Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại việt na...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại việt nam

.PDF
219
10
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------- LÊ HOÀNG ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------- LÊ HOÀNG ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG 2. PGS.TS. LÊ HOÀNG NGA HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Hoàng Anh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.......................................... 27 1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể và tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể .......................................................................................................................... 27 1.1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể .............................................................. 27 1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức........................................... 28 1.1.3. Tiếp cận tín dụng .......................................................................................... 32 1.2. Tác động của tiếp cận tín dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể ................ 35 1.2.1. Các tác động tích cực .................................................................................... 35 1.2.2. Các tác động tiêu cực .................................................................................... 37 1.3. Lý thuyết nền tảng và mô hình dự kiến .......................................................... 40 1.3.1. Các lý thuyết nền tảng .................................................................................. 40 1.3.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................... 44 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 46 2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 46 2.1.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 46 2.1.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 47 2.1.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 51 2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 55 2.2.1. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức ........................................................... 55 2.2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức ..................................................... 64 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 74 3.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng của hộ kinh doanh cá thể ......................................................................................... 74 3.1.1. Tình hình hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam............................................... 74 3.1.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam ........................... 76 3.2. Khái quát về mẫu nghiên cứu .......................................................................... 77 iii 3.2.1. Thông tin về nhân khẩu học.......................................................................... 77 3.2.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát ................................................................................................................... 80 3.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam ....................................................................................... 83 3.3.1. Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức .............................................. 83 3.3.2. Đối với mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức ........................................ 91 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................ 100 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 100 4.1.1. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức .............. 100 4.1.2. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức ........ 105 4.2. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 108 4.2.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật .............. 108 4.2.2. Khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng .................................................. 116 4.2.3. Khuyến nghị đối với hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ................................ 125 4.2.4. Khuyến nghị đối với chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương 127 4.2.5. Khuyến nghị đối với các cơ quan an ninh, truyền thông và tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ ........................................................................................... 130 4.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 131 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 134 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 135 PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 148 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 ADB Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á 2 ADBI Asian Development Bank Institute - Viện ngân hàng phát triển châu Á 3 ATM Automated Teller Machine - Máy giao dịch ngân hàng tự động 5 CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định 6 CFI Comparative Fix Index - Chỉ số thích hợp so sánh 7 CMIN Chi bình phương - tiêu chuẩn để phân tích CFA 8 CP Chính phủ 10 EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá 13 GS Giáo sư 14 KMO Kaiser - Meyer - Olkin - Hệ số thể hiện mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát 15 OECD 16 PGS Phó giáo sư 17 RMSEA Root Mean Square Error of Approximation - Chỉ số RMSEA 18 SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính 19 TCTD Tổ chức tín dụng 20 TDCT Tín dụng chính thức 21 THCS Trung học cơ sở 22 THPT Trung học phổ thông 23 ThS Thạc sĩ 24 TLA Truth in Lending Act - Đạo luật Trung thực trong cho vay 25 TLI Tucker - Lewis Index - Chỉ số Tucker - Lewis phân tích CFA 26 TPB Theory of Planned Behavior - Mô hình lý thuyết hành vi dự định Organization for Economic Cooperatin and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế v STT Ký hiệu Ý nghĩa 27 TRA Theory of Reasoned Action - Mô hình lý thuyết hành động hợp lý 28 TS Tiến sĩ 29 UBGSTC Ủy ban Giám sát Tài chính 30 UBND Ủy ban nhân dân 31 WB World Bank - Ngân hàng Thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thang đo tài sản đảm bảo ............................................................................ 56 Bảng 2.2. Thang đo thu nhập ........................................................................................57 Bảng 2.3. Thang đo kinh nghiệm của chủ hộ ...............................................................58 Bảng 2.4. Thang đo khoảng cách .................................................................................59 Bảng 2.5. Thang đo lãi suất vay vốn ............................................................................60 Bảng 2.6. Thang đo sự phức tạp trong thủ tục vay vốn ................................................61 Bảng 2.7. Thang đo kinh nghiệm của ngân hàng thương mại ......................................61 Bảng 2.8. Thang đo dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................62 Bảng 2.9. Thang đo khả năng tiếp cận tín dụng NHTM của hộ gia đình .....................63 Bảng 2.10: Tổng hợp chiều tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể ................................................................................63 Bảng 2.11. Thang đo hiệu quả kỳ vọng ........................................................................64 Bảng 2.12. Thang đo nỗ lực kỳ vọng ...........................................................................66 Bảng 2.13. Thang đo ảnh hưởng xã hội .......................................................................67 Bảng 2.14. Thang đo điều kiện thuận lợi .....................................................................69 Bảng 2.15. Thang đo hiểu biết tài chính .......................................................................70 Bảng 2.16. Thang đo sự tiện lợi ...................................................................................71 Bảng 2.17. Thang đo tính bảo mật ...............................................................................72 Bảng 2.18. Thang đo ý định sử dụng tín dụng phi chính thức .....................................73 Bảng 3.1. Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam phân theo vùng ....................................74 Bảng 3.2. Kết quả nhân khẩu học từ mẫu nghiên cứu ..................................................78 Bảng 3.3. Kết quả học vấn và tiếp cận nguồn thông tin của hộ ...................................79 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát các hộ tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức .....81 Bảng 3.5. Thời gian vay vốn bình quân của các hộ .....................................................81 Bảng 3.6. Số vốn bình quân một lần của các hộ ..........................................................82 Bảng 3.7: Kiểm định KMO và Bartlett ........................................................................85 Bảng 3.8: Phân tích EFA của biến Khả năng tiếp cận tín dụng ...................................86 Bảng 3.9. KMO và kiểm định Bartlett .........................................................................91 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả phân tích CFA lần 1 ......................................................92 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả phân tích CFA lần 2 ......................................................93 vii Bảng 3.12. Kiểm định sự tươmg quan của các biến trong mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức ..................................................................................................................... 94 Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình cấu trúc ý định sử dụng ......96 tín dụng phi chính thức .................................................................................................96 Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap với N=400 ........................... 96 Bảng 3.15. Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình lý thuyết ..............................97 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định lần 1 về sự tác động của biến điều tiết ........................97 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định lần 2 về sự tác động của biến điều tiết ........................98 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đối với thu nhập hộ kinh doanh .................36 Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA ...................................................40 Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB ................................................42 Hình 1.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM ...........................................................43 Hình 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) ....................... 44 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 47 Hình 2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức ...........................................................50 Hình 2.3: Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức ....................................................51 Hình 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................. 88 Hình 3.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM ....................................................90 Hình 3.3. Kết quả SEM của tiếp cận tín dụng phi chính thức ...................................... 95 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Các hộ kinh doanh cá thể trên thế giới là một phần tất yếu của nền kinh tế quốc dân. Hộ kinh doanh cá thể có thể huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của các sản phẩm tài chính và thị trường vốn của mỗi quốc gia. Do đó, hộ kinh doanh cá thể có thể mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận tín dụng từ: (1) nguồn phi chính thức như vay người thân, bạn bè; (2) nguồn chính thức như vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD), (Ledgerwood và cộng sự, 2013b). Chính sự khác biệt hóa trong các sản phẩm tài chính của TCTD thể hiện chiến lược, đặc trưng của từng vùng miền để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng. Trong điều kiện hiện nay, tiếp cận tín dụng chính thức và vai trò của các tổ chức tín dụng chính thức đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời vốn cho các hộ gia đình để bổ sung vốn kinh doanh, đảm bảo quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh và dịch vụ được phát triển liên tục, bền vững. Các quy trình cho vay cũng như các sản phẩm tín dụng đặc biệt phù hợp với các hộ kinh doanh bởi tính chất ưu đãi của nhà nước đối với nhóm đối tượng này. Ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế tại các nước, các TCTD không chỉ là các kênh huy động vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn có chức năng giảm thiểu các rủi ro tài chính thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, trường phái kinh tế mới (lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh), Romer (1990), Mankiw và cộng sự (1992), nhấn mạnh rằng một khu vực tài chính vững mạnh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển thông qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và hộ kinh tế gia đình. Tín dụng phi chính thức hay “tín dụng ngầm”, được hiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài sự quản lý của các cơ quan quản lý về tài chính tiền tệ, gồm cho vay của các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, hoặc cho vay của gia đình, bạn bè, người thân. Trong đó, tín dụng đen, tức tín dụng của người cho vay tư nhân với lãi suất “cắt cổ”, luôn gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho người vay do cách thức tính lãi dễ khiến người vay rơi vào tình trạng khánh kiệt, không trả được nợ, cách hành xử “giang hồ” khi đòi nợ của những kẻ cho vay (Nugent, 1941a, Kelso, 1941b, Shergold, 1978, Carr và Kolluri, 2001b). Nghiên cứu Claessens (2006) chỉ ra rằng các cá nhân và hộ gia đình không sử dụng các dịch vụ tài chính của các TCTD chính thức là do các rào càn truy cập tài chính rất cao, họ không có hồ sơ tín dụng, dịch vụ tài chính kém, chi phí phải trả là lớn hay thậm chí là sự phân biệt đối xử... Bên cạnh đó, khách hàng không sử 2 dụng dịch vụ tài chính cũng là do thu nhập đầu vào của họ là thấp, không cần thiết tiết kiệm, thông tin và tài liệu hạn chế. Hơn thế nữa, nhiều hộ gia đình không tin tưởng vào những tổ chức tin dụng do độ an toàn còn thấp, độ phủ sóng chưa rộng rãi (Beck và cộng sự, 2007). Chính vì vậy, việc tiếp cận tín dụng chính thức ngày càng gặp nhiều khó khăn, các hộ gia đình thường tìm kiếm đến các khoản tài chính không chính thức không yêu cầu tài sản thế chấp (Beck và cộng sự, 2006a). Khác với quan điểm về hộ kinh doanh trên thế giới, hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam được hiểu là một cá nhân hay một nhóm người đăng ký kinh doanh một lĩnh vực cụ thể với quy mô nhỏ lẻ, quy trình đăng ký đơn giản và chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh xác định. Do đó, hoạt động kinh doanh của hộ gia đình có thể có nhiều lợi thế từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế theo hình thức thuế khoán - kê khai và nộp thuế một lần hằng năm, không ghi sổ kế toán… Những điều kiện đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam (Trần Thọ Đạt, 2018). Theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2018, cả nước có gần 5 triệu hộ sản xuất kinh doanh, gấp 10 lần số doanh nghiệp đang hoạt động, quy mô lao động đạt gần 10 triệu người. Nếu như kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào tổng sản phẩm quốc nội, thì kinh tế ngoài Nhà nước góp tới 48,3%; (kinh tế tập thể 5%, kinh tế tư nhân 10,9%, kinh tế cá thể 32,3%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 19,5% (Tổng cục thống kê, 2019). Như vậy, trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP (xấp xỉ 33%). Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đã mang lại tác động lớn đến nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương cũng như trên cả nước. Bên cạnh đó, Hoàng Trần Hậu (2018) đã nhận định rằng việc phát triển hộ kinh doanh cá thể, đã giúp cho khoảng 10 triệu lao động Việt Nam có việc làm thường xuyên trong thời gian qua, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách, góp phần phát triển bền vững trong quá trình xây dựng khu vực nông thôn mới trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ kinh doanh cá thể vẫn còn nhiều hạn chế do không đáp ứng đủ tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh chưa hiệu quả, khả năng tiếp cận công nghệ còn chậm… (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Trong số các hộ kinh doanh, thì chỉ có khoảng 47,22% số hộ được vay vốn với lãi suất phù hợp (khoảng 8 - 14%/năm) - nhưng vẫn được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với lãi suất mà các doanh nghiệp vay vốn, dù cùng ngành (Bùi Kiên Trung và cộng sự, 2019). Tổng nguồn vốn của hệ thống các TCTD Việt Nam dành cho hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm có 10,8% tổng dư nợ, trong số đó rất nhiều các hộ kinh doanh buộc phải chuyển sang vay theo hình thức cá nhân vay (World Bank, 2018). Các hoạt động khác 3 như bảo lãnh vay vốn, cho thuê tài chính hay sử dụng các dịch vụ tín dụng khác còn thấp hơn nhiều. Điều đó thấy rằng, việc tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh cá thể đang có vấn đề. Thêm vào đó, trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chủ thể vay vốn, thông tư 39/2016/TT-NHNN nêu rõ: “Chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”. Như vậy, tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... sẽ không được phép vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Dù vậy, thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định cá nhân được vay vốn cho nhu cầu sử dụng vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân do chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân. Từ những thay đổi, bất cập trong quy trình vay vốn khiến cho nhiều hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn tự có, tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức với lãi suất cao, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách tăng tiếp cận tín dụng chính thức cho các hộ gia đình nói riêng, các thành phần khác trong nền kinh tế nói chung thông qua hàng loạt văn bản pháp lý khác nhau như: Thành lập riêng Ngân hàng Chính sách xã hội với hơn 20 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) trong đó khuyến khích các định chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp này, Nghị định về tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, các quyết định về nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế…. (Chính phủ, 2016, Chính phủ, 2019c, Chính phủ, 2019d). Thậm chí, một quy định riêng về hình thức tổ chức họ, hụi, biêu, phường cũng đã được ban hành nhằm hạn chế sự biến tướng của hình thức này sang “tín dụng đen” (Chính phủ, 2019a). Tuy vậy, tình trạng tín dụng phi chính thức - đặc biệt là tín dụng đen vẫn hoành hành tại Việt Nam trong suốt thời gian dài, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - nhất là vấn đề áp dụng cho các hộ gia đình vay vốn. Thực tế cho thấy, “tín dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật. (Chính phủ, 2019a). Để có thể đảm bảo được các định hướng mà chính phủ đặt ra, thì việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức trong bối cảnh mới đóng vai trò quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu. 4 2.Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu chung về các mô hình “Ý định sử dụng” Trên thế giới, hướng nghiên cứu về “Ý định sử dụng” rất phổ biến và thường được giải thích bằng việc áp dụng: Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA), Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)… Mô hình hành động hợp lý TRA được xây dựng và phát triển bởi Ajzen và Fishbein. Theo lý thuyết này, hành vi con người được quyết định bởi yếu tố quan trọng nhất chính là “Ý định hành vi” (Behavior intention) (Ajzen và Fishbein, 1980). Bên cạnh đó, “Ý định hành vi” lại được giải thích bằng “Thái độ” (Attitude) đối với hành vi và “Mức quy chuẩn chủ quan” (Subjective Norm) đối với hành vi đó. Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), nhân tố hành vi “Kiểm soát cảm nhận” (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không (Ajzen, 1991a). Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) được xây dựng và phát triển bởi Davis vào năm 1989. Mô hình này đã nêu ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: sự “Cảm nhận dễ sử dụng” (Perceived Ease of Use) và sự “Cảm nhận hữu dụng” (Perceived Usefulness) lên “Thái độ” dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ (Davis và cộng sự, 1989a). Ngoài ra còn có các mô hình như lý thuyết về sự đổi mới (IDT), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT) (nội dung cụ thể của các mô hình phục vụ cho nghiên cứu này sẽ được tác giả nêu cụ thể ở phần cơ sở lý thuyết). Tuy nhiên, xét trong phạm vi ngành ngân hàng tài chính, các nghiên cứu về ý định hành vi sử dụng áp dụng các mô hình này hiện nay mới chỉ tập trung các lĩnh vực như dịch vụ ngân hàng, viễn thông hoặc ý định vay tiêu dùng nói chung… chưa có nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, liên quan đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức. Rất nhiều nghiên cứu về “Ý định sử dụng” hành vi được thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ Internet Banking như Shergill và Li (2005), Giovanis và cộng sự (2012), Yiu và cộng sự (2007), Malhotra và Singh (2009), Saibaba và Murthy (2013)... Nhìn chung các nghiên cứu này đã thiết lập được các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” Internet Banking của khách hàng gồm giới tính, thu nhập, giáo dục, tuổi, hiểu biết về Internet, ngoài ra các nghiên cứu này còn phân tích các thuộc tính của sự đổi mới như hữu ích, bảo mật, an ninh, tin cậy, rủi ro. 5 Nghiên cứu của Abadi và cộng sự (2012) sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận rủi ro để thiết lập các yếu tố cản trở hoặc thúc đẩy sự chấp nhận sử dụng Mobile Banking. Các kết luận của tác giả là nhận thức rủi ro có tác động ngược chiều đến “Ý định sử dụng” dịch vụ Mobile Banking và là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhất. “Nhận thức hữu ích”, “Nhận thức kiểm soát” hành vi và “Nhận thức chủ quan” có mối quan hệ thuận chiều đến “Ý định sử dụng” Mobile Banking. Trong đó “Nhận thức hữu ích” có tác động gián tiếp và mạnh nhất đến “Ý định sử dụng” dịch vụ. Cũng nghiên cứu về “Ý định sử dụng” Mobile Banking, nghiên cứu của Lee và cộng sự (2012) sử dụng mô hình TAM, TRA và kết hợp các nhân tố “Phù hợp nhiệm vụ”, “Giá trị tiền tệ”, “Kết nối”, “Sáng tạo cá nhân”, “Khả năng tiếp nhận” để giải thích “Ý định sử dụng” của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Nguyễn Mai Phương và cộng sự (2019) mang tính khám phá các yếu tố ảnh hưởng và bước đầu có những đánh giá mức độ tác động của những yếu tố này đến “Ý định vay tiêu dùng” của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng kết hợp TAM, TPB để xây dựng mô hình. Trong đó, một vài kết luận được đưa ra là (1) sinh viên nhận thức sự hữu ích và sự tiện dụng của việc vay tiêu dùng tăng thì họ sẽ có thái độ tích cực hơn về vay tiêu dùng; (2) “Thái độ” là yếu tố quyết định có tính chủ chốt đến “Ý định vay tiêu dùng” của sinh viên; (3) sinh viên sẽ sẵn sàng đi vay nếu thấy cần thiết hơn so với đi vay để mua được thứ mình thích; (4) bạn bè có mức độ ủng hộ “Ý định vay tiêu dùng” của sinh viên lớn hơn gia đình mà những người khác mà sinh viên tin tưởng; (5) sinh viên có xu hướng quan tâm đến các yếu tố trực tiếp thể hiện đặc tính sản phẩm vay tiêu dùng khi nhận biết về sự hữu ích và sự tiện dụng của sản phẩm; (6) chưa có đủ bằng chứng để khẳng định mối liên hệ giữa “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Ý định vay tiêu dùng”. Tuy nhiên nghiên cứu này có phạm vi hẹp và mới chỉ tìm hiểu về ý định vay tiêu dùng nói chung, không thể sử dụng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi sử dụng tín dụng đen. 1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng quyết định tiếp cận tín dụng Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của người đi vay Okurut (2006) đánh giá tác động của việc tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh cá thể ở Nam Phi bằng phương pháp kết nối điểm xu hướng với ba mô hình khác nhau cho ba phạm vi nghiên cứu khác nhau. Ở cấp độ tổng thể, tác giả chỉ ra rằng độ tuổi, giới tính, quy mô hộ gia đình, trình độ giáo dục, tiêu dùng bình quân của chủ hộ kinh doanh 6 cá thể tác động tích cực và đáng kể tới khả năng tiếp cận tín dụng. Đồng thời, khi nghiên cứu nhóm đối tượng là người nghèo, tác giả đưa ra kết luận nam giới, người da màu và dân cư ba tỉnh Western Cape, Gauteng và Mpumalanga dễ dàng tiếp cận TDCT hơn những nhóm đối tượng khác. Cụ thể, trong dân số da đen, tiếp cận TDCT chịu ảnh hưởng tích cực và đáng kể bởi tuổi tác, giới tính, chi tiêu bình quân đầu người và trình độ học vấn. Akram và Hussain (2008) cho rằng các hộ kinh doanh cá thể đã phải đối mặt với nhiều hạn chế để tiếp cận tín dụng nông nghiệp một cách kịp thời. Vấn đề về tài sản thế chấp được đánh giá là một trong những hạn chế lớn bởi phần lớn hộ đều cho rằng họ không thể tiếp cận TDCT vì cần có tài sản thế chấp. Kết quả cũng cho thấy thu nhập, trình độ học vấn và lãi suất dự đoán có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi vay vốn. Chisasa (2019) cũng chỉ ra rằng thu nhập có tác động đáng kể tới việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho thấy tài sản thế chấp có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội có được sự chấp thuận tín dụng từ phía người cho vay. Điều này làm gia tăng khả năng bị hạn chế TDCT của các nông hộ. Trần và Huỳnh (2013) cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư của hộ có tác động ngược chiều tới khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ. Đồng thời, nghề nghiệp của chủ hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng hạn chế tín dụng của hộ. Cụ thể, chủ hộ có nghề nghiệp với thu nhập ổn định có khả năng bị giới hạn tín dụng thấp hơn hộ thuần túy sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, sử dụng tín dụng không chính thức là yếu tố làm gia tăng rào cản tiếp cận TDCT của các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trước đó được thực hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long của Phan (2013), tác giả lại chỉ ra rằng số tiền vay tín dụng phi chính thức làm tăng khả năng tiếp cận TDCT. Trịnh (2015) có chỉ ra một số nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình. Cụ thể, chủ hộ trên 50 tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Nếu chủ hộ có trình độ đại học trở lên có thể dễ dàng nhận được một khoản vay từ các ngân hàng bởi vì họ có thể tìm việc với mức lương cao hơn. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có sử dụng vốn vay trong cả Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng đều cao hơn so với các vùng khác. Các hộ gia đình có nhiều hơn bốn thành viên có xác suất khá cao trong việc tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, các hộ nông dân có thu nhập cao dễ tiếp cận nguồn vốn hơn. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ người Kinh vay vốn cao hơn so với các nhóm dân tộc khác (ví dụ như người Khmer) do dễ tiếp cận nguồn vốn vay hơn và có khả năng trả nợ lớn hơn. Nguyên nhân được đưa ra là do địa bàn triển khai nghiên cứu phần lớn là người Khmer, những hộ này thường nằm trong diện những hộ nghèo hoặc cận nghèo có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận được với những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số 7 của Nhà nước. Mặt khác, địa bàn nghiên cứu tập trung phần lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống nên xác suất tiếp cận TDCT của hộ cũng cao hơn so với những hộ là người Kinh. Do đặc điểm dân cư được khảo sát không mang tính đại diện cao nên kết quả thu được khó có thể suy rộng, từ đó khiến cho nghiên cứu ít có ý nghĩa thực tiễn. Nguyen (2007) cho rằng hoạt động tài chính của hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi quy mô hộ gia đình và nghề nông. Ở cấp độ xã, khoảng cách đến các TCTD không ảnh hưởng đến việc tiếp cận TDCT. Khi nghiên cứu tác động của trình độ học vấn đến quyết định vay, tác giả nhận thấy chúng có mối tương quan dạng chữ U ngược, hay nói cách khác là những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp nhất hay cao nhất đều vay ít nhất. Nghiên cứu của Nguyễn và Phạm (2015) cũng chỉ ra nhân tố khoảng cách đến các TCTD không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn TDCT của nông hộ. Tuy nhiên, khác với nghiên cứu của Nguyen (2007), nghiên cứu này kết luận trình độ học vấn không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDCT. Ngoài ra, nhu cầu vay là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng tiếp cận TDCT của các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của cả khách hàng và tổ chức tín dụng Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay từ nguồn TDCT, một số tác giả đưa đồng thời cả nhóm đặc điểm của người đi vay và nhóm đặc điểm của TCTD vào trong mô hình nghiên cứu của mình. Yehuala (2008) đã xác định các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở Ethiopia bao gồm các yếu tố về nhân khẩu học, đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm giao tiếp xã hội của hộ gia đình và đặc điểm của các TCTD. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc không thể tiếp cận TDCT là nhân tố cản trở sản xuất, năng suất và thu nhập của các hộ gia đình. Đồng thời, do việc tiếp cận TDCT còn nhiều hạn chế nên phần lớn người nghèo buộc phải tìm kiếm dịch vụ tín dụng thông qua các kênh không chính thức. Kết luận này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của (Hananu và cộng sự, 2015). Đồng thời, những phát hiện trong nghiên cứu của Saqib và cộng sự (2018) cũng cho thấy các yếu tố kinh tế xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng nông nghiệp của nông dân. Kết luận từ nghiên cứu của Nguyễn và Phạm (2010) cho thấy địa vị xã hội, trình độ học vấn, tài sản thế chấp và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như thu nhập bình quân ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận TDCT của hộ nông dân. Về mục đích, vay vốn cho sản xuất bao giờ cũng vay được nhiều hơn. Trong nhóm các nhân tố liên quan đến đặc điểm của TCTD, thủ tục vay vốn được coi là nhân tố quyết định đến khả năng vay vốn. Đồng thời, qua nghiên cứu, tác giả cho rằng lãi suất tiền vay có ảnh 8 hưởng không rõ ràng đến lượng vốn vay được từ khu vực chính thống. Điều này có thể là do lãi suất tiền vay của các TCTD chính thức thường thấp hơn so với lãi suất của các TCTD không chính thức. Hơn nữa, nhu cầu vay vốn tín dụng của các hộ nông dân thường không được đáp ứng đầy đủ bởi các TCTD chính thức nên vì thế mà ảnh hưởng của lãi suất đến lượng vốn cần vay không rõ ràng. Điều này phù hợp với kết luận rút ra từ nghiên cứu trước đây của Diagne (1999). Đào (2019) lại kết luận mức độ tiếp cận của các tổ chức TCVM ngày càng được cải thiện. Khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng từ các tổ chức TCVM được nhìn nhận từ hai phía là người đi vay vốn và TCTD với 12 nhân tố độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng với tổ chức TCVM tại Việt Nam được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần lần lượt là: điều kiện vay, mục đích vay, trình độ học vấn của người vay, điều kiện kinh tế của khách hàng vay, số lượng lao động trong gia đình người vay, giá trị khoản vay. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lãi suất không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay. Kết quả này mâu thuẫn với nghiên cứu của Michael và cộng sự (2018) khi cho rằng lãi suất cao là nhân tố chính giới hạn khả năng tiếp cận TDCT. Có thể thấy, khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, có rất nhiều nghiên cứu chỉ nhìn nhận đặc điểm của khách hàng vay vốn. Trong khi đó, rất ít nghiên cứu dựa trên cả đặc điểm của người đi vay và người cung cấp tín dụng. Tác giả nhận thấy việc đánh giá đồng thời các đặc điểm thuộc về người đi vay và TCTD là cần thiết để xem xét đầy đủ các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận kênh TDCT cũng như giúp đưa ra các giải pháp triệt để và toàn diện hơn. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất thêm một số nhân tố mới được cho là có tác động đến việc tiếp cận TDCT, sẽ được đề cập trong phần sau của bài nghiên cứu. Mặt khác, do đặc điểm về kinh tế xã hội, thời gian và phạm vi nghiên cứu của các đề tài khác nhau dẫn đến kết quả nghiên cứu có sự khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn, địa phương được nghiên cứu. 1.1.3. Nghiên cứu về rào cản tiếp cận tín dụng Dựa trên nghiên cứu về tiếp cận tín dụng, thì nhóm nghiên cứu về rào cản tiếp cận tín dụng ra đời, và cũng vì thế, nó được làm nền tảng để nhóm nghiên cứu về tiếp cận dịch vụ tín dụng phi chính thức phát triển. Theo Beck và cộng sự (2006b) thì tiếp cận tín dụng được chia thành: (1) Khía cạnh đầu tiên là sự sẵn có (số lượng các dịch vụ tài chính sẵn có); (2) Khía cạnh thứ hai là về tổng giá trị của những dịch vụ tài chính sẵn có hay sự thuận tiện sẵn có bao gồm những chi phí cơ hội của việc phải chờ giao dịch viên, phải đi quãng đường dài đến chi 9 nhánh TCTD; (3) Khía cạnh thứ ba là về phạm vi, loại hình, chất lượng của dịch vụ tín dụng được cung cấp, các yếu tố này có thể được xác định là độ tin cậy của nhà cung cấp tài chính, dịch vụ tài chính có sẵn khi cần thiết, sự thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các loại hình dịch vụ này. Các dịch vụ tài chính có thể được tiếp cận nhiều lần và linh hoạt phù hợp với nhu cầu cá nhân của khách hàng. Nghiên cứu về tiếp cận tín dụng sẽ đánh giá được khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân và đưa ra lý do dẫn đến sự phát triển của tín dụng đen. Nghiên cứu về tiếp cận tín dụng được chia thành 3 nhóm nghiên cứu như sau: Nhóm nghiên cứu về rào cản tiếp cận tín dụng từ phía cầu Claessens (2006) chỉ ra rằng các hộ kinh doanh cá thể không sử dụng các dịch vụ tài chính là do các rào cản tiếp cận tín dụng rất cao, điển hình là việc hồ sơ tín dụng không đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức tín dụng, dịch vụ tài chính được cung cấp kém không thỏa mãn họ, chi phí phải trả cho các khoản vay lớn, sự phân biệt đối xử của bên cung cấp các khoản vay... Bên cạnh đó, khách hàng không sử dụng dịch vụ tài chính cũng là do thu nhập đầu vào của họ thấp, không thể tiết kiệm, thông tin và tài liệu về các dịch vụ tài chính còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình không tin tưởng vào những tổ chức tín dụng do độ an toàn còn thấp, độ phủ sóng chưa rộng rãi, hoăc các tổ chức tài chính không có chi nhánh phân phối trong khu vực sinh sống của họ. Ngoài ra, các khách hàng có ít lịch sử tín dụng thường bị các TCTD áp dụng chi phí tín dụng cao, thậm chí bị ngăn cản tiếp cận tín dụng vì sợ rủi ro mà người vay có thể đem lại. Lịch sử dụng kém xuất phát từ chính rào cản môi trường thể chế yếu kém (bao gồm hệ thống pháp lý, cơ sở hạ tầng thông tin yếu và thiếu khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng…). Đặc biệt, các cá nhân thường đề cập đến tiền gửi tối thiểu cao, những khoản vay nhỏ thường có chi phí cố định lớn khi đăng kí vay, tỷ lệ từ chối cho vay cao và yêu cầu về tài sản thế chấp lớn. Chính vì vậy, việc tiếp cận tín dụng chính thức ngày càng gặp nhiều khó khăn khiến các hộ gia đình thường tìm kiếm đến các dịch vụ tín dụng không chính thức không yêu cầu tài sản thế chấp. Đây chính là một điều kiện để tín dụng phi chính thức có thể phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những hộ gia đình ở những nước phát triển thường sử dụng tín dụng chính thức nhiều hơn hẳn so với những hộ gia đình ở những nước đang phát triển. Beck và cộng sự (2009) ủng hộ nghiên cứu này khi cho rằng vấn đề về địa lý, tiếp cận vật lý là một trong những yếu tố điển hình trong việc ngăn cản người tiêu dùng tiếp cận vào các dịch vụ tài chính. Mặc dù có nhiều dịch vụ có thể sử dụng thông qua mạng Internet nhưng vẫn có nhiều dịch vụ yêu cầu khách hàng đến tận chi nhánh ngân hàng hoặc sử dụng ATM. Nghiên cứu chỉ ra ở những nước có mật độ chi nhánh và ATM 10 dày hơn thì số lượng hộ gia đình có tài khoản ngân hàng cũng nhiều hơn hẳn. Chính vì vậy, nước phát triển thường có lượng tiếp cận dịch vụ tài chính nhiều hơn so với các nước đang phát triển. Một rào cản khác xuất phát từ các tài liệu cần thiết để tạo tài khoản ngân hàng. Các tổ chức tài chính cần một hay nhiều tài liệu để nhận diện đặc điểm của khách hàng như hộ chiếu, bằng lái xe, chứng minh thư, giấy tờ cư trú, hóa đơn điện nước… Đối với các nước phát triển thì các thông tin này thường rất dễ tiếp cận nhưng đối với người dân thu nhập thuộc các nước đang phát triển thì phần lớn họ thiếu các giấy tờ cần thiết mà các tổ chức này yêu cầu đặc biệt là khi họ không được tuyển vào các khu vực chính thức (những khu vực yêu cầu hồ sơ lý lịch). Thậm chí tại một số nước đang phát triển ở khu vực châu Phi thì để mở tài khoản cần số tiền tương đương với 50% GDP bình quân đầu người nhằm duy trì các chi phí liên quan khi tạo tài khoản. Các loại chi phí này đã loại trừ phần lớn dân số sử dụng dịch vụ tài chính. Các rào cản tiếp cận thường khác nhau giữa các quốc gia do tính chất môi trường, hệ thống tài chính khác nhau. Ở những nước có hệ thống tài chính phát triển nơi sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thúc đẩy sự phát triển với nhiều hình thức mới như sở hữu tư nhân của ngân hàng, tham gia của ngân hàng nước ngoài; cơ sở hạ tầng pháp lý và thông tin đầy đủ hơn; tính tự do minh bạch và tự do truyền thông ngày càng rộng rãi khiến các rào cản nhỏ, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính được giảm thiểu. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nền tài chính còn non trẻ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, thủ tục tài chính còn gặp nhiều vướng mắc thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức còn gặp nhiều khó khăn, cản trở. Đây chính là một trong những yếu tố khiến sự mở rộng và phát triển của tín dụng đen tại Việt Nam ngày càng nhanh chóng, khó thể kiểm soát được. Beck và De La Torre (2006b) cho rằng việc tiếp cận dịch vụ tín dụng bị hạn chế chủ yếu là do chi phí giao dịch cao, sự không chắc chắn về kết quả dự án mà các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể thực hiện có thể tạo ra rủi ro cho ngân hàng khi cho vay vốn và thông tin bất cân xứng giữa các bên liên quan. Về phía cầu, hộ kinh doanh cá thể không sử dụng những dịch vụ tài chính không phải vì họ gặp trở ngại khi tiếp cận mà đơn giản là do họ không muốn sử dụng. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc không sử dụng dịch vụ tài chính, một trường hợp điển hình xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết tài chính hay sự xung đột, phân biệt đối xử trong quá khứ khi sử dụng dịch vụ tài chính tạo ra trải nghiệm xấu với họ. Sự phát triển kinh tế và sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người sẽ làm gia tăng yêu cầu về dịch vụ tài chính cao cấp nhưng nhiều tổ chức tài chính còn chưa đáp ứng được. Hơn thế nữa, nhu cầu không chỉ được phát triển bởi sự phát triển kinh tế mà còn ở yếu tố văn hóa xã hội. Thiếu kiến thức tài chính và những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan