Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự việt nam...

Tài liệu Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự việt nam

.PDF
156
1373
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT *** LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Khóa 36 (2010-2014) ĐỀ TÀI CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. PHẠM VĂN BEO Bộ Môn Tư Pháp NGUYỄN THỊ NGỌC ANH MSSV: 5107388 Lớp: Luật Tư pháp -K36 Cần Thơ, 11/2013 Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng GVHD: TS. Phạm Văn Beo 2 năm 2013 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày GVHD: TS. Phạm Văn Beo 3 tháng năm 2013 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 7 2. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài ............................................................................. 10 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................................................... 11 5. Bố cục của đề tài ............................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam ......................... 12 1.1.1. Khái niệm tội xâm hại tình dục con người ........................................................ 12 1.1.2. Khái niệm tội xâm hại tình dục trẻ em .............................................................. 13 1.2. Đặc điểm của các tội xâm hại tình dục trẻ em .......................................................... 14 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm hại tình dục trẻ em ....................... 14 1.2.2. Tính trái pháp luật của các tội xâm hại tình dục trẻ em .................................... 13 1.2.3. Tính có lỗi của các tội xâm hại tình dục trẻ em ................................................. 14 1.2.4. Tính chịu hình phạt của các tội xâm hại tình dục trẻ em ................................... 14 1.3. Các yếu tố cấu thành các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ................................... 17 1.3.1. Mặt khách thể của các tội xâm hại tình dục trẻ em .......................................... 17 1.3.2. Mặt khách quan của các tội xâm hại tình dục trẻ em ....................................... 17 1.3.3. Mặt chủ thể của các tội xâm hại tình dục trẻ em .............................................. 18 1.3.4. Mặt chủ quan của các tội xâm hại tình dục trẻ em ........................................... 18 1.4. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh các tội xâm hại tình dục trẻ em ..................... 18 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 4 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 1.4.1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh về mặt kinh tế - xã hội ............................ 18 1.4.2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh về mặt giáo dục pháp luật ....................... 21 1.4.3. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh về mặt công tác quản lý, giám sát trong lĩnh vực văn hóa và công nghệ thông tin ........................................................................... 22 1.5. Lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm hại tình dục trẻ em....................................................................................................................................... 22 1.5.1. Giai đoạn trước năm 1945 ................................................................................. 22 1.5.2. Giai đoạn trước năm 1945 đến năm 1985 ......................................................... 25 1.5.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến nay......................................................................... 27 1.6. Hậu quả của các tội xâm hại tình dục trẻ em............................................................ 30 1.7. Ý nghĩa của các tội xâm hại tình dục trẻ em ............................................................. 32 CHƯƠNG 2 CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành .................................................................................................................. 34 2.1.1. Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) .............................................................. 34 2.1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................. 35 2.1.1.2. Mặt khách thể của tội hiếp dâm trẻ em....................................................... 35 2.1.1.3. Mặt khách quan của tội hiếp dâm trẻ em ................................................... 36 2.1.1.4. Mặt chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em .......................................................... 38 2.1.1.5. Mặt chủ quan của tội hiếp dâm trẻ em ....................................................... 38 2.1.2. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS) ........................................................... 38 2.1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................ 39 2.1.2.2. Mặt khách thể của tội cưỡng dâm trẻ em .................................................. 39 2.1.2.3. Mặt khách quan của tội cưỡng dâm trẻ em................................................ 39 2.1.2.4. Mặt chủ thể của tội cưỡng dâm trẻ em ...................................................... 40 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 5 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 2.1.2.5. Mặt chủ quan của tội cưỡng dâm trẻ em ................................................... 40 2.1.3. Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS) ........................................................ 41 2.1.3.1. Định nghĩa .............................................................................................. 41 2.1.3.2. Mặt khách thể của tội phạm ..................................................................... 41 2.1.3.3. Mặt khách quan của tội phạm .................................................................. 41 2.1.3.4. Mặt chủ thể của tội phạm ......................................................................... 42 2.1.3.5. Mặt chủ quan của tội phạm ...................................................................... 43 2.1.4. Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS) ....................................................... 43 2.1.4.1. Định nghĩa ................................................................................................ 44 2.1.4.2. Mặt khách thể của tội phạm ...................................................................... 44 2.1.4.3. Mặt khách quan của tội phạm ................................................................... 44 2.1.4.4. Mặt chủ thể của tội phạm .......................................................................... 45 2.1.4.5. Mặt chủ quan của tội phạm ....................................................................... 45 2.1.5. Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS)................................... 46 2.1.5.1. Định nghĩa ................................................................................................ 46 2.1.5.2. Mặt khách thể của tội phạm ...................................................................... 47 2.1.5.2. Mặt khách quan của tội phạm ................................................................... 48 2.1.5.3. Mặt chủ thể của tội phạm .......................................................................... 52 2.1.5.4. Mặt chủ quan của tội phạm ....................................................................... 52 2.2. Những trường hợp phạm tội cụ thể của các tội xâm hại tình dục trẻ em ................ 53 2.2.1. Những trường hợp phạm tội cụ thể của tội hiếp dâm trẻ em ........................... 53 2.2.2. Những trường hợp phạm tội cụ thể của cưỡng dâm trẻ em ............................. 66 2.2.3. Những trường hợp phạm tội cụ thể của tội giao cấu với trẻ em....................... 71 2.2.4. Những trường hợp phạm tội cụ thể của tội dâm ô với trẻ em .......................... 75 2.2.5. Những trường hợp phạm tội cụ thể của tội mua dâm người chưa thành niên 79 2.3. So sánh điểm giống và khác để nhận biết từng tội xâm hại tình dục trẻ em ........... 81 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 6 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 2.3.1. Tội hiếp dâm với tội hiếp dâm trẻ em ............................................................... 81 2.3.2. Tội hiếp dâm trẻ em với tội cưỡng dâm trẻ em ................................................. 83 2.3.3. Tội hiếp dâm trẻ em với tội giao cấu với trẻ em ................................................ 85 2.3.4. Tội hiếp dâm trẻ em với tội dâm ô đối với trẻ em .............................................. 87 2.3.5. Tội cưỡng dâm với tội cưỡng dâm trẻ em ......................................................... 88 2.3.6. Tội cưỡng dâm trẻ em với tội giao cấu với trẻ em ............................................ 89 2.3.7. Tội cưỡng dâm trẻ em với tội dâm ô với trẻ em ................................................ 91 2.3.8. Tội giao cấu với trẻ em với tội dâm ô đối với trẻ em ......................................... 92 2.3.9. Tội mua dâm người chưa thành niên với tội hiếp dâm trẻ em ......................... 93 2.3.10. Tội mua dâm người chưa thành niên với tội cưỡng dâm trẻ em .................... 95 2.3.11. Tội mua dâm người chưa thành niên với tội giao cấu với trẻ em .................. 96 2.3.12. Tội mua dâm người chưa thành niên với tội dâm ô đối với trẻ em ................ 97 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Ở VIỆT NAM - BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP 3.1.Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay .............................. 99 3.2. Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em ở một số địa phương trong thời gian gần đây ................................................................................................................................... 103 3.2.1. Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..... 103 3.2.2. Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ........... 104 3.2.3. Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ....... 105 3.2.4. Tình hình các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Hậu Giang........ 107 3.3. Những bất cập trong quá trình xử lý các tội xâm hại tình dục trẻ em................... 109 3.3.1. Bất cập phát sinh từ những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm hại tình dục trẻ em ................................................................................................................ 109 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 7 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 3.3.2. Bất cập phát sinh trong việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em ................................................................................................................. 113 3.3.3. Những bất cập khác ......................................................................................... 124 3.3.3.1. Ảnh hưởng xấu của những văn hóa phẩm đồi trụy .................................... 124 3.3.3.2. Sự thiếu trách nhiệm và nhận thức của gia đình........................................ 126 3.3.3.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục áp dụng pháp luật hình sự về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em còn chưa chặt chẽ........................................................................ 130 3.3.3.4. Trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em còn nhiều khuyết điểm ...................................................... 131 3.4. Các giải pháp đấu tranh phòng, chống các tội xâm hại tình dục trẻ em ............... 133 3.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật hình sự Việt Nam ................................................................................. 133 3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em ........................................................................................ 135 3.4.3. Các giải pháp khác .......................................................................................... 138 3.4.3.1. Tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và công nghệ thông tin ........................................................................... 138 3.4.3.2. Biện pháp từ gia đình.............................................................................. 139 3.4.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật hình sự về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em .......................................................................................... 140 3.4.3.4. Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em .......................................................................... 141 KẾT LUẬN................................................................................................................. 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 147 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 8 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam BẢNG VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự CTTP Cấu thành tội phạm CSĐT Cảnh sát điều tra HĐXX Hội đồng xét xử SN Sinh năm TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNHS Trách nhiệm hình sự UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao GVHD: TS. Phạm Văn Beo 9 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ đầy triển vọng của nước ta trong mọi lĩnh vực. Họ nắm giữ vận mệnh của đất nước trong tay, kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của thế hệ cha anh. Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm đối với trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. 1 Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp của quốc gia. Ví dụ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự.....được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em trong tình hình hiện nay. Khoản 1 Điều 19 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Các quốc gia thành viên phải thực hiện mọi biện pháp thích hợp về lập pháp, hành pháp, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả sự xâm phạm tình dục, trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, của một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em”. Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng quy định: “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”. Để trừng trị và ngăn chặn tình trạng xâm hại đến tình dục trẻ em, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp, trong đó nghiêm khắc nhất là biện pháp hình sự. Bởi một lý do rất dễ hiểu: trẻ em như trang giấy trắng, một khi bị xâm hại về tình dục thì trẻ em luôn sống trong sự mặc cảm, tự ti, xa lánh hoặc có những hành vi gây tổn hại đến xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều nơi, nhiều lúc, tình trạng trẻ em bị xâm hại về danh dự và nhân phẩm một cách nghiêm trọng đã và đang là vấn đề đáng lo ngại. 1 Hồng Nguyên, Việt Nam tham gia hầu hết các Công ước về quyền con người, Báo điện tử Chính Phủ, http://baodientu.chinhphu.vn/The-gioi-va-Viet-Nam/Viet-Nam-tham-gia-hau-het-cac-Cong-uoc-ve-quyen-connguoi/184765.vgp, [ngày truy cập 21-11-2013]. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 10 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam Thực trạng này đang là nỗi đau đớn và để xóa bỏ điều này đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Xuất phát từ những lý do đó, với tư cách là một sinh viên luật, nên người viết thấy rõ sự cần thiết về hiểu biết các tội nói chung và các tội xâm hại tình dục trẻ em nói riêng. Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp trên cơ sở những nguyên nhân đã tìm hiểu được và mục đích cuối cùng là bảo vệ trẻ em. Vì vậy, người viết đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam” dựa vào những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập và tìm hiểu thực tế đã phục vụ tốt cho công tác chuyên môn sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Bài viết mang tính tìm hiểu, nghiên cứu một số quy định về các tội xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật hình sự hiện hành. Đồng thời, tìm hiểu tình hình tội phạm này đang diễn ra ở Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân của sự gia tăng tội phạm này. Trên cơ sở đó tổng hợp một số giải pháp chung của các nhà khoa học và đề xuất ý kiến của bản thân nhằm phòng chống và đấu tranh với các loại tội phạm này. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài: “Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam” là một đề tài khá rộng. Song với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn yếu kém, thời gian còn hạn hẹp nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, một số quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự hiện hành quy định về các tội xâm hại tình dục trẻ em (một phần của Chương II Bộ luật hình sự hiện hành quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và một phần của Chương XIX Bộ luật hình sự quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng). Các tội xâm hại tình duc trẻ em gồm có 5 tội như: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS); Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS) và Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS). Ngoài việc nghiên cứu quy định của luật, người viết còn tìm hiểu thực trạng các tội xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam nói chung nêu lên một số điển hình về tìnhvà hình tội phạm ở một số địa phương nói riêng trong thời gian gần đây. Từ đó, người viết đi sâu nghiên cứu những bất cập trong quá trình xử lý các tội xâm hại tình dục trẻ em và đưa ra những giải pháp nhằm chống tội phạm này xảy ra. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 11 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích luật, phân tích các tình huống thực tế, các sự kiện pháp lý nảy sinh trên thực tế, so sánh, sao chép lại ý kiến của các luật gia, các nhà bình luận khoa học nổi tiếng trong nước để nhận ra điểm chưa phù hợp trong những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Bài viết này xem xét trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật, về tội phạm và những quan niệm của nhà nước về phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó bài làm còn tham khảo những văn bản pháp luật và một số tài liệu có liên quan khác. Từ đó, người viết vận dụng thực tiễn để nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục của đề tài Gồm 3 phần: (1) Lời nói đầu (2) Phần nội dung + Chương 1: Lý luận chung về các tội xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam. + Chương 2: Các tội xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. + Chương 3: Thực trạng các tội xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam- Bất cập và giải pháp. (3) Phần kết luận. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 12 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội xâm hại tình dục con người Trong xã hội đương đại, đời sống xã hội luôn được vận hành và quản lý bằng pháp luật của nhà nước pháp quyền; pháp luật là tối thượng, con người sống và hoạt động theo pháp luật, được pháp luật bảo vệ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả khi có hành vi vi phạm pháp luật. Bảo vệ quyền con người là chức năng của pháp luật, phản ánh tính nhân văn của pháp luật và của nhà nước pháp quyền trong xã hội hiện đại. Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X đã thông qua ngày 21-12-1999 và Bộ luật hình sự này có hiệu lực từ ngày 1-7-2000, thay thế Bộ luật hình sự năm 1985. Đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 vào ngày 19-6-2009. Văn bản Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là văn bản được họp nhất từ Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009. Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Bộ luật hình sự ra đời “có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người có ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội”.2 Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, 2 Điều 1, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.47. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 13 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” Đồng thời, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...”. Các tội được xây dựng với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, rõ ràng, các điều khoản cụ thể phù hợp với cách phân loại tội phạm và tương ứng là mức và loại hình phạt thích đáng khi có sự xâm phạm đến quyền được sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Như vậy có thể hiểu “Tội xâm hại tình dục con người là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của của nạn nhân, xâm phạm đến quyền bảo hộ về sức khỏe và quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của con người”. 1.1.2. Khái niệm tội xâm hại tình dục trẻ em Theo quy định tại Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em thì trẻ em được xác định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Đây là quy định chung của Liên Hợp Quốc về độ tuổi của trẻ em được áp dụng cho tất cả các quốc gia phê chuẩn, độ tuổi quy định của các quốc gia về trẻ em là khác nhau nhưng không được vượt quá mức quy định về định nghĩa trẻ em phải là người dưới 18 tuổi. Nhìn chung ở mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng, những quy định riêng có những điều kiện khác hẳn nhau về: kinh tế, xã hội, văn hóa....Từ việc quyền được quy định khác của Công ước, nên việc quy định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển thể chất, tâm sinh lý ở mỗi quốc gia đó. Ở Liên Bang Nga quy định người nào dưới 18 tuổi là trẻ em.3 Còn ở Nhật Bản thì quy định trẻ em là dưới 18 tuổi.4 Trẻ em Việt Nam thì quy định là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.5 Nhưng nhìn chung trẻ em ở mỗi quốc gia đều có đặc điểm chung sau: Trẻ em về thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và cả về mặt pháp lý. Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng của trẻ, làm hại thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi, xỉ nhục, thậm chí dùng vũ lực 3 Nguyễn Thị Huyền, Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật, 2012. 4 Nguyễn Thị Huyền, Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em, Luận văn Thạc sĩ ngành Luật, 2012. 5 Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nxb. Tư pháp, 2010. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 14 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam (đánh đập để trừng phạt, răn đe, dạy dỗ con trẻ…). Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong trường học, thậm chí ngay trên đường phố. Tình dục là hoạt động sinh dục ở mỗi con người. Có thể hiểu khái niệm các tội xâm hại tình dục trẻ em là bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em: Thứ nhất, Lạm dụng tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn, không nhằm mục đích kiếm tiền. Lạm dụng tình dục trẻ em phổ biến ở các dạng: hiếp dâm trẻ em, loạn luân (giữa cha/mẹ và con gái/trai), hành vi dâm ô (nhằm thoả mãn dục vọng của mình, nhưng không có giao cấu). Chuyện lạm dụng tình dục xảy ra ngay cả khi người lớn hơn sờ mó, đụng chạm vào các bộ phận kín của trẻ em, hoặc yêu cầu trẻ em sờ mó, đụng chạm vào các bộ phận kín của người lớn đó. Thứ hai, Bóc lột tình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thoả mãn dục vọng của người lớn nhằm mục đích kiếm tiền, trục lợi. Bóc lột tình dục trẻ em phổ biến ở dạng: mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em nhằm mục đích mại dâm, văn hoá phẩm khiêu dâm sử dụng hình ảnh trẻ em làm mục đích kinh doanh. Do đó sẽ bị tổn hại về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện nếu trẻ bị xâm hại tình dục, không những thế mà những tác động này còn ảnh hưởng lâu dài, trở thành nổi ám ảnh trong đầu trẻ đến cả khi trưởng thành. Chính vì điều đó mà trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt hơn khi chúng bị rơi vào những hoàn cảnh đó. Vì thế, phạm tội đối với trẻ em là trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ những người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự vệ. Hay có cách hiểu khác “Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục’’. 1.2. Đặc điểm chung của các tội xâm hại tình dục trẻ em 1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm hại tình dục trẻ em Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm, bởi nó là thuộc tính và là nội dung của tội phạm. Một hành vi sỡ dĩ bị quy định là tội phạm vì bản thân nó có “tính nguy hiểm”. Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm hại tình dục trẻ em về khách quan là người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội (khách thể). Các quan hệ xã hội ở GVHD: TS. Phạm Văn Beo 15 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam đây là quan hệ về mặt sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Đây là những quan hệ gắn liền với lợi ích của Nhà nước, mọi công dân và toàn xã hội, khi bị xâm hại có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội. Thiệt hại mà người phạm các tội xâm hại tình dục trẻ em gây ra là những thiệt hại phi vật chất cụ thể là: uy tín, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Các tội xâm hại tình dục trẻ em về tính chất và mức độ lỗi đều được thực hiện với lỗi cố ý. Lỗi cố ý do tính tích cực chủ động trong ý thức của kẻ phạm tội khi thực hiện hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội. Khi họ thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em, họ nhận thức được đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn cố ý thực hiện tội phạm đến cùng để đạt được mục đích của mình. Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm hại tình dục trẻ em còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi mà người phạm tội xâm hại tình dục trẻ em để quyết định hình phạt đối với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. 1.2.2. Tính trái pháp luật của các tội xâm hại tình dục trẻ em Tính trái pháp luật hình sự theo cách hiểu của luật hình sự Việt Nam hiện hành là hành vi phạm tội trái với quy định của BLHS. Tính trái pháp luật hình sự của các tội xâm hại tình dục trẻ em là những quy định của BLHS cấm những hành vi xâm hại đến tình dục trẻ em mà người phạm tội thực hiện những hành vi đó. + Tính trái pháp luật của tội hiếp dâm trẻ em là người phạm tội đã dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân (trẻ em) hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân (trẻ em) trong khi BLHS quy định cấm thực hiện những hành vi đó. + Tính trái pháp luật của tội cưỡng dâm trẻ em là người phạm tội đã dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc (trẻ em) hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội trong khi BLHS quy định lại cấm thực hiện những hành vi đó. + Tính trái pháp luật của tội giao cấu với trẻ em là người đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, cho dù việc giao cấu đó là sự tự nguyện của trẻ em trong khi BLHS quy định lại cấm thực hiện hành vi đó. + Tính trái pháp luật của tội dâm ô đối với trẻ em là người đã thành niên có hành vi dâm ô đối với trẻ em trong khi BLHS cấm thực hiện hành vi đó. + Tính trái pháp luật của tội mua dâm người chưa thành niên là người phạm tội đã thực hiện hành vi mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.3. Tính có lỗi của các tội xâm hại tình dục trẻ em Theo quan điểm thống nhất của lý luận luật hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.6 Hành vi bị xâm hại đều thực hiện với tính có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định một cách xử sự khác phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội. Người xâm hại tình dục trẻ em là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải chịu hình phạt vì hành vi đó mang tính có lỗi. Tính có lỗi của các tội xâm hại tình dục trẻ em là khi người phạm tội xâm phạm đến tình dục của trẻ em, hành vi của họ được xem là có tính có lỗi, hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể phạm tội trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các tội xâm hại tình dục trẻ em đều được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội ý thức được việc phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội trong khi người đó có đủ điều kiện để lựa chọn cách xử sự khác mà người đó vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội đó. Ví dụ: Một người thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em, hành vi xâm hại đó mang tính có lỗi của tội hiếp dâm trẻ em vì đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý của người phạm tội, trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự khác phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội. 1.2.4. Tính chịu hình phạt của các tội xâm hại tình dục trẻ em Tính chịu hình phạt được xem là dấu hiệu của tội phạm bởi nó là một thuộc tính khách quan của tội phạm. Về bản chất, một hành vi bị coi là tội phạm bởi vì về nội dung nó có tính nguy hiểm cho xã hội và về hình thức nó trái pháp luật hình sự, có tính có lỗi và vì đó là tội phạm nên phải chịu hình phạt tương xứng. Tính chịu hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em là thể hiện ở chỗ đó là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, có tính có lỗi và vì đó là những tội phạm nên phải chịu hình phạt về các tội đó. Hình phạt quy định cho nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em này có mức thấp nhất là hình phạt tù có thời hạn ít nhất là sáu tháng tù, mức cao nhất là tử hình. Ngoài hình phạt chính, nhiều điều luật của nhóm tội này còn quy định hình phạt bổ sung. Đó là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.7 6 7 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam Phần chung (quyển 1), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 121. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 148. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 17 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam 1.3. Các yếu tố cấu thành các tội xâm hại tình dục trẻ em 1.3.1. Khách thể của các tội xâm hại tình dục trẻ em Khách thể của tội xâm hại tình dục trẻ em là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tự do tình dục, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Tình dục là hoạt động sinh dục ở mỗi con người. Xâm phạm tình dục là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức mạnh có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục. Xâm hại tình dục có liên quan đến sự đụng chạm gây bối rối, tức giận. Đó là sự đụng chạm không an toàn, khiến trẻ em phải bối rối, khó chịu, sợ hãi (cũng có thể là lời nói, cử chỉ, cách nhìn). Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hôn hít, sờ mó, quan hệ tình dục, mại dâm trẻ em....Quấy rối tình dục là một hình thức xâm hại tình dục, các biểu hiện của quấy rối tình dục là: nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ tắm, thay quần áo), dùng lời nói để kích thích tình dục, cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm… Sức khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong điều kiện bình thường, cho nên sức khỏe thực ra là trạng thái tâm lý, sự hoạt động hài hòa trong cơ thể tạo nên khả năng chống lại bệnh tật. Xâm phạm sức khỏe con người thông qua sự tác động làm cho người đó mất đi một phần hay toàn bộ sức lực có sẵn của chính người đó làm họ khó khăn trong cử động, hoạt động so với trước khi họ bị hành vi xâm hại tác động tới. Danh dự, nhân phẩm của con người là những yếu tố về tinh thần bao gồm phẩm giá, giá trị, sự kính trọng của những người xung quanh, của xã hội đối với người đó. Xâm phạm vào nhân phẩm, danh dự là làm cho người đó bị coi thường, bị khinh rẻ trong một tập thể, trong nhân dân, trong xã hội với một phạm bị ảnh hướng nhất định… Khách thể trực tiếp của mỗi tội phạm được quy định trong điều luật, tùy thuộc vào quan hệ xã hội mà được Luật hình sự bảo vệ khi bị xâm hại. 1.3.2. Mặt khách quan của các tội xâm hại tình dục trẻ em Các tội xâm hại tình dục trẻ em được thể hiện dưới dạng là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Phần lớn những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện bằng những hành động cụ thể, có hoặc không có sự hỗ trợ của các loại công cụ, phương tiện khác nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể của trẻ em gây ra những thiệt hại trong một chừng mực nhất định. GVHD: TS. Phạm Văn Beo 18 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam Hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở các tội xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là những thiệt hại về thể chất có thể định lượng (người chết, bao nhiêu người?; tỉ lệ % thương tích, % thương tích cho bao nhiêu người?) hoặc là những thiệt hại về tinh thần phi vật chất không có định lượng như uy tín, phẩm giá, danh dự,… Hậu quả của những hành vi phạm tội là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự của trẻ em thể hiện dưới dạng những thiệt hại tinh thần. Hậu quả này không phải dấu hiệu bắt buộc của tất cả các CTTP của nhóm tội này. Tất cả các tội phạm của nhóm tội này đều có CTTP hình thức. Các dấu hiệu như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm không là dấu hiệu bắt buộc trong các cấu thành tội phạm, các dấu hiệu này thường là dấu hiệu định khung tăng nặng những tội phạm cụ thể. 1.3.3. Mặt chủ thể của các tội xâm hại tình dục trẻ em Đa số các tội xâm hại tình dục trẻ em có dấu hiệu chủ thể bình thường (đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định). 1.3.4. Mặt chủ quan của các tội xâm hại tình dục trẻ em Các tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi nguy hiểm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra. Về dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi CTTP, nói cách khác động cơ, mục đích phạm tội là đa dạng chỉ có ý nghĩa trong lượng hình (tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) hoặc tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm. 1.4. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh các tội xâm hại tình dục trẻ em 1.4.1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh các tội xâm hại tình dục trẻ em về mặt kinh tế - xã hội Sự gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm của các tội xâm hại trẻ em bắt nguồn từ tính chất và đặc điểm của sự phát triển kinh tế. Cho đến nay luận điểm nổi tiếng của C.Mác về tính chất xã hội của tội phạm vẫn còn nguyên giá trị. Một trăm năm mươi năm trước đây, khi so sánh tình hình tội phạm, tình trạng bần cùng hóa (Pauperism) của xã hội với sự phát triển của dân số ở các nước tư bản chủ nghĩa C.Mác cho rằng: “ắt phải có một cái thối rữa trong nội tạng của một xã hội khi mà trong đó tài sản thì tăng lên GVHD: TS. Phạm Văn Beo 19 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn tốt nghiệp Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam nhưng đói nghèo thì không giảm và tội phạm sẽ phát triển hơn dân số”.8 C.Mác nói đến nguyên nhân của tội phạm trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nơi những ung nhọt đó là hệ quả của sự bóc lột giai cấp và của bất công xã hội nghiêm trọng. Tuy vậy, luận điểm đó của C.Mác có thể được hiểu rộng ra rằng, tội phạm là sản phẩm của nghèo đói, khó khăn và những mâu thuẫn xã hội không được giải quyết đúng đắn. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2012 trên thế giới có khoảng 150 triệu bé gái và 73 triệu bé trai bị cưỡng ép tình dục hoặc các hình thức xâm hại tình dục khác. Trung bình mỗi năm cả nước ta xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước. Trong đó, số vụ trẻ bị hiếp dâm chiếm đến 65%. 9 Qua những con số đó có thể nói lên nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau trước tiên là do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Những gia đình chỉ bộn bề lo toan chuyện mưu sinh không dành chút thời gian để quan tâm đến con cái - nhất là người mẹ không dành thời gian “làm bạn” với con, giải đáp những băn khoăn tâm tư của con cái. Nhiều gia đình thản nhiên bỏ con ở nhà một mình hoặc vô tư gửi cho hàng xóm để lo kiếm tiền. Sự tác động của cuộc sống đô thị hóa cũng là một nguyên nhân cần kể đến. Việc nhiều người dân di dời từ vùng nông thôn ra đô thị mưu sinh hay tràn qua biên giới để kiếm sống đã khiến họ sao nhãng trách nhiệm đối với gia đình. Không ít trẻ em vì thế mà bỏ học, đi lang thang.…trở thành “mồi” cho những tên yêu râu xanh. Và điều đó cũng chính là những đối tượng dễ bị lạm dụng, bóc lột vì các mục đích khác (mại dâm, khiêu dâm, buôn bán trẻ em…). Một nguyên nhân nữa có thể kể đến đó là Việt Nam hiện là một trong những điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn về kinh tế thì hoạt động du lịch cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó thách thức hàng đầu hiện nay là tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em. Theo tổ chức Chống khai thác mại dâm, khiêu khích trẻ em và buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục thì du lịch là việc khai thác tình dục trẻ em do một hay nhiều người đi du lịch từ vùng quê của họ, khu vực địa lí của họ, nước của họ để thực hiện hành vi tình dục với trẻ em. Các khách du lịch xâm hại tình dục trẻ em có thể là khách trong nước hoặc khách quốc tế. Khách du lịch khi xâm hại tình dục trẻ em thường bao gồm cả việc sử dụng nơi ở, phương tiện đi lại và các dịch vụ khác có liên quan đến du lịch để tiếp xúc với trẻ em và giúp cho kẻ phạm tội không bị nghi ngờ trong môi trường xung quanh. Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo 8 C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập - tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.515. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Theo tổng hợp từ Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, công bố họp báo tháng 52012. 9 GVHD: TS. Phạm Văn Beo 20 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan