Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng việt (có so sánh với tiếng lào)...

Tài liệu Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng việt (có so sánh với tiếng lào)

.PDF
111
3
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SOYPHET HOUNGDOUANGCHANH CÁC TỪ CÓ TỪ TỐ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG LÀO) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN, NĂM 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SOYPHET HOUNGDOUANGCHANH CÁC TỪ CÓ TỪ TỐ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG LÀO) Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS. Nguyễn Thị Nhung THÁI NGUYÊN, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luân văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020 Tác giả Soyphet HOUNGDOUANGCHANH i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PSG.TS. Nguyễn Thị Nhung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đẻ hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn hữu, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020 Tác giả Soyphet HOUNGDOUANGCHANH ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát ................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................... 3 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tính từ trong tiếng Việt.............................................. 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ có ý nghĩa chỉ màu sắc trong tiếng Việt ............... 5 1.1.3. Tình hình nghiên cứu tính từ hay từ có ý nghĩa chỉ màu sắc tiếng Việt trong quan hệ đối chiếu ............................................................................................... 6 1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học liên quan đến đề tài .......................................... 7 1.2.1. Khái quát về từ tiếng Việt ................................................................................. 7 1.2.2. Một số từ loại thực từ trong tiếng Việt ............................................................. 9 1.2.3. Cấu tạo của từ tiếng Việt ................................................................................. 12 1.2.4. Ngữ nghĩa của từ tiếng Việt ............................................................................ 16 1.2.5. Từ vay mượn trong tiếng Việt......................................................................... 22 1.2.6. Quan niệm về từ có từ tố chỉ màu sắc và từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ......... 23 1.2.7. Vài nét về tiếng Lào và từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào .................... 24 1.3. Vấn đề nghiên cứu, đối chiếu từ giữa các ngôn ngữ .......................................... 29 1.4. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 31 iii Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ SỐ LƯỢNG, CẤU TẠO, TỪ LOẠI, NGUỒN GỐC CỦA CÁC TỪ CÓ TỪ TỐ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG LÀO) ....................................................................... 33 2.1. Đặc điểm về số lượng của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) ............................................................................................... 33 2.2. Đặc điểm cấu tạo của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) .................................................................................................... 33 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ................ 33 2.2.2. So sánh các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt cấu tạo ....................................................................................................................... 39 2.3. Đặc điểm từ loại của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) .................................................................................................... 48 2.3.1. Đặc điểm từ loại của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ................. 48 2.3.2. So sánh các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt từ loại......................................................................................................................... 54 2.4. Đặc điểm nguồn gốc của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so đối chiếu với tiếng Lào) ........................................................................................ 61 2.4.1. Đặc điểm nguồn gốc các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ................. 61 2.4.2. So sánh các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt nguồn gốc .................................................................................................................. 63 2.5. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 66 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ CÓ TỪ TỐ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG LÀO) ........... 67 3.1. Phân chia các nhóm từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt theo tiêu chí ngữ nghĩa (có so sánh với tiếng Lào) ........................................................................ 67 3.1.1. Các nhóm từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt xét theo tiêu chí ngữ nghĩa .................................................................................................................. 67 3.1.2. So sánh các nhóm từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào về ngữ nghĩa .............................................................................................................. 74 iv 3.2. Phép so sánh và thành phần đánh giá trong nghĩa của các tính từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) ........................................... 82 3.2.1. Phép so sánh trong nghĩa của các tính từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) ........................................................................ 82 3.2.2. Thành phần đánh giá trong nghĩa của các tính từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào)............................................................... 86 3.3. Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và hiện tượng chuyển nghĩa (có so sánh với tiếng Lào) ......................................................................................... 90 3.3.1. Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt được tạo ra nhờ phương thức hoán dụ .............................................................................................................. 90 3.3.2. Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt được tạo ra nhờ phương thức ẩn dụ .................................................................................................................. 91 3.3.3. Đối chiếu phép chuyển nghĩa của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào ....................................................................................................... 92 3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 93 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt xét về số lượng và cấu tạo ........ 33 Bảng 2.2: Liệt kê 29 từ đơn có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ...................... 34 Bảng 2.3: Liệt kê 24 từ láy có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ....................... 34 Bảng 2.4: Liệt kê 203 từ ghép có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt .................. 35 Bảng 2.5: Từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào xét về cấu tạo....................... 39 Bảng 2.6: Liệt kê 18 từ đơn có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào ....................... 40 Bảng 2.7: Liệt kê 21 từ láy có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào ........................ 40 Bảng 2.8: Liệt kê 156 từ ghép có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào ................... 41 Bảng 2.9: Từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt xét về từ loại ....................... 48 Bảng 2.10: Liệt kê 179 tính từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt .................... 48 Bảng 2.11: Liệt kê 70 danh từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt .................... 51 Bảng 2.12: Liệt kê 7 động từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt ...................... 53 Bảng 2.13: Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào xét về từ loại .................. 54 Bảng 2.14: Liệt kê 146 tính từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào ..................... 54 Bảng 2.15: Liệt kê 46 danh từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào ..................... 57 Bảng 2.16: Liệt kê 3 động từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào ....................... 58 Bảng 2.17: Từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt xét về nguồn gốc................. 61 Bảng 2.18: Liệt kê 51 từ có từ tố Hán Việt chỉ màu sắc ........................................ 61 Bảng 2.19: Từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Lào xét về nguồn gốc ................. 63 Bảng 2.20: Liệt kê 21 từ Lào - Thái có từ tố chỉ màu sắc ...................................... 64 Bảng 3.1: Các nhóm từ có từ tố chỉ màu trong tiếng Việt xét về ngữ nghĩa ....... 67 Bảng 3.2: Liệt kê 196 từ có từ tố chỉ màu cơ bản trong tiếng Việt (nhóm 1) ...... 67 Bảng 3.3: Liệt kê 21 từ có từ tố chỉ màu chuyển tiếp trong tiếng Việt (nhóm 2) ........ 71 Bảng 3.4: Liệt kê 39 từ có từ tố chỉ màu phái sinh trong tiếng Việt (nhóm 3) .......... 72 Bảng 3.5: Các nhóm từ có từ tố chỉ màu trong tiếng Lào xét về ngữ nghĩa ........ 74 Bảng 3.6: Liệt kê 130 từ có từ tố chỉ màu cơ bản (nhóm a) ................................ 75 Bảng 3.7: Liệt kê 16 từ có từ tố chỉ màu chuyển tiếp (nhóm b) .......................... 77 Bảng 3.8: Liệt kê 49 từ có từ tố chỉ màu phái sinh (nhóm c) .............................. 77 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ đối chiếu kiểu cấu tạo của từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào .......................................................................... 44 Hình 2.2: Biểu đồ đối chiếu các dạng cấu tạo của từ láy có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào ........................................................... 44 Hình 2.3: Biểu đồ đối chiếu các dạng cấu tạo của từ ghép có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào ........................................................... 45 Hình 2.4: Biểu đồ đối chiếu từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt từ loại ......................................................................... 58 Hình 2.5: Biểu đồ đối chiếu cấu tạo của tính từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào .......................................................................... 59 Hình 2.6: Biểu đồ đối chiếu từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào về mặt nguồn gốc................................................................... 65 Hình 3.1: Biểu đồ đối chiếu các nhóm từ có từ tố chỉ màu sắc xét theo tiêu chí ngữ nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Lào .......................................... 79 vii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với loài người. Nó không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là một thành tố của văn hóa mang nhiều nét đặc trưng của một quốc gia, dân tộc. Từ là đơn vị cơ bản của mỗi ngôn ngữ. Đó là đơn vị nhỏ nhất có thể làm tên gọi của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất ... , có cấu tạo ổn định, dùng để cấu thành nên các đơn vị giao tiếp. 1.2. Màu sắc là một cảm giác mà phát sinh sau khi não bộ của con người được tiếp nhận một số thông tin. Thông tin này, do đó đi trực tiếp vào ý thức con người. Màu sắc có thể gây ra những cảm xúc mãnh liệt, vui, buồn hay lo lắng cũng như tạo ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi hoặc kích thích các giác quan. Điều thú vị là những người thuộc các chủng tộc và các nền văn hóa khác nhau có cảm giác khá giống nhau trong những nhận thức này. Các cuộc nghiên cứu cho thấy hầu hết màu sắc có sự liên tưởng theo hướng tích cực nhiều hơn theo hướng tiêu cực; thậm chí khi nó có hướng liên tưởng tiêu cực thì cũng chỉ được sử dụng trong những ngữ cảnh đặc biệt. Vì vậy, màu sắc là một trong những biểu tượng mang tính phổ quát, không chỉ ở phương diện địa lý mà còn ở mọi khía cạnh nhận thức: vũ trụ, tâm lý, tôn giáo, ngôn ngữ. Quá trình nhận biết màu sắc bắt đầu từ phần não bên phải và truyền sang bên trái thông qua sự tiến triển của ngôn ngữ. Những nhận thức về màu sắc của mỗi dân tộc được thể hiện ra ở hệ thống từ ngữ trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. 1.3. Nghiên cứu, so sánh từ có từ tố chỉ màu sắc giữa hai dân tộc Việt- Lào có thể giúp phát hiện những điểm thống nhất và khác biệt và tư duy, văn hóa, về cách sử dụng ngôn ngữ giữa hai cộng đồng. Những hiểu biết này có thể góp phần tăng cường sự giao lưu ngôn ngữ, trao đổi văn hóa, giúp vun đắp thêm tình cảm keo sơn, gắn bó giữa hai dân tộc anh em. Đó là những lí do chính để chúng tôi lựa chọn đề tài nguyên cứu là Các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh trong tiếng Lào). Hi vọng, công trình sẽ góp phần giúp hiểu sâu hơn về từ trong tiếng Việt, tiếng Lào cũng như tư duy, văn hóa, của hai dân tộc Việt Nam-Lào. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Qua việc làm rõ các đặc điểm về số lượng, cấu tạo, từ loại, nguồn gốc, ý nghĩa mà hiểu thêm về bộ phận từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt; bước đầu so sánh, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt với hệ thống từ tương ứng trong tiếng Lào để có thêm hiểu biết về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của hai cộng đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. - Thống kê, phân loại các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và các từ tương ứng trong tiếng Lào về các mặt cấu tạo, từ loại, nguồn gốc, ý nghĩa. - Phân tích đặc điểm về số lượng từ, cấu tạo, từ loại, nguồn gốc của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt; so sánh với phương diện tương ứng trong từ có từ tố chỉ màu sắc tiếng Lào để bước đầu rút ra những đặc trưng về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của hai dân tộc. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và bộ phận tương ứng trong tiếng Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những phương diện: số lượng, cấu tạo, từ loại, nguồn gốc, ý nghĩa của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt, có đối chiếu với phương diện tương ứng trong bộ phận từ đó ở tiếng Lào. 3.3. Phạm vi khảo sát - Chúng tôi chủ yếu khảo sát các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt đã được tập hợp trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên (2009), Nxb Đà Nẵng). Và ngoài ra, có tham khảo Từ điển Việt-Lào (Phạm Đức Dương (chủ biên -2011), Nxb. Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội- Viên Chăn). Lượng đơn vị phái sinh (dùng từ chỉ vật tự nhiên để biểu thị màu) trong tiếng Việt rất lớn, việc phân biệt từ ghép với cụm từ trong tiếng Việt hiện còn phức tạp. Nên chúng tôi tạm giới hạn việc sưu tầm các từ trong phạm vi 2 từ điển trên. Và Đề tài này cũng tạm thời theo quan điểm của hai từ điển đó về vấn đề phân giới từ trong từng trường hợp cụ thể. 2 - Các từ có từ tố chỉ màu sắc tiếng Lào đã được thu thập trong cuốn Từ điển Lào (Thongkham ONMANYSON, Nxb. Cục Văn học Lào, năm 1992), cuốn Từ điển Lào (Mahasyla VILAVONG, Nxb. hữu hạn Đòc kệt, năm 2006), và Từ điển Việt-Lào, LàoViệt sạ băp pặp pụng may (Syviengkhach KONNIVONG, in lần thứ 2, Nxb và phát hành Quốc Gia CHNCND Lào Thủ Đô Viêng Chăn). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp miêu tả Để nghiên cứu đề tài, phương pháp chủ yếu được chúng tôi vận dụng là phương pháp miêu tả với các thủ pháp sau: thủ pháp thống kê toán học; thủ pháp phân loại và hệ thống hóa; thủ pháp phân tích nghĩa của từ tố chỉ màu sắc. Các thủ pháp này sẽ giúp làm rõ các đặc trưng về số lượng từ, cấu tạo, từ loại, nguồn gốc, ý nghĩa của từ của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Lào. 4.2. Phương pháp so sánh- đối chiếu Đây là phương pháp - đối chiếu nhằm tìm ra sự thống nhất và khác biệt giữa các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt và bộ phận tương ứng trong tiếng Lào ở các phương diện nghiên cứu (sẽ được chúng tôi trình bày kĩ hơn ở cuối chương 1). 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về lý luận: Làm rõ những đặc trưng cơ bản về cấu trúc, ngữ nghĩa các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt, và đôi nét về nhóm từ tương ứng trong tiếng Lào, cùng một số đặc trưng về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa của người Việt Nam và người Lào. 5.2. Về thực tiễn: Công trình có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc dạy và học về tính từ, danh từ, về ý nghĩa của từ; tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu về từ chỉ màu sắc; tài liệu tham khảo cho những người làm công tác dịch thuật và những người muốn tìm hiểu ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam và Lào. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương như dưới đây: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài Chương 2: Đặc điểm về số lượng, cấu tạo, từ loại, nguồn gốc của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Lào) 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài luận văn, có 3 nhóm vấn đề. Đó là: 1. Nghiên cứu về tính từ; 2. Nghiên cứu về từ có ý nghĩa chỉ màu sắc và 3. Nghiên cứu tính từ hay từ có ý nghĩa chỉ màu sắc tiếng Việt trong quan hệ đối chiếu với nhóm tương ứng trong một ngôn ngữ khác. Đề tài sẽ tìm hiểu tổng quan theo 3 nhóm vấn đề này. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tính từ trong tiếng Việt Nghiên cứu chuyên sâu về tính từ có thể kể đến chuyên luận của các tác giả như Chu Bích Thu, Nguyễn Thị Nhung, và một số bài báo của các tác giả như Hoàng Văn Hành, Nguyễn Tuấn Đăng, Nguyễn Thị Dự...Tác giả Chu Bích Thu có 2 công trình nghiên cứu về tính từ. Đó là luận án Những đặc trưng ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại (1996) với những miêu tả các đặc trưng chính về nghĩa của tính từ tiếng Việt như tính đánh giá, yếu tố so sánh [57]. Công trình thứ hai là đề tài khoa học cấp Viện Tính từ tiếng Việt hiện đại từ cách tiếp cận từ vựng - ngữ nghĩa - ngữ dụng (2006) với những nghiên cứu từ nghĩa cơ bản của tính từ đơn tiết sang các nghĩa phái sinh, vạch ra hướng phát triển nghĩa cơ bản của tính từ; nghiên cứu khả năng kết hợp để cấu tạo tính từ đa âm tiết; tìm hiểu vấn đề từ mới trong tiếng Việt từ sau năm 1985 đến nay về khái niệm, các hướng phát triển chính, trong đó đặc biệt khảo sát vị trí và tình hình phát triển của tính từ trong bối cảnh chung của từ vựng tiếng Việt [58]. Nguyễn Thị Nhung (2010) có cuốn Định tố tính từ trong tiếng Việt. Tác giả đã xác định định tố là chức vụ ngữ pháp chính của tính từ tiếng Việt; đề xuất quan điểm về các bình diện cấu trúc, bình diện chức năng của định tố tính từ; phân tích, miêu tả định tố tính từ trên bình diện cấu trúc; phân tích, miêu tả các loại định tố tính từ trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng và khảo sát để thấy được tình hình sử dụng định tố tính từ qua các văn bản dành cho học sinh [42]. Tác giả Hoàng Văn Hành (1988) có bài báo “Nghĩa của tính từ tiếng Việt” đưa ra quan điểm về từ loại của các tổ hợp này [24, tr. 15-16]. Nguyễn Tuấn Đăng (2003) với “Phân biệt tính từ và động từ trong tiếng Việt” [19, tr. 4-10] đã đưa ra những cách thức để khu biệt tính từ trong sự quan 4 hệ với động từ. Nguyễn Thị Dự (2003) có bài viết “Thử tìm hiểu tính từ kích thước trong việc mô tả con người (trên ngữ liệu Anh - Việt)” [12, tr. 14-21]. Trong bài viết này, tác giả đã xem xét nhóm từ và tính từ nêu trên trong việc mô tả con người, đã trình bày ngữ nghĩa và cách sử dụng của nhóm tính từ chỉ kích thước trong việc mô tả con người của người Anh và người Việt. Ngoài ra, trong các sách ngữ pháp tiếng Việt hiện đại như Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 của Diệp Quang Ban, Hoàng Thung [2], Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại) của Đinh Văn Đức [16], Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Thị Nhung [42] trong phần nghiên cứu về từ pháp đều có phần đề cập tới tính từ. Và từ loại này đều được xác định là một thực từ đứng ở vị trí thứ ba trong số các thực từ tiếng Việt. Đây là những công trình giúp tác giả luận văn xác định được khái niệm, đặc trưng của tính từ tiếng Việt. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ có ý nghĩa chỉ màu sắc trong tiếng Việt Nghiên cứu về từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt có thể kể đến các tác giả như Lê Anh Hiền, Đào Thản, Lê Thị Vy, Nguyễn Thị Thành Thắng, Hà Thị Thu Hoài, Biện Minh Điền, Trịnh Thị Minh Hương, Đỗ Thị Thìn. Các nghiên cứu về từ chỉ màu sắc tập trung nhiều ở bình diện cấu trúc luận, chủ yếu tiếp cận về cấu trúc nghĩa, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Tác giả Lê Anh Hiền (1977) với “Về cách dùng tính từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu” [27, tr. 13-20] đã đề cập đôi nét về nghệ thuật sử dụng từ chỉ màu sắc của Tố Hữu trong thơ. Đào Thản (1993) trong bài “Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Việt trong sự liên hệ với mấy điều phổ quát” đã trình bày những nhận thức về màu và phân chia dải màu trên cảm nhận thị giác và quan điểm truyền thống của từng cộng đồng người về màu sắc [50, tr. 11-15]. Lê Thị Vy (2006) có với “Vài nét về đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu sắc” [62, tr. 31-34]. Bài viết này đã đề cập đến một màu (hoặc nhiều màu) như biểu tượng của văn hóa hoặc nét đặc thù của dân tộc. Tuy nhiên, các tác giả chỉ điểm qua mà chưa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa đến cách sử dụng các từ chỉ màu sắc. Nguyễn Thị Thành Thắng (2001) trong bài “Màu xanh trong thơ Nguyễn Bính”, [52, tr. 1112] đã khái quát được sự đa dạng về nghĩa của các từ chỉ màu xanh trong thơ Nguyễn Bính, từ đó, nêu bật vài điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn 5 Bính. Hà Thị Thu Hoài (2006) có bài viết: “Từ chỉ màu sắc để miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài” [26]. Tác giả Biện Minh Điền (2000) đã có bài “Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến” [15, tr. 48-55]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích ngữ nghĩa và cách sử dụng từ chỉ màu sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến và vai trò nghệ thuật của các “con chữ” trong cấu trúc hình tượng ngôn từ trong thơ ông và đã thống kê tỉ lệ từ ngữ chỉ màu sắc và đã xác định tỉ lệ màu sắc tươi chiếm ưu thế, đặc biệt là cách dùng màu xanh và màu tương tự. Tác giả Trịnh Thị Minh Hương có luận văn thạc sĩ Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương) [31]. Công trình đã tập trung phân tích đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt trên ngữ liệu văn bản văn chương. Đỗ Thị Thìn có luận văn về Tính biểu cảm của màu sắc trong ca dao người Việt [55]. Luận văn đã có những kiến giải về tính biểu cảm của các tính ngữ miêu tả và ít nhiều bắt đầu tiệm cận tính biểu tượng, biểu trưng của các màu sắc trong ca dao của người Việt. Đây là một số gợi ý về việc tìm hiểu từ chỉ màu sắc. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tìm hiểu về từ ngữ chỉ màu sắc được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Chưa có công trình nào nghiên cứu đối tượng là từ có từ tố chỉ màu sắc và phạm vi khảo sát là trong từ điển tiếng Việt. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu tính từ hay từ có ý nghĩa chỉ màu sắc tiếng Việt trong quan hệ đối chiếu Nghiên cứu về tính từ trong tiếng Việt theo hướng tiếp cận so sánh, đối chiếu có bài báo “Về cấu trúc nghĩa của tính từ tiếng Việt (trong sự so sánh với tiếng Nga)”, của tác giả Hoàng Văn Hành [23, tr. 1-10]. Các nghiên cứu về từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt theo hướng tiếp cận so sánh, đối chiếu với các từ có ý nghĩa tương ứng trong tiếng Hán, tiếng Anh đã có một số bài báo. Đó là các bài báo như:“Các từ chỉ màu sắc đỏ, vàng, đen, trắng, xanh và hàm nghĩa văn hóa của chúng trong tiếng Hán (đối chiếu với các từ tương ứng trong tiếng Việt)” của Bùi Thị Thùy Phương [48]; “Từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” Nguyễn Thị Hải Yến [66] và “Hoa cỏ và màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng 6 Anh và tiếng Việt của Trần thị Thu Huyền. Phương Thần Minh có luận văn So sánh thành ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt (về một số đặc điểm ngôn ngữvăn hóa) [38]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về từ chỉ màu sắc tiếng Việt trong quan hệ so sánh với tiếng Lào. Như vậy, mới có các công trình nghiên cứu về từ chỉ màu sắc, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt. Đã có những công trình nghiên cứu về tính từ chỉ màu sắc chưa có công trình nào nghiên cứu về các từ loại khác cũng có liên quan đến ý nghĩa màu sắc. Đã có một số công trình nghiên cứu từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt theo hướng tiếp cận so sánh, đối chiếu với các từ có ý nghĩa tương ứng trong tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Anh... Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về từ hay từ có từ tố chỉ màu sắc của tiếng Việt, trong quan hệ so sánh với tiếng Lào. Tuy nhiên, những công trình trên là những tài liệu tham khảo quan trọng để chúng tôi tiếp tục đào sâu, bổ sung và đi tiếp hướng nghiên cứu về các từ có yếu tố chỉ màu sắc dưới góc nhìn của ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. Và tình hình trên cho thấy từ có từ tố chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Lào) là một đề tài không trùng lặp với các công trình của các tác giả đi trước. 1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái quát về từ tiếng Việt a. Khái niệm từ tiếng Việt Theo tác giả Đỗ Hữu Châu “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [11, tr. 16]. b. Đặc điểm của từ tiếng Việt - Từ tiếng Việt có những đặc trưng sau: + Về vị trí trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, từ được cho là “lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [11, tr. 16]; và “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ” (theo Đái Xuân Ninh [42, tr 24]. Như vậy, từ là đơn vị ngôn ngữ lớn hơn hình vị và nhỏ hơn cụm từ. 7 + Về sự tồn tại, các nhà nghiên cứu đều khẳng định từ tiếng Việt có tính sẵn có, cố định, bắt buộc, có khả năng tồn tại độc lập, và vận dụng độc lập để tạo câu. Tác giả Nguyễn Văn Lộc cho rằng “theo cách hiểu được phổ biến rộng rãi hiện nay, từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng vận dụng độc lập (hoặc từ là đơn vị độc lập nhỏ nhất của ngôn ngữ)” [36, tr. 5]. Tính độc lập của từ được thể hiện ở 2 mức độ: a) Độc lập về vị trí. Đặc tính này thể hiện ở chỗ, mỗi từ đều có khả năng tách khỏi từ bên cạnh một cách dễ dàng (Ví dụ: học giỏi -> học rất giỏi; con gà -> con này; gà này; của học sinh -> của những học sinh này, nhẫn vàng -> nhẫn bằng vàng… ) b) Độc lập về chức năng. Đặc tính này thể hiện ở chỗ từ có khả năng độc lập đảm nhiệm một chức năng cú pháp nào đó ở trong câu như chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ… (Thí dụ: Nam đọc sách. Sách rất hay. Sách làm bổ ngữ và chủ ngữ ). Trong hai mức độ độc lập trên đây, tính độc lập về vị trí có ở cả thực từ lẫn hư từ còn tính độc lập chức năng chỉ có ở thực từ. Như vậy, khi định nghĩa từ là đơn vị độc lập nhỏ nhất, ta hiểu tính độc lập của từ là tính độc lập về vị trí. + Về hình thức, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định” [11, tr. 16]. Từ “được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn chỉnh” (theo Đái Xuân Ninh [42, tr 24]). + Về ý nghĩa của từ, các nhà nghiên cứu đã có một số nhận định như sau: “Từ là đơn vị đặc biệt có thể diễn đạt một nội dung tối thiểu đầy đủ và phân biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác...” [59]; Theo Hồ Lê “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.” [37, tr. 104]. Như vậy, từ luôn mang một ý nghĩa nhất định. Đó có thể là ý nghĩa từ vựng (các thực từ); ý nghĩa ngữ pháp (các hư từ ngữ pháp); ý nghĩa tình thái (các hư từ tình thái). 8 + Về chức năng, theo Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.” [65, tr. 22]. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng nhận định “Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp và chức năng tư duy. Từ là đơn vị nhỏ nhất của nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.” [9, tr. 21]. Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu. Nhưng không phải bất kì một từ nào cũng là một đơn vị tế bào của cú pháp.” [5, tr. 326]. c. Phân loại từ tiếng Việt về mặt ngữ pháp Theo Nguyễn Thị Nhung: “Từ loại là những lớp từ được phân định dựa vào các đặc điểm chung về ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp.” [43, tr. 27]. Từ loại tiếng Việt được phân thành hai nhóm lớn là: thực từ và hư từ. * Thực từ là lớp từ có số lượng lớn, có ý nghĩa từ vựng rõ rệt, có chức năng định danh, có khả năng làm trung tâm đoản ngữ (cụm từ chính phụ), có khả năng đảm nhiệm chức vụ thành phần chính của câu. Thực từ bao gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ (theo [43, tr. 32]). * Hư từ là lớp từ không lớn về số lượng, không có ý nghĩa từ vựng, không có chức năng định danh, không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ và không có khả năng đảm nhiệm chức vụ thành phần chính (có thể giữ vai trò của các thành phần phụ) trong câu. Hư từ lại bao gồm hai nhóm là hư từ ngữ pháp và hư từ tình thái (theo [43, tr. 32- 33]). 1.2.2. Một số từ loại thực từ trong tiếng Việt a. Danh từ * Khái niệm: Nguyễn Thị Nhung cho rằng: “Danh từ là từ có ý nghĩa sự vật hiểu theo nghĩa rộng hay DT có ý nghĩa thực thể trong đó nòng cốt là ý nghĩa sự vật.” [43, tr. 34]. * Đặc điểm: Ý nghĩa nòng cốt của danh từ là ý nghĩa sự vật. Đó là ý nghĩa trong tên gọi của người (công nhân, nông dân, giáo viên, bác sĩ, giáo sư, đại tướng), các đồ đạc (tủ, giường, chén, bát), sự vật, hiện tượng trong tự nhiên (núi, suối, nắng, mưa gió), 9 động thực vật (mèo, lợn, bưởi, hoa lan), và cả những khái niệm trừu tượng được xem như có sự vật tính (tư tưởng, đạo đức, lịch sử, khái niệm). Như đã nói, tư duy của con người đã khiến cho tất cả những gì đến với nhận thức của đều có thể trở thành thực thể (cái có sự tồn tại độc lập). Vì vậy, trong danh từ còn có cả các từ vốn chỉ hoạt động, tính chất được “danh hóa” bằng cách gắn với một yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (cái đẹp, sự hi sinh, nỗi buồn, niềm vui). * Phân loại: Danh từ trước hết được chia tách thành hai loại: Danh từ riêng và danh từ chung. - Danh từ riêng là lớp danh từ dùng làm tên gọi riêng cho các cá thể sự vật, hiện tượng. Danh từ riêng được viết hoa. Chúng hết sức hạn chế kết hợp với các từ chỉ lượng ở phía trước, từ để trỏ ở phía sau và các định tố khác. - Danh từ chung chiếm số lượng khá lớn, là tên gọi chung của các sự vật, thực thể cùng loại có chung những đặc tính nghĩa - ngữ pháp. Bản thân danh từ chung lại được chia thành danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp. * Danh từ có từ tố chỉ màu sắc là những từ như: bí đỏ, bí xanh, bưởi đào. b. Động từ * Khái niệm: Theo tác giả Nguyễn Thị Nhung: “Động từ là những từ chỉ các dạng vận động khác nhau của mọi thực thể.” [43, tr. 51] * Đặc điểm Về ý nghĩa, động từ thường là những từ có ý nghĩa chỉ tình thái, hoạt động, trạng thái của sự vật. Các tình thái (bèn, toan, định, cần, nên,...), hoạt động (chạy, học, đan, vẽ...), trạng thái (ngủ, thức, nhớ, còn, hết) đều có quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian. Như vậy, điểm chung nhất trong ý nghĩa của động từ là tính quá trình. Chủ thể của những quá trình này không phải chỉ là sự vật mà bao hàm cả các khái niệm được thực thể hóa. * Phân loại Có thể phân loại động từ thành hai nhóm lớn: động từ không độc lập và động từ độc lập. 10 Động từ không độc lập biểu thị quá trình chưa đầy đủ, trọn vẹn, khi làm thành phần câu, thường đòi hỏi kết hợp với thực từ (thường là động từ độc lập). Động từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa. Chúng có thể được dùng độc lập không cần động từ khác đi kèm khi làm thành phần câu. (Theo [43, tr. 50- 65]) * Động từ có từ tố chỉ màu sắc là những từ như: đỏ đèn, bôi đen, đỏ con mắt, ... c. Tính từ * Khái niệm: Nguyễn Thị Nhung cho rằng: “Tính từ là những từ có thể gọi tên đặc điểm, tính chất của thực thể, hoạt động, trạng thái, tính chất; kết hợp được về phía trước với các từ rất, cực kì, hơi, khí, quá hoặc về phía sau với các từ lắm, quá, cực kì và nhiều nhóm phó từ khác, nhưng hạn chế kết hợp với nhóm phó từ chỉ mệnh lệnh; có chức vụ ngữ pháp chính là làm định tố (nói riêng) và làm thành tố phụ trong đoản ngữ (nói chung).” [43, tr. 66-68]. * Đặc điểm - Về ý nghĩa Tính từ là từ có nghĩa khái quát về tính chất. Theo tác giả Chu Bích Thu [54], trong cấu trúc nghĩa của tính từ thường có thành phần đánh giá và phép so sánh. Tính từ đơn tiết (từ đơn) như: trắng, xanh, tím, nâu,...thì chỉ gồm 1 từ tố chỉ màu sắc. Tính từ đa tiết có thể có 1 từ tố chỉ màu sắc như: đỏ chót, xanh lét, trắng tay (bị mất hết tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì), xanh mắt (ở trạng thái quá sợ hãi đến nỗi mặt mày biến sắc), hoặc 2 từ tố chỉ màu sắc như: đỏ đen, nâu sồng,... Đây là từ loại có nhiều từ mang từ tố chỉ màu sắc nhất trong các từ loại tiếng Việt. - Về khả năng kết hợp, phần lớn tính từ tiếng Việt kết hợp được về phía trước với các từ rất, cực kì, hơi, khí, quá hoặc về phía sau với các từ lắm, quá, cực kì. Ngoài ra, tính từ tiếng Việt có khả năng kết hợp với nhiều nhóm phó từ của động từ, nhưng hạn chế kết hợp với nhóm phó từ chỉ mệnh lệnh. - Về vai trò ngữ pháp, tính từ tiếng Việt có chức vụ ngữ pháp chính là làm định tố. Ngoài ra, có thể làm bổ tố và làm vị ngữ. * Phân loại - Dựa vào khả năng kết hợp với thành tố phụ có thể phân tính từ thành hai nhóm. + Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất tuyệt đối là nhóm các tính từ ít khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ. Nhóm này gồm: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất