Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy trường...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên đại học chính quy trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh

.DOCX
127
2994
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG DUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG DUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG DUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG DUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy Trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh” là công trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Châm. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015 Người thực hiện luận văn Nguyễn Bình Phương Duy MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4.1 Nguồn dữ liệu .................................................................................................. 4 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................... 5 1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu ..................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......... 7 2.1 Các lý thuyết có liên quan đến động lực học tập .................................................... 7 2.1.1 Động cơ và động lực ........................................................................................ 7 2.1.2 Động lực bên trong và bên ngoài ..................................................................... 9 2.1.3 Động lực học tập ............................................................................................ 10 2.2 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 11 2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .................................................................. 15 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................. 21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU.............................................................. 22 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 22 3.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 24 3.2.1 Xác định các thang đo .................................................................................... 24 3.2.2 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 28 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 33 3.2.4 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 34 3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu ..................................................................................... 35 3.3.1 Gạn lọc thông tin ............................................................................................ 35 3.3.2 Phân tích mẫu nghiên cứu .............................................................................. 35 3.3.3 Kiểm định và đánh giá thang đo .................................................................... 35 3.3.4 Phân tích hồi qui ............................................................................................ 36 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................. 37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 38 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ......................................................................................... 38 4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................... 40 4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha ........................................................................ 40 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................ 44 4.3 Phân tích hồi qui.................................................................................................... 49 4.3.1 Phân tích tương quan ..................................................................................... 49 4.3.2 Phân tích hồi qui ............................................................................................ 50 4.3.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình .......................................................... 54 4.3.4 Kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi qui tuyến tính............................ 55 4.4 Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo một số đặc điểm cá nhân của sinh viên ........................................................................................................................... 58 4.4.1 Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo giới tính của sinh viên ..... 58 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo năm học của sinh viên ..... 59 4.4.3 Kiểm định sự khác biệt về động lực học tập theo ngành học của sinh viên .. 60 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................. 61 5 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ......................................... 62 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 62 5.2 Hàm ý quản trị ....................................................................................................... 66 5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu .................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên .................. 16 Bảng 2.2. Hệ thống các phương pháp dạy học chung ở đại học .......................................... 20 Bảng 3.1. Thang đo “hành vi giảng viên” sau khi điều chỉnh ............................................. 29 Bảng 3.2. Thang đo “định hướng mục tiêu học tập” sau khi điều chỉnh ............................. 30 Bảng 3.3. Thang đo “Môi trường học tập” sau khi điều chỉnh ............................................ 31 Bảng 3.4. Thang đo “phương pháp học tập” sau khi điều chỉnh ......................................... 31 Bảng 3.5. Thang đo “động lực học tập” sau khi điều chỉnh ................................................ 32 Bảng 4.1. Phân bố mẫu theo giới tính .................................................................................. 38 Bảng 4.2. Phân bố mẫu theo năm sinh viên ......................................................................... 39 Bảng 4.3. Phân bố mẫu theo nhóm chuyên ngành ............................................................... 40 Bảng 4.4. Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha cho 5 thang đo ............................................. 40 Bảng 4.5. Cronbach Alpha của thang đo “hành vi giảng viên” ........................................... 41 Bảng 4.6. Cronbach Alpha của thang đo “định hướng mục tiêu học tập” ........................... 42 Bảng 4.7. Cronbach Alpha của thang đo “môi trường học tập ” ......................................... 42 Bảng 4.8. Cronbach Alpha của thang đo “phương pháp giảng dạy” ................................... 43 Bảng 4.9. Cronbach Alpha của thang đo “động lực học tập” .............................................. 43 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến độc lập ............................................ 46 Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc .............................................. 47 Bảng 4.12. Tổng hợp các thang đo bị thay đổi sau phân tích nhân tố EFA ......................... 48 Bảng 4.13. Thống kê mô tả các biến trung bình .................................................................. 49 Bảng 4.14. Ma trận hệ số tương quan .................................................................................. 50 Bảng 4.15. Bảng tóm tắt mô hình ........................................................................................ 50 Bảng 4.16. Bảng ANOVA ................................................................................................... 50 Bảng 4.17. Bảng trọng số hồi qui ........................................................................................ 51 Bảng 4.18. Bảng trọng số hồi qui sau khi loại bỏ biến GV ................................................. 52 Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi qui (sau khi loại biến GV và MT) .................................. 53 Bảng 4.20. Kiểm định giả thuyết của mô hình .................................................................... 54 Bảng 4.21. Kết quả Independent t-test theo biến giới tính sinh viên ................................... 58 Bảng 4.22. Kết quả One-Way ANOVA theo biến năm học của sinh viên .......................... 59 Bảng 4.23. Kết quả One-Way ANOVA theo biến ngành học của sinh viên ....................... 60 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ............................................ 13 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 17 Hình 3.1. Biểu đồ tiến trình được thực hiện trong nghiên cứu ............................................ 23 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau kiểm định .................................................... 48 Hình 4.2. Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa ............................................. 55 Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ................................................................. 56 Hình 4.4. Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (Q-Q) của phần dư chuẩn hóa .................... 57 1 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học hay giáo dục bậc cao là bước khởi đầu cho lực lượng lao động được đào tạo có trình độ, là lực lượng nòng cốt cho sự ổn định và phát triển của đất nước. Đây là giai đoạn giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ. Tại sao các trường đại học ngày nay thường quan tâm đến hai yếu tố (1) sự hài lòng và (2) kết quả học tập của sinh viên (SV) trong quá trình giáo dục đại học? Mối quan tâm này xuất phát từ một số nghiên cứu gần đây, khi các tác giả xem xét sự hài lòng cũng như kết quả học tập là hai yếu tố cơ bản trong việc đánh giá chất lượng đào tạo của một trường đại học, cụ thể: Sự hài lòng của SV đối với nhà trường là mục tiêu cơ bản và là điều kiện sống còn của mỗi cơ sở giáo dục. Trong thực tế, các cơ sở giáo dục đại học ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào SV, vì vậy cần phải tìm hiểu nhu cầu hiện tại và kỳ vọng tương lai của SV để đáp ứng tốt hơn những gì mà họ mong đợi (Banjecvic & Nastasic, 2010). Sự hài lòng của SV là một trong các chỉ số giúp các trường đại học đo lường mức độ đáp ứng của họ với nhu cầu của SV. Ngoài ra, sự hài lòng của SV còn được xem xét trong đánh giá hiệu quả đào tạo, cũng như xem xét sự thành công hay sinh tồn của các trường. Điều này giúp các trường có cơ hội điều chỉnh để ngày càng tạo ra mức độ hài lòng cao hơn cho những đối tượng mà họ phục vụ. Như vậy, việc thỏa mãn nhu cầu của người học tạo cho họ thái độ tích cực, động lực học tập và môi trường cạnh tranh lành mạnh trong học tập, nghiên cứu và phát triển (Lê Thị Linh Giang, 2014). Kết quả học tập là yếu tố phản ánh trực quan nhất những gì mà sinh viên đạt được trong suốt quá trình học tập của mình. Một số nhà nghiên cứu tin rằng động lực là yếu tố duy nhất ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của học sinh, sinh viên, và tất cả các yếu tố khác suy cho cùng tác động đến thành công trong học 2 tập là do chúng ảnh hưởng đến động lực (Tucker & Zayco, 2002). Lee (2010) cũng đồng tình với quan điểm trên và cho rằng “động lực học tập là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến thành tích học tập của SV”. Kết quả hay thành tích học tập của sinh viên không chỉ được đánh giá thông qua bảng điểm môn học của họ, mà theo nhiều nghiên cứu cho rằng những thành tựu mà SV đạt được trong quá trình học tập thường là: nâng cao khả năng ra quyết định, phát triển cơ hội nghề nghiệp, chứng tỏ được khả năng (Tough, 1982). Động lực là một yếu tố vô cùng phức tạp. Nó không chỉ xuất phát từ bản chất con người, mà còn bị tác động từ những yếu tố bên ngoài. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng đào tạo trong giáo dục, khi đó việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nhằm nâng cải tiến, nâng cáo kết quả học tập là rất quan trọng. Như đã trình bày trước đó, việc nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhà trường và kết quả học tập của người học có ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như chất lượng của cơ sở đào tạo. Kết quả tất yếu của việc này là làm nâng cao khả năng cạnh tranh của các trường đại học, nâng cao vị thế của cơ sở đào tạo trong mắt sinh viên và cả giảng viên. Đồng thời làm giảm chi phí tuyển sinh cũng như tuyển dụng của nhà trường (Hoàng Mai Khanh và cộng sự, 2014). Những nghiên cứu trước về động lực học tập, tập trung nhiều vào lĩnh vực y tế, với nghiên cứu điển hình của Ayres, Helen Williams vào những năm 2005, 2006 khi mà lĩnh vực y tế gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực của các y tá và bác sĩ. Nghiên cứu đồ sộ của Ayres nhầm nâng cao động lực học tập trong lĩnh vực y tế thông qua xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập, và xác định mức độ tác động của các yếu tố. Ngoài ra, khi nhắc đến các nghiên cứu về động lực học tập, người ta cũng thường đề cập đến nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ của Turner vào năm 2011, hay các nghiên cứu về động lực học tập tại doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, động lực được trình bày dưới góc độ là động lực học tập trong giáo dục và đào tạo đại học, trong thời điểm mà người ta dường như quên đi tầm quan quan trọng của việc nâng cao động lực học tập trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam đang dần có sự thay đổi mạnh mẽ dưới sự phát triển của nhiều loại hình cơ sở 3 đào tạo. Có thể kể đến yêu cầu đổi mới quản lý tại các trường công lập theo thông tư 09/2009/TT-BGDĐT hay việc phát triển mạnh mẽ của các cơ sở giáo dục tư nhân, cũng như hình thức đào tạo từ xa đang đần chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, thậm chí sinh viên trong nước ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Chính vì thế áp lực cạnh tranh trong giáo dục và đào tạo đại học ngày càng gia tăng. Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến động lực học tập, không nhiều nghiên cứu xem xét một cách tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực học tập hay đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này. Những nghiên trước đa phần tập trung vào xem xét các yếu tố riêng lẻ tác động đến động lực học tập của SV như: năng lực giảng viên, mục tiêu học tập của sinh viên, phương pháp giảng dạy được áp dụng tại cơ sở đào tạo, môi trường học tập, phương thức truyền đạt thông tin đến người học hay nội dung giảng dạy. Luận văn này tiến hành nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của SV”, cụ thể đối tượng tham gia khảo sát là những SV hệ chính quy tại trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực học tập từ việc nghiên cứu lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu có liên quan, và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu. Cuối cùng, mục đích của nghiên cứu hướng đến việc đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến động lực học tập cùng với những hàm ý quản trị góp phần nâng cao động lực học của sinh viên. 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh viên chính quy trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. - Hàm ý quản trị cho nhà quản lý trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: động lực học tập của sinh viên - Đối tượng khảo sát: sinh viên hệ chính quy tại trường đại học Kinh Tế TP HCM. - Phạm vi thời gian: 2015. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Nguồn dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các đề tài nghiên cứu trước có liên quan từ các nguồn như sách, các tạp chí, thư viện điện tử. Dữ liệu sơ cấp: - Dữ liệu thu thập thông tin từ thảo luận nhóm với sự tham gia của 10 sinh viên chính quy trường đại học Kinh tế TP. HCM nhằm hoàn thiện thang đo cuối cùng để xây dựng bảng câu hỏi. - Dữ liệu thu thập từ khảo sát thông qua bảng câu hỏi với sự tham gia của gần 200 sinh viên chính quy trường đại học Kinh tế TP.HCM, bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở thang đo của các nghiên cứu trước đây, thông qua nghiên cứu định tính điều chỉnh thang đo. 5 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua 2 giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu định tính Mục đích: khám phá (nếu có) các yếu tố tác động đến động lực học tập, xem xét sự phù hợp của các thang đo được đề cập. Kết quả của nghiên cứu: điều chỉ thang đo cho phù hợp với nghiên cứu định tính ở trên và hình thành bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung cụ thể được trình bày ở Chương 3 của nghiên cứu này. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, với công cụ là bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu được chọn là các sinh viên trường đại học kinh tế TP. HCM. Dữ liệu sẽ được xử lý với phần mềm SPSS 16.0. Sau khi được mã hóa và làm sạch, tiến hành thực hiện những phân tích sau: - Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha cho 5 yếu tố lần lượt là hành vi giảng viên, định hướng mục tiêu học tập của sinh viên, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy và động lực học tập. - Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định độ hội tụ của thang đo. - Phân tích hồi qui bội nhằm kiểm tra sự tác động của 4 biến độc lập (hành vi giảng viên, định hướng mục tiêu học tập, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy) đến biến phụ thuộc (động lực học tập). 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng hợp các yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên, khác với những nghiên cứu khác khi xem xét các yếu tố tác động dưới mức độ riêng lẻ. Điều này giúp các nhà quản lý giáo dục có cái nhìn tổng quan về sự tác động của các yếu tố đến động lực học tập của sinh viên. Kết quả của nghiên cứu mang hàm ý quản trị cho người làm công tác quản lý giáo dục, thông qua việc xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến động lực học tập của sinh viên. 6 Liệu giảng viên, người luôn có sự tương tác trực tiếp với sinh viên trên giảng đường có phải là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến động lực học tập của sinh viên hay không? Hay những tố nào thật sự góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên sẽ được làm rõ trong 5 chương của luận văn này. 1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu Luận văn gồm 5 chương Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng