Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù...

Tài liệu Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù

.DOC
131
278
123

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HỒNG LÊ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TIẾP NHẬN NHẬT KÝ TRONG TÙ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HỒNG LÊ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TIẾP NHẬN NHẬT KÝ TRONG TÙ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài.............................................. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6. Đóng góp của luận văn............................................................................... 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC VÀ HIỆN TƯỢNG TIẾP NHẬN NHẬT KÝ TRONG TÙ................................................ 1.1. Khái quát về tiếp nhận văn học............................................................... 1.1.1. Lịch sử ra đời, các khái niệm cơ bản và giá trị của lí thuyết tiếp nhận........................................................................................... 1.1.2. Quá trình tiếp nhận của người đọc đối với một tác phẩm văn học........................................................................................... 1.1.3. Phê bình văn học - một loại hình tiếp nhận đặc biệt...................... 1.1.4. Việc nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận ở Việt Nam ........................................................................................................ 1.2. Nhật ký trong tù - một hiện tượng tiếp nhận đặc biệt............................ 1.2.1. Giới thuyết về tập “Nhật ký trong tù”............................................ 1.2.2. Sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu..................................... Chương 2. CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TIẾP NHẬN NHẬT KÝ TRONG TÙ VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG.............. 2.1. Trong chặng đường 1960 - 1975........................................................... 2.1.1. Tinh thần yêu nước........................................................................ 2.1.2. Khẳng định ý chí kiên định của người Cộng sản........................... 1 2.1.3. Tố cáo tội ác của chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch ........................................................................................................ 2.2. Trong chặng đường sau 1975................................................................ 2.2.1. Giá trị nhân văn.............................................................................. 2.2.2. Chất thơ trong tập “Nhật ký trong tù”............................................ 2.2.3. Tính chất triết lý trong “Nhật ký trong tù”.................................... 2.3. Vài nhận xét........................................................................................... Chương 3. CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TIẾP NHẬN NHẬT KÝ TRONG TÙ VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........................................................................................................ 3.2. Trong chặng đường trước 1975............................................................. 3.2.1. Thể thơ........................................................................................... 3.2.2. Bút pháp nghệ thuật....................................................................... 3.2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật...................................................................... 3.3. Trong chặng đường sau 1975.............................................................. 3.3.1. Tính thống nhất của ngôn bản nghệ thuật.................................... 3.3.2. “Nhật ký trong tù” - một tác phẩm mang tính hiện đại................ KẾT LUẬN................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cùng với sự nghiệp cứu nước vĩ đại của mình, Bác còn để lại cho nền văn học dân tộc nước nhà sự nghiệp văn, thơ đồ sộ. Hiện nay phong trào nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người ngày càng lan rộng và có chiều sâu, tư tưởng đó không chỉ có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới mà còn có ý nghĩa bền vững, lâu dài về mọi mặt đối với đất nước trong tương lai. Vì thế việc nghiên cứu và tìm hiểu các sáng tác của Người sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn toàn diện hơn về tư tưởng vĩ đại của Bác. 1.2. Nội dung học thuật nghiên cứu của thơ Bác được đề cao. Tác phẩm Nhật ký trong tù không chỉ có ý nghĩa văn chương sâu sắc mà là tài sản vô giá trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, được các tầng lớp nhân dân cả nước đón đọc, trở thành món ăn tinh thần của người dân đất Việt, là tác phẩm quan trọng đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tác phẩm không chỉ được phổ biến sâu rộng ở trong nước, mà còn được đánh giá cao và giới thiệu bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới. 1.3. Tìm hiểu nghiên cứu Nhật ký trong tù qua cách tiếp nhận của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Thấy được quá trình phát triển của tư duy nghiên cứu, tiếp nhận Nhật ký trong tù, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường... Giúp người đọc, người nghiên cứu có được cái nhìn đầy đủ hơn về tập thơ Nhật ký trong tù qua sự tiếp nhận của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam khác với các nhà nghiên cứu người Việt Nam ở nước ngoài và các nhà nghiên cứu trên thế giới. 2 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Được nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học, giới văn nghệ sĩ trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, đánh giá. Vì thế cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu, các bài viết về Nhật ký trong tù rất phong phú. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu quá trình tiếp nhận Nhật ký trong tù từ 1960 đến nay một cách có hệ thống, để từ đó đưa ra được những gợi ý về phương pháp tiếp nhận Nhật ký trong tù có hiệu quả và phù hợp với lý luận văn học hiện đại. Qua những công trình, bài viết đề cập đến lịch sử tiếp nhận và đánh giá cách tiếp nhận của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù ta có thể chia sự tiếp nhận đó thành hai giai đoạn: trước 1975; từ 1975 đến nay. Ở mỗi giai đoạn đều có những cây bút phê bình tiêu biểu, những người say mê Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh t×m hiÓu vµ nghiªn cøu. Trước cách mạng. Bạn đọc có dịp hào hứng đón nhận âm hưởng trữ tình của tập thơ trong tiếng đồng vọng của một hợp âm đầy chất tráng ca cách mạng. Mỗi tấm lòng đến với Nhật ký trong tù đều mang niềm hào hứng chung của cả cộng đồng mà đến, đều lựa chọn ở Nhật ký trong tù tiếng nói “đồng thanh, đồng khí”, muốn chắt lọc ở đó những gì tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của mình. Theo Nguyễn Huệ Chi, cái đẹp “cộng đồng” của tập nhật ký, cái bản lĩnh kiên cường của một người cách mạng luôn luôn là tấm gương cho cả cộng đồng soi chung, cả những phương châm về chiến lược và sách lược chính trị mà người đó gửi gắm trong tập nhật ký bằng thơ, dù rằng không phải lúc nào cũng dễ tìm thấy, đều được tìm tòi, phát hiện, được đồng cảm, thăng hoa trong mọi cảm xúc [7, 16]. Bài viết đầu tiên về Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là T.S, đã viết một bài báo ngắn nhan đề Quyển Nhật ký thơ của cụ Hồ, giới thiệu vắn tắt về tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, số 43, ra ngày 6 - VI - 1946, tr.2, báo Đồng minh, Hà Nội. 3 Theo tư liệu mới sưu tầm được của Nguyễn Hữu Viêm trong bài Báo đầu tiên giới thiệu tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Hà Nội mới, số 48, ra ngày 25 - 02 - 1990, thì tác giả T.S. (có khả năng là bút danh của Lê Tùng Sơn, một nhà cách mạng) là người đầu tiên được xem tập thơ Ngục trung nhật ký tại Liễu Châu sau khi Hồ Chủ tịch mới ra tù, sau đó ông đã giới thiệu tập thơ trên báo Đồng minh (Tuần báo tuyên truyền của Việt Nam cách mạng đồng minh hội, bắt đầu chuyển về Hà Nội từ tháng 7 - 1945), trong bài hồi ký ngắn gọn đó có bản phiên âm và dịch thơ bài Khai quyển. Từ khi Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh được Viện Văn học dịch tương đối đầy đủ 114/133 bài và công bố rộng rãi đầu năm 1960, tác phẩm đặc sắc này đã lôi cuốn đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia với hàng loạt các công trình nghiên cứu, các bài viết được công bố. Nguyễn Trác - Hoàng Dung - Nguyễn Đăng Mạnh (1962), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập V, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Chương VIII của cuốn sách giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tập thơ và các mục: Một bản cáo trạng lên án chế độ xã hội đen tối và chế độ nhà tù đẫm máu của bọn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - Một tâm hồn cộng sản Việt Nam vĩ đại - Một hồn thơ lỗi lạc - Vài nét về nghệ thuật của tập thơ: trữ tình và trào phúng; hiện thực cách mạng và lãng mạn cách mạng. Hà Minh Đức (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình này tìm hiểu tác phẩm thơ ca của Hồ Chủ tịch nói chung và tập Nhật ký trong tù nói riêng. Một quan niệm cách mạng về thi ca - tư tưởng và nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hồ Chí Minh - Tính đảng, chủ nghĩa nhân đạo, tính hiện thực, tính sáng tạo nghệ thuật, tính kế thừa truyền thống, sự cách tân, phong cách trào phúng và đặc điểm nghệ thuật ngôn từ. 4 Những năm sau cách mạng, Nhật ký trong tù vẫn mở rộng ảnh hưởng. Suốt những năm 80 mươi, bản dịch tập thơ được chỉnh lý, bổ sung và ba lần in lại. Số lượng người đọc đến với tác phẩm cũng như sức lôi cuốn của tác phẩm đối với họ, vẫn không có dấu hiệu giảm đi. Tuy thế, vẫn có điều rất quan trọng: cách đến với Nhật ký trong tù đã khác hẳn trước đây. Sự hào hứng sôi nổi buổi đầu dần dần lắng xuống. Theo Nguyễn Huệ Chi, người đọc đã có một cự ly, một sự tỉnh táo để nhìn vào nơi thẳm sâu giữa những dòng nhật ký, không phải với tư cách của cả cộng đồng đi tìm một mẫu hình lý tưởng mà với tư cách những con người cụ thể tìm kiếm sự hiện diện của một con người. Và từ trong mỗi tấm lòng riêng tư của họ, không hẹn mà gặp, cùng nảy sinh một niềm cảm thông với tiếng nói “vô ngôn” ẩn sau câu chữ của Bác Hồ. Con người thơ Hồ Chí Minh giờ đây vẫn hiện ra như xưa, nhưng hình như cũng có mặt nào đó không giống như xưa. Có cái gì bớt phần cứng rắn gân guốc, bớt đi ít nhiều tượng trưng, nhưng lại “người” hơn, gần gũi thực với chúng ta [7, 16 - 17]. Hoàng Xuân Nhị (1976), Tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Các bài thơ trong tập Nhật ký trong tù được phân tích đan xen trong các phần: Những bài đặc biệt hay trong thơ Hồ Chủ tịch và sự thống nhất giữa tính Đảng cộng sản, tính nhân dân và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thơ Hồ Chủ tịch... Nội dung chuyên luận chủ yếu tìm hiểu tính tư tưởng, tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh qua thơ văn. Nhiều tác giả (1979), Nghiên cứu học tập thơ Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu trước đó và cùng thời của các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước về thân thế, sự nghiệp và những thành tựu lý luận, sáng tác văn học của Hồ Chủ tịch trong đó có Nhật ký trong tù. 5 Nhiều tác giả (1997), “Đọc Nhật ký trong tù”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Phần nghiên cứu của tập sách tập hợp bài viết về Nhật ký trong tù của một số nhà thơ, nhà nghiên cứu và phê bình văn học: Trần Huy Liệu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông. Sách có in lại toàn bộ tập thơ Nhật ký trong tù theo bản dịch của Viện Văn học 1960. Viện Ngôn ngữ học (1980), Học tập phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong tổng số 16 bài tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh có 2 bài nghiên cứu về Nhật ký trong tù. Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tiêu biểu như: Lê Trí Viễn, Thử gửi đi vào chỗ tinh vi của nguyên tác và bản dịch. Phan Các, Tiếng Hán trong thơ Hồ Chí Minh. Trong cuốn Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, Nxb Giáo dục năm 1993, do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) và 17 Giáo sư, nhà nghiên cứu cùng cộng tác thực hiện. Ông có nhận xét rằng: “Ở chặng đường tiếp cận thứ hai đối với Nhật ký trong tù cũng đã diễn ra, tuy có chậm trễ so với yêu cầu của thực tiễn. Có điều, đây không phải là một bước đột khởi và hoàn toàn gián cách với chặng đường cũ, bởi nó xuất hiện khi chặng đường cũ chưa chấm dứt, mặt khác lại từ trong lòng phương pháp tiếp cận cũ mà nảy sinh, các yếu tố cũ mới thường đan cài vào nhau một cách khá phức tạp, khó bề chia tách, nên muốn nhìn nhận thật rõ không phải dễ dàng. Nhưng về một mặt nào đấy chính sự đan cài này cũng lại có chỗ tích cực của nó, là một hình thức đấu tranh nội tại trên con đường tiếp cận Nhật ký trong tù, có tác dụng dẫn đến những bước điều chỉnh, những thông tin phản hồi đối với mọi sự chệch hướng, khiến cho nhận thức khoa học về tập thơ nhật ký ngày càng một rõ ràng hơn. Đó là một kinh nghiệm quý giá tích lũy lại được từ rất nhiều năm, nhất là trong các kết quả 6 nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh chừng mươi năm trở lại đây được đúc kết lại một chặng đường và mở ra một chặng đường mới” [7, 18]. Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh đã được tìm hiểu, nghiên cứu hầu như ở mọi phương diện và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau: khảo luận, giảng dạy, bình thơ... Mặc dù ra đời cách đây hơn 70 năm nhưng Ngục trung nhật ký đã và vẫn luôn luôn được giới nghiên cứu tìm tòi và phát hiện thêm những phẩm chất thơ ca của nó. Lựa chọn đề tài này chúng tôi hy vọng có thể khái quát một cách đầy đủ quá trình tiếp nhận Nhật ký trong tù của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam qua các giai đoạn dựa trên các tài liệu đã thu thập được và dựa trên thành quả của những người nghiên cứu trước, giúp tiết kiệm thời gian trong việc tìm, phân loại các bài viết, vừa cung cấp những nhận xét bổ ích, nh»m gãp phÇn vµo viÖc ®Þnh híng tiÕp nhËn mét c¸ch hiÖu qu¶ Nhật ký trong tù của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam qua các giai đoạn nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù. 3.2. Giới hạn của đề tài - Mọi ý kiến phát biểu của các nhà nghiên cứu phê bình, các nhà thơ, của những người yêu thơ về các tác phẩm thơ trong Nhật ký trong tù đều thuộc phạm vi khảo sát của đề tài. Nó bao gồm: Lời đề tựa, lời bạt báo, bài nghiên cứu phê bình, các tài liệu viết về Nhật ký trong tù. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Qua khảo sát Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, luận văn nhằm chỉ ra sự tiếp nhận Nhật ký trong tù của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. 7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1. Đưa ra một cái nhìn bao quát về tập Nhật ký trong tù 4.2.2. Khảo sát, phân tích, xác định và luận giải về phương diện nội dung 4.2.3. Khảo sát, phân tích, xác định những điểm tương đồng, gần gũi và điểm khác biệt của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dùng nhiều phương pháp khác nhau, do đó có các phương pháp chính: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh, phương pháp cấu trúc - hệ thống. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở những vấn đề đã được nghiên cứu, luận văn là công trình tập hợp thống kê Nhật ký trong tù của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam với cái nhìn tập trung và có hệ thống. Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp nhận. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Khái quát về tiếp nhận văn học và hiện tượng tiếp nhận Nhật ký trong tù Chương 2: Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù về phương diện nội dung Chương 3: Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận Nhật ký trong tù về phương diện nghệ thuật 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC VÀ HIỆN TƯỢNG TIẾP NHẬN NHẬT KÝ TRONG TÙ 1.1. Khái quát về tiếp nhận văn học 1.1.1. Lịch sử ra đời, các khái niệm cơ bản và giá trị của lí thuyết tiếp nhận Khi bắt đầu xuất hiện tác phẩm văn học cũng là lúc xuất hiện hoạt động thưởng thức, tiếp nhận. Đây là một thực tế hiển nhiên, vậy mà lâu nay lý luận văn học chủ yếu tập trung nghiên cứu phương diện sáng tác mà ít quan tâm đến thưởng thức, tiếp nhận. Vấn đề cảm thụ văn học của người đọc và vấn đề thế hệ độc giả vì vậy còn chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Lý thuyết tiếp nhận ra đời như một đòi hỏi, nhu cầu tất yếu của đời sống văn học. Một mặt, nó khẳng định tính đa nghĩa của tác phẩm dựa trên sự đánh giá khác nhau trong quan điểm, tư tưởng, tình cảm của người đọc, giới đọc, thế hệ đọc,... mặt khác nó làm thay đổi, chuyển hóa vai trò, ý nghĩa của tác phẩm và người đọc, đưa người đọc vào vị trí trung tâm trong mối quan hệ ba chiều: tác giả - tác phẩm - người đọc. Với tư cách là một lý thuyết khoa học, lý thuyết tiếp nhận là một bổ sung cần thiết cho khoa nghiên cứu văn học nhằm khám phá đầy đủ hơn tác phẩm văn học và sự vận hành của nó trong đời sống. Lý luận tiếp nhận không phủ nhận mối quan hệ giữa tác phẩm với nhà văn, với môi trường sinh thành ra nó, không phủ định tác phẩm như một quá trình sáng tạo và như một cấu trúc thẩm mỹ. Ở phương Đông, từ thế kỉ I trước CN lý luận tiếp nhận văn học đã hình thành hai quan niệm: Tri âm và Kí thác. Quan niệm Tri âm cho rằng nhiệm vụ tiếp nhận văn học là cảm và hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như 9 chính tác giả. Vì sao Bá Nha đập vỡ cây đàn khi Chung Tử Kỳ chết? Vì đã không còn người tri âm, thấu hiểu nỗi lòng của cầm gia thì đàn còn ý nghĩa gì nữa. Quan niệm Kí thác thì xem tác phẩm như nơi để gửi gắm tư tưởng, tình cảm của người đọc. Ở phương Tây, trường phái phê bình ấn tượng do J.Lemaitre chủ xướng chủ trương tái hiện cảm xúc tinh khôi, tươi mới của người đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm. Hoạt động cảm thụ, phê bình tác phẩm diễn tiến phong phú, đa dạng tác động không ít đến những người, những nhà nghiên cứu lý luận, những người muốn đặt lý thuyết tiếp nhận trên bình diện phương pháp luận để mổ xẻ, nghiên cứu. Như vậy, không đợi đến thế kỉ XX, mà trước đó, vấn đề tiếp nhận văn học đã được đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau. Nó báo hiệu một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của lí luận văn học, đó là sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận. Tuy nhiên, để lí thuyết tiếp nhận thật sự được hình thành và có những bước tiến vững chắc, cần kể đến những tiền đề trực tiếp sinh thành ra nó bao gồm: chủ nghĩa cấu trúc và các hệ thống lí thuyết như Mỹ học hiện tượng, Giải thích học. Mặc dù ra đời sau những thành tựu của chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc đã khẳng định vai trò của người đọc đối với tác phẩm. Cụ thể, với khái niệm “lạ hóa” (Octpahehue), Sklovsky khẳng định con người trước những sự vật quen thuộc thường nhận biết một cách máy móc theo thói quen. Do đó, trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra hiện tượng “nhìn mà không thấy, nghe mà không tỏ”. Và thiên chức của nghệ thuật là góp phần xóa bỏ hiện tượng này. Theo đó Sklovsky đề xuất cách miêu tả làm cho sự vật trở nên mới lạ, hấp dẫn bạn đọc. Bên cạnh những ý kiến của Sklovsky, chủ nghĩa cấu trúc còn nhấn mạnh vai trò của người đọc với quan điểm khi người đọc đọc tác phẩm, đơn thuần là họ đang tiếp xúc với một văn bản có những lời văn được đan dệt nghệ thuật. Do vậy, mỗi người sẽ có một cách lý giải khác nhau. 10 Chính quan niệm này đã tạo tiền đề cho sự tôn vinh, tuyệt đối hóa vai trò của người đọc trong lý thuyết tiếp nhận sau này. Đến giai đoạn chủ nghĩa hậu cấu trúc, Jacques Derrida tiếp tục đưa ra quan điểm: “cái được biểu đạt” có thể chuyển hóa thành “cái biểu đạt”. Nghĩa là tùy vào sự tiếp nhận của những đối tượng khác nhau, một “cái biểu đạt” có thể tạo ra hàng loạt “cái được biểu đạt”. Như vậy, những ý nghĩa của văn bản là một trọng điểm cần khám phá và trọng điểm ấy, trong chủ nghĩa cấu trúc, đã được chuyển dần từ văn bản sang người đọc. Ngoài chủ nghĩa cấu trúc, các nhà nghiên cứu của Mỹ học hiện tượng và giải thích học đã góp phần tạo nên những tiền đề vững chắc cho sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận. Chẳng hạn, Roman Ingarden trong công trình “Tác phẩm văn học nghệ thuật”, chủ trương khi đọc tác phẩm, người đọc cần gạt sang một bên tất cả những ý kiến của người khác. Chính chủ trương này đã trở thành nền tảng để lí thuyết tiếp nhận xác lập tính chủ động, sáng tạo của người đọc. Từ những tiền đề trên, lí thuyết tiếp nhận đã có được cơ sở lí luận. Tuy nhiên, để nó trở thành một hệ thống lí thuyết hoàn chỉnh, tiến bộ và mới mẻ, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của Hans Robert Jauss và Wolfgan Iser những người sáng lập nên lí thuyết tiếp nhận. Hans Robert Jauss - người có công mở ra khoa lý luận tiếp nhận ở Đức - cho rằng tác phẩm văn học vừa là cấu trúc, vừa là sự tiếp nhận của độc giả. Nó không tồn tại trong chính nó mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Trong công trình “Lịch sử nghệ thuật và lịch sử thực dụng chủ nghĩa”, Jauss tiếp tục phân biệt sự khác nhau giữa lịch sử văn học và lịch sử nói chung. Jauss nhấn mạnh: “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích…” - câu này được coi là tuyên ngôn của mỹ học tiếp nhận. Đứng trước một thực tế rằng từ trước đến nay người ta quen viết lịch sử văn học như một sự cộng (tức là viết 11 lịch sử văn học theo trình tự tăng tiến của thời gian) mà quên đi sự “tiếp nhận” khi viết lịch sử văn học, Jauss đã đề nghị cần phải bổ sung, tăng cường, phải chú ý đến yếu tố tiếp nhận trong quá trình viết lịch sử văn học. Từ đó, ông đưa ra khái niệm tầm đón nhận (cách dịch khác là “tầm chờ đợi”, “tầm đón đợi”, “chân trời chờ đợi” - tiếng Đức là “Erwartungs horizont”) - một thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận. Tầm đón nhận này được đánh giá, nhận biết trong mối quan hệ với tri thức, khả năng, cảm nhận của độc giả về tác phẩm mà họ tiếp nhận. Trong công trình “Khôi phục niềm vui”, ông còn nhấn mạnh sự chuyển dịch từ nhà văn sang bạn đọc trong sáng tạo văn học ở thế kỷ XX. Đặc biệt, với những khái niệm trọng tâm bao gồm “tầm đón nhận”, “khoảng cách thẩm mĩ”, “tiếp nhận dọc”, “tiếp nhận ngang”, Hans Robert Jauss đã xác lập những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả tiếp nhận. Khác Hans Robert Jauss, Wolfgan Iser chỉ tập trung nghiên cứu sâu về sự tiếp nhận của người đọc trong một hoạt động đọc cụ thể. Với hai công trình “Hoạt động đọc” và “Kết cấu vẫy gọi”, ông đã giúp người đọc thấy được sự sản sinh ý nghĩa của văn bản, theo ba mặt của vấn đề, bao gồm: văn bản tiềm ẩn, sự sản sinh ý nghĩa của văn bản, hiện tượng học và đọc. Tóm lại, lí thuyết tiếp nhận ra đời trên cơ sở kế thừa, phát triển, kết hợp những hệ thống lí luận kết hợp của những trường phái trước nó. Sự ra đời ấy đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lí luận văn học, mở ra những hướng đi mới, những phương diện tiếp nhận mới đối với văn học nghệ thuật. Cụ thể, lịch sử văn học trước đây chỉ là lịch sử của nội dung hay hình thức, nhưng khi lí thuyết tiếp nhận ra đời, nó đã xác lập một quan điểm mới: “lịch sử văn học phải là lịch sử của tiếp nhận văn học”. Theo đó, người nghiên cứu văn chương buộc phải nắm vững các khái niệm: công chúng, tầm đón nhận, khoảng cách thẩm mĩ, tiếp nhận dọc, tiếp nhận ngang. Đối với lí thuyết tiếp nhận, “công chúng” được dùng để chỉ những loại người đọc khác nhau của tác phẩm. Những loại người đọc ấy vừa là đối tượng 12 mà nhà văn muốn tác động, vừa có những tác động trở lại đối với nhà văn. Họ được phân loại theo cách thức tiếp nhận, mục đích tiếp nhận, tầm đón nhận, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, địa vị xã hội, môi trường sống, thời đại và cội nguồn dân tộc... Với một tác phẩm cụ thể thì đối tượng công chúng luôn vận động, thay đổi. Đó chính là nguyên nhân khiến người đọc tiềm tàng và người đọc thực tế của nhiều tác phẩm không trùng lặp nhau, cho nên ý đồ nghệ thuật của nhà văn không hiểu hết, thậm chí bị hiểu sai. Vì thế chúng ta cần xác định sự tiếp nhận văn học đích thực phải là sự tiếp nhận của người đọc thực tế và khái niệm “loại người đọc” cần được hiểu trên cả hai phương diện: Thứ nhất là khả năng, hiệu quả tác động của sáng tác đối với người đọc; thứ hai đó chính là sự tác động của người đọc đối với tác phẩm tiếp nhận. Sau khái niệm “công chúng”, khái niệm “tầm đón nhận” được hiểu là tầm văn hóa của người đọc. Nó hình thành trong quá trình tiếp thu các giá trị nghệ thuật mang năng lượng thẩm mĩ của nhà văn, cùng sự rèn luyện về mặt văn hóa của chủ thể tiếp nhận. Ban đầu, tầm văn hóa đón nhận tác phẩm của một người đọc tương đối ổn định nhưng sau đó sẽ có thể thay đổi, điều đó phụ thuộc vào những tác phẩm mà họ đọc sau đó. Cụ thể, khi người đọc tiếp nhận một tác phẩm mới, có thẩm mĩ và nghệ thuật cao hơn tầm văn hóa hiện tại, họ có thể bị thuyết phục bởi những giá trị, chuẩn mực nghệ thuật và nâng tầm đón nhận của mình lên và ngược lại, khi người đọc tiếp nhận những tác phẩm kém giá trị và bị cám dỗ bởi nó thì tầm đón nhận của họ có nguy cơ bị giảm xuống. Như vậy, khái niệm “tầm đón nhận” đã thể hiện sự chi phối của người đọc đối với tác phẩm, buộc tác giả phải xây dựng những nguyên tắc nghệ thuật phù hợp với nhu cầu, với đa số thị hiếu của người đọc. Song, bên cạnh sự ảnh hưởng của tác phẩm, người đọc còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như: trình độ văn hóa, đạo đức, quan niệm thẩm mĩ, nghề nghiệp, tuổi 13 tác, môi trường sống... Cho nên, không chỉ ở những thời đại khác nhau mà trong cùng một thời đại, một tác phẩm vẫn có nhiều cách hiểu và tiếp nhận khác nhau. “Khoảng cách thẩm mĩ” là một trong những khái niệm quan trọng của lí thuyết tiếp nhận. Nó được hiểu là khoảng cách nằm giữa tầm đón đợi có sẵn của công chúng và tầm thẩm mĩ của một tác phẩm. Chúng ta có thể nắm bắt khoảng cách thẩm mĩ này về mặt lịch sử, trên phạm vi những phản ứng của công chúng cùng những phán xét, phê bình. Đó chính là độ lệch giữa tầm đón nhận của người đọc và tầm thẩm mĩ của tác phẩm. Nếu độ lệch ấy quá lớn sẽ dẫn đến trạng thái tâm lí cực đoan của người đọc khi tiếp nhận tác phẩm theo những khuynh hướng như: một là người đọc thờ ơ, thất vọng, dửng dưng với tác phẩm, khi tầm đón nhận của họ cao hơn; hai là họ sẻ cảm thấy ngạc nhiên, sửng sốt, phấn khởi, thích thú với tác phẩm nếu tầm đón đợi của họ thấp hơn một chút; ba là họ sẽ rơi vào trạng thái do dự, lưỡng lự vì không đủ khả năng để đánh giá tác phẩm, nếu tầm thẩm mĩ của nó quá cao so với tầm đón nhận của họ. Ngoài những khái niệm trên, lí thuyết tiếp nhận còn đề cập đến hai khái niệm “tiếp nhận dọc” và “tiếp nhận ngang”. Khái niệm “tiếp nhận dọc” được Hans Robert Jauss hiểu đó là quá trình tiếp nhận qua các thời đại khác nhau đối với một tác phẩm, còn “tiếp nhận ngang” chính là tình hình tiếp nhận của những loại người đọc trong cùng một thời đại. Với hai khái niệm này Hans Robert Jauss đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, thời đại đối với sự tiếp nhận văn học, giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về một tác phẩm văn chương. Như vậy, với việc mở ra khoa lý thuyết tiếp nhận, học giả Jauss đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh, chi tiết (cách tiếp nhận đi từ diện đến điểm) về những vấn đề của nghiên cứu tiếp nhận văn học. Cùng với sự thay đổi, xê dịch của thời đại, của không gian - thời gian, mỗi tác phẩm văn học lại được 14 các thế hệ bạn đọc đánh giá, thưởng thức, tiếp nhận khác nhau. Đó chính là sự thay đổi của chuẩn thẩm mĩ cộng đồng. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn học Trương Đăng Dung từng nhận định là “những giới hạn của cộng đồng diễn giải”. Nhìn chung, lí thuyết tiếp nhận đã cực đoan hóa vai trò người đọc trong quá trình tiếp nhận. Nhưng sự cực đoan ấy đã giúp hoạt động tiếp nhận văn học được quan tâm đúng mức, từ đó những giá trị của lí thuyết tiếp nhận cũng đã được soi sáng. Lí thuyết tiếp nhận đã xác lập và khẳng định vai trò của người đọc như là một đồng sáng tạo với nhà văn trong việc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học, buộc các nhà nghiên cứu phải quan tâm đến mối quan hệ giữa độc giả với các nhân tố khác của quá trình văn học, tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lí luận văn học, giúp hệ thống lí thuyết ngày càng hoàn thiện. Sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận còn góp phần hệ thống hóa và phát triển những ý kiến riêng lẻ về vấn đề tiếp nhận vốn tồn tại từ trước. Bên cạnh những vai trò trên, lí thuyết tiếp nhận còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu văn học hiện nay. 1.1.2. Quá trình tiếp nhận của người đọc đối với một tác phẩm văn học Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, cảm nhận về cuộc đời cho người đọc. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Ngay khi viết cho mình thì “mình” đó cũng là một người đọc. Do đó, chỉ khi được người đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo kia mới hoàn tất. Thông qua hoạt động này, những tác phẩm văn học sẽ được xem xét, đánh giá nhiều chiều khác nhau. Theo đó, những tác phẩm có giá trị, phù hợp với hoàn cảnh xã hội sẽ được khẳng định, tôn vinh. Ngược lại những tác phẩm còn non kém theo thời gian tất yếu sẽ bị đào thải. Để sự sàng lọc có kết quả chính xác, văn học cần có những người đọc công tâm, tính năng động sáng tạo đủ 15 khả năng phát hiện tầm thẩm mĩ, ý nghĩa mới đích thực trong cảm nhận tác phẩm của mình. Đối với nhà văn, người đọc bao giờ cũng là hiện thân của nhu cầu xã hội. Trong mọi trường hợp, mỗi khi nói tới người đọc, nhà văn đều cảm thấy họ “yêu cầu”, “đòi hỏi”, “tin cậy”, “hứng thú”, “phê bình”, “dè bỉu”, “hồi hộp”, “trông chờ”... Còn nhà văn thì “đáp ứng”, “lí giải”, “tác động”, “lôi cuốn”, “thuyết phục”, “giúp đỡ”, “truyền đạt”, “phơi bày”, “cho thấy”... Tuy nhiên, khái niệm người đọc có nhiều nghĩa. Hoặc đó là người đọc có thực, cụ thể, lịch sử trong đời sống, hoặc đó là một quan niệm về một người đọc giả thiết mà nhà văn hướng tới và cuối cùng là nhân vật mang danh người đọc xuất hiện trong cấu trúc tác phẩm. Sự phân biệt này còn tương đối, nhưng nó cho thấy mỗi phạm trù người đọc có một phạm vi tác động tới sáng tạo văn học [44, 233]. Quá trình tiếp nhận bắt đầu từ lúc bạn đọc thực tế tiếp xúc với tác phẩm, thông qua hành động chủ yếu là hành động đọc. Từ đây khoảng cách thẩm mĩ giữa tầm đón nhận của người đọc và tầm đón đợi của tác phẩm sẽ được bộc lộ qua những trạng thái và hiệu quả tiếp nhận khác nhau. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, độ lệch của tầm đón nhận ở hai thời đại sẽ tạo nên hiện tượng “phản tiếp nhận”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử xác định “phản tiếp nhận” cũng chính là một loại hình tiếp nhận, ông viết: “Nhiều khi, do nhu cầu muốn thoát khỏi một ảnh hưởng nặng nề, người ta đã tìm tới sự phản tiếp nhận. Nghĩa là thế hệ sau sẽ có cách hiểu ngược lại so với sự cảm thụ của thế hệ trước, điều này không chỉ phụ thuộc vào tầm đón nhận mà còn phụ thuộc rất nhiều vào động cơ tiếp nhận của người đọc [44, 133]. Vì đứng trước một tác phẩm, có người muốn đọc để mở mang trí tuệ. Có người đọc để mở mang thêm về đạo đức, lí tưởng. Có người đọc để học hỏi kinh nghiệm và cũng có người đọc nhằm mục đích nhận xét, phân tích, đánh giá... Thêm vào đó, tâm thế tiếp nhận và thời điểm tiếp nhận của người đọc cũng ảnh hưởng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất