Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng t...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại thành phố hồ chí minh

.PDF
156
383
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HỮU HẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TẠI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN HỮU HẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TẠI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ LÊ TẤN PHƯỚC TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2016 i TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày…… tháng…... năm 2016. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN HỮU HẢO Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 20 /10/1975 Nơi sinh : Đà Lạt – Lâm Đồng Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1441820121 I- Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TẠI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH II- Nhiệm vụ và nội dung: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân sinh sống tại các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 26 tháng 01 năm 2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ....................................................................................... V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến Sĩ LÊ TẤN PHƯỚC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP, Hồ Chí Minh Ngày ....... tháng ....... năm 2016 Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Hữu Hảo iii LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ( HUTECH ) đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến TS. Lê Tấn Phước, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình tôi, những người bạn và những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin tri ân chân thành đến tất cả mọi người. Tp, Hồ Chí Minh Ngày …... tháng ........năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Hữu Hảo iv TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục đích của đề tài là nhằm xác định Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng. Qua đó đề xuất hàm ý những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua việc tổng hợp các đề tài nghiên cứu trước đây nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng và sử dụng kỹ thuật khảo sát khám phá, phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia tại các chung cư cao tầng nhằm điểu chỉnh, hoàn thiện thang đo cho nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại tp.HCM qua việc xử lý các dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng phần mềm SPSS.  Với 29 biến quan sát ban đầu, qua các lần phân tích tác giả loại đi 02 biến , còn lại 27 biến quan sát cho 5 yếu tố nghiên cứu. Qua các kiểm định Cronbach’s alpha tác giả rút ra kết luận thang đo xây dựng được là phù hợp. Nghiên cứu nhân tố EFA ta rút trích được 5 nhân tố chính theo thứ tự sau: - Hạ tầng kỹ thuật của chung cư (htkt) - Thiết kế của chung cư (tkcc) - Vật liệu sử dụng của chung cư (vlsd) - Thiết bị sử dụng của chung cư ( tbsd) v - Qui trình bảo trì và vận hành hoạt động của chung cư (qtbv). Qua phân tích hồi qui đa biến, tác giả đã rút ra được phương trình hồi qui thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh : clcs = 0.366*htkt + 0.099* tkcc+ 0.394*vlsd + 0.136*tbsd + 0.375*qtbv Các kết quả kiểm định T-test và ANOVA được dùng để xem xét ảnh hưởng của các biến định tính (Số tầng cao của chung cư, giới tính; vị trí tầng cao của căn hộ; độ tuổi, trình độ chuyên môn, thu nhập của người cư ngụ.…) lên biến định lượng của mô hình (Chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng ). Kết quả cho thấy chỉ có yếu tố số tầng cao của chung cư và thu nhập của cư dân là có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư. Các biến định tính còn lại không có sự khác biệt giữa các nhóm quan sát. Trên cơ sở các kết quả tìm thấy qua đề tài này ta có thể tiến hành khảo sát với nhóm khảo sát đa dạng hơn, số lượng mẫu lớn hơn, phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Đồng thời tiến hành thiết kế nghiên cứu định tính sâu hơn dưới sự tư vấn của những chuyên gia trong ngành để đảm bảo tính ứng dụng thực tế cao nhất. Do còn hạn chế về kiến thức và thiếu thời gian và kinh phí cho công tác nghiên cứu và khảo sát số liệu cho nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ quý Thầy, Cô và bạn đọc. vi ABSTRACT The purpose of this thesis is "Factors affecting to the quality of resident’s living at high condominiums in Ho Chi Minh city" as well as the level of influence of each factor on the quality of resident’s living at high condominiums. Thereby implying proposed solutions to improve the quality of resident’s living at high condominiums in Ho Chi Minh city. The Thesis was conducted in two steps : preliminary study and formal study.  Preliminary studies done by qualitative method through synthesis of previous research projects in order to provide factors affecting the quality of the apartment and use survey techniques to discover by face to face interview with friends, colleagues who is living in condominiums to adjust and perfect scale for formal study.  Research is done by formal quantitative methods to evaluate the impact of these factors on the quality of high condominiums through the processing of the data collected from the questionnaire through face to face interview techniques . With 29 variables initial observation, through the analyze authors removed 02 variables, 27 variables remaining desbcribe for the 5 elements observation of research. Through Cronbachs alpha testing we concluded construction scale is appropriate. EFA research we extracted factors are 5 main factors in the following order: - The infrastructure of the condominium (htkt ) - The design of the apartment ( tkcc) - Materials of the apartment ( vlsd ) - Equipment of the apartment (tbsd ) - The process of maintenance and operation of the condominium activities ( qtbv ) Through multivariate regression analysis, the authors have the regression equation showing the influence of these factors on the resident’s saticfaction the vii condominiums in Ho Chi Minh city : clcs = 0.366*htkt + 0.099* tkcc+ 0.094*vlsd + 0.136*tbsd + 0.375*qtbv The results of testing the T-test and ANOVA were used to examine the influence of qualitative variables (number of floors of the building, gender, location of the apartment floor, age, qualifications, earnings personnel, ...) on quantitative variables of the model (Quality of condominiums). Results showed that only elements of the apartment floor and income that affect the quality of resident’s living. The remaining variables no qualitative difference observed between the groups. On the basis of the results found through this theme we can proceed with the survey team surveyed more diverse, larger sample size, a broader scope of research. Design and conduct more in-depth qualitative research under the advice of the experts in the industry to ensure the highest practical application. Due to limited knowledge and lack of time and funding for research and survey data ; so my research will be have some mistakes. Look forward to the contribution of information, valuable feedback from teachers and readers. viii MỤC LỤC NHIỆM VỤ LUẬN VĂN……...………………………............……………………..…………i LỜI CAM ĐOAN..…………………………………………………............…………..………ii LỜI CÁM ƠN ….…………………………………………………............……………..…….iii TÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………............……………………..…...iv ABSTRACT………………………………………………………............………………..…..vi MỤC LỤC ………………………………………………………............…………....……...viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………............……….………...…xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………………………………...........….………….....xii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ…………………………………...........………..….xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.1 Sự cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ....................................................................... 4 1.6 Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 6 2.1 Các lý thuyết nền tảng ............................................................................................. 6 2.2 Các khái niệm liên quan .......................................................................................... 7 2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan ....................................................................... 9 2.3.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................................... 9 2.3.2 Các nghiên cứu trên thế giới : ................................................................................... 10 2.4 Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 11 ix 2.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài .................................................................. 11 2.4.2 Thiết lập các giả thiết nghiên cứu ............................................................................ 12 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16 3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 16 3.1.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 16 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 18 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................ 21 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 16 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính : .............................................................................. 22 4.1.1 Phỏng vấn chuyên gia ................................................................................... 22 4.1.2 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................................... 24 4.1.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo ..................................................................................... 26 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng : ........................................................................... 29 4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo chính thức. ..................................................... 34 4.3.1 Phân tích Cronbach’s Alpha ...................................................................................... 34 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................................. 39 4.3.3 Giải thích nhân tố ......................................................................................................... 46 4.3.4 Mô hình hiệu chỉnh và các giả thuyết ..................................................................... 50 4.4 Phân tích hồi quy ................................................................................................... 51 4.5 Kiểm định giả thuyết ............................................................................................. 54 4.6 Kiểm định các giả định trong hàm hồi quy tuyến tính bội .................................... 58 4.6.1 Giả định liên hệ tuyến tính ......................................................................................... 58 x 4.6.2 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn. ............................................................... 59 4.6.3 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................ 60 4.6.4 Kiểm định giả định về tính độc lập của sai số ...................................................... 61 4.7 Kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm dân cư sinh sống tại chung cư đối với chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư. ................................................................ 62 4.7.1 Thuộc tính Số tầng cao của chung cư ............................................................. 62 4.7.2 Thuộc tính Giới tính .................................................................................................... 63 4.7.3 Thuộc tính Vị trí của căn hộ trong chung cư ........................................................ 64 4.7.4 Thuộc tính Trình độ học vấn ..................................................................................... 65 4.7.5 Thuộc tính thời gian sinh sống tại chung cư ......................................................... 66 4.7.6 Thuộc tính Nhóm tuổi ................................................................................................. 67 4.7.7 Thuộc tính Thu nhập ................................................................................................... 68 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP ................................................... 73 5.1 Thảo luận kết quả ................................................................................................. 73 5.2 Tình hình phát triển của thị trường chung cư tại tp. Hồ chí Minh hiện nay ......... 76 5.3 Hàm ý Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại Tp.HCM ......................................................................................................... 78 5.4 Kết luận vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 83 5.5 Hạn chế của đề tài và những định hướng nghiên cứu tiếp theo............................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 89 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA : ( Analysis Of Variance ) : Phương pháp phân tích phương sai BĐS : bất động sản. EFA (Exploratory Factors Analysis): Phương pháp phân tích nhân tố khám phá ISO : ( International Oganization for Standard ) : tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. KMO: hệ số Kaiser – Mayer Olkin NĐ-CP : Nghị định chính phủ PCA : ( Principal Component Analysis ) : Phương pháp phân tích thành phần chính. SPSS : (Statistical Package for the Social Sciences): phần mềm toán thống kê cho khoa học xã hội. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VIF : ( Variance Inflatation Factor) : Hệ số phóng đại phương sai. xii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bàng 4.1 Bảng danh sách phỏng vấn chuyên gia..........................................................22 Bảng 4.2 Thang đo Hạ tầng kỹ thuật của chung cư Bảng 4.3 Thang đo Thiết kế của chung cư …………………………...…26 …………………………………..…27 Bảng 4.4 Thang đo Vật liệu sử dụng của chung cư …………………………...…27 Bảng 4.5 Thang đo Thiết bị sử dụng của chung cư …………………………...…28 Bảng 4.6 Thang đo qui trình bảo trì và vận hành chung cư ………………………29 Bảng 4.7 Thang đo chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư...............................29 Bảng 4.8 Bảng danh sách các chung cư khảo sát. …...........................................30 Bảng 4.9 Thống kê mô tả các biến thuộc tính của mẫu nghiên cứu ………………32 Bảng 4.10 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo Hạ tầng kỹ thuật ………………35 Bảng 4.11 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo Thiết kế của chung cư ……….36 Bảng 4.12 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo Vật liệu sử dụng ……………….37 Bảng 4.13 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo Thiết bị sử dụng ……………….37 Bảng 4.14 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo bảo trì và vận hành ……………….38 Bảng 4.15 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo Chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư ....................................................................................................………..39 Bảng 4.16 Phân tích nhân tố lần 1 ………………………………………..…………..41 Bảng 4.17 Kết quả KMO và kiểm định Barlett’s Test của các biến độc lập lần 1 .…42 Bảng 4.18 Bảng tổng phương sai trích trong phân tích nhân tố biến độc lập lần 3………………………….….........................................................................……42 Bảng 4.19 Bảng ma trận xoay nhân tố độc lập lần 3...……………………….………43 Bảng 4.20 Kết quả KMO và kiểm định Barlett’s Test của các biến độc lập lần 3…..45 Bảng 4.21 Kết quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc Bảng 4.22 Thang đo khái niệm hiệu chỉnh ……………...……….45 ……………………..……........……47 Bảng 4.23 Ma trận hệ số tương quan giữa 5 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc….52 xiii Bảng 4.24 Bảng tóm tắt mô hình ………………………………………..…………..52 Bảng 4.25 Bảng phân tích ANOVA ……………………………….……………53 Bảng 4.26 Bảng thông số của mô hình hồi quy …………………………. ………..53 Bảng 4.27 Tóm tắt thông số và hệ số hồi quy mô hình hiệu chỉnh ……………....57 Bảng 4.28 Kiểm định phương sai đồng nhất theo số tầng cao của chung cư ……….62 Bảng 4.29 Kết quả ANOVA theo số tầng cao của chung cư ………………..……..62 Bảng 4.30 Bảng so sánh bội Bonferroni theo tầng cao của chung cư ………………63 Bảng 4.31 Kiểm định phương sai đồng nhất theo Giới tính ………………………64 Bảng 4.32 Kết quả phân tích T-test theo loại hình giới tính ………………...…….64 Bảng 4.33 Kiểm định phương sai đồng nhất theo vị trí căn hộ ………………………65 Bảng 4.34 Kết quả ANOVA theo vị trí căn hộ ………………………….......……...65 Bảng 4.35 Kiểm định phương sai đồng nhất theo trình độ học vấn Bảng 4.36 Kết quả ANOVA theo trình độ học vấn ……………….66 ………………………...……66 Bảng 4.37 Kiểm định phương sai đồng nhất theo Thời gian cư trú tại chung cư….....67 Bảng 4.38 Kết quả ANOVA theo Thời gian cư trú tại chung cư…………...…...……67 Bảng 4.39 Kiểm định phương sai đồng nhất theo Nhóm tuổi …………………..…..68 Bảng 4.40 Kết quả ANOVA theo Nhóm tuổi……………………………………..…..68 Bảng 4.41 Kiểm định phương sai đồng nhất theo Thu nhập………………………….69 Bảng 4.42 Kết quả ANOVA theo Thu nhập …………………………………..…69 Bảng 4.43 Bảng so sánh bội Bonferroni theo thu nhập …………………………..….70 xiv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Mô hình lý thuyết của ISHIKAWA ……………………………………..07 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài …………………………...………………..12 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ……………………………………...…………….17 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ……………………………………..50 Hình 4.2 Mô hình hồi qui của nghiên cứu. …………………..…………………57 Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa …...59 Hình 4.4 Đồ thị phân phối chuẩn hóa …………………………….………………60 Hình 4.5 Biểu đồ Q-Q plot của phần dư chuẩn hóa ………………………….......61 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Sự cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm văn hóa; kinh tế, khoa học lớn của cả nước. Thành phố có tốc độ phát triển cao đã thu hút nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lao động từ các tỉnh thành lân cận đã và đang tập trung về thành phố Hồ Chí Minh đã gây áp lực về việc bố trí nguồn nhà ở. Một trong những giải pháp để tận dụng quỹ đất ngày càng giảm và để tăng diện tích nhà ở là phát triển các dự án chung cư cao tầng phục vụ cho nhu cầu ở. Cùng với sự tiện lợi của các chung cư cao tầng mang lại thì vấn đề chất lượng cuộc sống dân cư tại các của các chung cư cao tầng là một vấn đề cần quan tâm và cải thiện. Trong thời gian sắp đến tại khu vực TP.HCM tiếp tục triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng thêm nhiều dự án chung cư cao tầng. Với sự cạnh tranh của thị trường căn hộ chung cư tại TPHCM hiện nay và trong thời gian sắp đến thì một trong những vấn đề cốt lõi mang đến thành công hay thất bại của dự án là vấn đề chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn TP.HCM cũng đã xảy ra hàng loạt tranh chấp tại các chung cư, những tranh chấp thường kéo dài triền miên, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều cư dân. Điểm chung của những tranh chấp là những bất đồng giữa các cư dân và ban quản trị; chủ đầu tư của chung cư về các chi phí; trách nhiệm của ban quản trị và đặc biệt là những hạng mục kém chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư ảnh hưởng đến an toàn và môi trường sống của những cư dân của chung cư. Một số vụ điển hình như sau : “Tại chung cư Era Town ( Nhà Bè, tpHCM ) vào sáng ngày 3/1/2016 , khi nhiều cư dân tại đây tuần hành trong khu vực sinh hoạt chung của chung cư, yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Đức Khải phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bị trì hoãn 2 nhiều lần để giải quyết các vấn đề chi phí và các hạng mục không đạt chất lượng dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt của cư dân tại chung cư. Cuối tháng 12/2015 tại chung cư 4S Riverside (quận Thủ Đức) mâu thuẫn kéo dài giữa cư dân, ban quản trị với chủ đầu tư là Công ty TNHH Thành Trường Lộc. Mâu thuẫn tại chung cư này liên quan đến tranh chấp quỹ bảo trì giữa Công ty Thành Trường Lộc và ban quản trị chung cư cũng như một số hạng mục chung cư kém chất lượng”. Nguyễn Bảo (2016). Xử lý triệt để tranh chấp tại chung cư; báo thông tin chính phủ của tp.HCM online. “Những bức xúc tương tự của cư dân cũng diễn ra tại chung cư Investco Babylon trên đường Âu Cơ, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú. Hồi giữa tháng 9 /2015 vừa qua, gần 130 hộ dân sống tại đây đã đồng ký đơn gửi đến các cơ quan chức năng để phản ánh tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của dự án này khi mới đươc đưa vào sử dụng tròn một năm. Cụ thể, cư dân cho rằng, dù chung cư Investco Babylon chưa được nghiệm thu nhưng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng (Investco) đã vội đưa vào sử dụng, đến nay đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp như nứt tường ngoài tòa nhà gây thấm căn hộ, nứt sàn tầng hầm để xe, nhiều hạng mục chưa hoàn thiện vật liệu” Mạnh Tùng (2015). Người dân kêu trời về chất lượng một số chung cư; Thời báo kinh tế sài gòn online. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tranh chấp và khiếu kiện giữa người sở hữu và sử dụng căn hộ chung cư với chủ đầu tư tại TP.HCM chính là do sự không hài lòng của các cư dân sinh sống trong chung cư đối với chất lượng và dịch vụ của chung cư đó. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại TP.HCM sẽ giúp các nhà đầu tư có sự quan tâm và đầu tư hợp lý hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng của từng hạng mục trong từng giai đoạn xây dựng và sử dụng nhằm tạo ra một sản phẩm với chất lượng cao nhất đáp ứng 3 nhu cầu của thị trường , nâng cao sự hài lòng của người sở hữu và sử dụng chung cư cao tầng. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các tại chung cư cao tầng ? Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại TP.HCM là như thế nào? Đây là những vấn đề mà cả chủ đầu tư cũng như những người có nhu cầu sở hữu hoặc sử dụng các sản phẩm tại chung cư cao tầng quan tâm nhất. Đây cũng chính là những lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TẠI CÁC CHUNG CƯ CAO TẦNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH “. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu là nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại Tp.HCM. Qua đó giúp các chủ đầu tư có những giải pháp hợp lý hơn trong việc can thiệp vào từng yếu tố để nâng cao chất lượng và dịch vụ của chung cư cao tầng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các dân cư sinh sống tại các chung cư cao tầng tại TP.HCM. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:  Xác định những yếu tố cụ thể nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại TP.HCM.  Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại TP.HCM là như thế nào.  Việc nhận biết các yếu tố ảnh hưởng này tại từng chung cư cao tầng tại TP.HCM cụ thể là như thế nào.  Hàm ý các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại khu vực TP.HCM. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4  Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng cuộc sống của dân cư tại các chung cư cao tầng tại TP.HCM.  Phạm vi nghiên cứu : Các chung cư cao tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2000 đến năm 2015 tại khu vực TP.HCM. 1.4 Phương pháp nghiên cứu  Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính thông qua 2 giai đoạn : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua việc tổng hợp các đề tài nghiên cứu trước đây nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của dân cư tại chung cư cao tầng và sử dụng kỹ thuật khảo sát khám phá, phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia về lĩnh vực chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm điểu chỉnh, hoàn thiện thang đo cho nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh qua việc xử lý các dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp .  Cách thức lấy mẫu là thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện.  Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22.0 được dùng trong nghiên cứu này.  Các kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng gồm: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định thang đo với Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy bội. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài  Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tại các chung cư cao tầng tại địa bàn TP.HCM.  Đề tài mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho các chủ đầu tư xây dựng công trình cũng như khách hàng sở hữu hoặc sử dụng các sản phẩm tại các dự án chung cư cao tầng tại TP.HCM nhằm đạt được chất lượng cao nhất với chi phí bỏ ra là hợp lý nhất. Giúp các bên liên quan trong việc xây dựng và vận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng