Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trung tâm y tế...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại trung tâm y tế huyện đức linh, tỉnh bình thuận

.PDF
123
1
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA–VŨNG TÀU ******* HUỲNH THỊ ÁI VY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA–VŨNG TÀU ******* HUỲNH THỊ ÁI VY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG VINH Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8 năm 2022. TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày ….. tháng…..năm 2022 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Huỳnh Thị Ái Vy Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 25/12/1991 Nơi sinh: Bình Thuận Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 20110059 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến động lực làm việc của người lao động tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh. - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp thúc đẩy động lực làm việc của người lao động tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh. III- Ngày giao nhiệm vụ: .…./…../2021 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: .…./…../2022 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày ….. tháng …. năm 2022 Tác giả Luận văn Huỳnh Thị Ái Vy ii LỜI CẢM ƠN Qua những năm tháng tham gia lớp cao học cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã có được sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của nhiều người. Tôi vô cùng biết ơn những tình cảm và sự quan tâm này. Đặc biệt, trong dịp thực hiện hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang Vinh là người dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn chuyên môn cho bản thân tôi. Đồng thời, tôi cảm ơn đến các Giảng viên là các Thầy giáo, Cô giáo và Ban lãnh đạo cùng các chuyên viên Viện Đào tạo Sau đại học-Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, đã luôn đồng hành và hỗ trợ giúp đỡ trong suốt thời gian học tập. Trân trọng! Tác giả luận văn Huỳnh Thị Ái Vy iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngành y tế Việt Nam như hiện nay phải đối mặt với các loại dịch bệnh lây nhiễm mới điển hình là dịch cúm SARS-CoV-2 và các loại dịch bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng nhu cầu khám chữa bệnh quá tải, từ đó, tạo áp lực ghê gớm lên đội ngũ y sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế trong và ngoài công lập. Bên cạnh việc quan tâm đến công tác chuyên môn, công tác chăm sóc y tế còn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và cùng với đó là xây dựng đội ngũ nhân viên y tế đúng số lượng, đủ trình độ và có năng lực trong lĩnh vực đặc thù. Hiện tượng một số bác sỹ và điều dưỡng xin nghỉ việc hoặc luân chuyển công tác thực tế đã xảy ra ở nhiều cơ sở y tế, trong đó có xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Luận văn này có 3 mục tiêu: 1) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh; 2) Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh; và 3) Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực của nhân viên tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh. Dữ liệu thu được từ 190 trên tổng số 217 người lao động tại trung tâm và được xử lý bằng phần mềm SPSS 21. Mô hình nghiên cứu với các biến độc lập với các giả thuyết đi kèm cùng thang đo tương ứng được xây dựng trên cơ sở tham khảo các lý thuyết và nghiên cứu liên quan kết hợp với phỏng vấn thảo luận chuyên sâu một số chuyên gia. Hồi quy, mô tả và khám phá nhân tố là các phương pháp chính tham gia vào quá trình nghiên cứu của luận văn. Kết quả phân tích cho thấy có 07 yếu tố có ảnh hưởng ý nghĩa đến động lực của nhân viên tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: Môi trường làm việc, Bản chất công việc, Đào tạo và thăng tiến, Quan hệ CV với cấp trên, Thu nhập, Thương hiệu và văn hóa, và Công nhận thành tích làm việc. Bên cạnh đó, kết quả PT cũng cho thấy không có sự khác biệt về động lực giữa 2 lao động nam và lao động nữ; không có sự khác biệt về động lực giữa các nhóm nhân viên có độ tuổi lao động khác nhau; không có sự khác biệt về động lực giữa các nhóm nhân viên có trình độ chuyên môn khác nhau; và không có sự khác biệt về động lực giữa các nhóm nhân viên có mức thu nhập khác nhau. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .............................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.3.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................... 4 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 4 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................... 5 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 5 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................... 6 1.7.1. Đóng góp về mặt lý luận ......................................................................................... 6 1.7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...................................................................................... 6 1.8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 7 2.1. Khái niệm động lực làm việc .................................................................................. 7 2.1.1. Một số khái niệm về động lực làm việc .................................................................. 7 v 2.1.2. Vai trò của động lực làm việc ................................................................................. 7 2.2. Các lý thuyết nền tảng về văn hoá tổ chức và động lực làm việc ........................... 8 2.2.1. Tháp nhu cầu của Maslow (1942) ........................................................................... 8 2.2.2. Thuyết thúc đẩy của McClelland (2012) ............................................................... 10 2.2.3. Thuyết hai NT của Herzberg (1959) ..................................................................... 11 2.2.4. Thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng ............................................................................... 12 2.2.5. Nghiên cứu của Brooks (2007) ............................................................................. 13 2.2.6. Nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011) .................................................... 13 2.3. Tổng quan đề tài nghiên cứu liên quan ................................................................. 14 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 14 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................... 15 2.3.3. Tổng hợp nghiên cứu có liên quan ........................................................................ 17 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 18 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 18 2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc nhân viên ...................................... 21 2.4.2.1. Đào tạo và thăng tiến ......................................................................................... 21 2.4.2.2. Thu nhập ............................................................................................................ 21 2.4.2.3. Công nhận thành tích......................................................................................... 22 2.4.2.4. Bản chất công việc ............................................................................................ 23 2.4.2.5. Thương hiệu và văn hóa tổ chức ....................................................................... 24 2.4.2.6. Môi trường làm việc .......................................................................................... 25 2.4.2.7. Quan hệ với cấp trên ......................................................................................... 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 28 3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 28 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................................... 29 vi 3.3. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu ............................................................................. 32 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 32 3.4. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................... 33 3.4.1. Phân tích độ tin cậy thang đo ................................................................................ 33 3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................... 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................ 36 4.1. Giới thiệu tổng quan về TTYT huyện Đức Linh .................................................. 36 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 36 4.1.2. Đặc điểm, tình hình của Trung tâm Y tế huyện Đức Linh.................................... 36 4.1.3. Bộ máy quản lý tại TTYT huyện Đức Linh .......................................................... 37 4.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 37 4.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận ............................................................................. 37 4.1.4. Kết quả hoạt động của TT giai đoạn 2019 - 2021 ................................................. 39 4.2. Mô tả đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu........................................................ 40 4.3. Kiểm tra độ tin cậy của TĐ ................................................................................... 42 4.4. Phân tích nhân tố khám phá .................................................................................. 44 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập ....................................................... 44 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc................................................... 47 4.5. Phân tích hồi quy ................................................................................................... 49 4.5.1. Kiểm định sự tương quan ...................................................................................... 49 4.5.2. Kiểm định hồi quy tuyến tính................................................................................ 50 4.5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...................................................................... 51 4.5.4. Kiểm định đa cộng tuyến ...................................................................................... 52 4.6. Kiểm định sự khác biệt theo nhân khẩu học ......................................................... 52 4.6.1. Kiểm định sự khác biệt ĐLLV theo giới tính ....................................................... 52 vii 4.6.2. Kiểm định sự khác biệt ĐLLV theo độ tuổi .......................................................... 53 4.6.3. Kiểm định sự khác biệt ĐLLV xét theo trình độ chuyên môn .............................. 54 4.6.4. Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập ................................................................... 55 4.7. Thảo luận kết quả .................................................................................................. 56 4.8. So sánh với một số kết quả nghiên cứu trước ....................................................... 58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................... 59 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 59 5.2. Hàm ý quản trị ....................................................................................................... 59 5.2.1. Môi trường làm việc (X1) ..................................................................................... 59 5.2.2. Bản chất công việc (X7) ........................................................................................ 60 5.2.3. Đào tạo và thăng tiến (X3) .................................................................................... 61 5.2.4. Quan hệ công việc với cấp trên (X6) .................................................................... 61 5.2.5. Thu nhập (X5) ....................................................................................................... 62 5.2.6. Thương hiệu và văn hóa (X4) ............................................................................... 63 5.2.7. Công nhận thành tích làm việc (X2) ..................................................................... 64 5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... i DANH MỤC PHỤ LỤC ..................................................................................................... iv PHỤ LỤC 01. BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ................................................................ v PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH ......................................................... xi PHỤ LỤC 03. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ........................................xii PHỤ LỤC 04. KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ..................................................................xvii viii DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải AH Ảnh hưởng BV Bệnh viện CSYT Cơ sở y tế CSVC Cơ sở vật chất CV Công việc DL Dữ liệu DN Doanh nghiệp ĐL Định lượng ĐLLV Động lực làm việc HSTQ Hệ số tương quan KS Khảo sát MH Mô hình MQH Mối quan hệ MT Mục tiêu MTLV Môi trường làm việc NC Nghiên cứu NLĐ Người lao động NVYT Nhân viên y tế NNL Nguồn nhân lực NT Nhân tố NV Nhân viên PP Phương pháp ix Ký hiệu Diễn giải PT Phân tích QS Quan sát TĐ Thang đo TC Tổ chức TQ Tương quan TKMTTĐ Thống kê mô tả thang đo TT Trung tâm TTYT Trung tâm Y tế YT Yếu tố x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Tổng hợp kết quả NC của nhóm tác giả Thanh Vũ-Minh Hoài........................ 16 Bảng 2. 2. Tổng hợp kết quả NC của nhóm tác giả Huy Trúc-Bảo Châu .......................... 17 Bảng 2. 3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan .................................................................. 17 Bảng 3. 1. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................ 29 Bảng 3. 2. Các Thang đo .................................................................................................... 30 Bảng 4. 1. Kết quả hoạt động 3 năm 2019-2021 ................................................................ 39 Bảng 4. 2. Tình hình nhân sự 3 năm, giai đoạn 2019-2021 ............................................... 40 Bảng 4. 3. Thông tin nhân khẩu học ................................................................................... 41 Bảng 4. 4. Kiểm định thang đo các biến độc lập ................................................................ 43 Bảng 4. 5. Kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập................................................... 44 Bảng 4. 6. Phương sai tổng được giải thích với các biến độc lập ...................................... 44 Bảng 4. 7. Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập ............................................................. 46 Bảng 4. 8. Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc ..................................................... 47 Bảng 4. 9. Phương sai tổng được giải thích với biến phụ thuộc ........................................ 47 Bảng 4. 10. Bảng NT biến phụ thuộc ................................................................................. 48 Bảng 4. 11. Kết quả phân tích khả năng tương quan ......................................................... 49 Bảng 4. 12. Kết quả PT hồi quy sử dụng PP Enter ............................................................ 50 Bảng 4. 13. Mức độ giải thích của mô hình ....................................................................... 51 Bảng 4. 14. Phân tích phương sai ANOVA ....................................................................... 51 Bảng 4. 15. Tổng hợp kết quả PT phương sai .................................................................... 52 Bảng 4. 16. Kiểm định sự khác biệt ĐLLV theo giới tính ................................................. 53 Bảng 4. 17. Kiểm định phương sai độ tuổi ......................................................................... 53 Bảng 4. 18. Kiểm định Welch khác biệt về ĐLLV xét theo độ tuổi .................................. 54 Bảng 4. 19. Kiểm định phương sai trình độ chuyên môn ................................................... 54 Bảng 4. 20. Phân tích ANOVA cho ĐLLV xét theo trình độ chuyên môn........................ 54 xi Bảng 4. 21. Phân tích phương sai về thu nhập ................................................................... 55 Bảng 4. 22. Phân tích ANOVA về ĐLLV xét theo mức thu nhập ..................................... 55 Bảng 4. 23. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết .................................................... 56 Bảng 4. 24. Mức độ đóng góp của các yếu tố .................................................................... 57 Bảng 5. 1. Thống kê mô tả thang đo môi trường làm việc ................................................. 60 Bảng 5. 2. Thống kê mô tả TĐ Bản chất CV ..................................................................... 60 Bảng 5. 3. Thống kê mô tả TĐ Đào tạo và thăng tiến ........................................................ 61 Bảng 5. 4. Thống kê mô tả TĐ Quan hệ CV với cấp trên .................................................. 62 Bảng 5. 5. Thống kê mô tả TĐ Thu nhập ........................................................................... 63 Bảng 5. 6. Thống kê mô tả TĐ Thương hiệu và văn hóa ................................................... 64 Bảng 5. 7. Thống kê mô tả TĐ Công nhận thành tích làm việc ......................................... 65 xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Các cấp bậc của nhu cầu Maslow ........................................................................ 9 Hình 2. 2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg....................................................................... 11 Hình 2. 3. Mô hình nghiên cứu của Brooks (2007) ............................................................ 13 Hình 2. 4. Mô hình NC của Teck – Hong và Waheed ....................................................... 14 Hình 2. 5. Mô hình nghiên cứu dự kiến.............................................................................. 20 Hình 3. 1. Quy trình NC của đề tài ..................................................................................... 28 Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức......................................................................... 20 Hình 4. 1. Bộ máy quản lý tại TTYT huyện Đức Linh ...................................................... 37 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ mạng xã hội đã tạo nên sự kết nối rất mạnh mẽ giữa mỗi cá nhân trong toàn xã hội. Sự kết nối này không chỉ trong phạm vi một tỉnh, một quốc gia mà lan tỏa cả quốc tế. Điều này tạo nên sự hiểu biết và nắm bắt thông tin nhanh nhẹn về mọi mặt, trong đó thị trường lao động, việc làm là một trong những khoảng mở làm cho NLĐ có rất nhiều cơ hội để quyết định thay đổi CV. Đây là bài toán khó đối với các TC, đơn vị hoạch định nhân lực cả trong các TC, DN trong và ngoài quốc doanh, trên hầu hết các lĩnh vực công tác. Trước làn sóng với quá nhiều cơ hội việc làm phía trước kèm với nhiều những kỳ vọng về mức lương và điều kiện làm việc đã làm cho nhiều NLĐ có tâm lý bất ổn định, dễ bị cuốn theo những cơ hội mới và theo đó tạo ra sự bất ổn định với biên độ lớn về lực lượng lao động. Việc biến động về lực lượng lao động trong một TC với một biên độ quá lớn cũng sẽ tạo ra tốn kém chi phí trong công tác tuyển dụng, đào tạo, đặc biệt là phải đào tạo lại và cần phải có thời gian đào tạo hội nhập. Từ đây, bài toán đặt ra đối với TC, công ty, DN nói chung, là cần phải giữ chân NLĐ không chỉ trong một thời gian nhất định mà còn phải giữ chân họ một cách lâu dài và bền vững. Nghệ thuật và kết quả tốt đẹp của việc giữ chân NLĐ đòi hỏi cả một quá trình lâu dài, có quy trình, có PP, được NC và triển khai một cách bài bản có hệ thống trên cơ sở khoa học rõ ràng đã được kiểm chứng. Một trong những khoa học nền tảng và kinh điển đó là việc áp dụng các học thuyết về ĐLLV của NLĐ vào trong thực tiễn của mỗi DN, công ty. Khi ĐLLV của NV được kích hoạt và duy trì, NV sẽ tạo nên các giá trị và các sản phẩm ngoài cả mong đợi của TC. ĐLLV còn có giá trị to lớn hơn khi nó là NT kích hoạt các YT khác góp phần tạo nên không khí làm việc hăng say trong CV. ĐLLV tốt sẽ giúp cho mỗi NV toàn tâm toàn ý với mục đích đã đề ra, mỗi ngày mỗi giờ họ đến công ty làm việc bằng động lực mạnh mẽ, họ sẽ không bị các yếu tố ngoại lai chi phối nên năng suất lao động sẽ rất cao. Y tế là một trong những lĩnh vực hoạt động ở cả trong và ngoài công lập. Thời gian gần đây, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã có chính sách xã hội hóa ngành Y tế đã làm cho tốc độ phát triển ngày càng cao. Kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt 2 về nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực ngành Y nói riêng giữa các khu vực. Với ngành nghề đặc thù này, ngoài tầm quan trọng của thiết bị, công nghệ thì con người hoạt động trong lĩnh vực này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc chẩn đoán, sơ cứu, sơ khám ban đầu cũng như phân tích, đánh giá kết quả mà thiết bị máy móc đem lại trong ngành Y đòi hỏi mỗi NVYT từ cấp thấp nhất đến cao nhất phải lành nghề, tâm huyết và làm việc với động lực cao nhất, tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, để có thể giúp đội ngũ NVYT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ cần có sự hỗ trợ đắc lực và liên tục của nhiều YT liên quan như hệ thống máy móc, thiết bị, danh mục thuốc. Bên cạnh đó, giờ giấc làm việc, lương bổng, phúc lợi cũng như quy trình nghiêm ngặt trong việc bảo vệ sức khỏe NV tránh được các rủi ro lớn mà nghề nghiệp thuộc ngành Y vốn có cũng là những vấn đề cần phải quan tâm để nâng cao ĐLLV của mỗi người trong ngành này. Hiện nay, trên toàn tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Đức Linh nói riêng, có nhiều CSYT mới cả tư nhân và nhà nước được thành lập mới bên cạnh việc các CSYT đã có không ngừng được nâng cấp cả về quy mô lẫn chất lượng để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân được ngày càng tốt hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh đã bước sang một giai đoạn mới trên địa bàn toàn tỉnh. Bình Thuận lại là một trong những tỉnh đặc thù với địa hình nhiều đồi núi, sông ngòi, cánh đồng làm dễ gây nên tình trạng người dân nhiễm phải những loại bệnh theo mùa như cúm, sốt xuất huyết trước đây và dịch bệnh covid-19 như trong 3 năm qua đã hoành hành khắp cả nước mà tỉnh này cũng không là ngoại lệ. Điều này gây nên áp lực kép cho các nhà quản lý y tế ở đây. Áp lực thứ nhất là sự cạnh tranh giữa các CSYT về dịch vụ, chất lượng và giá cả khám chữa bệnh. Áp lực thứ hai là tình hình bệnh tật của người dân kể cả bệnh cấp tính và mãn tính có dấu hiệu gia tăng. Để thực hiện được nhiệm vụ và trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành Y nói chung và cho CSYT tuyến địa phương tại tỉnh Bình Thuận nói riêng, đòi hỏi các nhà quản trị ngành Y ở đây phải có giải pháp tối ưu về nguồn nhân lực của ngành để giúp cho quá trình điều hành CV được trôi chảy, bảo đảm và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. TTYT huyện Đức Linh là một trong những điểm nút quan trọng tạo thành mạng lưới khám chữa bệnh ban đầu tại huyện Đức Linh. Chính vì thế nhà quản lý của TTYT huyện này cũng cần phải có các phương án hoạch định nguồn nhân lực của mình để kịp thời ứng phó với các tình huống thiếu hụt nhân lực có 3 thể xảy đến bất cứ lúc nào trong bối cảnh có nhiều biến động và thay đổi khó lường phía trước. Điều quan trọng nhất trong hiện tại và tương lai để có thể giữ vững về số lượng và chất lượng đội ngũ đó chính là tìm giải pháp để nâng cao ĐLLV của đội ngũ cán bộ, NV tại đây. ĐLLV còn cần thiết hơn nữa khi mà các CSYT mỗi ngày phải đối mặt với các dịch bệnh xuất hiện vừa đột ngột khó lường vừa kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và lại có khả năng tử vong vừa nhanh vừa chiếm tỷ lệ quá cao như dịch Covid-19 vừa rồi và các dịch bệnh đã, đang và sẽ xuất hiện trên thế giới và Việt Nam như bệnh Đậu mùa Khỉ xuất hiện ngay trong tháng 6 năm 2022 vừa qua. Về mặt học thuật, các công trình khoa học trong nước và quốc tế nhiều năm qua đã có những chứng minh thỏa đáng về việc tạo ĐLLV và nâng cao động lực cho NV có nhiều giá trị thiết thực trong việc duy trì, ổn định và phát triển TC nhờ vào năng suất và hiệu quả công tác của người được truyền động lực. Theo đó, có nhiều giải pháp khác nhau đã được đưa ra trên nhiều lĩnh vực NC tương ứng để nhằm đem lại ĐLLV cho NV. Từ những cơ sở lý thuyết quan trọng này, vấn đề của luận văn sẽ NC chuyên sâu ra sao, tìm ra các hướng NC như thế nào để có thể góp phần chứng tỏ những giải pháp của luận văn có thể giúp nhà quản trị nhân sự tại TTYT huyện Đức Linh nói riêng và lĩnh vực Y tế nói chung tham khảo, sử dụng để điều hành mảng quản trị nhân sự trong thực tiễn. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua ĐLLV là một đề tài thu hút được nhiều chuyên gia NC sâu. Trong thực tế tầm quan trong của ĐLLV liên quan đến MT hoá và hiệu suất lao động của NV tại TC đó (Taguchi, Y., 2015). Một xã hội rộng lớn thì một TC của đơn vị được xem như một xã hội thu nhỏ. Cho dù xã hội đó lớn hay nhỏ đều xây dựng một nền văn hoá riêng cho mình (Schein, 1983). Công cụ tạo ra sự ổn định gắn kết các thành viên trong TC với nhau, tạo cho TC sức mạnh để đối đầu với các đối thủ bên ngoài đó là văn hoá TC (Staw, 1981). Trong bối cảnh y tế Việt Nam như hiện nay phải đối mặt với các loại dịch bệnh lây nhiễm mới điển hình là dịch cúm SARS-CoV-2 và các loại dịch bệnh không lây nhiễm như sốt xuất huyết, tiểu đường, huyết áp, v.v ... ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng nhu cầu khám chữa bệnh quá tải. Bên cạnh đó những phòng khám tư mạnh mẽ phát triển, thu hút NVYT cơ sở công lập bằng những mức lương và điều kiện làm việc 4 hấp dẫn. Các CSYT công lập còn mang nặng tư tưởng xin-cho làm cho nạn “chảy máu chất xám” trong hệ thống y tế còn diễn ra. Ngoài việc các CSYT còn phải nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh còn phải xây dựng đội ngũ NVYT đúng số lượng, đủ trình độ và có năng lực. Xây dựng nền văn hoá TC đó cũng là xây dựng chất lượng thương hiệu CSYT và cũng là xây dựng đội ngũ nhân lực có hiệu quả. Đối với những CSYT xây dựng được văn hoá TC sẽ nâng cao được chất lượng làm việc của NLĐ tại đơn vị. Lao động ngành y có đặc thù là loại hình lao động đặc thù, gắn liền với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. NVYT làm việc liên tục đêm ngày từng giây từng giây từng phút cứu tính mạng người bệnh. Việc trực đêm ngủ ngày, tiếp xúc với nhiều bệnh tật lây nhiễm, hoá chất độc hại, làm việc căng thẳng trong nhiều giờ mổ, chịu nhiều sức ép của từ thái độ không đúng từ người bệnh và người nhà người bệnh. TTYT huyện Đức Linh với chuyên môn dự phòng là chính và công tác khám chữa bệnh. Trong những năm gần đây, tình hình nhân sự của đơn vị có nhiều sự biến đổi, một số NLĐ tại đơn vị là bác sỹ và điều dưỡng xin nghỉ việc hoặc luân chuyển công tác. Tình trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân có AH đến ĐLLV của NLĐ. Vì vậy ngoài việc nâng cao công tác chuyên môn TTYT huyện Đức Linh cần tập trung tạo ĐLLV cho NLĐ, tăng hiệu quả và năng suất làm việc của NVYT. Điều này đã đưa đến quyết định thực hiện đề tài NC Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Trung tâm Y tế huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận được trình bày trong luận văn này. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Qua NC này, đề tài sẽ làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh, từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ĐLLV, hướng đến việc tăng hiệu quả và năng suất làm việc của cho NLĐ tại Trung tâm này. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 1. Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh. 2. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh. 5 3. Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh? Câu hỏi 2: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh như thế nào? Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh? 1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng NC: Đề tài này NC những yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV và bản thân ĐLLV của NLĐ tại TTYT huyện Đức Linh. Đối tượng khảo sát: NLĐ, bao gồm NV, cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao hiện đang làm việc tại TTYT huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài: Thời gian NC từ tháng 1/2022 đến tháng 7/2022. Về không gian NC: Phạm vi NC được giới hạn trong phạm vi TTYT huyện Đức Linh Dữ liệu NC: Số liệu thứ cấp và sơ cấp về công tác tổ chức nhân sự tại TTYT huyện Đức Linh từ năm 2019 đến 2021. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cả PP NC định tính và định lượng trong NC. - NC định tính: Sử dụng để xây dựng, sửa chữa, bổ sung các TĐ với các biến QS và bảng câu hỏi KS. Tìm hiểu và sàng lọc về khái niệm các biến độc lập, biến phụ thuộc kiểm tra mức độ phù hợp của TĐ, tham khảo các ý kiến để hoàn thiện lại từ ngữ và cấu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan