Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên smartphone tại thành phố...

Tài liệu Các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên smartphone tại thành phố hồ chí minh.

.PDF
123
119
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG CÁC LÝ DO TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG TRÊN SMARTPHONE TẠI TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG CÁC LÝ DO TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG TRÊN SMARTPHONE TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2015 LỜI CAM ĐOAN  Tôi tên Nguyễn Thị Hồng, xin cam đoan rằng luận văn “Các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone tại TP. Hồ Chí Minh” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 Nguyễn Thị Hồng i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Quang Trung, người trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành bài luận văn này. Thầy luôn khuyến khích tôi nỗ lực hết mình và chỉ dẫn tôi cách thực hiện nghiên cứu đạt yêu cầu tốt để tôi có được bài luận văn này. Tôi xin dành lời cảm ơn từ đáy lòng tới Ba Mẹ tôi, người luôn dành cho tôi những điều tốt nhất và tạo mọi điều kiện để tôi có thể tập trung học tập hoàn thành khoá học của mình. Bên cạnh đó, quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu ngoài sự khích lệ tôi còn học hỏi được rất nhiều điều về cách làm việc nghiêm túc, sự tìm tòi ý tưởng nghiên cứu và sự kiên trì nổ lực hoàn thiện bản thân từ hai người anh Nguyễn Công Phục và Nguyễn Cao Trọng Duy cảm ơn hai anh rất nhiều. Và xin chân thành cảm ơn những anh chị và bạn bè trong lớp học đã hỗ trợ tôi trong suốt khoá học cũng như quá trình làm luận văn này. Đồng thời, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Khoa Sau đại học trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh đã truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nói riêng và khoá học nói chung. i TÓM TẮT Đề tài “Các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone tại TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố cảm nhận của người tiêu dùng và thói quen tiêu dùng khi sử dụng ứng dụng di động đến ý định sử dụng của người tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng của họ. Nghiên cứu được thực hiện theo hai bước định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính theo phương pháp phỏng vấn tay đôi 8 chuyên viên kỹ thuật phát triển ứng dụng và kiểm tra chất lượng ứng dụng nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo phù hợp với môi trường người tại Việt Nam. Nghiên cứu chính thức được sử dụng là nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi, mẫu thu thập theo phương pháp phi sác suất thuận tiện gồm 267 phần tử được đưa vào phân tích với phần mềm SPSS 20.0, các đáp viên được khảo sát ở độ tuổi 18 đến 45 hiện đã và đang sử dụng ứng dụng di động ít nhất trong 6 tháng liên tục tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình đề xuất gồm 7 yếu tố: giá trị chức năng, giá trị xã hội, giá trị tri thức, giá trị điều kiện, giá trị cảm xúc, giá trị thẩm mỹ và thói quen đều có ảnh hưởng tích cực giúp tăng ý định sử dụng ứng dụng của người dùng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, ba yếu tố: giá trị xã hội, giá trị cảm xúc và thói quen là các yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng của người dùng, mức ý nghĩa thống kê sử dụng cho nghiên cứu là 5%. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng để kiểm định sự khác biệt giữa yếu tố cá nhân đến ý định sử dụng ứng dụng trong tương lai, kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về giới tính, các nhóm về nghiệp và nhóm thời gian sử dụng. Nghiên cứu này góp phần bổ sung thực nghiệm cho cơ sở lý thuyết về giá trị cảm nhận và thói quen tiêu dùng xem xét hành vi người tiêu dùng nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Qua đó, các nhà cung cấp và nhà kinh doanh có thể tham khảo để hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm hay hoạch định chiến lược marketing tiếp cận khách hàng. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i TÓM TẮT ..................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ ix DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................. 1 1.1 Lý do nghiên cứu.................................................................................................. 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu................................................................................................. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.4 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 5 1.6 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 1.7 Kết cấu luận văn .................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 9 2.1 Một số lý thuyết nền tảng ...................................................................................... 9 2.1.1 Khái niệm ứng dụng điện thoại di động thông minh ................................. 9 2.1.2 Lý thuyết giá trị cảm nhận của người tiêu dùng ...................................... 11 2.1.3 Lý thuyết xu hướng hành vi người tiêu dùng ......................................... 16 2.1.4 Lý thuyết về thói quen của người tiêu dùng ............................................ 18 2.2 Các nghiên cứu trước .......................................................................................... 19 2.3 Phát triển giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 21 iii 2.3.1 Giá trị chức năng ..................................................................................... 21 2.3.2 Giá trị xã hội ............................................................................................ 21 2.3.3 Giá trị cảm xúc ........................................................................................ 22 2.3.4 Giá trị tri thức .......................................................................................... 23 2.3.5 Giá trị điều kiện ....................................................................................... 23 2.3.6 Giá trị thẩm mỹ........................................................................................ 24 2.3.7 Thói quen ................................................................................................. 24 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................ 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 27 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 28 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 28 3.2 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 29 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 29 3.2.2 Nghiên cứu chính thức ............................................................................ 29 3.3.3 Thang đo các biến nghiên cứu ................................................................. 30 3.3 Mẫu nghiên cứu và các bước phân tích dữ liệu .................................................. 36 3.3.1 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 36 3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................. 36 3.4 Các bước phân tích dữ liệu ................................................................................. 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 39 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 40 4.1 Thống kê mô tả.................................................................................................... 40 4.1.1 Đặc điểm mẫu quan sát ........................................................................... 40 4.1.2 Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng ............................... 42 iv 4.1.3 Ý định sử dụng của người tiêu dùng ....................................................... 43 4.2 Kiểm định thang đo ............................................................................................. 44 4.2.1 Thang đo các biến độc lập ....................................................................... 44 4.2.2 Thang đo biến ý định sử dụng của người tiêu dùng ................................ 46 4.3 Phân tích nhân tố EFA ........................................................................................ 47 4.3.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập .......................................................... 47 4.3.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ..................................................... 50 4.4 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ....................................................................... 51 4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson ...................................................... 51 4.4.2 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 52 4.4.3 Kiểm tra sự vi phạm của các giả định ..................................................... 55 4.4.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy ............................................... 56 4.4.5 Thảo luận ................................................................................................. 58 4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm ............................................................... 59 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ..................................................... 59 4.5.2 Kiểm định khác biệt theo độ tuổi ............................................................ 59 4.5.3 Kiểm định khác biệt theo trình độ học vấn ............................................. 60 4.5.4 Kiểm định khác biệt theo nghề nghiệp .................................................... 61 4.5.5 Kiểm định khác biệt về thu nhập ............................................................. 62 4.5.6 Kiểm định khác biệt về thời gian sử dụng ............................................... 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 64 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GỢI Ý ......................................... 65 5.1 Các điểm chính của nghiên cứu .......................................................................... 65 5.2 Giải pháp gợi ý .................................................................................................... 66 v 5.3 Đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 68 5.3.1 Đóng góp của đề tài nghiên cứu .............................................................. 68 5.3.2 Một số hạn chế của đề tài ........................................................................ 69 5.3.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 78 PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI................................................... 78 PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ....................................................... 83 PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS ................................................................... 87 A. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ................................................................. 87 B. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ................................. 90 C. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ..................................................................... 94 D. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY ................... 102 F. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT .................................................................. 104 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Số liệu thống kê lượng ứng dụng di động của các nhà điều hành...............2 Bảng 2.1 Phân loại các nhóm ứng dụng di động trên Smartphone. .........................10 Bảng 2.2 Các biến trong mô hình giá trị tiêu thụ của Lai (1995) .............................15 Bảng 2.3 Giả thuyết kỳ vọng của các biến độc lập...................................................25 Bảng 3.1 Thang đo lý thuyết Giá trị xã hội ..............................................................32 Bảng 3.2 Thang đo lý thuyết Giá trị điều kiện .........................................................32 Bảng 3.3 Thang đo lý thuyết Giá trị thẩm mỹ ..........................................................33 Bảng 3.4 Thang đo lý thuyết Thói quen ...................................................................33 Bảng 3.5 Thang đo lý thuyết Ý định sử dụng ...........................................................34 Bảng 3.6 Thang đo các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone của người tiêu dùng. ......................................................................34 Bảng 3.7 Mã hoá các biến thông tin cá nhân ............................................................38 Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu theo đặc điểm cá nhân ............................................41 Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu theo các biến độc lập ..............................................42 Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu theo biến phụ thuộc ................................................44 Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 ................................................................48 Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ..........................................51 Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................52 Bảng 4.7 Thống kê mô tả các nhân tố của mô hình................................................52 Bảng 4.8 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình ...................................................53 Bảng 4.9 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ................................................53 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter .........................................54 Bảng 4.11 Kết quả phân tích khác biệt về ý định sử dụng theo giới tính ................59 vii Bảng 4.12 Kiểm quả phân tích ANOVA về sự khác biệt ý định sử dụng theo độ tuổi ...................................................................................................................................60 Bảng 4.13 Kiểm quả phân tích ANOVA về sự khác biệt ý định sử dụng theo trình độ học vấn .................................................................................................................60 Bảng 4.14 Kiểm quả phân tích ANOVA về sự khác biệt ý định sử dụng theo nghề nghiệp ........................................................................................................................61 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Bonferroni về sự khác biệt ý định sử dụng giữa các nhóm nghề nghiệp .....................................................................................................62 Bảng 4.17 Kiểm quả phân tích ANOVA về sự khác biệt ý định sử dụng theo thời gian sử dụng ..............................................................................................................63 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định Bonferroni về sự khác biệt ý định sử dụng giữa các nhóm thời gian sử dụng .............................................................................................63 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................26 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................28 Hình 4.1 Đồ thị phân tán của giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư chuẩn hóa ......55 Hình 4.2 Đồ thị Histogram của các nhân tố tác động..............................................56 ix DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ANOVA : Phân tích phương sai (Analysis of Variance) EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) SPSS : Statistical Package for Social Sciences - Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học. KMO : Hệ số Kaiser - Mayer - Olkin Sig. : Mức ý nghĩa quan sát (Observed sinificance level) TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh NVVP : Nhân viên văn phòng IT : Kỹ sư công nghệ thông tin Smartphone : Điện thoại di động thông minh App : ứng dụng di động x Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương một của luận văn này sẽ trình bày một số nét tổng quan về nghiên cứu gồm lý do nghiên cứu đề tài; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và bố cục tổng quát của luận văn. 1.1 Lý do nghiên cứu Theo DVMS (2014) cho biết hãng nghiên cứu thị trường Gartner (Mỹ) đã công bố lượng tiêu thụ điện thoại di động toàn cầu đạt trên 1,8 tỷ chiếc tính đến hết năm 2013 tăng hơn 3,5% so với 2012 trong đó tổng số Smartphone được bán ra là 968 triệu máy chiếm 53,6% trên tổng số điện thoại di động. Từ tháng 1 đến tháng 10/2013, người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á gồm một số nước: Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Vietnam, Cambodia và Philipines đã tiêu thụ 10.8 tỷ đô la cho khoảng 41.5 triệu chiếc Smartphone (Thenextweb, 12/2013); Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Mediacells, tỷ lệ người dùng Smartphone tại Việt Nam đứng vị trí thứ ba sau Ấn độ 92%, Indonesia 86% và ngang bằng Brazil 82% tương đương 14,2 triệu chiếc Smartphone (Lê Hoàng, 2014); Theo báo cáo của Ericsson (6-2013) sự bao phủ các thiết bị di động trên toàn cầu tăng rất nhanh, dự đoán đến năm 2018 có khoảng 4 tỷ chiếc Smartphone trên toàn cầu. Sự phát triển mạnh và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu của các thiết bị di động thông minh sẽ tác động ảnh hưởng làm dịch chuyển đến nhiều ngành công nghiệp liên quan như: sản xuất linh kiện Smartphone, Marketing Internet, thương mại điện tử, và đặc biệt là nền tảng thúc đẩy nhu cầu phát triển ngành công nghệ phần mềm ứng dụng trên Smartphone. Các ứng dụng hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người sử dụng dễ dàng lựa chọn một sản phẩm ứng dụng phù hợp với nhu cầu, giải quyết các công việc trong kinh doanh, học tập, truyền thông, tìm kiếm thông tin và giải trí,… Theo số liệu thống kê của các nhà sản xuất điều hành vào đầu tháng 3/2014 cho thấy có rất nhiều loại ứng dụng khác nhau được sản xuất từ các nhà phát triển phần mềm ở các dòng 1 Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu máy khác nhau như: dòng sản phẩm Iphone có khoảng 905.000 ứng dụng các loại chiếm vị trí hàng đầu, đứng thứ hai là các ứng dụng trên nền tảng Android 850.000 và nhiều ứng dụng trên các nền tảng khác như Blackberry hay Windows cũng được phát triển không kém. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy số lượng tải ứng dụng trên mỗi điện thoại cũng khá nhiều đối với Iphone là 88, Android là 68, Blackberry là 49, và Windows là 57; qua đó các nhà cung cấp ứng dụng cũng thu rất nhiều lợi nhuận từ các ứng dụng này. Số liệu thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng mức độ phổ dụng của các ứng dụng di động trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường các ứng dụng đang vấp phải nhiều vấn đề nan giải: 1- Số lượng các ứng dụng tràn ngập trên thị trường do sự phát triển tự do của các doanh nghiệp nhỏ hay các nhà phát triển ứng dụng độc lập; 2- Một sản phẩm ứng dụng được phát triển bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau với từng phong cách thiết kế riêng về tính năng, giao diện cho từng hệ điều hành; 3- Một sản phẩm ứng dụng ra đời không lâu sẽ xuất hiện các sản phẩm nhái tương tự phiên bản gốc; 4- Chất lượng của các ứng dụng khó đo lường do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: dòng sản phẩm sử dụng, tốc độ xử lý Internet hay nền tảng phát triển của ứng dụng di động… 5- Tuổi thọ của các ứng dụng phổ thông hiện nay không kéo dài do sự thay đổi liên tục của các dòng thiết bị di động mới thay nhau ra đời được nâng cấp về dung lượng và kỹ thuật xử lý. Các vấn đề trên làm cho thị trường ứng dụng ngày càng trở nên phức tạp gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm nào là phù hợp với nhu cầu của họ. Bảng 1.1 Số liệu thống kê lượng ứng dụng di động của các nhà điều hành Thống kê ứng dụng iPhone Android Blackberry Windows 27,000,000,000 29,000,000,000 2,400,000,000 4,100,000,000 45 % 62 % 63 % 58 % Smartphone Tổng số ứng dụng được tải về Số phần trăm người sử dụng ứng dụng không phải trả hơn 1 đô la 2 Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu Số lượt trung bình tải ứng dụng trên mỗi điện thoại Tổng số ứng dụng của các hãng 88 68 49 57 905,000 850,000 130,000 220,000 $6,400,000,000 $1,200,000,000 $550,000,000 $950,000,000 Tổng lợi nhuận thu được từ bán ứng dụng của các hãng trong 2013 Nguồn: Statisticbrain (2014). Nhận thấy sự cần thiết phải phát triển các ứng dụng di động có chất lượng tốt hỗ trợ tối ưu các chức năng xử lý vấn đề với giao diện thân thiện dễ sử dụng đáp ứng nhu cầu cho người dùng; bên cạnh đó, nghiên cứu có thể giúp các chuyên gia hay doanh nghiệp phát triển ngành công nghệ ứng dụng di động hiểu rõ thêm nhu cầu khách hàng nhằm phát triển ứng dụng mới đạt bước tiến vượt bậc cho sản phẩm, do vậy tác giả chọn thực hiện đề tài “Các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone tại TP.Hồ Chí Minh ”. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Trước đây, khái niệm giá trị cảm nhận của người tiêu dùng được xây dựng dựa trên những nghiên cứu ở các lĩnh vực sản xuất được áp dụng để tìm hiểu giá trị tiêu dùng cũng như đánh giá mức độ sử dụng về một sản phẩm hay một loại hàng hoá hữu hình cụ thể đối với khách hàng. Tuy nhiên, các loại sản phẩm vô hình trên thị trường hiện nay mang lại những giá trị thiết thực cho người tiêu dùng như một số sản phẩm điển hình sau: dịch vụ khách hàng (chuyển phát nhanh, cung cấp người giúp việc, chăm sóc sức khoẻ,…), ứng dụng phần mềm trên máy tính, hay các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh… các loại sản phẩm này đang tràn ngập trên thị trường và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt các ứng dụng là phương tiện thuận lợi cho ngành thương mại điện tử nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự tác động của các loại sản phẩm trên đến ý định sử dụng của người tiêu dùng. Do đó, lĩnh vực sản phẩm vô hình đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu 3 Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu kinh tế, trong đó việc áp dụng lý thuyết về giá trị cảm nhận của người tiêu dùng để đánh giá mức sử dụng của người tiêu dùng là trọng tâm của nghiên cứu này. Những khái niệm liên quan đến việc đánh giá ý định sử dụng thông qua cảm nhận của người tiêu dùng đối với các sản phẩn vô hình trên vẫn chưa được thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Zeithaml (1988) nhận định: giá trị cảm nhận là đánh giá tổng quan của người tiêu dùng về lợi ích của một sản phẩm dựa trên cảm nhận về những gì nhận được và những gì bỏ ra. Mặt khác, Giá trị sản phẩm của người tiêu dùng là một so sánh giữa lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình từ đặc điểm chung cũng như là mức độ bổ sung của một sản phẩm và tổng chi phí cho sản phẩm đó (Nilson, 1992; trích trong Morar, 2013). Tại Việt Nam, từ năm 2002 khi các thiết bị di động thông minh (Smartphone) thâm nhập vào thị trường và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của hàng triệu người tiêu dùng do sự tiện lợi của chúng đem lại, và cho đến thời điểm hiện nay việc sở hữu một chiếc Smartphone đối với mỗi người không còn là điều khó khăn. Từ đó, đã trực tiếp thúc đẩy nhiều nghiên cứu xoay quanh thiết bị này như: lựa chọn thương hiệu Smartphone, hay việc ra quyết định mua thiết bị Smartphone,… nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ thực hiện xung quanh sản phẩm hữu hình là chiếc Smartphone mà chưa đề cập đến giá trị cốt lõi từ các ứng dụng thiết kế chạy trên thiết bị này cung cấp. Các ứng dụng đem lại cho người sử dụng nhiều tiện lợi như: tìm kiếm thông tin, truyền thông nhanh chóng, dễ dàng xử lý công việc thuận tiện khi di chuyển nhiều nơi, tiện lợi với nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, … Trong các nghiên cứu trước đó đã dựa trên quan điểm giá trị cảm nhận của người tiêu dùng đã được thực hiện trên nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm đánh giá hiệu suất cũng như đánh giá về mức độ sử dụng của người tiêu dùng đã được thực hiện rộng rãi, tuy nhiên đối với sản phẩm ứng dụng di động trên Smartphone thì còn rất mới mẻ. Do vậy, đề tài nghiên cứu về các lý do tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone là rất quan trọng cho sự phát triển mạnh của các loại ứng dụng di động này. 4 Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu được đề cập ở trên, đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau đây: 1. Các yếu tố nào tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone của người dùng tại TP.HCM và tầm ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định sử dụng ứng dụng của người dùng như thế nào? 2. Những yếu tố cá nhân của người sử dụng tác động đến ý định sử dụng ứng dụng của người dùng như thế nào ? 1.4 Mục tiêu nghiên cứu Tương ứng với các câu hỏi nghiên cứu đề ra, đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Khám phá các yếu tố tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone của người dùng tại TP.HCM. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng của người dùng. 3. Xem xét tác động của các yếu tố cá nhân người sử dụng đến ý định sử dụng ứng dụng của người dùng. 1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các lý do tác động đến ý định sử dụng ứng dụng trên Smartphone tại thành phố Hồ Chí Minh do vậy: đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các những người dùng các ứng dụng trên Smartphone liên tục trong 6 tháng trở lên và có độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi; và nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính áp dụng phương pháp thảo luận tay đôi gồm các đối tượng là chuyên viên phát triển phần mềm và các chuyên viên quản lý chất lượng trong lĩnh vực ứng dụng di dộng để thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn phù hợp áp 5 Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu dụng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính ứng dụng hình thức chọn mẫu có mục đích. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu chính thức, áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất – thuận tiện thông qua bảng câu hỏi trực tiếp và bảng câu hỏi online thông qua Internet phỏng vấn các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu. 1.7 Kết cấu luận văn Đề tài có kết cấu gồm 05 chương trong đó có các chương được phân bổ như sau: Chương 1. Giới thiệu tổng quan nghiên cứu Mở đầu nghiên cứu trình bày những vấn đề tổng quan cần thiết để thực hiện luận văn gồm: cơ sở hình thành đề tài,câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định và kết cấu của luận văn trình bày. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày các lý thuyết cơ bản về các ứng dụng di động, lý thuyết về các giá trị cảm nhận người tiêu dùng và khái niệm về thói quen nhằm làm rõ các yếu tố tác động nổi bật đến biến phụ thuộc của bài luận văn. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên sự tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đưa ra các yếu tố được xem là có khả năng tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng trên Smartphone tại TP.HCM. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này đưa ra phương pháp nghiên cứu với cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu. Điểm quan trọng ở chương 3 là kết quả xây dựng và hiệu chỉnh thang đo. 6 Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương bốn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu ở chương một; nội dung chương này gồm các thông tin thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu, các kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cũng như phân tích sự khác biệt của kết quả do ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và cuối cùng là các bàn luận. Chương 5. Kết luận và gợi ý giải pháp Trong chương này sẽ trình bày kết luận về nghiên cứu từ đó đưa ra các gợi ý các giải pháp tham khảo, nêu lên những đóng góp và hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan