Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việ...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán việt nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế

.PDF
34
35
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- Phan Văn Dũng CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. MAI THỊ HOÀNG MINH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015 PHẦN GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài Chất lượng nói chung và chất lượng kiểm toán (CLKT) nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng. Hơn 30 năm qua, khá nhiều các nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa CLKT, cách thức đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và tác động của chất lượng đến năng lực cạnh tranh (NLCT). Thế nhưng, cho đến nay, các khái niệm này vẫn chưa thống nhất và các nghiên cứu về chủ đề này vẫn tiếp tục thực hiện. Điều này là do CLKT là một khái niệm đa diện, khó quan sát và đo lường, phụ thuộc vào cảm nhận và xét đoán của từng cá nhân, do vậy khó có thể dẫn đến một quan điểm thống nhất. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, là thành viên TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Theo lộ trình đã cam kết, từ năm 2015 mở cửa hoàn toàn các dịch vụ tài chính; Trong xu thế toàn cầu hóa, sự thành công của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào CLKT và NLCT trên thị trường. Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Tài chính: “Quy mô và CLKT độc lập chưa đạt mong muốn và còn rất khó khăn để được khu vực và quốc tế thừa nhận, sự cạnh tranh giữa các DNKT còn vì lợi ích cục bộ, phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá phí kiểm toán, dẫn đến CLKT không đảm bảo”. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu về CLKT theo định hướng nâng cao NLCT của DNKT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu trên, trên cơ sở khoảng trống lý thuyết trong các nghiên cứu trước, yêu cầu hội nhập kinh tế và thực trạng CLKT, NLCT của DNKT Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế”. Các kết quả nghiên cứu được mong đợi sẽ góp phần thêm vào về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm góp phần phát triển hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu - Khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam. - Khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. - Khám phá và đo lường tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm: Q1: Những nhân tố nào tác động đến CLKT, những nhân tố nào tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay? Q2: CLKT có tác động đến NLCT? Những nhân tố CLKT nào tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay? Q3: Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT, mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế? Q4: Mức độ tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay? Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong Luận án này là các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các DNKT độc lập Việt Nam, không bao gồm các công ty Big Four và các DNKT nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu cũng không bao gồm các hoạt động kiểm toán khác như Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán nội bộ. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá: kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT, sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa khoa học Luận án đã khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự tác động của các nhân tố CLKT có tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn Nhờ vào việc khám phá và chỉ ra các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam một cách có hệ thống mà Luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu về hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Đóng góp mới của Luận án So với các nghiên cứu đã thực hiện, kết quả nghiên cứu của Luận án này thể hiện các điểm mới như sau: Về nội dung, đã tổng hợp các nghiên cứu, các quan điểm, trường phái về CLKT, NLCT, mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT. Đây là những nền tảng lý thuyết quan trọng để các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phát triển trong bối cảnh ở các nền kinh tế chuyển đổi. Về phương pháp, luận án đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp để giải quyết mục tiêu đề ra. Các phương pháp tiếp cận của Tác giả mở ra hướng nghiên cứu định lượng trong kiểm toán tại Việt Nam. Về kết quả, luận án đã xây dựng ba mô hình các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT. Những kết quả này phần nào chứng minh các giả thuyết khoa học mà Tác giả đã xây dựng trong bối cảnh Việt Nam. Các đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, cụ thể như sau:  Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận + Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp và phát triển lý luận theo hướng đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong tiến trình hội nhập quốc tế. + Thứ hai, Tác giả đã đưa ra mô hình CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam dựa trên kết quả phân tích các nghiên cứu về CLKT và NLCT trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam và đặc điểm của các DNKT Việt Nam. + Thứ ba, Thông qua mô hình tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT, Tác giả đã thể hiện được sự tác động của CLKT đến NLCT. Điều này cho thấy nghiên cứu này thực sự hướng về mục tiêu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DNKT. + Thứ tư, Luận án đã làm rõ về mặt lý luận, vai trò của Lý thuyết Ủy nhiệm và Lý thuyết Cung cầu đối với CLKT.  Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu + Thứ nhất, Định nghĩa CLKT và NLCT của DNKT Việt Nam. + Thứ hai, Khám phá các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam. + Thứ ba, Khám phá các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam. + Thứ tư, Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là khám phá sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam. + Thứ năm, Từ kết quả khám phá định tính, Tác giả đã thực hiện việc đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT của các DNKT Việt Nam và xác định được có 6 nhân tố thực sự tác động đến CLKT với 24 tiêu chí đo lường. + Thứ sáu, Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến NLCT của các DNKT Việt Nam: từ kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định được 5 nhân tố thực sự tác động đến NLCT với 16 tiêu chí đo lường. + Thứ bảy, Đo lường mức độ tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. + Thứ tám, Đo lường mức độ tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định được 6 nhân tố CLKT thực sự tác động đến NLCT với 24 tiêu chí đo lường. + Thứ chín, Đề xuất Mô hình CLKT và Mô hình NLCT, Mô hình tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Qua đó, thể hiện được mối tương quan và mức độ tương quan giữa các nhân tố CLKT, NLCT đến CLKT và NLCT. + Cuối cùng, Đề xuất về Khung phân tích các nhân tố CLKT. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Giới thiệu, Luận án được chia thành 5 chương được trình bày theo thứ tự với các nội dung chính như sau: Chương 1 - Tổng quan các nghiên cứu trước. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5 - Kết luận và hàm ý chính sách. Nội dung Luận án gồm 169 trang, với 20 Bảng biểu, 81 Hình vẽ và 20 Phụ lục. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này thực hiện việc hệ thống hóa những nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT trong thời gian qua ở nước ngoài và tại Việt Nam, phân tích, đánh giá những gì các Nhà nghiên cứu trước đã thực hiện về các nhân tố tác động đến CLKT và tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT nhằm xác định khoảng trống lý thuyết và các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này. 1.1. Tổng quan và phân tích đánh giá kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước. 1.1.1. Các nghiên cứu đã thực hiện về nhân tố tác động đến CLKT 1.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến CLKT (1) Các quan điểm về CLKT CLKT là một khái niệm phức tạp và đa diện; Do đó, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm định nghĩa CLKT, các nhân tố tác động đến CLKT cũng như các biện pháp đo lường CLKT. Tuy nhiên theo IAASB, đến nay khái niệm về CLKT chưa có sự thống nhất, nhiều nghiên cứu về CLKT vẫn đang tiếp tục thực hiện. Mặc dù có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về CLKT, tuy nhiên các Nhà nghiên cứu trên thế giới về CLKT trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào 3 quan điểm chính: (i) Quan điểm CLKT là mức độ đảm bảo khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trên BCTC. Quan điểm này được xuất phát từ định nghĩa CLKT của DeAngelo (1981): “CLKT là xác suất của thị trường về khả năng một KTV phát hiện và báo cáo sai sót đó”, các Nhà nghiên cứu đại diện cho quan điểm này là Titman & Trueman (1986), Palmrose (1988), Beatty (1989), Knechel (2009), Defond & Zhang (2014); (ii) Quan điểm CLKT là mức độ tuân thủ CMKiT Đầu thập niên 1990, từ ảnh hưởng các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực và phát sinh các vụ bê bối về kiểm toán, một số Nhà nghiên cứu cho rằng định nghĩa của DeAngelo không nắm bắt đầy đủ các vai trò tiềm ẩn sự xung đột của nhiều đối tượng trong thị trường kiểm toán. Hơn nữa, định nghĩa này giới hạn trong tính chuyên môn, chưa xem xét khía cạnh về tính độc lập và ảnh hưởng của khách hàng đến ý kiến của KTV (Sutton, 1993). Theo các Nhà nghiên cứu thuộc quan điểm này, mức độ phù hợp với CMKiT phản ánh mức độ CLKT. Tiêu biểu cho quan điểm này là McConnell & Banks (1998), Aldhizer & cộng sự (1995), Krishnan & Schauer (2001). (iii) Quan điểm kết hợp mức độ tuân thủ chuẩn mực và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện và báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC Gần đây nền kinh tế toàn cầu cần phải đối mặt ngày càng nhiều với những thách thức lớn liên quan đến thị trường tài chính. Bên cạnh sự can thiệp của Nhà nước, trách nhiệm của KTV đã được mở rộng để đảm bảo CLKT (Defond & Zhang, 2014). Các Nhà nghiên cứu đã xem xét CLKT trên cơ sở kết hợp mức độ tuân thủ CMKiT và khả năng phát hiện sai sót, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC như Skinner & Srinivasan (2012), Tritschler (2013). (2) Các khuynh hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT Mặc dù có nhiều nghiên cứu khác nhau về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT, nhìn chung các nghiên cứu này có thể phân thành các khuynh hướng chủ yếu như sau: (i) Nghiên cứu CLKT dựa trên phương pháp đo lường trực tiếp từ các kết quả của cuộc kiểm toán (Dechow & cộng sự, 1996), (Krishnan & Schauer, 2000), (Geiger & Raghunandan, 2002) hoặc đo lường gián tiếp qua quy mô DNKT, giá phí kiểm toán,… (DeAngelo, 1981), (Wooten, 2003), (Lawrence & cộng sự, 2011). (ii) Nghiên cứu dựa trên nguồn gốc nguyên nhân của sự khác biệt: khác biệt về thể chế giữa các quốc gia, văn phòng kiểm toán và mức độ chuyên ngành (Francis, 2004), (Ettredge & cộng sự, 2008). (iii) Nghiên cứu dựa trên đầu vào, đầu ra và quá trình kiểm toán, ngữ cảnh và tương tác giữa các đối tượng có liên quan đến quá trình này (Duff, 2004), (Francis , 2011), (Defond & Zhang, 2014). (iv) Nghiên cứu dựa trên khía cạnh tổ chức như DNKT, nhóm kiểm toán. CLKT của DNKT thuộc Big Four và DNKT ngoài Big Four. (Schroeder & cộng sự, 1986), (Carcello & cộng sự, 1992), (Sun & Liu, 2011). (v) Nghiên cứu dựa trên hành vi và chất lượng của KTV, phẩm chất của lãnh đạo và nhân viên kiểm toán (Rayburn & Rayburn, 1996), (Carcello & cộng sự, 1992), (Daniels & Booker, 2011). (vi) Nghiên cứu dựa trên nhận thức của các đối tượng liên quan đến CLKT (Warming Rasmussen & Jensen, 2001), (Duff, 2004). (3) Kết quả nghiên cứu đã thực hiện về Các nhân tố tác động đến CLKT  Các mô hình nghiên cứu về CLKT được công bố Qua kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT trong các thập kỷ qua, nhiều Mô hình từ kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng và tác động đến các quy định về KTĐL tại nhiều Quốc gia và được sử dụng, làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo về CLKT. Các Mô hình điển hình có thể kể đến như: Mô hình CLKT của Wooten (2003), Mô hình CLKT của Duff (2004), Mô hình Quả cầu CLKT của Tritschler (2013). Ngoài các Mô hình trên, các Nhà nghiên cứu thực hiện đánh giá CLKT theo quá trình kiểm toán liên quan đến 3 vấn đề: kỹ thuật, chất lượng KTV và đặc điểm tổ chức của DNKT (Manita & Elommal, 2010). Trên cơ sở xem xét CLKT dựa trên đầu vào, đầu ra của quá trình kiểm toán, Defond & Zhang (2014) đã đưa ra Khung nghiên cứu về CLKT thể hiện mối quan hệ giữa nhu cầu, năng lực của khách hàng, năng lực, khả năng cung cấp của DNKT và sự can thiệp, điều tiết của các cơ quan chức năng.  Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLKT qua các nghiên cứu trước Như đã trình bày ở phần trên, trong 3 thập kỷ qua có nhiều kết quả nghiên cứu về CLKT đã được công bố theo nhiều quan điểm và khía cạnh khác nhau, tuy nhiên tựu trung có thể được phân loại và tổng hợp theo chủ thể tác động như sau:  Nhóm nhân tố thuộc về KTV/Nhóm kiểm toán: Phương pháp luận và tính cách của KTV; Trình độ năng lực, mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán; Tính độc lập; Nhiệm kỳ kiểm toán.  Nhóm nhân tố thuộc về DNKT: Quy mô; Mức độ chuyên ngành.  Nhóm nhân tố bên ngoài: Giá phí kiểm toán; Hệ thống pháp lý và các ngành hỗ trợ có liên quan khác. 1.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến CLKT So với các nước có hoạt động KTĐL phát triển, hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn còn khá non trẻ. Do đó, các nghiên cứu về CLKT, các nhân tố tác động đến CLKT không nhiều, chỉ mới xuất hiện những năm gần đây. Các nhân tố tác động đến CLKT đã được các Nhà nghiên cứu ở Việt Nam đề cập trong công trình nghiên cứu gồm: + Nhóm nhân tố thuộc về KTV gồm 5 nhân tố: Phương pháp luận và tính cách của KTV, thái độ hoài nghi nghề nghiệp; Nhận thức của KTV về việc tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Tính độc lập của KTV; Kinh nghiệm và mức độ chuyên sâu của KTV; Nhiệm kỳ của KTV. + Nhóm nhân tố thuộc về DNKT gồm 4 nhân tố: Chi phí kiểm toán; Quy mô, mức độ chuyên ngành của DNKT; Chiến lược kinh doanh của DNKT; Tổ chức KSCL từ bên trong. + Nhóm nhân tố thuộc về các nhân tố bên ngoài gồm 4 nhân tố: Giá phí kiểm toán; Tác động của hệ thống pháp lý; Chất lượng đào tạo nhân lực kiểm toán; Tổ chức KSCL từ bên ngoài. 1.1.2. Các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT 1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT  Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT So với sự “bùng nổ” số lượng công trình nghiên cứu về NLCT của các Doanh nghiệp, trong lĩnh vực KTĐL, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT cũng như tác động của các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu tiêu biểu về NLCT của các DNKT đã được các Nhà nghiên cứu thực hiện có thể kể đến như sau: Kết quả nghiên cứu của Maijoor & Witteloostuijn (1996) cho thấy do sự không hoàn hảo của thị trường dịch vụ Kế toán – Kiểm toán tạo nên sự thâm nhập cao từ các DNKT bên ngoài vào thị trường kiểm toán ở các nước có những hạn chế về khả năng và chất lượng dịch vụ kiểm toán. Theo Maijoor & Witteloostuijn (1996), chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng là một nhân tố tác động đến NLCT của DNKT. Lian Kee & cộng sự (2011) đã phát triển nghiên cứu của Newbert (2008) và đưa ra 5 nguồn lực chính tạo nên NLCT của DNKT là Nguồn lực tài chính, Nguồn nhân lực, Nguồn lực tri thức, Nguồn lực tổ chức và Nguồn lực vật chất. Lian Kee & cộng sự còn cho rằng để nâng cao NLCT của các DNKT nhỏ và vừa, cần phải thực hiện việc kết nối với các DNKT Quốc tế khác qua mạng lưới hãng thành viên hoặc hãng thành viên hiệp hội qua đó tận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật và được đào tạo bởi các hãng kiểm toán Quốc tế. 1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT So với quá trình phát triển lâu dài của hoạt động KTĐL trên thế giới, hoạt động KTĐL Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Quan điểm về cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán vẫn còn có sự nhìn nhận khác biệt. Tại Việt Nam, chỉ có một vài công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này đã đề ra một số nhân tố cấu thành NLCT của DNKT như chiến lược kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, trình độ năng lực tổ chức quản lý điều hành kinh doanh, ban lãnh đạo, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng hợp tác với doanh nghiệp hữu quan, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, chất lượng đội ngũ lao động cán bộ quản lý, chi phí kinh doanh và văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.3.Các nghiên cứu đã thực hiện về tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Kết quả nghiên cứu của Cronin & Taylor (1994), Taylor & Baker (1994) cho thấy có sự tác động tích cực của CLKT đến NLCT. CLKT có mối quan hệ tích cực với sự hài lòng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ kiểm toán càng cao có thể đem đến sự trung thành của khách hàng, thu hút khách hàng mới, sự gắn bó của nhân viên, tăng cường hình ảnh của công ty và tăng hiệu quả kinh doanh. Do đó, cam kết về chất lượng dịch vụ có lợi ích rõ ràng đối với NLCT của các DNKT. Nghiên cứu các khía cạnh của CLKT của Duff (2004) cho thấy chất lượng dịch vụ có thể là một nguồn LTCT, một phương tiện bền vững cung cấp cho khách hàng với những gì Họ muốn hoặc cần, tốt hơn và hiệu quả hơn. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu về CLKT của Pham, H., Amaria, P., Bui, T., & Tran, S. (2014) cũng cho thấy sự cạnh tranh có tác động đến CLKT, bên cạnh ảnh hưởng của nhiệm kỳ kiểm toán, sự thay đổi về nhân sự cao cấp, nhân tố cạnh tranh cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến CLKT của các DNKT tại Việt Nam. 1.2. Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu  Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước: Nhìn chung, trong thời gian qua đã có các Nhà nghiên cứu có nhiều cố gắng trong việc xác định các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao CLKT và NLCT của DNKT dưới nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là đối với việc nghiên cứu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT. CLKT, NLCT là một khái niệm đa diện, khó đo lường và tùy thuộc vào sự khác biệt về điều kiện kinh tế cũng như đặc điểm của hoạt động KTĐL tại mỗi quốc gia vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và được thực hiện trong Luận án.  Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và được thực hiện trong Luận án Thứ nhất, Chưa có sự thống nhất quan điểm và định nghĩa được phổ cập rộng rãi trên thế giới về CLKT. Do đó cần có những quan điểm, định nghĩa về CLKT phù hợp với đặc điểm và điều kiện từng quốc gia cụ thể. Thứ hai, Đến nay chưa có nghiên cứu định tính nào được thực hiện nhằm khám phá về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT và tác động của CLKT đến NLCT của DNKT trong điều kiện Việt Nam. Do đó, cần có những nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến CLKT làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Thứ ba, Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu định lượng đo lường tác động các nhân tố CLKT và NLCT trên cơ sở kết quả khám phá các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT trong điều kiện kinh tế thị trường và đặc điểm của DNKT Việt Nam. Do đó cần phải có những nghiên cứu trong điều kiện đặc thù này để thấy được sự khác biệt và đưa ra những định hướng phù hợp. Thứ tư, Chưa có các nghiên cứu trong và ngoài nước về CLKT hướng đến mục tiêu nâng cao NLCT của DNKT Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Do đó cần có những nghiên cứu hướng tới mục tiêu kinh doanh của DNKT nhất là đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế hiện nay. Thứ năm, các nghiên cứu trước thường tập trung vào CLKT đối với BCTC các công ty niêm yết hoặc là các DNKT nói chung không phân biệt DNKT trong nước và nước ngoài như Big Four. Trong khi CLKT của hai đối tượng này có sự khác biệt lớn. Do đó phần nào ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Mặt khác, phạm vi và đối tượng khảo sát các nghiên cứu trước thường tập trung vào một khu vực nhất định và người được khảo sát chủ yếu là các KTV trong khi KTĐL nói chung và CLKT nói riêng có liên quan đến nhiều đối tượng khác. Việc hạn chế về phạm vi và đối tượng khảo sát này phần nào cũng ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Do đó, cần phải có những nghiên cứu theo từng đối tượng DNKT cụ thể trong các phạm vi rộng với đầy đủ quan điểm của các đối tượng có liên quan. Kết luận Chương 1 Trong Chương 1, Tác giả đã hệ thống hóa các nghiên cứu đã thực hiện về các Mô hình CLKT, NLCT phổ biến, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của DNKT Việt Nam. Qua tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố tác động đến CLKT cho thấy hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc tìm ra một định nghĩa về CLKT. Sự tác động của CLKT đến NLCT của các DNKT cũng đã được thể hiện qua kết quả nghiên cứu của các Tác giả. Qua việc hệ thống các nghiên cứu trước đã thực hiện trong chương này, Tác giả xác định khe hổng trong nghiên cứu là sự thiếu vắng các nghiên cứu khám phá và đo lường nhân tố tác động đến CLKT, NLCT trong điều kiện các DNKT Việt Nam. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Do đó, cần thiết thực hiện nghiên cứu kết hợp khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến CLKT của các DNKT Việt Nam theo định hướng tăng cường NLCT trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, nhằm trả lời các câu hỏi mang tính cấp thiết được đặt ra hiện nay. Các kết quả đạt được của Chương 1 sẽ làm tiền đề cho các bước nghiên cứu tiếp theo của Luận án. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLKT CỦA DNKT VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG NLCT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chương này trình bày một số vấn đề chung về kiểm toán, CLKT, NLCT và một số quy định của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) về CLKT như: Chuẩn mực quốc tế về Kiểm soát chất lượng (ISQC1), Khuôn mẫu của Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (IAASB) về CLKT. Tiếp đến, sẽ giới thiệu các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT như: Lý thuyết Ủy nhiệm, Lý thuyết Cung cầu, Lý thuyết cạnh tranh và các lý thuyết làm cơ sở giải thích về tác động của CLKT đến NLCT của doanh nghiệp như: Lý thuyết cạnh tranh, Lý thuyết cạnh tranh đón đầu tương lai; Lý thuyết cạnh tranh dựa trên nguồn lực doanh nghiệp; Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực doanh nghiệp, để đưa ra khái niệm CLKT, NLCT và xác định mô hình được dùng trong nghiên cứu. 2.1. Một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến CLKT 2.1.1. Một số vấn đề chung về kiểm toán và CLKT  Định nghĩa về kiểm toán  Đặc điểm của kiểm toán  Chất lượng và đặc điểm của chất lượng  Chất lượng kiểm toán Theo DeAngelo (1981), CLKT là sự đánh giá của thị trường về khả năng một KTV phát hiện sai sót trọng yếu và báo cáo sai sót trọng yếu. Theo Titman & Trueman (1986), Beatty (1989), Davidson & Neu (1993), CLKT là tính chính xác của thông tin được cung cấp bởi các KTV. Trong khi đó, Theo Dopuch & Simunic (1982), Simunic & Stein (1987), CLKT là mức độ đảm bảo xác suất mà BCTC đã được kiểm toán không còn chứa đựng thiếu sót hoặc sai sót trọng yếu. Theo Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán quốc tế: CLKT là một vấn đề phức tạp. Đến nay, không có một định nghĩa nào hoặc phân tích nào được công nhận một cách phổ biến. Thuật ngữ CLKT bao gồm các yếu tố chính để tạo ra một môi trường nhằm tối đa hóa khả năng để việc kiểm toán có chất lượng được thực hiện dựa trên cơ sở phù hợp (IAASB, 2011). Theo Defond & Zhang (2014), do CLKT là một khái niệm đa chiều, CLKT cần được quan sát dưới nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như cần có sự kết hợp các phương pháp, tiêu chí đo lường khác nhau để có thể đo lường được mức độ của CLKT. Trên cơ sở các định nghĩa CLKT từ các nghiên cứu trước, kết hợp với đặc điểm kinh tế và yêu cầu quản lý đối với CLKT của các DNKT Việt Nam, theo Tác giả, CLKT của DNKT Việt Nam là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai sót, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.  Chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng (ISQC1)  Khuôn khổ IAASB về CLKT 2.1.2. Cơ sở lý thuyết các nhân tố tác động đến CLKT 2.1.2.1. Lý thuyết Ủy nhiệm và các nhân tố tác động đến CLKT Theo Healy & Palepu (2001), kiểm toán là yếu tố thiết yếu trong việc giám sát các mối quan hệ ủy nhiệm và công bố thông tin phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin và xung đột lợi ích giữa Người chủ và Người Đại diện. Xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba, yêu cầu về CLKT theo đó cũng sẽ cao hơn, yêu cầu này là định hướng quan trọng cho nhu cầu của khách hàng về CLKT qua việc lựa chọn các DNKT quy mô lớn có uy tín, KTV có năng lực, kinh nghiệm và chuyên ngành cao. Trong việc đáp ứng nhu cầu này, giá phí kiểm toán còn có tác động đến việc lựa chọn KTV có đủ năng lực và trình độ, công việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để có thể phát hiện BCTC có sai sót trọng yếu, đặc biệt còn ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV trong việc báo sáo sai sót (Wooten, 2003). Các nhận định trên cho thấy Lý thuyết Ủy nhiệm bên cạnh việc giải thích về nhu cầu kiểm toán, còn làm cơ sở cho việc giải thích nhu cầu về CLKT cũng như nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến CLKT. 2.1.2.2. Lý thuyết Cung cầu và các nhân tố tác động đến CLKT Tác động quan hệ cung cầu về CLKT giữa khách hàng và DNKT đã đặt ra một yêu cầu đối với DNKT trong việc nâng cao CLKT nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và khả năng cung cấp của KTV, DNKT. Nhu cầu và khả năng này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố CLKT cả về phía cung (của DNKT và KTV) lẫn phía cầu (khách hàng). 2.1.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT được sử dụng trong Luận án Tác giả chọn Mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT của Tritschler (2013). Mô hình này được phát triển dựa trên Mô hình nghiên cứu của Wooten (2003) giải thích khá đầy đủ và hợp lý nhất về các nhân tố tác động đến CLKT. ++ -++ Nhiệm Nhiệm kỳ kỳ kiểm kiểm toán toán Đào Đào tạo, tạo, giáo giáo dục dục ++ Ngành Ngành kiểm kiểm toán/ toán/ khách khách hàng/kinh hàng/kinh nghiệm nghiệm kiểm kiểm toán toán ++ Các Các dịch dịch vụ vụ phi phi kiểm kiểm toán toán ++ ++ Quy Quy mô mô DNKT DNKT Kiến Kiến thức thức về về kế kế toán toán và và kiểm kiểm toán toán Tính Tính độc độc lập lập ++ ++ Chất Chất lượng lượng kiểm kiểm toán toán ++ ++ Phương Phương pháp pháp luận luận và và công công cụ cụ kiểm kiểm toán toán ++ ++ -- ++ Trách Trách nhiệm nhiệm pháp pháp lý lý ++ ++ Phí Phí kiểm kiểm toán toán ++ Nỗ Nỗ lực lực và và các các nguồn nguồn hỗ hỗ trợ trợ hỗn hỗn hợp hợp ++ ++ Hình 2.2: Mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT Nguồn: Tritschler (2013) -- Việc lựa chọn mô hình Quả cầu các nhân tố tác động đến CLKT xuất phát từ việc Mô hình khái quát được các nhân tố tác động đến CLKT đã được phát hiện từ những nghiên cứu trước, chỉ ra được chiều hướng tác động của các nhân tố đến CLKT của DNKT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát cũng như định hướng cho việc nâng cao CLKT theo chiều hướng tốt. Bên cạnh đó Mô hình còn cho thấy sự tác động giữa các nhân tố, cho thấy được nguồn gốc của sự tác động đến CLKT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá vai trò của từng nhân tố trong hệ thống các nhân tố tác động đến CLKT. 2.2. Một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT 2.2.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh và NLCT  Khái niệm về cạnh tranh  Đặc điểm của cạnh tranh  Năng lực cạnh tranh Theo Henricsson & cộng sự (2004), khái niệm NLCT vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các Nhà hoạch định chính sách, các Nhà kinh tế, các Nhà nghiên cứu ở nhiều nước. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể hiểu NLCT là khả năng duy trì, mở rộng thị phần nhằm đạt lợi nhuận cao của doanh nghiệp. Peters đã định nghĩa NLCT của một doanh nghiệp là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường (Peters, 1995). Theo Sanchez & Heence (1996, 2014), NLCT của doanh nghiệp là khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp. Xuất phát từ các định nghĩa về NLCT của các nghiên cứu trước kết hợp với thực tiễn hoạt động KTĐL tại Việt Nam, theo Tác giả NLCT của các DNKT là khả năng doanh nghiệp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả, nắm bắt và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng với hiệu quả và chất lượng cao. 2.2.2. Cơ sở lý thuyết có liên quan đến các nhân tố tác động đến NLCT và tác động của CLKT đến NLCT của DNKT Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế trên thế giới. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã có từ lâu và lý thuyết về cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các trường phái khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, các lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu bao gồm: Lý thuyết cạnh tranh và Lý thuyết cạnh tranh đón đầu tương lai, Lý thuyết cạnh tranh dựa trên nguồn lực doanh nghiệp (RBV) và Lý thuyết cạnh tranh dựa trên năng lực của doanh nghiệp (CBV). 2.2.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT được sử dụng trong Luận án Tác giả chọn Mô hình APP của Flanagan & cộng sự (2005) làm Mô hình nghiên cứu cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT. Mô hình này được thể hiện qua Hình 2.6: Quá trình cạnh tranh Tài sản cạnh tranh - Chi phí yếu tố - Quản lý chiến lược - Nguồn nhân lực - Kế hoạch - Hạ tầng kỹ thuật Thực hiện cạnh tranh - Năng suất - Nguồn nhân lực - Chất lượng/hiệu quả - Công nghệ - Tác nghiệp - Chi phí - Các điều kiện cầu - Phát triển nguồn nhân lực - Chi tiêu tài chính - Thể chế - Chi tiêu quốc tế Hình 2.6: Các yếu tố chủ yếu của Mô hình APP Nguồn: Flanagan & cộng sự (2005) 2.2.4. Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT Tác giả chọn Mô hình Năng lực động của Teece (2014) làm Mô hình nghiên cứu CLKT và các nhân tố CLKT tác động đến NLCT của Luận án. Xây dựng Năng lực động Mua Thừa hưởng của tổ chức Năng lực Chiến lược chính sách thực hiện Nguồn lực Mua Nguồn lực Xây dựng Hình 2.7: Mô hình Năng lực động Nguồn: Teece (2014) Lợi thế cạnh tranh Kết luận Chương 2 Chương 2 đã trình bày một số vấn đề chung và cơ sở lý thuyết có liên quan đến Kiểm toán, CLKT và NLCT của DNKT: sự cần thiết, khách quan và vai trò của kiểm toán, các khái niệm và đặc điểm cơ bản của kiểm toán, CLKT và NLCT. Trong đó, Tác giả đã tập trung việc phân tích mối liên hệ giữa các Lý thuyết Ủy nhiệm, Lý thuyết cung cầu với nhu cầu về CLKT và các nhân tố tác động đến CLKT, Lý thuyết Cạnh tranh, Lý thuyết Cạnh tranh đón đầu tương lai với NLCT và các nhân tố tác động đến NLCT, Lý thuyết Cạnh tranh dựa trên Nguồn lực doanh nghiệp, Lý thuyết cạnh tranh dựa trên Năng lực doanh nghiệp với sự tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT, làm nền tảng cho việc xác định các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT của DNKT. Bên cạnh việc các nghiên cứu lý thuyết nền tảng, xuất phát từ vai trò của CLKT và NLCT, trong Chương này các Nguyên tắc, Khuôn khổ và Chuẩn mực kiểm toán về CLKT cũng đã được đề cập để làm rõ vai trò và tầm quan trọng của CLKT và NLCT. Từ kết quả phân tích lý thuyết nền tảng kết hợp với những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước ở các mô hình thực nghiệm đã được công bố kết hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu quản lý và đặc điểm của các DNKT Việt Nam, Tác giả đã đưa ra định nghĩa về CLKT và NLCT của các DNKT Việt Nam và mô hình được dùng trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT, NLCT, tác động của CLKT và các nhân tố CLKT đến NLCT của các DNKT Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ở Chương này, là cơ sở để xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu ở Chương 3: “Phương pháp nghiên cứu”. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này mô tả phương pháp nghiên cứu được lựa chọn đã được trình bày trong Phần giới thiệu. Trước hết, Chương này sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu và cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Tiếp đến, trình bày quy trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong bước nghiên cứu định tính và định lượng. Cuối cùng giới thiệu mô hình và phương trình hồi quy tổng quát sẽ được áp dụng trong nghiên cứu. 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là phương pháp hỗn hợp khám phá, việc tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính để khám phá nhân tố về CLKT và NLCT, tiếp theo sẽ là nghiên cứu định lượng để đo lường tác động của các nhân tố CLKT và NLCT. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp hỗn hợp, quy trình nghiên cứu được thực hiện trong Luận án theo các bước sau: Bước 1: Tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến CLKT, NLCT Bước 2: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia Bước 3: Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính Bước 4: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng 3.2. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: - Dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo tổng kết, tạp chí, Luận án, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. - Dữ liệu sơ cấp: từ phân tích, tổng hợp, kết quả thu thập được thông qua việc phỏng vấn sâu với các Chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán thuộc 4 nhóm đối tượng: Cơ quan quản lý Nhà nước, Hội nghề nghiệp, Giám đốc DNKT/KTV và các Nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực kiểm toán.  Quy trình phân tích dữ liệu định tính Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu Ghi chép, phân tích dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn. Bước 2 Đọc lại toàn bộ dữ liệu Quá trình này được lặp lại nhiều lần. Trên cơ sở đó, ghi nhận các ý tưởng hình thành từ nội dung phỏng vấn. Bước 3 Mã hóa dữ liệu Tổ chức tài liệu thành các đoạn theo ý tưởng và gắn vào một khái niệm, thuật ngữ. Sắp xếp các khái niệm, thuật ngữ theo từng chủ đề tương ứng với các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được áp dụng. Các nhân tố này sẽ được mã hóa và bố trí vào các cột tương ứng với mức độ khái quát: yếu tố giải thích cho nhân tố, nhóm nhân tố. Bước 4 Tổng hợp nhân tố Tổng hợp các dữ liệu đã được mã hóa. Bước 5 Kết nối nhân tố Trình bày các ý kiến phỏng vấn đã được chuyển ngữ tương ứng với từng mã hiệu được mã hóa trong bước 3 nhằm kết nối các nhân tố được khám phá để thiết lập mô hình. Bước 6 Phân tích và giải thích ý nghĩa nhân tố trong mô hình So sánh các phát hiện với thông tin từ dữ liệu thu được từ kết quả tổng kết các nghiên cứu trước và kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế. Bước 7 Kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu định tính bằng bảng câu hỏi khảo sát về ý kiến đồng ý về các nhân tố đã phát hiện và đánh giá bằng phương pháp thống kê với số lượng mẫu lớn thuộc nhiều đối tượng trong lĩnh vực KTĐL. Hình 3.2: Quy trình phân tích dữ liệu định tính Nguồn: Phát triển của Tác giả  Phương pháp phân tích dữ liệu định tính Phương pháp phân tích dạng thức được sử dụng để xác định cấp độ của các nhân tố tác động đến CLKT và NLCT. Tùy thuộc vào thông tin của dữ liệu cung cấp và tính chất của các nhân tố, các dữ liệu sẽ được sắp xếp để rút trích, phân loại và mã hóa theo từng cấp độ: Nhóm nhân tố (cấp độ 1), Nhân tố (cấp độ 2), Yếu tố cấu thành nhân tố (cấp độ 3). Trong đó, mỗi cấp độ đã được mã hóa sẽ được chi tiết theo từng cấp độ thấp hơn. 3.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu định lượng: những dữ liệu thu được trực tiếp, qua thư hoặc email từ các bảng khảo sát đã được làm sạch. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng: Bước 1: Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát Bước 2: Chọn mẫu khảo sát và xác định cách thức mẫu khảo sát Bước 3: Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời Bước 4: Xử lý dữ liệu thô Bước 5: Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bước 6: Phân tích nhân tố khám phá EFA Bước 7: Đề xuất mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích hồi quy bội Bước 8: Kiểm định mô hình hồi quy (MRA) 3.4. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy tổng quát 3.4.1. Mô hình nghiên cứu  Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT Nhân tố CLKT Nhân tố CLKT Nhân tố CLKT Nhân tố CLKT Nhân tố CLKT Nhân tố CLKT KTV Doanh nghiệp kiểm toán Chất lượng kiểm toán Nhân tố bên ngoài Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLKT của DNKT Việt Nam  Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT Nhân tố NLCT Nhân tố NLCT Nhân tố NLCT Nhân tố NLCT Nhân tố NLCT Nhân tố NLCT KTV Doanh nghiệp kiểm toán Năng lực cạnh tranh Nhân tố bên ngoài Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến NLCT của DNKT Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng