Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các phương pháp tư duy sáng tạo...

Tài liệu Các phương pháp tư duy sáng tạo

.PDF
18
123
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI THU HOẠCH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO GVHD: GS.TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM VIẾT VĂN MSHV: 02 08 4805 33 KHÓA: K18 TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Ngày ..... tháng ..... năm 2012 Hoàng Văn Kiếm GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Mục lục Mục lục Giới thiệu...................................................................................................................................................3 Các phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo...............................................................................3 1.Phương pháp não công (brainstorming).............................................................................................4 a)Đặc điểm và yêu cầu:.....................................................................................................................4 b)Các bước tiến hành:.......................................................................................................................5 2.Phương pháp đối tượng tiêu điểm (Method of Focal Objects)...........................................................6 a)Các bước thực hiện:.......................................................................................................................6 b)Ví dụ về phương pháp...................................................................................................................6 3.Phương pháp DOIT............................................................................................................................7 a)Lịch sử của phương pháp...............................................................................................................7 b)Cách tiến hành...............................................................................................................................8 i.Xác định vấn đề.........................................................................................................................8 ii.Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo....................................................................8 iii.Xác định lời giải hay nhất........................................................................................................9 iv.Chuyển bước............................................................................................................................9 4.Phương pháp phân tích hình thái......................................................................................................10 a)Các bước tiến hành: 6 bước.........................................................................................................10 b)Ví dụ về phương pháp:................................................................................................................10 5.Kỹ thuật phân tích SWOT................................................................................................................11 a)Cách dùng kỹ thuật SWOT..........................................................................................................12 b)Tư duy linh hoạt với SWOT........................................................................................................13 6.Tư duy bên ngoài chiếc hộp (thinking out of the box).....................................................................14 a)Tư duy “bên trong chiếc hộp”.....................................................................................................14 b)Tư duy “bên ngoài chiếc hộp”.....................................................................................................15 c)Tư duy “bên ngoài chiếc hộp” cần những tố chất sau:................................................................15 Kết luận....................................................................................................................................................16 Tham khảo................................................................................................................................................17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giới thiệu Thật không quá lời khi nói rằng nếu không có sáng tạo thì không thể có xã hội phát triển như ngày nay. Nhờ sáng tạo mà con người đã chế ra được biết bao nhiêu thứ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống cũng như nâng cao năng suất lao động. Từ thửa sơ khai, con người đã biết cách tạo ra các công cụ như là búa, rìu để phá cây, đập đá hay săn thú. Đến khi phát triển hơn con người chế ra cái cày, cái cuốc, rồi đến máy cày.... Nhờ sáng tạo, con người, qua từng thời đại đã chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị, công cụ để mở rộng khả năng của chính mình. Nếu không có tư duy sáng tạo, chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi có tính đột phá và hoàn toàn mới lạ, chúng ta sẽ không có được laptop, iPhone, iPad... sẽ không có máy bay, tàu cao tốc,... Điều đấy cho thấy sáng tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của con người. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là "làm thế nào để có được tư duy sáng tạo?" Từ lâu, các nhà khoa học đã nhận thấy sự quan trọng cũng như sức mạnh mà sáng tạo mang lại, nên đã tiến hành những nghiên cứu nhằm tìm ra các phương án biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể làm việc chung trong một lĩnh vực. Trong bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một số phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của con người. Các phương pháp nâng cao khả năng tư duy sáng tạo Một trong những người đặt nền móng cho hóa học lượng tử, người từng đoạt được giải Nobel năm 1963 đã từng nói rằng "Cách tốt nhất để có ý tưởng tốt là cần có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get alot of ideas - Linus Carl Pauling). Thế nhưng ý tưởng sáng tạo không phải tự dưng mà có được. Đã có bao giờ bạn ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính hoặc trên bàn làm việc mà không biết mình cần phải làm gì và phải bắt đầu làm từ đâu hay chưa? Tôi đã từng như vậy. Mỗi lần như thế tôi lại suy nghĩ băn khoăn không biết rằng đầu óc mình ngày càng mụ mẫm đi chăng, hay là mình không có một chút sáng tạo nào để giải quyết vấn đề? Những câu hỏi ấy đâu đó cứ lãng vãng trong đầu và đôi khi nó đã là những nỗi ám ảnh đối với tôi. Đến một ngày khi tôi tham gia lớp phương pháp nghiên cứu khoa học của thầy Hoàng Văn Kiếm, tôi mới vỡ lẽ ra rằng không phải tôi không đủ khả năng sáng tạo, đầu óc tôi vẫn còn đủ tỉnh táo, nhưng vấn đề của tôi chính là trước giờ làm việc chưa có khoa học, chưa biết cách để tư duy một cách sáng tạo. Và tôi nghiệm ra rằng những lần tôi sáng tạo ra một lời giải cho một vấn đề nào đó, có chăng là một sự tình cờ mà những lần sau đó, tôi không tài nào biết cách để có thể tái diễn sự tình cờ đó được dễ dàng. Qua những bài giảng của thầy Kiếm trên lớp, tôi cũng đã dần dà nắm được những phương pháp làm việc có khoa học mà những người đi trước đã đúc kết được, tôi đã thử áp dụng phương pháp ấy vào việc làm đồ án tốt nghiệp của mình và kết quả là tôi đỡ mất thời gian hơn và ý tưởng thu được ngày càng nhiều. Nhận thấy tư duy một cách sáng tạo là điều mà tôi đang thiếu và nó rất là quan trọng, nên ngoài việc học tập theo bài giảng về TRIZ, sáu mũ tư duy,... trên lớp của thầy, tôi đã tìm hiểu thêm một số các phương pháp khác nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của mỗi người. Các phương pháp có thể kể 3/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học ra đây là brainstorming (não công), tư duy bên ngoài chiếc hộp, kích hoạt, DOIT, mindmap, đối tượng tiêu điểm, phân tích hình thái, phương pháp câu hỏi kiểm tra, đảo lộn vấn đề, tương tự hóa, ... Sau đây xin trình bày một số phương pháp phổ biến trong việc nâng cao khả năng tư duy sáng tạo. 1. Phương pháp não công (brainstorming) Phương pháp này được Alex Osborn đưa ra vào năm 1941. Phương pháp này tận dụng những suy nghĩ đến từ ý thức cũng như vô thức, nhằm mục đích phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Qua một số nghiên cứu thực nghiệm, Osborn nhận thấy rằng những người giàu trí tưởng tượng có khả năng phát ra nhiều ý tưởng hơn những người khác nhưng lại yếu về mặt phân tích, phê phán. Ngược lại, một số người giỏi phân tích, phê bình các ý tưởng có sẵn hơn là tự mình đưa ra ý tưởng mới. Nên ông đề ra phương pháp để tận dụng khả năng của hai loại người này. Với não công, các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết sẽ được nêu ra một cách phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới. Trong não công thì các vấn đề được đào xới từ nhiều khía cạnh và nhiều góc nhìn khác nhau. Sau cùng, các ý kiến sẽ được phân nhóm lại và đánh giá. Não công thường được áp dụng nhiều trong trường hợp: • Cần phát triển các ý tưởng. • Giải quyết các vấn đề - các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân tích ảnh hưởng và các đánh giá của vấn đề • Cần quản lý các quá trình - tìm cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm. • Quản trị các đề tài - nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vài trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề • Xây dựng đội ngũ (team building) - Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy a) Đặc điểm và yêu cầu: • • Phương pháp này có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người. Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động động não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng 4/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm • b) Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học làm cùng tiến hành việc động não. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc động còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực tuyến, và các máy truy tìm. Hiện nay, có nhiều phần mềm hỗ trợ mindmap là công cụ đắc lực cho phương pháp này. Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng, phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn, đây là bưóc đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải. • Tập trung vào vấn đề - đây là bước động. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này, người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết. • Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não. • Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng đóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên. • Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo. Các bước tiến hành: 1. Trong nhóm, lựa ra một người đầu nhóm (để điều khiển) và một người làm thư ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện). 2. Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được "công". Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu. 3. Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não. Chúng nên bao gồm: • Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc. • Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác. • Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai! • Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ). • Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ 5/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học 4. Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể, công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi động. 5. Sau khi kết thúc động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm: • Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. • Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí. • Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. • Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung. 2. Phương pháp đối tượng tiêu điểm (Method of Focal Objects) Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư duy trong khoa học sáng tạo. Nó được giáo sư trường đại học tổng hợp Berlin F. Kunze đưa ra những năm 1926 với tên gọi ban đầu là phương pháp danh mục (catalogue), và được nhà bác học người Mỹ C. Whiting hoàn thiện. Ý tưởng của phương pháp là cải tiến một đối tượng bằng cách chuyển giao những dấu hiệu (tính chất, chức năng) của những đối tượng ngẫu nhiên vào đối tượng cần cải tiến. Ví dụ đưa tính chất "thơm" của "nước hoa" vào đối tượng "bút", ta có "bút có mùi thơm". a) Các bước thực hiện: Các bước thực hiện của phương pháp này bao gồm: • • • • • • b) Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 3, 4 đối tượng tiêu điểm. Bước 3: Liệt kê các đặc điểm về đối tượng được chọn. Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu điểm, Bước 5: Phát ý tưởng từ sự kết hợp ở bước 4 dựa trên sự liên tưởng tự do Bước 6: Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng khả thi. Ví dụ về phương pháp Vấn đề: Công ty điện thoại di động XYZ đang bị mất thị phần điện thoại di động trong nước bởi các sản phẩm điện thoại di động của nước ngoài. Ban giám đốc công ty triệu tập hội nghị sáng tạo sản phẩm điện thoại mới theo phương pháp “Lựa chọn đối tượng tiêu điểm”. 6/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm • • • Bước 1: Chọn sản phẩm điện thoại di động với 3 chức năng cơ bản nghe, nói chuyện, nhắn tin. Bước 2: Chọn 3 đồ vật ngẫu nhiên: Máy tính nối mạng Internet, Bông hoa Hồng, Quạt gió. Bước 3: Phân tích đặc điểm đối tượng. Máy tính Kết nối internet Dữ liệu lớn Trò chơi Nghe nhạc Xem phim Viết văn bản Đồ họa Chạy Window Tinh toán • • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Bông hoa Thơm Có cánh Nhiều mầu sắc Hương thơm Triết nước hoa Có gai Trang trí Không ngấm nước Hưng phấn Quạt gió Quay Có cánh Tạo gió Nhựa Đàn hồi Tái chế Thay thế Điều chỉnh tốc độ Chạy điện Điện thoại Nghe, gọi Gửi đọc SMS Bước 4 và 5: Kết nối các ý tưởng trong bảng với Điện thoại đang có chúng ta có thể có các sản phẩm: Điện thoại hình dáng bông hoa, Điện thoại tỏa mùi hương, Điện thoại chạy phần mền Window, Điện thoại kết nối Internet, Điện thoại xem phim trực tuyến. Điện thoại thay đổi mầu sắc theo ngày… Bước 6: Đánh giá và lựa chọn ý tưởng sản phẩm phù hợp. 3. Phương pháp DOIT DOIT là một phương pháp tư duy sáng tạo rất hiệu quả trong môi trường nghiên cứu. Nó được nhiều người mệnh danh là một "Trình tự đơn giản để sáng tạo". Trong khi các kỹ thuật khác tập trung trên từng khía cạnh đặc biệt của tư duy sáng tạo, thì DOIT sẽ "gói ghém" chúng lại với nhau, dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa và đánh giá của vấn đề. DOIT giúp bạn tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất. Chữ DOIT là chữ viết tắt từ Anh ngữ bao gồm: D: O: tạo) I: T: Define Problem (Xác định vấn đề) Open Mind and Apply Creative Techniques (Cởi mở Ý tưởng và Áp dụng các Kỹ thuật Sáng Identify the best Solution (Xác định lời Giải hay nhất) Transform (Chuyển bước) 7/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm a) Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Lịch sử của phương pháp Kĩ thuật này đã được miêu tả lần đầu trong quyển "The Art of Creative Thinking" (tạm dịch Nghệ thuật Tư duy Sáng tạo) của Robert W. Olson năm 1980. b) Cách tiến hành Dựa theo các bước viết tắt của DOIT việc tiến hành được phân ra như sau i. Xác định vấn đề Phần này tập trung vào phân tích vấn đề, để đoán chắc rằng vấn đề được đặt ra là đúng. Những bước sau đây sẽ giúp khẳng định và cô lập nguyên do của vấn đề: • • • • • • ii. Kiểm lại rằng bạn nắm vững vấn đề, không chỉ thấy dấu hiệu của nó. Hãy hỏi lập đi lập lại rằng tại sao vấn đề tồn tại, cho tới khi nào bạn nhận ra cội rễ của vấn đề. Đặt câu hỏi tại sao vấn đề nảy sinh. Điều này có thể dẫn tới mệnh đề tổng quát hơn của vấn đề. Hãy nắm rõ các giới hạn, biên giới của vấn đề. Rút ra từ các đối tượng cái gì là mục tiêu muốn đạt tới, cái gì ràng buộc những hoạt động/thao tác để đạt mục tiêu, và cái gì là những điều kiện môi trường có thể thay đổi hay hoán chuyển hay không các điều kiện này. Ghi xuống các mục đích, các đối tượng và/hoặc các tiêu chuẩn mà một lời giải của vấn đề phải thoả mãn. Sau đó, hãy "kéo dãn" mỗi mụch đích, mỗi đối tượng và tiêu chuẩn ra và viết xuống tất cả những ý tưởng mà nó có thể được "để mắt tới". Khi mà vấn đề có vẻ rất lớn, thì hãy chia nhỏ hay bẻ gãy nó ra thành nhiều phần. Tiếp tục như vậy cho tới khi tất cả các phần chia ra đều có thể giải đoán được trong đúng phạm vi của nó, hay là phải xác định một cách chính xác những vùng nào cần nghiên cứu để tìm ra. Tổng kết vấn đề trong một dạng càng ngắn gọn súc tích càng tốt. Tác giả cho rằng cách tốt nhất để làm việc này là viết xuống một số mệnh đề miêu tả vấn đề bằng hai từ và lựa chọn mệnh đề nào rõ nhất. Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo • • • • Một khi đã nắm rõ vấn đề muốn giải quyết, bạn đã có đủ diều kiện để bắt đầu đề ra các lời giải khả dĩ. Hãy chấp nhận tất cả những ý tưởng hay nảy sinh trong óc. Ở giai đoạn này, chúng ta không cần đánh giá về các ý tưởng được đưa ra (cởi mở ý tưởng). Thay vào đó, hãy cố đưa ra càng nhiều càng tốt các ý kiến có thể dùng. Ngay cả những ý tồi có thể làm ngòi nổ cho các ý tốt về sau. Kích thích những ý mới bằng cách "lôi ra" (một cách bắt buộc) những sự tương đồng, tương tự giữa vấn đề đang suy nghĩ với những vấn đề khác tưởng chừng không hề có một liên hệ nào với nhau. Chẳng hạn như (dùng phương pháp Thu Thập ngẫu nhiên): Viết xuống tên của các đối tượng vật chất, hình ảnh, thực vật, hay động vật. 8/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm • • • • iii. Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Lập danh sách chi tiết các đặc tính của nó. Sử dụng danh sách này để làm mồi kích thích trực giác nảy sinh các ý mới cho việc giải quyết vấn đề. Có thể dùng đến tất cả các phương pháp tư duy sáng tạo khác để tìm tất cả các ý có thể là lời giải đúng cho vấn đề. Mỗi phương pháp sẽ cho ta những điểm mạnh và những điều lợi ích. Hãy hỏi nhiều ngươì có nền tảng học vấn, có hiểu biết, và có mức độ thông minh khác nhau cho ý kiến về các lời giải. Trong khi đưa ra các lời giải, hãy nhớ cho rằng mỗi cá nhân khác nhau sẽ có một cách tiếp cận khác nhau và cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề, và gần như chắc chắn rằng các ý kiến dị biệt đó sẽ góp phần vào quá trình chung. Xác định lời giải hay nhất Chỉ có trong bước này mới cần lựa ra ý tưởng hay nhất trong các ý đã nêu trong các bước trước. Thường thì ý tưởng tốt nhất được nhận ra một các hiển nhiên. Nhưng nhiều lúc, một cách có giá trị là kiểm nghiệm và phát triển chi tiết hơn những ý kiến đã đề ra trước khi lựa chọn ý nào hay hơn để chắc chắn rằng một lời giải hay không bị bỏ quên. Cách thức đánh giá các lời giải cũng tuỳ theo mụch đích và điều kiện đã xác định ở bước đầu. Một cách hay là đưa ra một thang điểm khách quan trong việc đánh giá các phương án. Cuối cùng phương án nào cao điểm nhất sẽ được chọn. • • • iv. Khi lựa chọn lời giải phải luôn bám sát vào các mục đích của bạn. Việc quyết định sẽ trở nên dễ dàng khi mà bạn hiểu rõ các mục đích này. Ghi ra tất cả những "mặt trái" hay yếu điểm của ý kiến của bạn. Hãy thật sự nghiêm khắc! Cố gắng để làm tốt lên (mỹ hoá) các mặt xấu này. Sau đó hãy điều chỉnh lời giải để giảm các khía cạnh yếu kém trên. Hãy nhấn mạnh các hậu quả tiềm tàng: xấu nhất cũng như tốt nhất có thể xảy đến khi thực thi lời giải của bạn. Điều chỉnh lại lời giải để giảm nhẹ hết sức hậu quả xấu và tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực. Tiến hành "Chuyển bước" nếu bạn có đủ sức. Chuyển bước • • • • Sau khi xác định và đưa ra lời giải cho vấn đề, thì bước cuối cùng là thực hiện lời giải. Biến lời giải thành hành động. Bước này không chỉ bao gồm sự phát triển sản phẩm bền vững của các ý kiến của bạn mà còn bao gồm cả các mặt khác (như là thị trường và giao thương nêu vấn đề có liên quan đến sản xuất). Điều này có thể cần nhiều thì giờ và công sức. Bước cuối này thường trở nên khó khăn cho nhiều người nghiên cứu độc lập không có kinh nghiệm về sản xuất. Do đó việc liên kết với các nhà sản xuất có kinh nghiệm hay các nhà đầu tư cũng là một bước đòi hỏi một số kỹ năng gia tế cần thiết. Hiểu biết tường tận về thị trường, địa phương, chế độ, luật lệ, con người, xã hội và các yếu tố sản xuất tại nơi mình muốn thực thi kế hoạch sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong bước này. Một lời nhắc nhở khá quan trọng: Khi mà thì giờ cho phép, hãy lợi dụng tìm hiểu thêm những quá trình nghiên cứu và những dự định khác xem các ý kiến nào đã được thử nghiệm. Có rất nhiều nhà sáng tạo thất bại trong giai đoạn này. Họ sẽ có nhiều vui sướng để sáng chế ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới là những thứ có thể đi trước thị trường hiên tại trong nhiều 9/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học năm. Họ lại thất bại để phát triển chúng và đành bó tay ngắm nhìn những người khác hưởng lợi trên những ý tưởng sáng tạo này trong rất nhiều năm (như trường hợp của người sáng lập ra thương hiệu McDonald's, người tìm ra chất kháng sinh penicillin đầu tiên, máy chụp ảnh...) 4. Phương pháp phân tích hình thái Là phương pháp tích cực hóa tư duy bằng cách tách đối tượng ra từng con số rồi đa dạng hóa hình thái của các con số. Sau đó, kết hợp chúng lại để tạo ra ý tưởng mới. a) Các bước tiến hành: 6 bước • • • • • • b) Bước 1: Xác định đối tượng cần nghiên cứu. Bước 2: Tách, liệt kê các thông số của từng đối tượng Bước 3: Đa dạng hóa hình thái của các thông số vừa liệt kê ở bước 2. Bước 4: Lập bảng ma trận cho các thông số hình thái (có bao nhiêu thông số thì kẻ bấy nhiêu hàng). Bước 5: Rút công thức và phát ý tưởng. Rút theo hàng dọc, hàng chéo đều được, miễn sao có đủ các thông số cần thiết là ok. Sau đó chấm điểm các ý tưởng. Ý tưởng nào khả thi thì cho điểm cao. Lựa chọn phương án tối ưu nhất. Bước 6: Chủ thể nghiên cứu và các cộng sự nhận định, đánh giá, xây dựng nguyên lý giải pháp, đưa ý tưởng trở thành hiện thực. Ví dụ về phương pháp: • • • Bước 1: Thành lập quán cà phê. Bước 2: Vốn, mặt bằng, nguyên liệu, nhân viên. Bước 3: A (vốn): A1: vay, A2: tự có. A3: liên kết B (mặt bằng): B1: Quận 1, B2: Q Bình Thạnh, B3: Quận 7, B4: Quận 4 C (nguyên liệu): C1: cà phê Trung Nguyên, C2: cà phê R7, C3: cà phê xay, C4: cà phê Biên Hòa D (nhân viên): D1: nam, D2: nữ, D3: nam nữ, D4: đồng tính • Bước 4: lập bảng: Thông số Các hình thái A (Vốn) A1 (vay) A2 (tự có) A3 (Liên kết) B (mặt bằng) B1 (Quận 1) B2 (Q B Thạnh) B3 (Quận 7) B4 (Quận 4) C (Nguyên liệu) C1 (Trung Nguyên) C2 (R7) C3 (xay) C4 (Biên Hòa) D (Nhân viên) D1 (nam) D2 (nữ) D3 (nam, nữ) D4 (đồng tính) 10/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Bước 5: • YT1 (quán cà phê): A1 (vay) (5đ) + B2 (QBT) (5đ) + C3 (C7) (10đ) + D4 (đồng tính) (10đ) • YT2 (quán cà phê): A3 (liên kết) (10đ) + B3 (Q7) (5đ) + C1 (T Nguyên) (10đ) + D3 (nam, nữ) (10đ) • YT3 (quán cà phê): A2 (tự có) (10đ) + B1 (Q1) (10đ) + C2 (R7) (5đ) + D2 (nữ) (5đ) => YT* (quán cà phê): A3 (liên kết) + B1 (Q1) + C1 (Trung Nguyên) + D3 (nam, nữ) 5. Kỹ thuật phân tích SWOT Nhiều lần trong cuộc sống, chắc chúng ta từng lúng túng khi đứng trước các vấn đề đang đối mặt. Chúng ta muốn hiểu rõ vấn đề, muốn có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Trong những tình huống ấy ta có thể thử sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT! Chữ SWOT viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các từ sau: Strengths: các điểm mạnh Weaknesses: các điểm yếu Opportunities: các cơ hội Threats: các đe dọa, mối nguy Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ thuật động não (brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay nhóm vào các khu vực tương ứng. Strengths – Các điểm mạnh: đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của tổ chức, cá nhân. Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful) của đối tượng đang xem xét. • • • Bản thân chúng ta có những ưu điểm nào? Những thành công của ta trong năm vừa qua là gì? Chúng ta làm công việc nào có kết quả mỹ mãn nhất? 11/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm • • • • Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cá tính và nhân cách của bản thân có những nổi trội gì so với người khác? Kiến thức nền tảng của tôi được xây dựng theo con đường nào mà người khác không có? Team chúng ta có những điểm mạnh gì? … Weaknesses – Các điểm yếu: đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là thuộc tính bên trong (internal) và có tính gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét. • • • • • Chúng ta yếu ở những điểm nào? Yếu tố nào dẫn đến sự thất bại của tổ chức? Bản thân tôi còn có khuyết điểm gì? Những yếu tố nào chúng ta có thể cải thiện? … Opportunities – Các cơ hội: đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá nhân và tổ chức. Đây là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân hoặc tổ chức đang xem xét. • • • • • Chủ trương sắp tới của Nhà nước sẽ đem lại lợi thế gì cho tổ chức chúng ta? Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp ích gì cho nhà trường hay không? Những xu hướng giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy mới nào mà chúng ta nhận thấy được? Hình như khu đất này sắp quy hoạch? … Các cơ hội thường đến từ sự thay đổi chính sách của cấp quản lý, sự thay đổi về công nghệ, phương pháp, sự thay đổi về lối sống, thói quen tiêu dùng, thị trường, … Bạn hay tổ chức của bạn hãy mở to mắt để quan sát, mở rộng tai để lắng nghe và dùng trí tưởng tượng của mình cùng các dữ liệu thu thập được để hình dung và dự đoán các cơ hội đang đến. Threats – Các mối nguy: đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể phải đối mặt? • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này liệu có cuốn phăng doanh nghiệp của mình? • Các quán xá internet hoặc karaoke gần trường có ảnh hưởng gì đến học sinh trong trường hay không? • Xu hướng bạo lực học đường có xâm nhập vào trường ta không? • Đường xá xuống cấp và kẹt xe có ảnh hưởng đến việc học của học sinh hay không? • … 12/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm a) Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Cách dùng kỹ thuật SWOT Kỹ thuật phân tích SWOT được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh để phân tích tình hình công ty, nghiên cứu về các đối thủ, …Tuy nhiên, ngày nay kỹ thuật này cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như giáo dục, phát triển cá nhân, … SWOT có thể dùng cho cá nhân, tổ chức hay trong hoạt động nhóm. Chúng ta có thể dùng giấy viết hoặc bảng. Một cách dùng khác là sử dụng các tờ giấy dính để phát cho các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên sẽ viết các thông tin mình biết vào tờ giấy rồi đính lên bảng. b) Tư duy linh hoạt với SWOT Sau khi đã nắm vững kỹ thuật phân tích này, chúng ta cần quay lại để nhìn ra một tầm nhìn mới trong kỹ thuật SWOT. Việc phân chia các yếu tố thành điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối nguy không nhất thiết là một sự phân chia cứng nhắc. Chúng ta không nên có một cái nhìn cứng nhắc về Cơ hội và Mối nguy. Vì “cơ hội có thể chuyển thành mối nguy”, và ngược lại “mối nguy có thể chuyển thành cơ hội” đúng như cụm từ “nguy cơ” (trong Nguy hiểm có Cơ hội). Ví dụ: • Trước nguy cơ học sinh của trường có kết quả thi kém, chúng ta có cơ hội nhìn lại những lý do tồn tại và các phương hướng cải thiện cho tương lai. • Trước cơ hội mở rộng nhà trường về mặt nhân sự, tổ chức, cơ sở vật chất, có thể chúng ta sẽ đối mặt với các mối nguy về tài chính, bộ máy nhân sự thêm cồng kềnh, công việc phân chia không rõ ràng và chồng chéo. • Trong nguy cơ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, nhiều công ty đã tìm thấy cơ hội 13/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học để tổ chức lại bộ máy, tìm kiếm các thị trường mới, … Do đó, giữa Nguy và Cơ luôn là một quá trình, một sự chuyển biến qua lại, chúng ta hoặc tổ chức của chúng ta phải nhìn thấy được điều đó để tìm kiếm một sự cân bằng hoặc chấp nhận các thách thức khi đưa ra quyết định. Cuộc sống chứa đựng một sự vận động không ngừng và con người phải vận động khéo léo theo dòng chạy ấy với một tư duy linh hoạt và tầm nhìn sắc sảo để không rơi vào bất cứ thái cực nào. 6. Tư duy bên ngoài chiếc hộp (thinking out of the box) Khái niệm “thinking out of the box” tức tư duy “tư duy bên ngoài chiếc hộp” (còn được gọi là tư duy vượt giới hạn) xuất hiện khi những nhà quản lý thấy cách giải quyết vấn đề hay những ý tưởng thông thường không đáp ứng được yêu cầu. Tư duy này cũng xuất hiện trong những nhóm làm việc sau khi tổng hợp ý kiến của mọi thành viên mà vấn đề cũng chưa được giải quyết. a) Tư duy “bên trong chiếc hộp” Năm 1899, Charles H. Duell, trưởng Văn phòng cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ từng nói: “Mọi thứ có thể phát minh được đã được phát minh hết rồi”. Rõ ràng khi nói câu này, tư duy của ông vẫn nằm trong giới hạn hiểu biết lúc đó. Những người có tư duy chỉ nằm trong “chiếc hộp” thường gặp phải khó khăn khi tìm kiếm những ý tưởng độc đáo và mới lạ. Hiếm khi họ đầu tư thời gian, công sức hoặc dám theo đuổi những ý tưởng không giống người khác. Theo đánh giá của những người làm quản lý lâu năm, tư duy bên trong “chiếc hộp” là vũ khí hữu hiệu để huỷ hoại những ý tưởng hay và sức sáng tạo. Trong đầu những người này thường có những tư tưởng “điều đó không thể thành sự thật”, “không thể làm được” hoặc “quá mạo hiểm để thực hiện”. Những người này cũng tin rằng mọi vấn đề chỉ có một giải pháp khắc phục. Vì vậy, tìm ra giải pháp thứ hai thật là lãng phí thời gian và công sức. Câu nói cửa miệng của họ là “Không có thời gian cho giải pháp khác”. Ngay cả những người vốn có khả năng sáng tạo nhưng sau một thời gian ngừng đào sâu và khai thác khả năng sáng tạo của mình cũng trở thành người có tư duy bên trong “chiếc hộp”. Giả sử chúng ta có 9 điểm tròn được xếp như hình vẽ bên dưới, làm thế nào để với chỉ 3 đường thẳng nối nhau, ta có thể đi qua hết 9 điểm tròn đó. 14/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm b) Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tư duy “bên ngoài chiếc hộp” Rõ ràng với phần lớn mọi người, mặc nhiên họ sẽ dựng cho mình một chiếc hộp bao quanh 9 chấm tròn. Điều này tương tự bạn đã tự xây cho mình một giới hạn về tư duy. Nếu chỉ quanh quẩn với “cái hộp” đó, bạn sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời. Và đây là đáp án: Chắc bạn sẽ thấy ngạc nhiên. Như đã nói, chúng ta phải mạnh dạn vượt qua giới hạn của “chiếc hộp”. Bạn hãy coi đường thẳng đó không bị giới hạn, kéo dài mãi, khi kéo càng dài thì việc quét hết các chấm tròn càng rõ ràng. Đây là điều mà những nhà quản lý cần nhân viên của mình tư duy và bản thân các nhà quản lý cũng cần phát triển tư duy như vậy. Hãy nhớ, tư duy không có rào cản. c) Tư duy “bên ngoài chiếc hộp” cần những tố chất sau: • Sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới hàng ngày • Sẵn sàng làm những việc khác nhau và dám làm theo những cách chưa ai làm • Tập trung tìm hiểu những ý kiến mới và theo đuổi những ý kiến đó • Tìm ra những giá trị mới của vấn đề cũ mà chưa ai thấy • Biết lắng nghe người khác • Biết hỗ trợ và tôn trọng người khác khi họ đưa ra những ý kiến khác lạ, thậm chí là “điên rồ” Những người có tư duy ngoài “chiếc hộp” thường là những người dám đón nhận cái mới, nhìn nhận công việc bằng những lăng kính mới, sẵn sàng bỏ thăm dò và tìm hiểu những điều mới mẻ đó. Họ tin rằng những ý tưởng mới dù có thể chưa thuyết phục được phần đông nhưng họ vẫn nuôi dưỡng và ủng hộ ý tưởng của mình. Họ nhận thấy rằng có được ý tưởng là điều tốt nhưng thực hiện ý tưởng còn quan trọng hơn nhiều. Tư duy bên ngoài “chiếc hộp” chưa bao giờ là việc đơn giản và không phải ai cũng có thể có được, có thể theo đuổi. Thành công chỉ đến với những người dám nghĩ và dám làm. Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến Copernicus là người đưa ra học thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời còn Gallileo dám mạnh dạn ủng hộ quan điểm này ngay cả khi chết với câu nói: “Dù sao thì trái đất vẫn quay”. Vào thời điểm đó, có thể ông là một trong những người, thậm chí là người duy nhất dám vượt rào cản của cả hệ thống tư duy thời bấy giờ khi tất cả đều thừa nhận mặt trời quay xung quanh trái đất. Nếu không có tư duy vượt giới hạn cả về không gian và thời gian, không dám theo đuổi ý tưởng của mình thì không biết đến bao giờ loài người mới thoát khỏi ảo tưởng trái đất là 15/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học trung tâm của vũ trụ. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, trong một tổ chức và đối với những nhà quản lý, hoạch định chính sách. Ngoài việc phải nỗ lực tìm kiếm ý tưởng, họ phải biết tạo dựng một môi trường nuôi dưỡng ý tưởng, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với ý tưởng. Việc tư duy theo lối mòn sẽ huỷ hoại thành công đã tạo dựng của bạn. Bạn cần phải biết thay đổi. Phải biết rằng không có gì là tốt nhất. Có thể điều gì đó với bạn lần này là tốt nhất nhưng lần sau sẽ tốt hơn. Và lần sau nữa, điều đó còn tốt hơn nữa. Người Mỹ có câu nói nổi tiếng: “Sống là để thay đổi”. Hẳn nhiều người trong chúng ta biết đến Michael Dell, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới Dell. Dell Computer được thành lập với số vốn ban đầu chỉ 1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng, bỏ qua khâu bán hàng trung gian, một điều mà không hãng máy tính nào lúc đó làm. Kết quả là từ người cung cấp máy tính, Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính, chuyển sang tập đoàn Dell hùng mạnh với khoảng 41.800 chi nhánh khắp thế giới và là nhà cung cấp các dịch vụ và linh kiện máy tính đầu tiên cho các tập đoàn lớn nhất trên thế giới. Tư duy ngoài “chiếc hộp” là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thế giới hiện tại luôn thay đổi và các ý tưởng đang ngày càng cạn kiệt hơn. Sẽ không quá khi nói rằng trên thế giới đang có cuộc chiến về ý tưởng. Có thể vào thời điểm đưa ra, một ý tưởng bị coi là điên rồ nhưng không chừng trong tương lai nó lại là cứu cánh cho cả tập đoàn hay cả cuộc đời một người. Và quan trọng nhất, chúng ta phải biết trân trọng khả năng sáng tạo của mình. Đừng xây quanh mình “chiếc hộp” hạn chế tư duy. Kết luận Tư duy sáng tạo là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi người chúng ta trong cuộc sống vì chính nó sẽ đáp ứng những thách thức luôn xảy ra. Tư duy sáng tạo là thanh công cụ cực kỳ quan trọng để mỗi người dù ở vị trí nào, đẳng cấp nào cũng có thể vượt qua lối mòn trong suy nghĩ, hành động để hướng đến những giải pháp mới mẻ. Đó không chỉ là yêu cầu của cuộc sống mà còn là những phương pháp để chúng ta chinh phục những khó khăn của cuộc đời này. Bài tìm hiểu này nhằm mục đích giới thiệu thêm một số các kỹ thuật giúp có được tư duy sáng tạo và khoa học. Hi vọng thông tin về những phương pháp này sẽ trở nên có ích, giúp chúng ta bổ sung thêm kiến thức về những phương pháp tư duy sáng tạo khác ngoài nội dung đã được học trong chương trình. Mặc dù đã cố gắng, nhưng vì kiến thức có hạn, nên chắc chắn bài tìm hiểu này vẫn còn nhiều hạn chế, rất mong có được nhận xét đóng góp của thầy và các bạn cùng lớp. Người thực hiện Phạm Viết Văn - 02 08 4805 33 16/17 GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Tham khảo [1] Bài giảng môn Nghiên cứu khoa học, GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm [2] Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật - Giải quyết vấn đề và ra quyết định, Phan Dũng [2] http://members.optusnet.com.au/charles57/Creative/Techniques/index.html [3] http://en.wikipedia.org/wiki/Linus_Pauling [4] http://thuyuyen.info/brainstorming-%E2%80%93-ky-thuat-dong-nao/ [5] http://vi.wikipedia.org/wiki/DOIT [6] http://thunhan.wordpress.com/2009/05/25/ky-thuat-phan-tich-swot/ [7] http://www.palgrave.com/skills4study/studyskills/thinking/creative.asp 17/17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan