Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tranh chấp thường phát sinh trong thanh thoán quốc tế bằng lc và cách giải q...

Tài liệu Các tranh chấp thường phát sinh trong thanh thoán quốc tế bằng lc và cách giải quyết

.PDF
116
204
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C NGOẠI T H Ư Ơ N G H À NỘI ĐÊ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC C Á P BỘ CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG ưc VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT M ã số: B2001 - 40 - 06 C ơ quan quàn lý đề tài: Bộ Giáo dục và Đào tạo C ơ quan chủ trì: Trường Đại học Ngoại thương Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy Những người tham gia : Ths. Đặng thị Nhàn - ĐH Ngoại thương CA/. Lê Thế Bình - ĐH Ngoại thương CA/. Nguyễn Anh Tuần - ĐH Ngoại thương T H Ư VIỄN Ì H Ù à N Li BA' MÓC N S C I A I ThL-áhi.-, Hà n i - 12/2002 BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO TRƯỜNG Đ Ạ I HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G H À N Ộ I ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG ưc VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT Mã số: B2001 - 40 - 06 Xác nhân của cơ quan chủ trì đề tài Kĩ HIỆU TRƯỞNG Chủ nhiêm để tài MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Ì Chương I. Những vấn đề lý luận về các tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằng L/C 5 ì. Phương thức tín dụng chứng từ - một phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng hiên nay 5 1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 5 2. Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ 6 2. ỉ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập 6 2.2. Trong phương thức tín dạng chứng từ, có hai nguyên tắc cơ bản Ì 2.3. Trong phương thức tín dụng chứng từ các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoa 8 2.4. Phương thức TDCT đảm bảo một cách tương đối quyền lợi của người bán và người mua trong hoạt động ngoại thương 3. UCP 500 - Các quy tạc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế - văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT -9 9 3.1. Quá trình phát triớn của UCP 9 3.2. Phạm vi áp dụng và giá trị pháp lý của UCP500 11 3.3. Mối quan hệ giữa UCP500 và luật quốc gia 12 3.4. Mối quan hệ giữa UCP500 và pháp luật Việt Nam n. Các tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằng L/C Ì. Các tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình ì3 15 15 1.1. Tranh chấp phát sinh do chứng từ lập không phù hợp với các điều kiện quị định của L/C 16 1.2. Tranh chấp phát sinh do cách hiớu không thống nhất về điều kiện phi chứng từ 21 2. Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ 22 2.1. Tranh chấp khi người nhập khẩu vi phạm nghĩa vạ liên quan đến L/C 22 2.2. Tranh chấp khi người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ liên quan đến L/C 2.3. Tranh chấp khi các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ Hên quan đến L/C HI. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong thanh toán bằng L/C 1. Do hiểu và vận dụng UCP 500 không chính xác 26 29 34 34 2. Do sự phức tạp của luật điều chỉnh 36 3. Do các bên ký kết các điều khoản của hợp đổng không hợp lý, không chặt chẽ về kỹ thuật 38 3.1. Do khâu ký kết hợp đồng 38 3.2. Do khâu thực hiện thanh toán bằng L/Q giao hàng và lập chứng từtheoL/C ' 39 4. Tranh chấp phát sinh do sự phức tạp của qui trình-kỹ thuật thanh toán bằng L/C 41 C h ư ơ n g l i . T h ự c t i ễ n g i ả i q u y ế t t r a n h c h ấ p phát s i n h t r o n g t h a n h toán b ằ n g L/C t ạ i V i ệ t N a m 44 ì. T r a n h chấp phát sinh, do phía người x i n m ừ L/C v i p h ạ m 45 1. Tranh chấp do người nhập khẩu không mừ L/C 45 2. Tranh chấp về việc người mừ L/C tuyên bố ngừng trả tiền hàng 48 3. Tranh chấp về việc người mừ L/C từ chối nhận hàng 50 l i . T r a n h chấp phát sinh do phía người bán v i p h ạ m 52 1. Tranh chấp do người bán không lấy được loại chứng từ m à người mua cung cấp 53 2. Tranh chấp do người bán lập bộ chứng từ có sai sót so với quy định củaL/C " 55 3. Tranh chấp do người bán hiểu sai nội dung quy định trong UCP 500 về các chứng từ được lập 57 i n . T r a n h chấp phát sinh do ngàn hàng phát hành L/C v i p h ạ m 59 1. Tranh chấp do ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ không phát hiện hết lỗi 60 2. Tranh chấp do ngân hàng phát hành từ chối trả tiền sau thời hạn 7 ngày kiểm tra chứng từ đã chấm dứt 64 I V . T r a n h chấp phát sinh do Ngân hàng thông báo v i p h ạ m 66 1. Tranh chấp do N H T B thông báo sửa đổi L/C không tuân thủ triệt đê'UCP500 66 2. Tranh chấp về việc hiểu sai nội dung của UCP 500 "thế nào là ngân hàng khác - another bank" 69 3. Tranh chấp do Ngân hàng thông báo nước ngoài coi thường thông lệ quốc tế, v i phạm nghĩa vụ trong giao dịch thanh toán bằng L/C 71 V. Đánh giá thực trạng t r a n h chấp và giải quyết t r a n h chấp t r o n g thanh toán bàng L/C 73 Ì. Tinh hình chung 2. Nguyên nhân phát sinh các tranh chấp trong thanh toán bằng L/C ừ Việt Nấm 73 n A Chương HI: Các giải pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc t ế bằng ư c 76 ì. Xu hướng phát triển của việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng 76 1. Phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm vai trò quan trọng trong các phương thức thanh toán quốc tế của thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam 76 2. Tác động của thương mẬi điện tử 77 3. Tác động của hội nhập đến dịch vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mẬi Việt Nam 77 l i . Các giải pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C 78 Ì. Các giải pháp ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C 78 /. 1. Phổ cập các kiến thức vềphương thức tín dụng chứng từ 78 1.2. Hoằn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu 80 1.3. Giải pháp đối với cắc bên tham gia giao dịch tín dạng chứng từ 82 1.4. Hoàn thiện UCP500 91 2. Các giải pháp giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng L/C 94 2. ỉ. Lủa chọn phương phấp giải quyết tranh chấp 94 2.2 Dẫn chiếu UCP500 vào L/C 96 2.3. Giải thích, vận dụng đúng các điêu khoản của L/C và các qui định của pháp luật áp dụng cho úc kết hợp với hợp đồng ngoại thương 2.4. Lậprànộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ, chúng từ 97 98 2.5. Kiên trì, thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp, kết hợp với sủ tác động của các cơ quan quản lý nhà nước 99 2.6. Nghiên cứu kĩ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện, cung cấp thêm bằng chứng, lập luận hợp lý, lôgích KẾT LUẬN TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O 100 loi 102 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính c ấ p t h i ế t c ủ a để tài nghiên c ứ u . Trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây thương mại quốc tế phát triển với tốc độ và quy m ô lớn chưa từng có. Phạm vi các m ố i quan hệ trao đổi hàng hoa được mậ rộng, các hình thức giao dịch ngày càng đa dạng và phong phú. Trong cấc hợp đồng mua bán được ký kết giữa các nước, hợp đổng xuất nhập khẩu hàng hoa và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhiều hơn cả. Cũng vì khối lượng hàng hoa và dịch vụ được trao đổi mua bán ngày càng nhiều như vậy, các rủi ro trong thực hiện nghĩa vụ theo hợp đổng cũng tăng theo một cách đáng kể. M ộ t trong những rủi ro dẫn đến các tranh chấp phát sinh thường liên quan đến khâu thanh toán. Thanh toán quốc tế là một khâu then chốt trong các khâu thực hiện hợp đổng mua bán. Nội dung của điều khoản thanh toán bao gồm các quy định vềđồng tiền thanh toán, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán và phương thức thanh toán, trong đó nội dung quy định về phương thức thanh toán chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong các phương thức thanh toán được áp dụng hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C) được nhiều nhà doanh nghiệp và các ngàn hàng biết đến. Đây là một phương thức có nhiều ưu việt so với các phương thức khác do nó đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, do kỹ thuật áp dụng tương đối phức tạp, có nhiều nguồn luật điều chỉnh, các bên tham gia vào giao dịch lại không am hiểu tường tận vềcác thông lệ quốc tế, các văn bản pháp lý quốc gia được tuyên bố áp dụng m à trên thực tế các vụ tranh chấp trong thanh toán bằng L/C vẫn thường xuyên xảy ra. Khi có tranh chấp, các bên tham gia vào hợp đồng đều muốn tìm mọi cách thức giải quyết có hiệu quả nhất. Nhưng không phải lúc nào và bao giờ các vụ kiện cũng giải quyết được một cách thoa đáng, kết cục quyền l ợ i của một trong 2 bên bị ảnh hưậng. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu các loại tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằng L/C và tìm các biện pháp ngăn ngừa Ì cũng như để giải quyết các tranh chấp này một cách hiệu quả vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. li. Tình hình nghiên cứu của đề tài. ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có một số đề tài nghiên cứu về tranh chấp và giải quyết tranh chấp, nhưng dồng tranh chấp được đề cập trong các nghiên cứu nói trên là các loồi tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoa hoặc tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mồi quốc tế của tổ chức Thương mồi thế giới như đề tài "Các tranh chấp thường phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoa giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài và cách giải quyếf \ m ã số B97 - 40 - OI và đề tài "Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới, thựcti nvà kinh nghiêm đối với Việt Nam", m ã số B2001 - 40 - 05 do PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết trường Đ ồ i học Ngoồi thương làm chủ nhiệm... Có thể nói, cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào mang tính hệ thống cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn về các tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng quốc tế bằng L/C và kiến nghị cách giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này. Do vậy, mặc dù có những m ố i liên hệ mật thiết trong cách tiếp cận vấn đề với những nghiên cứu đã có, nhưng về mặt nội dung, đối tượng nghiên cứu không trùng với bất kỳ một công trình khoa học nào đã được công bố. IU. Mục tiêu của đề tài. - Hệ thống được các loồi tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằng L/C và các nguyên nhân của nó. - Sau khi nghiên cứu thực trồng thanh toán bằng L/C ở Việt Nam sẽ rút ra được những tranh chấp thường xảy ra nhất và cách giải quyết các loồi tranh chấp này. - Tìm ra được các cách thức giải quyết đặc trưng và hiệu quả nhất cho các tranh chấp và trên cơ sở đó đưa ra được một số giải pháp. 2 IV. Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằng L/C, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi tham gia vào giao dịch này. - Nội dung quy định trong văn bản pháp lý quốc tế UCP 500, 1993 ICC nguồn pháp lý điều chểnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phạm vì nghiên cứu: - Tranh chấp trong thanh toán bằng L/C thường rất đa dạng, phát sinh trong mối quan hệ giao dịch buôn bán, thanh toán giữa các quốc gia khác nhau trên phạm v i toàn thế giới. V ớ i một phạm v i rộng lớn như vậy, đề tài không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các tranh chấp phát sinh m à chể tập trung xoay quanh các tranh chấp điển hình xảy ra giữa một bên là các doanh nghiệp hoặc ngân hàng Việt Nam và một bên là các doanh nghiệp hoặc ngân hàng phía nước ngoài v i phạm l ỗ i , cách thức có thể áp dụng để giải quyết các loại tranh chấp này. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu tại các ngân hàng thương mại trong nước, ở nước ngoài và một số các tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. V. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trên cơ sở vận dụng học thuyết kinh tế chính trị M á c - Lênin, các lý thuyết kinh tế học hiện đại, quán triệt tư tưởng và quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước. Phương pháp phân tích - tổng hợp và hệ thống hoa cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đề tài có kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực phạm v i nghiên cứu. 3 VI. Kết quả nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hoa lý luận về phương thức thanh toán bằng L/C, các tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằng phương thức này và nguyên nhân của chúng. - Qua thực tiễn nghiên cứu các tranh chấp và cách giải quyết các tranh chấp trong thanh toán bằng L/C tại Việt Nam, đề tài sẽ rút ra các kết luận chủ yếu giúp cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại Việt Nam tham khảo vận dụng khi có tranh chấp xảy ra. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tranh chấp cũng như giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất trong thanh toán bằng L/C. VU. Kết cấu của đề tài. Ngoài ph n mở đ u và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: - Chương ì. Những vấn đề lý luận về các tranh chấp thường phát sinh trong thanh toán bằngL/C. - Chương ũ. Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng L/Ctại Việt Nam. - Chương IU. Cắc giải pháp ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C. 4 CHƯƠNGì NHỮNG V Ấ N Đ Ể L Ý L U Ậ N VE C Á C T R A N H CHẤP T H Ư Ờ N G P H Á T SINH TRONG THANH T O Á N BANG L/C I. Phương thức tín dụng chứng từ - một phương thức thanh toán chủ y ế u được áp dụng hiên nay. Ngày nay dưới tác động của toàn cầu hoa, ngoại thương ngày càng phát triển và đang dần xoa bỏ những hàng rào thương mại giữa các quốc gia. Khác với các giao dịch buôn bán trong nước, người mua và người bán k h i tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế phải đối mật với nhiều rủi ro bất trắc. Do đó, cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu đều mong muốn sử dụng những hình thức thanh toán an toàn, có khả năng giảm thiểu các r ủ i ro, bất trắc đó. Trong số các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay, phương thức được sử dụng nhiều nhất là phương thức Tín dụng chứng từ. 1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức TDCT một sự thoa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu m ở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) hoậc chấp nhận h ố i phiếu do người hưởng l ợ i ký phát trong phạm v i số tiền đó k h i người hưởng l ợ i xuất trình cho ngân hàng các chứng từ phù hợp với những quy định của thư tín dụng. Trong phương thức tín dụng chứng từ, có 4 bên tham gia chính sau: - Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người nhập khẩu hàng hoa. - Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneĩiciary): là người bán, người xuất khẩu. - Ngân hàng phát hành hay ngân hàng mở L/C (Issuing bank hay Opening bank): là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu. 5 Đây là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, chịu trách nhiệm trả tiền cho người XK. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. - Ngân hàng thông báo (Advisừìg bank): là ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu về việc thư túi dụng đã được mở. Ngân hàng này có trách nhiệm thòng báo và gửi bản gủc thư tín dụng cùng các sửa đổi thư tín dụng tới người XK. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu. Trong thực tiễn, khi người NK và người XK lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho thương vụ của mình, họ thường gọi đó là "thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)". Lý do vì, trong ngoại thương, tín dụng chứng từ là loại tín dụng do ngân hàng mở cho người nhập khẩu, được đảm bảo bằng các chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu. Còn thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng đó và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với người xuất khẩu. N h ư vậy, thư tín dụng là một công cụ quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ. Đ ó là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ), trong đó ngân hàng m ở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng. Một điểm cần lưu ý nữa là chữ "tín dụng" dùng ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa tín nhiệm, chứ không chỉ là khoản tiền cho vay trong nghĩa thông thường của từ này. Bởi vì trong trường hợp ngân hàng đòi hỏi người nhập khẩu phải ký quỹ 1 0 0 % sủ tiền của thư tín dụng thì thực chất ngàn hàng không cấp một khoản tín dụng nào cả m à là cho người nhập khẩu vay sự tín nhiệm của mình. L ờ i hứa trả tiền của ngân hàng sẽ được tin tưởng hơn l ờ i hứa trả tiền của người nhập khẩu vì ngân hàng có tín nhiệm hơn người nhập khẩu. 2. Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ. 2.1. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ liền quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập. 6 Một là, Thoa thuận xin mở thư tín dụng giữa người mở thư tín dụng (người nhập khẩu) và ngân hàng phát hành: đây là một hợp đồng kinh tế dịch vụ. Người nhập khẩu phải làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng, trả một khoản lệ phí mở thư tín dụng và ký quỹ một số tiền nhất định tuy theo quy định cừa ngân hàng. Trong đơn xin mở thư tín dụng, phải ghi rõ nội dung cụ thể về hàng hoa, điều kiện xuất trình chứng từ. Ngân hàng căn cứ vào đó mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng và chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người xuất khẩu trình. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung điều kiện cừa thư tín dụng thì ngân hàng sẽ nhận chứng từ và thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, sau đó ngân hàng thu lại tiền cừa người nhập khẩu và giao chứng từ cho người nhập khẩu đi lấy hàng. Hai là, bản thân thư tín dụng: là một cam kết trả tiền có điều kiện cừa ngân hàng phất hành đối với người hưởng l ợ i nếu người này thực hiện đúng những quy định đề ra trong thư tín dụng. Người xuất khẩu phải lập đầy đừ các chứng từ phù hợp với yêu cầu cừa thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định. Sau khi kiểm tra, nếu thấy chứng từ hoàn toàn phù hợp vói các quy định cừa L/C, ngân hàng phải thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. 2.2. Trong phương thức tín dụng chứng từ, có hai nguyên tắc cơ bản. Đó là nguyên tắc độc lập cừa thư tín dụng (Independence of the Credit) và nguyên tắc tuân thừ chặt chẽ cừa chứng từ (strict compliance of documents). - Nguyên tắc độc lập: Thư tín dụng được mở trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu để thanh toán tiền hàng cho số hàng người xuất khẩu đã giao cho người nhập khẩu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Nhưng khi ra đời, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán hay bất kỳ một hợp đổng nào khác làm cơ sở cho thư tín dụng, thậm chí ngay cả k h i thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Nghĩa vụ cừa ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người hưởng l ợ i không phụ thuộc vào việc người hưởng lợi có thực hiện đúng nghĩa vụ cừa mình đối với người nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hay không. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ phù hợp với thư tín dụng cừa người xuất khẩu. Ngân hàng m ở thư tín dụng không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thư tín dụng với lý do 7 người xuất khẩu đã giao hàng kém chất lượng, hay vì một lí do tương tự. Các tranh chấp giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu phát sinh từ hợp đồng mua bán cơ sở sẽ phải được giải quyết một cách độc lập với giao dịch thư tín dụng. Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho người hưởng lợi miễn là người này xuất trình được các chểng từ phù hợp với yêu cầu của L/C. - Nguyên tấc tuân thủ chặt chẽ: khi kiểm tra các chểng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho người hưởng lợi khi các chểng từ này tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của thư tín dụng. Có quan điểm cho rằng ngàn hàng không nên bắt l ỗ i các khác biệt thông thường, không nghiêm trọng (immaterial dicrepancies) và nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ không có nghĩa là phải tìm ra các l ỗ i chính tả do in ấn, hay các l ỗ i do kỹ thuật trong chểng từ. Tuy nhiên, cách an toàn nhất cho các ngân hàng vẫn là tiến hành tuyệt đối nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ. Bất kì sự đi chệch khỏi nguyên tắc này, cho dù là được phép đi nữa đều có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng và có thể dẫn đến các vụ kiện tụng tốn nhiều thời gian và tiền bạc. 2.3. Trong phương thức tín dụng chứng từ các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoa. Chính các chểng từ xuất trình là căn cể duy nhất để ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng l ợ i thư tín dụng, đồng thời cũng là căn cể duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Nếu người xuất khẩu xuất trình được các chểng từ thể hiện trên bể mặt của chúng là phù hợp với các quy định của thư tín dụng thì sẽ được ngân hàng trả tiền. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về số phận thật của hàng hoa m à bất cể chểng từ nào đại diện. Như vậy trong phương thểc tín dụng chểng từ, các chểng từ có một tầm quan trọng to lớn, nó là minh chểng cho giá trị hàng hoa m à người bán đã giao và là căn cể cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng. Các đặc trưng trên đã đem lại cho phương thểc tín dụng chểng từ những ưu điểm riêng biệt m à các phương thểc thanh toán khác không thể nào có được và cũng là lý do để giải thích tại sao trong thanh toán quốc tế hiện nay, phương thểc T D C T vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn và chiếm tỷ lệ cao trong các phương thểc thanh toán. 8 2.4. Phương thức TDCT đảm bảo một cách tương đối quyền lợi của người bán và người mua trong hoạt động ngoại thương. Trong quan hệ mua bán, người mua luôn muốn nhận được hàng hoa rồi mới trả tiền, còn người bán lại muốn giao hàng xong là được thanh toán ngay. Trong ngoại thương, việc giải quyết m ố i quan hệ này gặp nhiều khó khăn hơn so với mua bán nội địa do khoảng cách vềkhông gian giữa người mua và người bán. Để giải quyết vướng mắc nói trên người bán và người mua buộc phải chọn một công cằ thanh toán nào đó sao cho có thể đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên. Chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C chính là bằng chứng có thể tin cậy nhất: k h i người bán lập được bộ chứng từ xem như đã hoàn thành nghĩa vằ giao hàng, còn người mua nhận được chứng từ có thể yên tâm là hàng hoa đã được giao. Đồng thời người mua và người bán sử dằng một biện pháp thỏa hiệp: chọn một bên thứ ba độc lập, được cả hai bên tin tưởng làm trung gian trong việc trả tiền và giao chứng từ. Các ngân hàng với khả năng tài chính dồi dào, uy tín cao được yêu cầu tham dự với tư cách bên thứ ba nói trên, cam kết sẽ trả tiền k h i người bán xuất trình chứng từ phù hợp với các qui định m à hai bên mua bán đã thoa thuận và ghi trong L/C. V ớ i việc sử dằng chứng từ làm căn cứ trả tiề n và ngân hàng là người thay mặt người mua trả tiền cho nguôi bán, phương thức này đảm bảo một cách hợp lý quyền lợi chính đáng của cả hai bên. Đồng thời đó cũng là lý do làm cho phương thức thanh toán này được sử dằng với phạm v i rộng, nó giúp cho các doanh nghiệp bất kỳ ở các nước khác nhau dù chưa hiểu biết nhiều về nhau nhưng vẫn có thể tham gia giao dịch, trao đổi mua bán hàng hoa. 3. UCP 500 - Các quy tác và thực hành thông nhất về tín dụng chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế - văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức T D C T . 3.1. Quá trình phát triển của UCP. Lần đầu tiên vào năm 1933, Phòng thương mại quốc tế ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dằng chứng từ (Uniíòrm Customs anhd Practice for Documentary Credit - thường được gọi là UCP), nhằm đáp ứng nhu cầu của t h ế 9 giới tài chính, ngân hàng cũng như của các nhà xuất nhập khẩu về một văn bản quy định đầy đủ trong việc mở và x ử lý một thư tín dụng (Letter of Credit - L/C). Cơ quan soạn thảo UCP là Uy ban Ngân hàng (Banking Commission) gồm những nhà hoạt động ngân hàng có kinh nghiệm trên khốp thế giới với 3 mục đích chính: - Đơn giản hoa, hoa hợp các kỹ thuật và tập quán hoạt động ngân hàng ở các vùng khác nhau. - Đề đạt các ý kiến của các nhà ngân hàng đối với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Uy ban về luật mậu dịch quốc tế của Liên hợp Quốc (The United Nations Commission ôn Inter-Trade Law - UNCITRAL). - Đóng vai trò là nơi gặp gỡ cho các ngàn hàng khốp thế giới thảo luận về các vấn đề có liên quan và cùng quan tâm. Uy ban tập hợp thành viên từ các nước hội viên, nhóm họp 2 lần m ỗ i năm (mùa xuân, thu) thường tại Pari. Kể từ lần công bố ƯCP lần đầu tiên năm 1933, Phòng thương mại quốc tế đã tiến hành sửa đổi 5 lần vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993. Bản sửa đổi năm 1993 mang số hiệu 500 có hiệu lực áp dụng từ 1/1/1994 - gọi tốt là UCP 500 là bản đang được áp dụng trong thanh toán bằng L/C trên phạm v i toàn cầu. M ớ i đây, để nhằm đáp ứng x u thế phát triển của thương mại điện tử, ngày 1/4/2002 Phòng thương mại quốc tế ICC đã ban hành bản phụ trương của UCP500 về việc xuất trình các chứng từ điện tử trong thanh toán bằng L/C (Supplement to UCP500 for Electronic presentation- Versionl.0) gọi tốt là eUCP. UCP500 điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ bằng giấy thông thường (Paper documents) còn eUCP điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử hoặc xuất trình kết hợp giữa chứng từ điện tử và chứng từ giấy. eUCP không phải là bản sửa đổi hoặc thay t h ế UCP500 m à chỉ là bản phụ trương, bổ sung cho khâu xuất trình chứng từ. Việc các bên chỉ dẫn chiếu áp dụng UCP500 trong các L/C thì không đương nhiên phải áp dụng eUCP, nhưng ngựoc lại nếu các bên ghi tham chiếu áp dụng eUCP thì đương nhiên phải áp dụng UCP500. Đồng thời do thực tiễn eUGP chưa được áp dụng ở Việt nam và ở nhiều nước, nên trong khuôn k h ổ đề tài này chỉ tập trung việc nghiên cứu, tìm hiểu về UCP500. 10 3.2. Phạm vi áp dụng và giá trị pháp lý của UCP 500. ƯCP 500 đã được hơn 175 nước áp dụng và mang tính chất toàn cầu. Nhưng UCP 500 không phải là một văn bản luật. Đây chỉ là tập hợp các tập quán và thực tiễn ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ được quốc tế thừa nhận, bao gồm những điều khoản mang tính chất hướng dạn cho người sử dụng (statutory rules). Phạm vi áp dụng UCP 500 được chỉ rõ ngay trong Điều Ì "Các Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, Phòng thương mại Quốc tế, xuất bản số500 sẽ áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ (bão gồm cả Thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các điểu khoản này có thể được áp dụng) khi mà các điều khoản này là cấc bộ phận cấu thành c a Tín dụng. Cấc điều khoản này ràng buộc tất cả các bên tham già trừ khi có quy định 1 khác rõ Tầng trong Tín dụng" . Như vậy, khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, ƯCP 500 không được tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ m à mang tính chất pháp lý tuy ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 500 để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Nhưng một k h i các bên đã đồng ý áp dụng UCP 500 thì các điều khoản của UCP 500 sẽ ràng buộc nghía vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia. Một điểm cần chú ý là UCP 500 ra đời không tuyên bố hết hiệu lực cấc bản UCP trước nó. Các bên tham gia giao dịch thư tín dụng vạn có quyền tự do lựa chọn áp dụng một trong những bản UCP trước đó chứ không chỉ là UCP 500. Tuy nhiên do là bản sửa đổi gần đây nhất, phù hợp với điều kiện mới nên UCP 500 thường được các bên tham gia chọn dùng. Vì vậy, k h i dạn chiếu đến nó các ngân hàng phải dạn chiếu chi tiết năm sửa đổi và số ấn phẩm của văn bản này, bằng cách ghi vào cuối thư tín dụng câu sau:"Thư tín dụng này chịu sự điều chỉnh của Các Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, ấn phẩm số 500 của Phòng Thương mại Quốc tế". 1 Các Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ cùa ICC - U C P 500, N X B Giáo dục, 1994. li 3.3. Mối quan hệ giữa UCP 500 và luật quốc gia. Khi áp dụng UCP 500, cũng cần phải lưu ý đến trường hợp xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và UCP 500. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ gắn bó mật thiết với các nghiệp vụ kinh tế khác như mua bán hàng hoa, vận tải, bảo hiểm... Do đó, việc phải vận dụng đến nhiều luật lệ, tập quán đấc thù của các nghiệp vụ này ở hai hay nhiều nước khác nhau khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ là không thể tránh khỏi. Điều này dễ dẫn đến sự xung đột giữa các nguồn luật. K h i trường hợp như vậy xảy ra thì việc lựa chọn luật để tuân theo được thực hiện theo các nguyên tắc về xung đột pháp luật. Các nguyên tắc xung đột pháp luật là tổng thể các quy định của pháp luật tồn tại trong tất cả các hệ thống tư pháp, quy định các nguyên tắc có tính chất hướng dẫn đối với việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh. Đ ó là các nguyên tắc của hệ thống pháp luật quốc gia, và chúng có tính chất khác nhau tuy theo từng nước.Vì vậy, nếu có mâu thuẫn giữa UCP 500 và luật quốc gia thì việc lựa chọn UCP 500 hay luật quốc gia để điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia là tuy thuộc vào quy định của luật pháp từng nước. Ví dụ như ở Mỹ, Điều 5 Bộ luật Thương mại thống nhất, sửa đổi năm 1995 (Uniíorm Commercial Code 1995 Revision- UCC) điều chỉnh thư tín dụng ở hầu hết các bang của nước này. Nhưng luật pháp nước M ỹ cũng quy định rằng k h i thư tín dụng áp dẫn chiếu tới UCP 500 thì UCP 500 sẽ thay thế Điều 5 ucc để điều chỉnh thư tín dụng đó. Trong trường hợp có m â u thuẫn giữa hai quy định thì UCP 500 sẽ chiếm ưu thế và được áp dụng. Ngược lại, ở một số nước khác, k h i xung đột pháp luật xảy ra, Luật quốc gia sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Điển hình là ở Trung Quốc, pháp luật cho phép toa án địa phương có thể ra lệnh tạm ngưng thanh toán L/C k h i người mở thư tín dụng có khiếu nại, nhằm chống gian lận trong giao dịch tín dụng chứng từ. Quy định này trái ngược hẳn với nguyên tắc độc lập của thư tín dụng m à UCP 500 đề ra. Đối với Việt Nam, mấc dù trường hợp xung đột về luật siữa UCP 500 và luật quốc gia ít xảy ra trong thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam, nhưng m ố i quan hệ này cũng cần phải được chú ý. 12 3.4. Mối quan hệ giữa UCP 500 và pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước khác chưa có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, đối với các trường hợp không có luật quốc gia điều chỉnh như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép các bèn tham gia được áp dụng tập quán quốc tế, thậm chí luật nước ngoài. - Quy định này được thể hiện trước hết ở Bộ luật Dân sự nước Cộng hoa xã hội chữ nghĩa Việt Nam, được quốc hội thõng qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực từ ngày Ì tháng 7 năm 1996. Điều 827 (4) cữa Bộ luật Dân sự quy định: " Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước nsoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoa Xã hội chủ nshĩã Việt Nam, điều ước quốc tếmà Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc hợp đồm dân sự giữa. các bên điều chỉnh, thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . - Việc cho phép áp dụng tập quán quốc tế lại được khẳng định một lần nữa trong Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày Ì tháng Ì năm 1998. Điều 4 Luật thương mại quy định như sau: "áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quển thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài... Các bên trong hợp đổng được thoa thuận ểp dụng tập quển thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam". - Luật các Tổ chức Tín dụng được quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/10/1998 cũng có điều khoản cho phép áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài. Điều 3 cữa luật này ghi rõ: "Các bên tham °ia hoạt động ngân hàng có thể thoa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộm hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". - Nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, cũng để cập đến 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan