Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại công ty...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu ; gvhd

.PDF
108
1
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------------- NGUYỄN GIA CƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà rịa-Vũng tàu, tháng 09 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------------- NGUYỄN GIA CƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ KIÊN TÂN Bà rịa-Vũng tàu, tháng 09 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu” là công trình nghiên cứu hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy – TS. Hà Kiên Tân. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm với cam đoan trên. Bà rịa-Vũng tàu, tháng 05 năm 2022 Người thực hiện Nguyễn Gia Cường ii LỜI CẢM N Trước hết, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành học phần của các môn trong suốt khóa học chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, niên khóa 2020 – 2022 tại Trường Đại học Bà Rịa–Vũng Tàu. Tôi đã được các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp tôi tự tin và vững vàng hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Hà Kiên Tân là người luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Bà Rịa– Vũng Tàu, cảm ơn các phòng ban của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tỉnh Bà rịa Vũng tàu đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi thực hiện đề tài này. Chân thành cảm ơn. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i LỜI CẢM N ................................................................................................................. i MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... vii DANH MỤC S ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ x ABSTRACT .................................................................................................................. xi CHƯ NG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 1.6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................4 1.7. Ý nghĩa thực hiện nghiên cứu ...................................................................................4 1.8. Kết cấu đề tài ............................................................................................................4 CHƯ NG 2: C SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 6 2.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................................6 2.1.1. Một số khái niệm về động lực làm việc ................................................................6 2.1.2. Tạo động lực làm việc ...........................................................................................8 2.2. Một số lý thuyết về động lực làm việc...................................................................8 2.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1943) ......................................................8 2.2.2. Lý thuyết E.R.G của Clayton P. Alderfer (1969) ................................................10 2.2.3. Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) .........................................................11 2.2.4. Học thuyết 3 nhu cầu của David Mc. Clelland (1961) ........................................13 2.2.5. Lý thuyết công bằng của Stacy Adams (1963) ....................................................14 2.2.6. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) ....................................................15 2.2.7. Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) ......................................16 2.3. Tổng quan các đề tài nghiên cứu trước đây ............................................................18 iv 2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................18 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................22 2.4. Các yếu tố tác động đến động lực làm việc ............................................................24 2.4.1 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................................24 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................26 Tóm tắt Chương 2 ..........................................................................................................32 CHƯ NG 3: PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33 3.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................................33 3.1.1. Nghiên cứu định tính ...........................................................................................33 3.1.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................33 3.2. Thiết kế thang đo và phương pháp chọn mẫu ........................................................34 3.2.1 Thiết kế thang đo ..................................................................................................34 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................37 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ...............................................................................38 3.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo ......................................................................................38 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................39 3.3.3. Phân tích ma trận tương quan (Pearson) .............................................................40 3.3.4. Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................................41 Tóm tắt Chương 3:.........................................................................................................42 CHƯ NG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 43 4.1 Giới thiệu Công ty Baseafood: ................................................................................43 4.2 Thống kê mô tả nghiên cứu .....................................................................................44 4.2.1 Về giới tính ...........................................................................................................44 4.2.2. Về độ tuổi ............................................................................................................45 4.2.3. Về trình độ học vấn .............................................................................................46 4.2.4. Về thâm niên công tác .........................................................................................46 4.3 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................................................46 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................49 4.5 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...............................................................................54 4.6 Phân tích tương quan Pearson .................................................................................55 4.7 Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................................56 4.8 Kiểm định sự khác biệt giữa động lực làm việc của CB-CNV với các yếu tố nhân khẩu học .........................................................................................................................59 4.8.1 Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc đối với nhân tố Giới tính .............59 4.8.2 Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc đối với nhân tố Độ tuổi ................60 v 4.8.3 Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc đối với nhân tố thâm niên công tác .......................................................................................................................................61 4.8.4 Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc đối với nhân tố trình độ học vấn ..62 Tóm tắt Chương 4:.........................................................................................................63 CHƯ NG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 64 5.1. KẾT LUẬN: ...........................................................................................................64 5.2. Hàm ý quản trị nhằm nâng cao ĐLLV cho CB-CNV tại Công ty BASEAFOOD: .......................................................................................................................................64 5.2.1. Cải thiện sự quan tâm của lãnh đạo/cấp trên và công nhận kết quả làm việc .....64 5.2.2. Tạo sự hấp dẫn của bản thân công việc ...............................................................65 5.2.3. Tạo cơ hội thăng tiến cho CB-CNV ....................................................................67 5.2.4. Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp cho CB-CNV ......................................67 5.2.5. Cải thiện chế độ lương, thưởng và phụ cấp cho CB-CNV. .................................68 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ........................................69 Tóm tắt Chương 5:.........................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 71 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 73 vi DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Baseafood Diễn giải nghĩa Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu ĐLLV Động lực làm việc CB-CNV Cán bộ công nhân viên vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT 1 2 3 4 TÊN BẢNG Bảng 2.1: Tương quan giữa Thuyết ERG và thang đo của Maslow Bảng 2.2: Học thuyết 2 nhân tố Herzberg Bảng 2.3: Ảnh hưởng của các nhân tố học thuyết Herzberg đến ĐLLV Bảng 2.4: Tổng hợp các yếu tố tác động đến ĐLLV từ các nghiên cứu trước SỐ TRANG 11 12 12 24 5 Bảng 3.1: Thu nhập và phúc lợi 35 6 Bảng 3.2: Đặc điểm công việc 35 7 Bảng 3.3: Sự công nhận kết quả làm việc 36 8 Bảng 3.4: Cơ hội thăng tiến 36 9 Bảng 3.5: Mối quan hệ với đồng nghiệp 36 10 Bảng 3.6: Lãnh đạo / Cấp trên 37 11 Bảng 3.7: Động lực làm việc 38 12 Bảng 4.1: Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính 44 13 Bảng 4.2: Thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi 45 14 Bảng 4.3: Thống kê mẫu về đặc điểm trình độ học vấn 46 15 Bảng 4.4: Thống kê mẫu về đặc điểm thâm niên công tác 46 16 Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo 17 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả chạy kiểm định độ tin cậy của thang đo 49 18 Bảng 4.7: Kết quả KMO and Bartlett's Test 50 19 Bảng 4.8: Kết quả phương sai trích 50 20 Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay nhân tố 51,52 21 Bảng 4.10: Bảng tổng kết các nhân tố được định nghĩa nhóm lại 52,53 22 Bảng 4.11: Kiểm định KMO and Bartlett biến phụ thuộc 47,48 53 viii 23 Bảng 4.12: Kết quả phương sai trích biến phụ thuộc 53 24 Bảng 4.13: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc 53 25 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tương quan giữa các nhân tố 55 26 27 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình Bảng 4.16: Kết quả phân tích phương sai ANOVA trong hồi quy 56 56 28 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy 57 29 Bảng 4.18: Kết quả thống kê động lực làm việc của nhân tố Giới tính 59 30 Bảng 4.19: Kiểm định Levene và t-test đối với nhân tố Giới tính 60 31 32 33 34 35 36 37 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định Welch nhân tố Độ tuổi ảnh hưởng đến Động lực làm việc Bảng 4.21: Kết quả phân tích phương sai ANOVA nhân tố Độ tuổi đối với Động lực làm việc Bảng 4.22: Kết quả thống kê động lực làm việc của nhân tố Độ tuổi Bảng 4.23: Kết quả thống kê động lực làm việc của nhân tố Thâm niên công tác Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Levene nhân tố Thâm niên công tác Bảng 4.25: Kết quả phân tích phương sai ANOVA nhân tố Thâm niên công tác đối với Động lực làm việc Bảng 4.26: Kết quả thống kê động lực làm việc của nhân tố Trình độ học vấn 60 60 61 61 61 62 62 38 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định Levene nhân tố Trình độ học vấn 62 39 Bảng 4.28: Kết quả phân tích phương sai ANOVA nhân tố Trình độ học vấn đối với Động lực làm việc 63 ix DANH MỤC S TT TÊN S ĐỒ, HÌNH VẼ ĐỒ, HÌNH VẼ TRANG 1 Hình 2.1: Thuyết cấp bậc nhu cầu Maslow (1943) 09 2 Hình 2.2: Học thuyết kỳ vọng của mỗi cá nhân trong tổ chức 16 3 4 Hình 2.3: Mô hình mười yếu tố tạo động lực làm việc của Kovach (1987) Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu Hackman & Oldham (1974) 18 19 5 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Boeve (2007) 20 6 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Alby M Brooks (2007) 20 7 8 9 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Tech-Hong và Waheed (2011) Hình 2.8.Mô hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Lan Vy và Trần Kim Dung (2011) Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011) 21 22 23 10 Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu đề xuất 31 11 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 34 12 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 54 13 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư - đã chuẩn hóa 58 14 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa 58 x TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu. Mục đích: Nghiên cứu nhằm xác định, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến ĐLLV của CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thuỷ sản Tỉnh BR-VT, qua đó có thể đề xuất các hàm ý chính sách duy trì và cải thiện động lực làm việc cho CB-CNV tại Công ty. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đã khảo sát 291 cá nhân đang làm việc tại Công ty theo 25 biến quan sát thuộc 6 yếu tố gồm: Thu nhập và phúc lợi; Đặc điểm công việc; Sự công nhận kết quả làm việc; Cơ hội thăng tiến; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Lãnh đạo/Cấp trên và 3 biến quan sát phụ thuộc thể hiện động lực làm việc. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA để loại các biến quan sát không phù hợp và thực hiện hồi quy đa biến để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng ĐLLV của CB-CNV cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho rằng ĐLLV của CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thuỷ sản Tỉnh BR-VT ảnh hưởng tỷ lệ thuận với 5 yếu tố với mức độ tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất là: Lãnh đạo/Cấp trên & Sự công nhận kết quả làm việc; Đặc điểm công việc, Cơ hội thăng tiến, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Thu nhập và phúc lợi. Từ khóa: Công ty cổ phần chế biến XNK thuỷ sản Tỉnh BR-VT; Động lực làm việc; Baseafood. xi ABSTRACT Title: Influential factors which affect on working motivation of the civil service employees in the Baseafood Company. Purpose: The purpose of this research paper is to determine and place an assessment and evaluation on the level of effect, in which various influencing factors are affecting working motivation of the employees in the Baseafood Company. Suggestions, proposals, and recommendations are made to the existing policies in order to improve and maintain working motivation within the employees in the Baseafood Company. Method of research: This research aims to survey 291 civil service employees currently working at Baseafood Company based on 25 variables which are divided into 6 groups including: Income and welfare; Working characteristics; Recognition of work results; Opportunities on promotions; Relationships with Colleagues; Leader/ Superior, and 3 dependent variables related to working motivation. The paper will apply Cronbach’s Alpha statistical analysis to analyze EFA in order to discard and remove inappropriate variables with application of multivariate regression to suggest factors affecting working motivation of the employees as well as the level of effects each one is having. Results: The research has yeilded results of which working motivation of the employees in the Baseafood Company have a positive corelation with 5 factors. These 5 influential factors are listed in accordance with their levels of affection as below: Leader/ Superior - Recognition of work results; Working characteristics; Opportunities on promotions; Relationships with Colleagues; Income and welfare. Keywords: Working motivation; Baseafood, Baria Vungtau seafood processing and inport export joint stock company. 1 CHƯ NG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi về ngành thủy sản ở Việt Nam. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong ngư trường được thiên nhiên ưu đãi với thời tiết ôn hòa, hiếm khi xảy ra bão lớn nên rất thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản gần bờ và xa bờ. Là tỉnh có đường bờ biển tương đối lớn lên tới hơn 300km, trong đó phần bờ biển ở đất liền dài 100km và một huyện đảo, diện tích vùng đặc quyền kinh tế biển của Tỉnh khoảng 298.000 km2. Đặc biệt, vùng biển Bà Rịa- Vũng Tàu có nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng với 662 loài cá, 24 loài mực, 35 loài tôm và nhiều loại giáp sát khác. Trữ lượng khai thác hải sản toàn Tỉnh hàng năm lên tới 290.000 tấn. Với địa hình phần lớn là bãi cát, rừng ngập mặn tự nhiên có nhiều cửa sông, rạch chạy sâu vào nội địa nên thuận lợi cho các phương tiện tàu thuyền hoạt động. Thủy sản Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có một diện mạo mới thể hiện trên cả bốn lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản. Với ngành chế biến và xuất khẩu hải sản khá hoàn chỉnh và thị trường tiêu thụ toàn cầu. Tỉnh BR-VT giữ vững được các thị trường truyền thống như Mỹ, Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đồng thời phát triển thêm các thị trường mới trong khu vực. Toàn tỉnh có gần 800 doanh nghiệp kinh doanh và chế biến hải sản; trong đó có nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu có chứng nhận HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Hầu hết các nhà máy còn lại đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga với tổng công suất 260.000 tấn thành phẩm/năm. Hiện tại, để có thể khắc phục những khó khăn, các doanh nghiệp thủy sản đang xây dựng phương án phát triển các mặt hàng mới, đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến, tạo ra các sản phẩm tinh chế có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, trong những năm qua, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ sản xuất chế biến, xuất khẩu. Đặc biệt từ đầu năm 2018 đến nay, tình hình thiếu hụt nhân lực càng nghiêm trọng hơn. Để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đãi ngộ cho người lao động. Tuy nhiên, tình trạng nguồn nhân lực không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, tình trạng thiếu lao động sản xuất, chế biến đang diễn ra ở hầu 2 hết các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh BR-VT. Trong tổng số gần 800 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Tỉnh, hiện có khoảng 60% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn lao động, số lao động thiếu hụt khoảng 9.000 người. Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh BR-VT hiện nay cũng đang cần tuyển 300-400 lao động có tay nghề làm việc ổn định. Tuy nhiên, lao động tuyển dụng không chỉ thiếu mà tình trạng nhảy việc của các lao động hiện có tại doanh nghiệp cũng là một vấn đề nan giải mà doanh nghiệp đang gặp phải. Ngoài ra, để giữ chân người lao động, công ty có nhiều chế độ ưu đãi như: xây nhà ở, hỗ trợ phương tiện đi lại, đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội, lương, thưởng, bữa ăn ca…, nhưng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân người lao động cũng như thu hút được nguồn lao động mới. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu” để hiểu rõ hơn về động lực làm việc của CB-CNV và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nó cũng như đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện động lực làm việc hướng tới đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ cho chế biến thủy sản tại Công ty. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CB-CNV. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra các hàm ý quản trị cho nhà quản trị nhằm cải thiện, duy trì và nâng cao động lực làm việc cho CB-CNV. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. - Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ĐLLV của CBCNV. - Mục tiêu 3: Đưa ra hàm ý cho nhà quản trị nhằm cải thiện, duy trì và nâng cao động lực cho CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho CB-CNV tại Công ty Cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT ? 3 - Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tạo động lực cho CBCNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT được đánh giá như thế nào ? - Câu hỏi 3: Hàm ý quản trị nào ảnh hướng đến việc tạo động lực cho CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho CBCNV và động lực làm việc của CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. - Đối tượng khảo sát (khách thể nghiên cứu): CB-CNV đang làm việc tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. - Không gian nghiên cứu: tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BRVT. - Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo của Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT từ năm 2019 đến 2021. Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ các phiếu khảo sát từ CB-CNV đang làm việc tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. Thời gian thực hiện: tháng 5 năm 2022. - Giới hạn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực là rất rộng. Tuy nhiên chỉ đề cập một số yếu tố phù hợp cho công ty Cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận văn kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu định tính: Qua việc tham khảo các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước cũng như tham khảo các cơ sở lý thuyết về động lực làm việc tác giả xác định các yếu tố tác động đến động lực làm việc của CB-CNV trong Công ty. Dựa trên các yếu tố được xác định, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với 10 cá nhân là CB-CNV đang công tác trên 10 năm tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT để kiểm tra tính phù hợp, đầy đủ các yếu tố và điều chỉnh thang đo để tiến hành thực hiện nghiên cứu chính thức bằng phướng pháp định lượng. 4 - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được tiến hành bằng cách thu thập thông tin trực tiếp thông qua phát bảng câu hỏi khảo sát đến CB-CNV đang làm việc tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT tàu theo phương pháp lấy mẫu thống kê phi xác suất. Kết quả từ các phiếu khảo sát (bảng câu hỏi) sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS, đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá EPA. Cuối cùng, sử dụng phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình lý thuyết. 1.6. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến ĐLLV. - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ĐLLV của CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. - Gợi ý các giải pháp nhằm duy trì, cải thiện và nâng cao ĐLLV cho CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. 1.7. Ý nghĩa thực hiện nghiên cứu: * Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc tạo động lực làm việc của CB-CNV và tham khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đã được công bố; tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn về công tác tạo động lực ở các công ty trong và ngoài nước. * Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về tác động của các yếu tố động lực làm việc đến sự thỏa mãn của người lao động. Đánh giá được thực trạng các chính sách tạo động lực làm việc và các nhân tố tạo động lực làm việc cho CB-CNV tại Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. Nghiên cứu cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách về quản trị nguồn nhân lực cũng như những giải pháp thiết thực cần thiết để thúc đẩy người làm việc sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, hết lòng phụng sự cho tổ chức. 1.8. Kết cấu đề tài: Ngoài những phần như mở bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm những chương sau đây: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: Chương này, tác giả sẽ đưa ra lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và một số nội dung sơ lược về đối tượng, phương pháp thực hiện nghiên cứu. 5 - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trong chương này, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các khái niệm có liên quan đến ĐLLV. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan cũng sẽ được trình bày nhằm làm cơ sở xác định các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trong chương này sẽ đưa ra chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tích dữ liệu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này sẽ trình bày kết quả phân tích và xử lý dữ liệu để kiểm tra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu và đưa ra nhận xét về kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Chương này sẽ tóm tắt kết quả của nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cần thực hiện giúp duy trì, cải thiện và nâng cao ĐLLV của CB-CNV trong Công ty cổ phần chế biến XNK thủy sản Tỉnh BR-VT. - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục 6 CHƯ NG 2: C SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm cơ bản: 2.1.1. Một số khái niệm về động lực làm việc: Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về động lực làm việc của các chuyên gia trên thế giới và để hiểu rõ thêm về động lực làm việc, chúng ta cần xem xét các khái niệm về động lực. Từ điển kinh tế xã hội Việt Nam cho rằng: Động lực làm việc là nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực lao động trong những điều kiện thuận lợi thì nó tạo ra kết quả cao. Tuy nhiên trong một số tài liệu về quản lý nguồn nhân lực, hành vi tổ chức thì “động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của mỗi con người nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó của tổ chức đã đặt ra”. Động lực làm việc (work motivation) được định nghĩa là “Mức độ mà cá nhân muốn đạt tới và chọn lựa để kết nối các hành vi của cá nhân đó” Mitchell (1982). “Động lực sẽ bao gồm sự kiên trì, nỗ lực, nhu cầu và mục tiêu” Maslow (1959). “Động lực là lực đẩy từ nội tại cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn của cá nhân đó” Higgins (1994). “Động lực là trạng thái hình thành khi người lao động kỳ vọng rằng họ sẽ nhận được phần thưởng, kết quả như kỳ vọng, mong muốn nếu họ nỗ lực thực hiện công việc” Vroom (1964). Dựa trên những định nghĩa cơ bản đó, các định nghĩa về động lực đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trình bày, chúng ta có thể đưa ra một cách nhìn chung nhất về động lực như sau: “Động lực chính là những mong muốn, nhu cầu đạt được một điều gì đó bên trong mỗi con người, từ đó tác động thôi thúc, khuyến khích sự nỗ lực thực hiện hành động của người đó để đạt được mong muốn, nhu cầu đó”. Qua định nghĩa về động lực, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn thế nào là động lực làm việc. Theo Pinder (1998), động lực làm việc là hợp lực xuất phát từ bên trong kết hợp với bên ngoài của một cá nhân nhằm dẫn dắt và duy trì hành vi liên quan đến công việc của con người nhằm tạo nguồn sức mạnh. Theo Robbins (1998), động lực làm việc là sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện một số cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ. Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), động lực làm việc là sự khát khao, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một kết quả, mục tiêu nào đó. 7 Sau khi tham khảo các định nghĩa của các chuyên gia đã nghiên cứu trước, chúng ta có thể hiểu động lực làm việc như sau: - Trong cùng một tổ chức, mỗi cá nhân sẽ có những động lực làm việc giống hoặc khác nhau, động lực làm việc của mỗi người được biểu hiện qua thái độ thực hiện công việc của cá nhân đó đối với công việc được giao, vì vậy không tránh khỏi trường hợp tại cùng một vị trí công việc sẽ có cá nhân có động lực làm việc tích cực còn cá nhân khác thì ngược lại. - Động lực làm việc là những mục tiêu mà mỗi cá nhân mong muốn đạt được nhằm thúc đẩy cá nhân đó nỗ lực phát huy năng lực để thực hiện công việc trong tổ chức, mục tiêu mỗi cá nhân có thể bao hàm cả mục tiêu của tổ chức. - Động lực làm việc mang tính chất tự nguyện của mỗi cá nhân và chỉ khi mỗi cá nhân chủ động tự nguyện thì động lực làm việc mới phát huy tối đa được giá trị thúc đẩy người lao động thực hiện công việc với năng suất và chất lượng cao nhất của cá nhân đó. - Tại cùng một vị trí, thời điểm này một cá nhân có thể có động lực làm việc cao nhưng thời điểm khác có thể không còn động lực làm việc do có thể họ đã đạt được mục tiêu mong muốn hoặc không còn nhu cầu đạt mục tiêu đó nữa hoặc đã có một mục tiêu khác. Nên động lực làm việc mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động, mỗi yếu tố lại có mức tác động khác nhau lên từng chủ thể, vì vậy động lực làm việc thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm, hoàn cảnh thực tế của mỗi cá nhân. - Động lực làm việc cũng là nguồn gốc của sự nỗ lực để gia tăng hiệu quả và năng suất công việc của cá nhân trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên động lực làm việc chỉ gia tăng hiệu quả lao động của cá nhân đó so với bản thân, chứ không thể gia tăng năng lực làm việc. Vì vậy kết quả công việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, phương tiện, công cụ…Người lao động vẫn có thể hoàn thành công việc được giao dù không có động lực làm việc, tuy nhiên kết quả có thể chỉ ở mức hoàn thành chứ khó mà có kết quả tốt, chất lượng cao vì người lao động không có nhiệt huyết để sử dụng toàn bộ kỹ năng, trí tuệ, sự cố gắng để thực hiện công việc đó. Muốn thực hiện điều này, các nhà quản trị phải tìm hiểu và nắm được các động lực làm việc của người lao động là gì, mục tiêu người lao động mong muốn đạt được khi làm việc tại tổ chức là gì. Đây chính là mối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan