Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp.hồ chí minh trong...

Tài liệu Các thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp.hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa

.PDF
133
4535
70

Mô tả:

Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển KT - XH ở nước ta hiện nay, ĐTH là một quá trình tất yếu khách quan. ĐTH trong điều kiện tiền CNH ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó kh ăn lớn của các đô thị như: một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi. Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp thì phát triển NNĐT được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình ĐTH, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai. Là một trong những đô thị lớn nhất cả nước, quá trình CNH – HĐH và ĐTH ở Tp.HCM diễn ra nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với sự giảm súc diện tích đất nông nghiệp trên quy mô lớn. Tuy nhiên, do vai trò quan trọng của nền NNĐT nên ngành này vẫn được chú trọng đầu tư phát tr iển có trọng tâm, trọng điểm. Năng suất và chất lượng nông sản ngày càng nâng cao, nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại ra đời , v.v…đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, tạo cơ sở cho sự phát triển KT - XH của toàn thành phố. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển NNĐT tại thành phố vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, ô nhiễm môi trường sinh thái, v.v…cần phải khắc phục. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở Tp.HCM có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển KT - XH, tận dụng cơ hội, phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để phát triển nền NNĐT nhanh, mạnh và bền vững. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển NNĐT ở Tp.HCM trong quá trình ĐTH”. 1 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về NNĐT, vận dụng vào nghiên cứu phát triển NNĐT ở Tp.HCM nhằm làm rõ thực trạng phát triển, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển NNĐT trên địa bàn nghiên cứu. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện những mục đích của đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển NNĐT ở Tp.HCM”, nhiệm vụ của đề tài là: - Một là, đúc kết lí luận và thực tiễn về phát triển NNĐT. - Hai là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNĐT ở Tp.HCM. - Ba là, phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT trên địa bàn. - Bốn là, đề xuất một số giải pháp phát triển cho nền NNĐT trong thời gian tới. 2.3. Phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển NNĐT ở Tp.HCM trong giai đoạn năm 2000 – 2011. Đây là khoảng thời gian mà quá trình CNH – HĐH và ĐTH diễn ra nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến sản xuất NNĐT trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp phát triển NNĐT trên địa bàn đến năm 2020. 2.3.2. Về không gian Phạm vi không gian nghiên cứu tập trung chủ yếu tại các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp với các hình thức sản xuất và liên kết sản xuất nông nghiệp hiệu quả có các mô hình phát triển NNĐT điển hình tại Tp.HCM. 2.3.3. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển NNĐT ở Tp.HCM ở khía cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ cho thị trường, không tính các hình thức phát triển nông nghiệp riêng lẻ, tự cung, tự cấp nhằm phục vụ cho trang trí, giải trí, ăn uống tại các hộ gia đình. 3. Lịch sử nghiên cứu 2 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa NNĐT đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, đến thời kì cách mạng công nghiệp dẫn đến nhiều đô thị ra đời thì NNĐT mới được chú ý phát triển. Ngày nay, số lượng các đô thị không ngừng gia tăng, tỉ lệ dân thành thị ngày càng cao thì vấn đề phát triển NNĐT là một vấn đề cấp thiết. Nhiều công trình nghiên cứu về NNĐT trên thế giới đã ra đời góp phần đắc lực thúc đẩy phát triển NNĐT trên toàn thế giới. Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNĐT, đặc biệt khái niệm về NNĐT được tổ chức này đưa ra nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ngoài ra tại mỗi quốc gia, các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng được chú ý, nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển với tỉ lệ ĐTH cao như Hoa Kì, Nhật Bản, Tây Âu, Singapore, Thái Lan, v.v… Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về phát triển NNĐT cũng đã được chú ý trong những năm gần đây khi mà quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã ra đời như “ Nghiên cứu xác định một số đặc điểm của NNĐT ” của TS. Lê Văn Trưởng đã nêu lên các đặc điểm cơ bản nhất của NNĐT; “NNĐT và ven đô” của TS. Nguyễn Đăng Nghĩa và PGS.TS Mai Thành Phụng, hai tác giả này đã đưa ra quan điểm về NNĐT và ven đô trên thế giới và tại Việt Nam; cùng nghiên cứu về lý luận của vấn đề này còn có tác phẩm “NNĐT” của GS.TS Nguyễn Văn Luật và TS. Nguyễn Quang Quy. Về thực tiễn nghiên cứu NNĐT ở Việt Nam thì có “Một vài suy nghĩ về NNĐT ở Việt Nam” của ThS. Huỳnh Văn Anh”; “Các mô hình NNĐT hiệu quả” của Trung tâm khuyến Nông quốc gia. Ở Tp.HCM, việc nghiên cứu về nông nghiệp và liên kết sản xuất trong nông nghiệp đã có một số đề tài do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM và các nhà khoa học nghiên cứu như “Tình hình phát triển cơ khí hóa nông nghiệp, nông thôn ở Tp.HCM” và “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Tp.HCM” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM nghiên cứu; Các công trình “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình CNH – HĐH và ĐTH ở Tp.HCM” do GS. Vũ Xuân Đề làm chủ nhiệm đề tài chủ yếu định hình các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phân tích đặc điểm của các vùng nông nghiệp sinh thái của thành phố; “Hoạt động khuyến ngư trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ Tp.HCM” của 3 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa Trung tâm khuyến nông Tp.HCM để định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại hai huyện phía Đông Nam thành phố ; “Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày tại các huyện ngoại thành Tp.HCM” đề tài cấp Bộ của TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương nói về tổ chức lãnh thổ trong việc liên kết trồng và chế biến các loại cây trên nhằm định hình cho việc hình thành thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành thành phố. Tuy nhiên, về nghiên cứu phát triển NNĐT ở Tp.HCM thì chưa nhiều, hiện chỉ có vài công trình như “Một số mô hình sản xuất NNĐT hiệu quả ở Tp.HCM” của Trung tâm nghiên cứu Khoa học kĩ thuật và khuyến Nông Tp.HCM đã nêu lên được một số mô hình sản xuất NNĐT hiệu quả như sản xuất rau an to àn, nuôi bò sữa, nuôi cá cảnh, v.v…; “Phát triển lâm nghiệp đô thị theo hướng CNH – HĐH tại Tp.HCM” của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố nhằm hướng đến một nền lâm nghiệp đô thị xanh và bảo vệ môi trường; Ngoài ra còn có đề án “ Quy hoạch tổng thể phát triển NNĐT ở Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2015” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu. Như vậy, vấn đề phân tích hiện trạng và đưa ra các giải pháp phát triển NNĐT ở Tp.HCM trong quá trình ĐTH hiện vẫn chưa được đề cập đến trong một nghiên cứu cụ thể nào. Tuy nhiên, với cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NNĐT trong thời gian qua là tiền đề quan trọng để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu củ a mình. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về phép biện chứng là kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các quan điểm truyền thống cũng như quan điểm hiện đại trong nghiên cứu Địa lí học. Đó là: 4.1.1. Quan điểm hệ thống Phát triển NNĐT ở Tp.HCM luôn biến đổi do ảnh hưởng của sự phát triển KT - XH của thành phố, của vùng và của quốc gia; cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp luôn chịu tác động bởi hệ thống lớn hơn. Hệ thống KT – XH Tp.HCM gồm các phân hệ nhỏ hơn và sự phát triển của nó phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cư, xã hội, v.v…Do 4 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa vậy, việc phát triển NNĐT phải được xem xét như một sự vật, hiện tượng trong một hệ thống hoàn chỉnh và không thể tách rời sự phát triển KT – XH của thành phố và cả nước. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản của Địa lí học. Tức là phải nghiên cứu các đối tượng trên một lãnh thổ để thấy sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến những nét khác biệt của vùng. Đề tài phát triển NNĐT ở Tp.HCM cần được đặc trong bối cảnh KT – XH của thành phố có những nét đặc thù về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT – XH, lịch sử phát triển, v.v...để hình thành nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi điển hình, ứng với từng khu vực cụ thể. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Vấn đề phát triển NNĐT ở Tp.HCM được phân tích theo chuỗi thời gian. Mỗi một giai đoạn mang một màu sắc, một đặc trưng riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu phát triển NNĐT ở Tp.HCM nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề này trong từng giai đoạn nhất định. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các thời điểm lịch sử quan trọng, những biến đổi KT – XH đáng chú ý nhằm đánh giá, phân tích vấn đề một cách biện chứng, khoa học. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Ngành nông nghiệp có tác động rất lớn đối với sự biến đổi của môi trường. Do vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm mục đích giảm thiểu những tổn hại đối với môi trường sinh thái như suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, v.v…Việc phát triển NNĐT phải được dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không làm cạn kiệt tài nguyên và suy giảm môi trường sinh thái của thành phố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí, trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê KT – XH của Cục thống kê Tp.HCM, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM, v.v… cùng các ban ngành khác có liên quan. 5 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa Đề tài cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về nông nghiệp, dân cư, kinh tế của các vùng, các địa phương để so sánh, phân tích khi cần làm sáng tỏ vị trí của thành phố so với cả nước hay các tỉnh thành khác. 4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Để có được những số liệu bổ sung và những luận cứ đánh giá đúng nhân tố ảnh hưởng cũng như thực trạng phát triển NNĐT ở Tp.HCM, ngoài những số liệu thống kê thu được, tác giả còn tiến hành nghiên cứu thực địa, phỏng v ấn nhân dân và các cán bộ lãnh đạo. Kết quả thu được là cơ sở thẩm định lại những nhận định, đánh giá, dự báo trong quá trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của đề tài. 4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nhiên cứu Địa lí học. Tác giả đã thiết lập bản đồ phân bố các loại cây trồng, vật nuôi, v.v…trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị. 4.2.4. Phương pháp dự báo Phương pháp mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp ngoại suy. Phương pháp này dựa trên nghiên cứu lịch sử của đối tượng, vì sự phát triển mang tính quy luật đã được hình thành trong quá khứ và hiện tại để dự báo đến tương lai bằng phương pháp xử lí chuỗi thời gian kinh tế. 4.2.5. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí Hệ thống phần mềm thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin theo lãnh thổ. GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc trưng cho đối tượng địa lí. Đề tài chủ yếu sử dụng phần mềm Mapinfo để tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ, vẽ biểu đồ, đồ thị minh họa cho nội dung đề tài. 5. Những đóng góp của đề tài - Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT. - Làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến NNĐT ở Tp.HCM. 6 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa - Phân tích được thực trạng phát triển NNĐT ở Tp.HCM trong quá trình ĐTH theo giới hạn của đề tài. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển NNĐT ở Tp.HCM theo hướng hàng hóa, hiện đại có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bản đồ, bảng số liệu và biểu đồ, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NNĐT trong quá trình ĐTH. Chương 2. Thực trạng phát triển NNĐT ở Tp.HCM trong quá trình ĐTH. Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển NNĐT ở Tp.HCM trong quá trình ĐTH. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1 Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người. Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự tồn tại của loài người nói riêng. Engels đã khẳng định : “Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế”. [61] Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có thể chia làm ba khu vực, trong đó khu vực 1 bao gồm cả nông – lâm – ngư nghiệp. 1.1.1.2. Nông nghiệp đô thị Có nhiều quan niệm khác nhau về NNĐT: 7 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa - Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc FAO (1996) và Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc UNDP (1999): NNĐT là những hoạt động sản xuất nông nghiệp ở trung tâm, ngoại ô và khu vực lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. NNĐT bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản[59]. Đây là quan niệm được nhiều nhà nghiên cứu và nhiều tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam công nhận và đánh giá cao. - Theo hội làm vườn Việt Nam: NNĐT là sản xuất cây trồng và vật nuôi trong và quanh đô thị. Quá trình sản xuất diễn ra trong đô thị và tác động qua lại với hệ sinh thái đô thị như: người dân đô thị trở thành người sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu đặc trưng của đô thị (rác thải hữu cơ ủ làm phân, nước thải để tới cây, v.v…), gắn kết với người tiêu dùng đô thị, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái đô thị, trở thành một phần của chuỗi thực phẩm đô thị, cạnh tranh đất và các hoạt động khác của đô thị, bị ảnh hưởng bởi chủ trương và kết hoạch phát triển đô thị.[58] - Trung tâm nghiên cứu Đất – Phân bón – Môi trường phía Nam: NNĐT gồm nông nghiệp nội thị và ven đô. Trong đó, nông nghiệp nội thị là việc sử dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng, v.v…trong các thành phố lớn để trồng cây hoặc chăn nuôi gia súc nhỏ nhằm tự tiêu hoặc bán cho các chợ lân cận; nông nghiệp ven đô thị là ứng dụng lên các đơn vị nông nghiệp ở gần thành phố sản xuất theo hình thức thâm canh như rau, hoa quả, thịt trứng, sữa, v.v…sau đó thương mại hóa toàn bộ hoặc một phần sản phẩm.[58] Kế thừa các quan điểm cả trong và ngoài nước trên, tác giả quan niệm về NNĐT như sau: NNĐT là những hoạt động sản xuất nông nghiệp cả ở trung tâm, ngoại ô và khu vực lân cận đô thị; bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên và KT-XH để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp cho cư dân đô thị và phục vụ cả cho xuất khẩu. 8 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa 1.1.1.3. Đô thị hóa ĐTH theo tiếng Anh là Urbanization, urban là “thành phố” là khái niệm đa chiều, đa diện về KT - XH và môi trường, là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm quần cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. ĐTH là một phạm trù KT – XH, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất đặc chung nhất của sự phát triển KT - XH trong thời hiện đại. - Theo nghĩa hẹp: “ĐTH là quá trình chuyển biến nông thôn thành đô thị”, sự phát triển thành phố và việc nâng cao vai trò của nó trong đời sống KT - XH. Tuy nhiên không nên đồng nhất ĐTH với sự tăng số lượng các đô thị, tăng quy mô dân số đô thị, cũng như ảnh hưởng của nó đối với các vùng xung qua nh mà còn phải chú ý đến những thay đổi mang tính chất đa dạng về mặt KT - XH của quá trình này gắn liền với sự phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và sự phân bố dân cư, phân bố sản xuất. ĐTH đã chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng phân bố dân cư tập trung ở các đô thị gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò của các ngành dịch vụ tăng lên, cùng các hoạt động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với nền KT - XH thế giới làm cho tỉ lệ dân cư sống trong các đô thị ngày càng tăng lên. ĐTH cũng không ngừng làm thay đổi cách ứng xử và thái độ của con người đối với tự nhiên, cũng như làm thay đổi lối sống, cách sinh hoạt của chính bản thân con người trong đô thị. - Theo nghĩa rộng: + Quá trình tập trung dân cư vào các đô thị (sự chuyển cư vào các đô thị) hình thành và phát triển đô thị mới. + Quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị lớn. + Quá trình mở rộng không ngừng diện tích đô thị theo chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. 9 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa + Quá trình phổ biến lối sống đô thị. + Quá trình HĐH cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật đô thị. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp đô thị 1.1.2.1 . Vai trò Vai trò của NNĐT thể hiện qua những ưu điểm nổi bật sau: - NNĐT góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị. An ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đã và đang rất được quan tâm hiện nay tại các đô thị, đặc biệt là những người có thu nhập thấp tại các đô thị của các nước đang phát triển như nước ta. Có vẻ là nghịch lý nếu đưa ra nhận định này nhưng trên thực tế lại là rất khách quan. Quy mô dân số đô thị không ngừng gia tăng trong quá trình ĐTH, quá trình này cũng đồng thời đẩy các hộ dân nghèo ven đô vào tình thế mất tư liệu sản xuất chính và vấn đề gia tăng các hộ khó khăn, hộ thu nhập thấp ở khu vực đô thị càng ngày càng khó kiểm soát. Bản thân nguồn cung lương thực, thực phẩm chất lượng cao với giá đắt đỏ chỉ hướng đến các hộ thu nhập cao vì vậy nguy cơ thiếu hụt nguồn lương thực cơ bản đáp ứng ch o các hộ khó khăn ngày càng trở nên hiện hữu. Vì vậy phát triển NNĐT là cứu cánh duy nhất cho vấn đề này. Người dân nông thôn có thể tự sản xuất được các nhu cầu lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong ngày còn người dân nghèo đô thị thì không thể mua được lương thực thực phẩm nếu không có tiền. Do vậy nguy cơ thiếu lương thực, dinh dưỡng ở người dân thành thị lớn hơn so với nông thôn, nhất là trong điều kiện giá cả các mặt hàng thiết yếu gia tăng mạnh như hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, khái niệm nghèo đói không chỉ dành riêng cho khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa mà hiện hữu ngay tại các vùng ven đô thị, và đây là vấn đề chung, khách quan trong tiến trình ĐTH. Để đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách quá xa trong nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của người dân đô thị, phát triển NNĐT thực sự là một giải pháp quan trọng hiện nay. Nếu tổ chức tốt việc sản xuất, được quy hoạch hợp lý thì NNĐT có thể tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống và an toàn, tại chỗ góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị. - NNĐT tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô thị. Trong tiến trình ĐTH, vì các mục tiêu chung của các đô thị mà vấn đề thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của nông dân ven đô diễn ra phổ biến. Người dân mất tư 10 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa liệu sản xuất, buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không có trình độ, vốn hạn chế, kinh nghiệm thích ứng với lối sống và tác phong công nghiệp rất thấp vì vậy vấn đề việc làm cho người lao động, nhất là những gia đình ven đô càng trở nên cấp thiết. Những người đàn ông có thể làm các nghề tạm để kiếm sống nhưng trong gia đình phụ nữ, người già và trẻ em sẽ làm được gì? Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng nhanh chóng. Trong vấn đề này với NNĐT, nếu được quan tâm và có quy hoạch, có chiến lược phù hợp để tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động dôi dư sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập trong tiến trình ĐTH. - NNĐT dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị. Trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng cây trồng vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp bách. Trong khi một bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lối quản canh, truyền thống thì NNĐT có rất nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, NNĐT còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng, v.v... - NNĐT góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. NNĐT có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nước tưới, v.v...cho sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào việc làm giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số ở đô thị. Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nông nghiệp là ngành sản xuất yêu cầu một lượng nước rất lớn tuy nhiên với NNĐT bằng cách tái sử dụng nguồn nước thải nó có thể cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị. 11 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa Tại các đô thị, tình trạng đất đai bị bẩn hóa, suy thoái, thiếu màu mỡ cũng được quan tâm không kém so với việc ô nhiễm và thiếu nguồn nước. Phần lớn đất đai kém phì nhiêu, bị nhiễm bẩn do các hóa chất công nghiệp, do bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng, v.v…Một trong những nhiệm vụ quan trọng của NNĐT là tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt động của đô thị. Điều này vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường cho các đô thị vừa giảm các hóa chất khi đưa phân bón hóa học vào đất, lại vừa giảm được chi phí mua phân bón. NNĐT được sản xuất tại chỗ ven các đô thị nên sau thu hoạch, chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp phần giảm giá thành đến mức tối đa. Chất lượng các sản phẩm được đảm bảo an toàn đồng thời góp phần giảm lượng xe cộ trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm tai nạn và ô nhiễm đáng kể cho khu vực đô thị. - NNĐT góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đan g trở nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là quy hoạch và xây dựng các đô thị có môi trường và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu này trong tiến trình ĐTH và phát triển của các đô thị, phát triển NNĐT thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa như trên, NNĐT sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị (cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh bao quanh ven đô, v.v… là những hình thức và sản phẩm của NNĐT). Sản xuất NNĐT môt mặt vừa đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng, mặt khác nó cũng chính là một hình thức lao động, giải trí góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho cư dân đô thị. 1.1.2.2. Đặc điểm RUAF Foundation (2006) đãđưa ra 6 đặcđiểm sau đây của NNĐT[59]: 1 - Kiểu hoạt động gồm: phần lớn người dân trong NNĐT là những người nghèo và thường không phải họ mới di chuyển từ khu vực nông thôn tới (lúc người dân đô thị chấp nhận dành đất, nước và nguồn lực khác cho phát triển đô thị). 12 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa Trong nhiều đô thị một bộ phận trong số họ sẽ tìm đến và làm việc trong khu vực nhà nước có thu nhập thấp và trung bình như giáo viên, còn lại là nông nghiệp. Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong lao động và chủ nông trại. 2 - Kiểu định vị: NNĐT được định vị ở trong hoặc xung quanh đô thị. Các hoạt động nông nghiệp có thể tiến hành tại vùng đất rộng lớn xung quanh đô thị hay trên khu vườn đất nhỏ tại chỗ, hay có thể trên mảnh đất xa nơi cư trú, trên đất riêng hay đất công (công viên, khu bảo tồn, ven đường giao thông; tại các trường học hay bệnh viện). 3 - Kiểu sản phẩm: lương thực, thực phẩm (ngũ cốc, cây có củ, rau, nấm, quả, gia cầm, thỏ, dê, cừu, gia súc có sừng, lợn, thủy sản, v.v...) và phi thực phẩm: hương liệu, cây làm thuốc, cây cảnh, cây làm đẹp thành phố, v.v... Tuy nhiên, rau và vật nuôi cao cấp chiếm tỷ trọng lớn. 4 - Kiểu hoạt động kinh tế: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, dịch vụ nông nghiệp. 5 - Kiểu đưa sản phẩm đến thị trường: tự tiêu dùng và hướng tới thị trường. 6 - Trình độ sản xuất và công nghệ sử dụng: ở cả ba quy mô (nhỏ, trung bình, lớn) và ba trình độ (thấp, trung bình, cao). NNĐT không chỉ là một bộ phận cấu thành của đô thị mà còn là một loại hình nông nghiệp mới của nhân loại. Khu vực nông nghiệp này mặc dù cũng sử dụng đất đai làm tư liệu sản xuất cơ bản và cây, con là đối tượng sản xuất chủ yếu, song chúng có nhiều đặc điểm khác hẳn với nông nghiệp nông thôn: Bảng 1.1.So sánh giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn STT 1 Nội dung Thời gian xuất hiện Nông nghiệp đô thị Nông nghiệp nông thôn Xuất hiện muộn và phát triển Xuất hiện rất sớm và có sau quá trình phát triển đô thị. trước các đô thị - Tiến hành trong đô thị và - Tiến hành ở vùng nông vùng ngoại ô (ven đô), nơi mật thôn, nơi mật độ dân cư độ dân cư cao. thấp. 13 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa 2 Vị trí và lãnh thổ - Quy mô nhỏ, manh - Chỉ tiến hành trên mún, xen ghép về mặt lãnh thổ mặt đất và các thủy vực - với các hoạt động kinh tế, xã Quy mô lớn, liên tục về hội khác. mặt lãnh thổ. - Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định. Nhiều tầng (tiến hành cả nóc nhà tầng, ban công và dưới đất). Lãnh thổ sản xuất nông nghiệp kém ổn định do sự mở rộng và thay đổi không gian đô thị. 3 Chức năng Cung cấp thực phẩm tươi sống Cung cấp các sản phẩm khó vận chuyển đi xa cho bản nông nghiệp (lương thực, thân đô thị. cây công nghiệp, cây ăn quả, v.v...) 4 - Nguồn lực tự nhiên, - Yếu tố tự nhiên đóng nguồn lực chất thải, lao động, vai trò quan trọng. CSHT. - - Yếu tố nhu cầu đóng Nguồn lực tự nhiên, lao động, CSHT. vai trò chủ yếu còn các yếu tố CSHT kém phát tự nhiên tuy được tính đến triển, không đồng bộ và nhưng thường giữ vai trò thứ không có tính chuyên môn hóa cao, ít được sử dụng yếu. chung CSHT của vùng CSHT phát triển và nông thôn. tương đối đồng bộ. Sử dụng CSHT chung Nguồn lực phát triển. của đô thị - Kinh doanh hỗn hợp. - Dễ thay đổi loại hình 14 - Phần lớn thuần nông Chậm hoặc hầu như Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa 5 Nông hộ kinh doanh sang các không thay đổi ngành nghề ngành phi nông nghiệp. kinh doanh. - Chủ nông trại là phụ nữ - Chủ nông trại là nam giới chiếm tỷ lệ cao. chiếm tỷ lệ cao. - Phần lớn là lao động tại - Lao động tại chỗ và chỗ, có thu nhập thấp và chủ biết nhiều nghề, trình độ yếu là phụ nữ. chuyên môn thấp. Chậm trễ Trình độ canh tác, khả trong việc ứng dụng các năng ứng dụng tiến bộ kĩ thuật tiến bộ kĩ thuật. Khả năng - cao và nhất là khả năng tiếp thị tiếp thị yếu. Thường di cư theo mùa vụ đến các đô thị. tốt. 6 7 Lao động Cơ cấu Lao động thủ công Thời gian rãnh rỗi ít do có nhiều công việc phi nông là chủ yếu. nghiệp. Thời gian rảnh rỗi nhiều. - Làm vườn, chăn nuôi, - Trồng trọt, chăn thủy sản, lâm viên, hoa viên. - nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Phần lớn là cây, con có thời Có cả cây hàng năm gian sinh trưởng ngắn. và cây lâu năm. Ngũ cốc, cây có củ, rau, nấm, quả, cây hương liệu, cây gia vị, cây làm thuốc, cây cảnh, trồng cây làm đẹp thành phố; nuôi gia cầm, thỏ, dê, cừu, gia súc có sừng, lợn, thủy sản, v.v... Tuy nhiên chủ yếu là rau và vật nuôi cao cấp. 15 Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng và chủ yếu là sản phẩm có thể vận chuyển đi xa được. Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa 8 Tính mùa vụ, - hệ số sử dụng quanh năm, có nhiều sản lao động nông nghiệp có phẩm nông nghiệp trái vụ. nhiều thời gian rỗi, thời đất - Không lớn, tiến hành Hệ số sử dụng đất cao. - Tính mùa vụ lớn, gian thu hoạch tập trung trong những thời kỳ nhất định. 9 Dịch vụ nông nghiệp - Tiếp cận với dịch vụ nông nghiệp dễ dàng và ngay Hệ số sử dụng đất thấp. -Tiếp cận với dịch vụ nông nghiệp khó khăn và cách bên cạnh, cơ cấu dịch vụ nông xa, cơ cấu dịch vụ kém đa nghiệp đa dạng và phát triển. - Tín dụng phát triển. dạng và chất lượng dịch vụ kém phát triển. - Tín dụng kém phát triển. 10 Công nghệ sản Phát triển ở cả ba quy xuất và công mô (nhỏ, trung bình, lớn) và ba nghệ sau thu trình độ (thấp, trung bình, hoạch cao). - Thường xuyên - Kém phát triển, sử dụng nhiều phương pháp thủ công và các nguồn năng lượng tự nhiên để chế ứng biến, bảo quản. dụng công nghệ cao, công - Công nghệ lạc hậu. Hệ số đổi mới công nghệ sạch sản xuất, chế biến nghệ chậm. và bảo quản. - Hệ số đổi mới công nghệ nhanh. Sử dụng năng lượng thương mại để chế biến và bảo quản. 16 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa Thị trường tiêu thụ 11 - Thị trường tại chỗ và đa - Cách xa thị trường, thị dạng, khó tính. Dung lượng thị trường tại chỗ dung lượng trường lớn. thấp. - Thông tin thị trường phát triển. - Thông tin thị trường kém phát triển. Trình độ Cao. thâm canh Sử dụng các phương pháp canh tác hiện đại. - 13 Hiệu quả kinh doanh Cao. Thấp. 14 Tác động môi trường - 12 Thấp Sử dụng các phương pháp canh tác cổ truyền. Giảm thiểu các thiên - Tác động môi trường ch ủ tai; bảo vệ và sử dụng có hiệu yếu tới sinh vật, đất, nước. quả nguồn năng lượng, nguồn nước; tái sử dụng chất thải; tạo cảnh quan đẹp, không gian xanh cho đô thị. Dễ gây ra nguy cơ nhiễm bệnh từ vật nuôi cho người và ô nhiễm nguồn nước do sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đô thị 1.1.3.1. Vị trí địa lí Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và NNĐT nói riêng. Nó quyết định một số loại nông sản đặc trưng cho từng khu vực. Đặc biệt, ý nghĩa KT – XH của vị trí địa lí sẽ tác động đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Nó tạo điều kiện kiện thuận lợi hay cạnh tranh đối với thị trường nông sản. 1.1.3.2. Nhân tố tự nhiên 17 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa - Đất đai: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Không thể không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quỹ đất, cơ cấu sử dụ ng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương thức sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng. Mặt dù đất đai tại các đô thị đã được cải tạo nhiều dưới các tác động của con người. Tuy nhiên, nhân tố tự nhiên này vẫn tác động đến phát triển sản xuất và phân bố NNĐT. - Khí hậu: Mặt dù có nhiều cải tiến trong sản xuất nông nghiệp tại đô thị nhằm hạn chế bớt sự tác động của các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên, khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và c ả những bất thường của thời tiết như bão lũ, hạn hán, gió nóng, v.v…có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả của sản xuất NNĐT. - Nguồn nước: Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp nói chung và NNĐT nói riêng cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Việc cung cấp đủ nước và đảm bảo vệ s inh sẽ góp phần đắc lực cho sự phát triển NNĐT. Ngoài các nhân tố tự nhiên trên, các yếu tố địa hình, sinh vật cũng ít nhiều tác động đến sản xuất NNĐT. Chẳng hạn ở nước ta, rác đô thị nằm trên địa hình cao sẽ thuận lợi cho việc trồng các nông sản xứ lạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.3.3. Nhân tố kinh tế - xã hội Các nhân tố KT - XH có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển và phân bố NNĐT. - Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến hoạt động NNĐT dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản. + Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích, cải tạo đất, v…) và theo chiều sâu ( thâm canh, tăng 18 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, v.v…). Tuy nhiên, nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng như trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, t ình trạng thể lực của người lao động, v.v…Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nền nông nghiệp nói chung và nông nghiệp tại các đô thị nói riêng. + Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, thói quen tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sẽ ảnh hướng rất lớn đến sản xuất NNĐT. - Thị trường: Đây là nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với mọi ngành sản xuất vật chất, trong đó có NNĐT. Sự phát triển của thị trường cả trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển của NNĐT và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các loại hình sản xuất và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tại các đô thị. - Khoa học – công nghệ: Đã thật sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy s ự tăng trưởng và phát triển NNĐT. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, giống con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các khu vực chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu NNĐT theo hướng CNH. - CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp: Đây là nhân tố tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự hoàn thiện của CSHT và CSVCKT tạo tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH – HĐH. - Nguồn vốn: Có vai trò to lớn đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp. - Chính sách nông nghiệp: Có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển NNĐT. Ngoài ra, các chính sách nông nghiệp ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũng như các mô hình sản xuất NNĐT. 19 Các Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Tp.Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa Ngoài các nhân tố kể trên còn nhiều nhân tố khác nữa như quan hệ sở hữu ruộng đất, tập quán sản xuất, v.v…Tất cả đã tạo nên một hệ thống cùng thúc đẩy sự phát triển của NNĐT. 1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị Là bộ phận của nền nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu NNĐT nằm trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đó là, gia tăng giá trị sản xuất trên một diện tích, đảm bảo ổn định cho sản xuất lương thực, tăng tỉ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất chính, phát triển ngành nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với đặc trưng riêng của mình, chuyển dịch cơ cấu NNĐT ưu tiên phát triển các loại giống cây, con chất lượng cao, các loại thực phẩm tươi sống cung cấp cho cư dân đô thị; thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản, v.v… theo tiêu chuẩn. Nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hòan thiện công nghệ (nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, nghiên cứu sử dụng, sản xuất chế phẩm sinh học có sử dụng kĩ thuật cao, v.v …) lai tạo và thử nghiệm giống mới, trình diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp trong các lĩnh vực: rau, hoa lan, cây cảnh, cây dược liệu, giống sinh vật cảnh, giống nấm, v.v… trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao. Hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái. 1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị TCLTNN được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất. TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Về đại thể, nền nông nghiệp đô thị có các hình thức tổ chức chủ yếu sau: 1.1.5.1. Nông hộ Nông hộ là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á, trong đó có Việt Nam. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất