................... 63 5.2.4 Nâng cao quản lý giám sát từ phía nhà nước .......................................... 63 5.3 Kết luận ........................................................................................................ 65 vii 5.3.1 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 65 5.3.2 Kết luận ................................................................................................. 66 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 70 viii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới, môi trường đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên đáng buồn thay tại Việt Nam vấn đề xả rác nơi công cộng đã và đang xuất hiện nhan nhạn trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Hay khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn của mỗi người nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre thì họ lại thản nhiên vứt xuống nền nhà. Rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ mới vừa uống xong ra đường. Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch, người ta cũng vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe. Các gia đình sống dọc hai bên đường đều mang túi rác ra đường vứt. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, cũng là bộ mặt của nước Việt Nam, thành phố phải có những chủ trương chính sách để nhằm đứng đầu trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, giữ cái nhìn tốt của những du khách nước ngoài với nước mình. Mặc dù đã có nhiều biện pháp được áp dụng như biển cấm đổ rác, bài trí nhiều thùng rác nơi công cộng…nhưng hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn có thể bất gặp ở bất cứ đâu trên thành phố. Trên mỗi con đường ở thành phố chúng ta dễ dàng bắt gặp xác chuột và rác bẩn ném ra ngoài đường, làm cho lề đường cũng như mặt đường trông rất dơ bẩn. Cứ một đoạn đường dài khoảng độ 50 km mà rác bẩn hai bên đường không có nơi nào mà không có. Ngoại trừ những nơi đồng ruộng không có người ở thì khá sạch sẽ, có nghĩa là rác bẩn ít. Còn chỗ nào đông người là chỗ đó bẩn thỉu nhất. Sau khi có hội chợ, đêm giao thừa hay các dịp lễ thì số lượng rác để lại rất nhiều. 1 Nhiều đoạn Kênh Nhiêu Lộc ô nhiễm trầm trọng, trên đoạn kênh dưới chân cầu Bùi Hữu Nghĩa, tình trạng rác thải tồn ứa trên lòng kênh đã lên mức đáng báo động. Rạch Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh là một trong những con rạch “cơ bản” đã ngập đầy rác. Nước tại rạch Phan Văn Hân đen kịt và có mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng nhiều vô kể. sở dĩ có tình trạng ô nhiễm tại đây là bởi sự thiếu ý thức của người dân địa phương sống hai bên bờ rạch, bao gồm cả những hộ lấn chiếm rạch để xây nhà tạm bợ. Khó thống kê được có bao nhiêu rác thải sinh hoạt hữu cơ và rác thải sinh hoạt vô cơ đã bị vứt xuống dòng kênh này nhưng mức độ dày đặc của rác chứng tỏ mức độ ô nhiễm ở đây rất cao. Tương tự như rạch Phan Văn Hân là rạch Bàu Trâu tại quận 6 (có chảy qua một phần quận Tân Phú). Con rạch này đã trở thành một “con rạch chết”, không thể đảm nhận vai trò thoát nước vào mùa mưa cũng vì ngập đầy rác đến mức có những đoạn có thể đi bộ. Tình hình xả rác nơi công cộng không còn là một đề tài mới được nêu ra cho sự chú ý của xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được sư quan tâm của cả cộng đồng. Để ngăn được sự gia tăng của rác thải là điều không thể nhưng chúng ta có thể hạn chế việc xả rác bừa bãi. Vì lý do này nên chúng tôi xin phép chọn đề tài:”Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc xả rác thải bừa bãi và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng này nhằm biến thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố xanh-sạch-đẹp, luôn là điểm đến thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu Một số đề tài có sự liên quan đến bài nghiên cứu mà nhóm tác giả lấy làm tài liệu tham khảo như sau: • Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến hành vi vứt rác bừa bãi của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Châu Anh, Trần Lê Quân, Đinh Xuân Trình (Khoa Quản trị kinh doanh – ĐH Tài chính – Marketing). Bài nghiên cứu cho thấy Thái độ - Ý thức và Giáo dục là hai yếu tố tác động mạnh đến hành vi xả rác của sinh viên TP.HCM, đồng thời đề ra những kiến nghị thực tế để nâng cao ý thức trong cộng đồng học sinh – sinh viên. 2 • Đề tài nghiên cứu: “Differentiating Active and Passive Littering: A TwoStage Process Model of Littering Behavior in Public Spaces” của tác giả Chris G. Sibley (Tạm dịch: Phân biệt giữa xả rác chủ động và xả rác bị động. Quy trình 2 bước về việc xả rác ở nơi công cộng). Bài nghiên cứu này đưa ra mô hình nhằm phân biệt 2 loại xả rác: chủ động và bị động. Sự khác nhau giữa xả rác chủ động (vỉ dụ xả rác ngay tại chỗ mình đang đứng và bước đi chỗ khác) và xả rác thụ động (ví dụ một người bỏ rác trên băng ghế và sau đó đứng lên đi nơi khác mà quên không vứt rác vào thùng) phụ thuộc vào độ trễ của (a) khi rác được thải trong môi trường và (b) việc không nhặt rác tại nơi mình đang đứng. Kết quả cho thấy việc xả rác việc xả rác bị động khó thay đổi hơn là việc xả rác chủ động. Xác suất của việc vứt rác bừa bãi cũng tăng lên với độ trễ khi rác được đặt trong khu vực và khi cá nhân rời khỏi khu vực đó 1.3 Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Vấn đề nghiên cứu Các yếu tố dẫn đến hành vi xả rác của người dân TP.HCM 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào sẽ tác động đến việc xả rác bừa bãi và làm sao để giảm thiểu hành vi xả rác của người dân tại TPHCM? 1.4 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 1.4.1 Mục đích đề tài Mục đích chính của bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu hành vi xả rác của người dân sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống để đưa ra những đánh giá có cở sở khoa học và thực tiễn, nhằm nâng ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi của người dân tại thành phố. 1.4.2 Mục tiêu Xác định và đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.3 Nhiẹ m vụ của đề tài Để thực hiẹ n đu ợc những mục tiêu trên, đề tài cần có những nhiẹ m vụ sau: • Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu hành vi xả rác của người dân tại thành phố. 3 • Phân tích, đánh giá tác đọ ng của từng yếu tố dựa trên phu o ng pháp định tínhvà từ đó hiẹ u chỉnh lại mô hình phù hợp với thực tế. • Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi xả rác của người dân • Đề xuất những giải pháp góp phần giảm thiểu hành vi xả rác bừa bãi của người dân thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 Đối tu ợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 1.5.1 Đối tu ợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.5.1.1 Đối tu ợng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hu ởng đến hành vi xả rác của người dântại TPHCM. 1.5.1.2 Phạmvinghiêncứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong địa bàn TPHCM. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài bắt đầu từ tháng 01 na m 2016 đến tháng 03 na m 2016. 1.5.2 Đối tu ợng khảo sát Đối tu ợng khảo sát (Khách thể nghiên cứu) là người dân tại TPHCM, khách du lịch. Cụ thể gồm 2 nhóm: • Nhóm thứ nhất: Những người đang học tạ p, làm viẹ c, sinh ra và lớn lên tại TPHCM. • Nhóm thứ hai: Những người đang học tạ p, làm viẹ c tại TPHCM nhu ng sinh ra và lớn lên tại các tỉnh khác. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Để giúp cho việc tìm hiểu cũng như nghiên cứu về đề tài những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, cần sử dụng những phương pháp sau: Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng hai phương pháp chính: phương pháp nghiên cứu định tính (bằng kĩ năng thảo luận nhóm tập trung) và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng tài liệu có sẵn như sách báo, các thông tin trên mạng kết hợp với kiến thức có sẵn. Phương pháp quan sát và thu thập từ thực nghiệm, thí nghiệm: Nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện bằng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp người dân tại TPHCM thông qua 4 bản câu hỏi chi tiết. Thu thập thông tin từ nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thiết, lý thuyết khoa học, chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết ban đầu tức là để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoa học mới trong việc đo lường các khái niệm thành phần ảnh hưởng tới ý thức của người dân trong việc xả rác. Đồng thời thực tiễn là tiêu chuẩn của việc nghiên cứu khoa học xã hội, vì vậy cần phải có kiến thức nhất định về đề tài được chọn cũng như khả năng để thực hiện thực nghiệm nhằm nâng cao tính thực tiễn trong những phạm vi nhất định. Phương pháp thực hiện gồm: Phương pháp kiểm định độ tin cậy của Cronbach’s Alpha Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp quy nạp-diễn giải: phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua công cụ chính là phần mềm SPSS. Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp định lượng để thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn nhiều người trong các độ tuổi khác nhau tại TPHCM. Nghiên cứu sử dụng thống kê suy diễn phân tích kết quả thu thập từ mẫu câu hỏi chi tiết. Thông tin lấy được từ phương pháp này sẽ sàng lọc các biến quan sát không đạt chất lượng (biến rác) sử dụng hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua công cụ là phần mềm SPSS. Sau đó hình thành nên mô hình hồi quy và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người dân. 1.7 Tính mới của đề tài: Nghie n cứu sẽ trình bày mọ t cách tổng quan nhất về hành vi vứt rác của người dân TP.HCM, từ đó chúng ta sẽ nắm bắt đu ợc nguyên nhân và các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hành vi này căn cứ vào co sở các lý thuyết và mo hình đề xuất. Mô hình sẽ bổ sung ra thêm hai yếu tố mới ảnh hưởng đến hành vi xả rác đó là: chuẩn chủ quan và nhận thức về môi trường. Qua đó, mô hình sẽ hoàn thiện hơn và giúp ích cho chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ môi trường,… xây dựng biện pháp nâng cao ý thức cho người dân. Nghie n cứu chủ yếu nhắm đến những người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCMđặc biệt những người đã từng có hành động xả rác, từ đó tính phù hợp của nghie n cứu sẽ cao và chúng ta có thể tìm ra các giải pháp giảm thiểu hành vi xả rác của người dân trong địa bàn thành phố. 1.8 Những đóng góp của nghie n cứu Mọ t là, nghie n cứu là mọ t dạng quá trình thu thạ p, pha n tích tho ng tin từ đó xa y dựng le n thang đo các yếu tố chính tác đọ ng đến hành vi xả rác của 5 người dân tại TP.Hồ Chí Minh. Vì vạ y, hy vọng đa y là co sở để triển khai các nghie n cứu tu o ng tự trong lĩnh vực ý định thực hiẹ n hành vi. Hai là, kết quả nghie n cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ và toàn diẹ n ho n về mức đọ quan trọng của các yếu tốảnh hu ởng đến ý thức người dân. Vì thế, hy vọng nghie n cứu này sẽ đạ t co sở cho các giải pháp bảo vệ môi trường, giáo dục trong gia đinh - nhà trường, nâng cao nhận thức cho người dân. Ba là, nghie n cứu vạ n dụng, tổng hợp nhiều phu o ng pháp, từ viẹ c hẹ thống hóa, pha n tích, tổng hợp,... của phu o ng pháp truyền thống đến viẹ c thảo luạ n nhóm tạ p trung, định tính, định lu ợng, pha n tích Cronbach alpha, pha n tích hồi quy đa biến. Do đó, hy vọng nghie n cứu này sẽ là nguồn tài liẹ u tham khảo về thiết kế nghie n cứu, về phát triển thang đo và về mo hình nghie n cứu và xử lý dữ liẹ u cho sinh vie n trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. 1.9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.9.1 Ý nghĩa khoa học Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về tình trạng xả rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế và các công cụ như: Bản khảo sát, phỏng vấn sâu…thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập cho thấy thực trạng xả rác của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để hạn chế hành vi xả rác của người dân. 1.9.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cho thấy rõ thái độ, nhận thức của người dân trong viêc bảo vệ môi trường thông qua hành vi xả rác nơi công cộng. Cung cấp thông tin và giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi xả rác và nâng cao nhận thức của người dân để mang lại những biến đổi tích cực cho môi trường , cảnh quan thành phố. 1.10 Kết cấu đề tài Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu 6 Chương 5: Hàm ý chính sách và kết luận TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Thực trạng xả rác hiện nay đang là một trong những vấn nạn đáng quan tâm tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Nếu tình trạng này không được giảm thiểu, thành phố sẽ trở thành một “bãi rác”, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sức khoẻcủa cộng đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chúng tôi – đại diện cho thế hệ trẻ ở Việt Nam quyết định thực hiện bài nghiên cúu để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi xả rác của người dân tại TP.HCM. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm hành vi xả rác Rác là một từ dùng để chỉ chung những vật không có giá trị sử dụng đối với một số đối tượng nhất định. Rác là một bộ phận của chất thải tức là các chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc một số dạng khác (theo Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường). Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất, tuy nhiên bằng cách nhìn thực tiễn cuả hoạt động kinh tế và ý nghĩa của quản lý đối với chất thải, có các cách phân loại sau đây: Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt Chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại: là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: chất thải dạng hữu cơ và vô cơ hoặc chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa,… Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt độc hại,… Mỗi cách phân loại có mục đích nhất định nhằm phục vụ nghiên cứ, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải hiệu quả. Riêng với các chất thải phát sinh từ khu vực đô thị (như thành phố Hồ Chí Minh) bao gồm 4 nhóm: vô cơ, hữu cơ, phân bắc và chất thải nguy hiểm. Các chất thải vô cơ phát sinh chủ yếu từ các khu vực nông nghiệp, thương mại và xây dựng, với một lượng nhất định đầu vào từ nền kinh tế hộ gia đình. Chất thải hữu cơ chiếm khoảng 53% tổng dòng thải được phát sinh từ công nghiệp chế biến thực phẩm, các chợ, các cửa hàng bán lẻ rau và từ các thức ăn thải ra từ kinh tế hộ gia đình. Phân bắc phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, với một phần ít hơn là nước thải cống từ các khách sạn, các cơ quan và các hộ gia đình có đường cống nối với hệ thống cống thoát nước 8 thành phố. Các chất thải nguy hiểm chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện và khu vực luyện kim hoặc xử lý kim loại. Rác thải có thể được chia làm 3 loại chính: rác thải sinh hoạt (chất thải từ các hộ gia đình), rác thải sản xuất kinh doanh (phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng,…) rác thải nguy hiểm (các chất độc hại, nguy hiểm cho con người và sinh vật như chất thải y tế, chất phóng xạ,…) Xả rác là một hành động của con người và động vật nhằm thải ra môi trường công cộng như đường phố, ao, hồ,… gây tù đọng. Những vật dụng không còn dùng đến, đặc biệt là rác thải sinh hoạt khi bị ném ra môi trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan công cộng. Hiện tượng này xảy ra rất phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển, trong đó thành phố Hồ Chí Minh không phải là một ngoại lệ. Ngoài việc vức rác như lon, chai, que, vỏ, giấy… của người dân, một số loại rác thải công nghiệp như gạch, đá phế thải hay nguy hiểm hơn là rác thải y tế như kim tiêm, thuốc, máu,… cũng được đổ không đúng nơi quy định. Môi trường đang ngày càng là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên khắp thế giới, khi lượng rác thải đã tăng đến mức báo động. 2.1.2 Pháp luật với hành vi xả rác nơi công cộng  Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính vi phạm các quy định về giữ gìn vệ sinh chung như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung. b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung. c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư. d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng. đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh. 9 e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác. b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng. c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường. d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.  Điều 20nghị định số 179/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường 1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định hoặc không đúng quy định về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại Điểm d Khoản này. c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị. đ) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường. 10 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, chất thải không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.  Điều 30nghị định số 179/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây: a) Không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng. b) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định. c) Không có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý theo quy định. Chính phủ đã đưa ra các nghị định mới về xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường, đã nâng mức xử phạt nhiều lần. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn ở mức “giơ cao đánh khẽ”.Việc xử phạt hành chính đối với hành vi xả rác bừa bãi là cần thiết. Người xả rác bừa bãi không chỉ phải nhận hình phạt từ phía chính quyền, mà còn nhận những ánh mắt lên án gay gắt của những người xung quanh. Cộng đồng sẽ là nhân tố quan trọng nâng cao ý thức bảo vệ từng con đường, từng mảng xanh hiện diện xung quanh. Bên cạnh đó Chính Phủ cần áp dụng một cách cứng rắn các hình phạt về bảo vệ môi trường như ở đất nước Singapore, đặc biệt đối với việc xả rác bừa bãi: Người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla và phải lao động công ích. Trong khoảng vài giờ, người bị phạt trong bộ quần áo sáng màu đặc trưng sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví dụ nhặt rác tại công viên, đôi khi phương tiện truyền thông địa phương được mời đến để ghi lại sự kiện. Nhà chức trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. Tác dụng tích cực của động thái trên chính là đường phố Singapore vô cùng sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan