Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ nghệ...

Tài liệu Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ nghệ

.PDF
188
475
144

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG VINH CÁC LỄ HỘI TƯỞNG NHỚ CÁC VỊ DANH NHÂN CHỐNG NGOẠI XÂM NỔI TIẾNG CỦA XỨ NGHỆ Chuyên ngành: Nhân học Mã số : 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Sỹ Giáo 2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Vinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 11 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................. 11 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .................................................. 26 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐỀN VUA MAI ............................................................. 34 2.1. Nguồn gốc lễ hội đền Vua Mai ........................................................................ 34 2.2. Không gian linh thiêng của lễ hội đền Vua Mai ............................................. 35 2.3. Phần lễ trong lễ hội đền Vua Mai .................................................................... 42 2.4. Phần hội trong lễ hội đền Vua Mai .................................................................. 56 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐỀN NGUYỄN XÍ ........................................................ 71 3.1. Nguồn gốc lễ hội đền Nguyễn Xí .................................................................... 71 3.2. Không gian linh thiêng của lễ hội đền Nguyễn Xí ......................................... 73 3.3. Phần lễ trong lễ hội đền Nguyễn Xí ................................................................ 75 3.4. Phần hội trong lễ hội đền Nguyễn Xí .............................................................. 82 3.5. Con cháu dòng họ Nguyễn Đình với lễ hội đền Nguyễn Xí .......................... 84 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 90 CHƯƠNG 4: LỄ HỘI LÀNG SEN..................................................................... 91 4.1. Nguồn gốc lễ hội Làng Sen .............................................................................. 91 4.2. Không gian của lễ hội ....................................................................................... 96 4.3. Thời gian mở lễ hội .......................................................................................... 96 4.4. Ý nghĩa, giá trị và những thành tựu của lễ hội Làng Sen ............................... 98 4.5. Một số đề xuất nâng tầm lễ hội làng Sen ...................................................... 104 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 111 CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI................................ 113 5.1. Đặc điểm của các lễ hội.................................................................................. 113 5.2. Các giá trị của lễ hội ....................................................................................... 118 5.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội ..................................... 123 Tiểu kết chương 5 .................................................................................................. 135 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 141 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 148 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lễ hội là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa tinh thần. Ở Việt Nam từ xưa tới nay đại bộ phận người Việt sống ở làng và làng nào cũng có lễ hội. Nghệ Tĩnh xưa (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh - nơi “địa linh” đã sinh nhiều “nhân kiệt”. Các vị danh nhân xứ Nghệ đã sống mãi trong lòng nhân dân nơi đây không chỉ qua những câu ca dao, hò, ví… mà còn được nhân dân tôn thờ tại các di tích và thông qua các hoạt động lễ hội. 1.1. Xứ Nghệ, quê hương của nhiều bậc danh nhân kiệt xuất từ xưa đã nổi tiếng "địa linh nhân kiệt". Tìm hiểu về Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ chúng ta thêm tự hào, biết ơn và trân trọng những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân, giáo dục truyền thống văn hóa và chống ngoại xâm của dân tộc. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ còn là môi trường để các loại hình nghệ thuật dân gian, các trò chơi dân gian có dịp thể hiện, phát triển. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ góp phần gắn kết các thành viên trong cộng đồng, là môi trường cộng cảm sâu sắc có tác động đến đời sống tình cảm, góp phần xây dựng tính cách và tâm hồn người dân xứ Nghệ, tâm hồn người Việt Nam "trọng nghĩa trọng tình" và giáo dục truyền thống ''uống nước nhớ nguồn''. Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ thể hiện bản sắc văn hóa xứ Nghệ, thể hiện lòng tự tôn dân tộc, thể hiện ước mơ, nguyện vọng và năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân, hướng con người đến với chân - thiện - mỹ, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống đương đại. 1 1.2. Trong nhiều thập kỷ qua, nhân dân ta phải dồn công sức của cải vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên các lễ hội trong nước nói chung, Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ nói riêng cũng bị vắng bóng một thời. Lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống giặc ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ thể hiện tình cảm, sự biết ơn của hậu thế đối với những người có công đối với lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức tôn vinh danh nhân, lễ hội là một trong những hình thức tôn vinh vừa trang trọng vừa gần gũi với đời sống cư dân xứ Nghệ. Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách quan như chiến tranh hay kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến việc nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội; có lúc người ta coi tổ chức lễ hội là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là mê tín dị đoan… nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một dần. Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại, lễ hội phát triển ồ ạt, không được định hướng một cách có tổ chức, khoa học và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội. Các nhà quản lý văn hóa đã nhận thức rõ hơn về lễ hội và coi lễ hội là nhu cầu thực sự, khách quan của nhân dân; nhu cầu này cần phải được thoả mãn một cách chính đáng. Tuy nhiên, họ lại phải đứng trước một tình huống quản lý không hề đơn giản: không thể đưa ra những quyết định cấm như thời kỳ trước đây, nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng phát triển ồ ạt của lễ hội hiện nay. 2 Văn hoá xứ Nghệ, trong đó có lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá trong lễ hội đã hình thành nên cốt cách tình cảm, diện mạo của văn hóa xứ Nghệ. Những lễ hội ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người dân xứ Nghệ. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ hội truyền thống và hiện đại ở tỉnh Nghệ An sẽ góp phần làm cho bản sắc văn hoá Việt Nam càng thêm rõ nét “đa dạng và thống nhất, thống nhất trong đa dạng”. Thông qua việc nghiên cứu các lễ hội tưởng nhớ danh nhân, luận án còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở cơ sở. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Với tinh thần đó và với tình cảm của một người con xứ Nghệ, chúng tôi chọn Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Trên cơ sở tập hợp, khảo tả và phân tích các tư liệu, luận án tập trung làm rõ những đặc điểm cùng những giá trị văn hoá của các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. - Chỉ ra những biến đổi của lễ hội tưởng nhớ danh nhân truyền thống và hiện đại trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của người Việt. - Bước đầu so sánh những tương đồng và khác biệt trong lễ hội tưởng nhớ danh nhân ở tỉnh Nghệ An. 3 - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống trong bối cảnh phát triển và hội nhập. 2.2. Nhiệm vụ - Tìm hiểu về các lễ hội tưởng nhớ các danh nhân xứ Nghệ góp phần làm rõ bức tranh văn hóa vùng miền. - Nêu bật vai trò và ý nghĩa của Các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ trong đời sống tâm linh của người dân Nghệ An - Hà Tĩnh. - Đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy những yếu tố tích cực và khắc phục những hạn chế của lễ hội trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ, trong đó tập trung chủ yếu vào lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí, lễ hội Làng Sen. 3.2. Phạm vi Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ (địa bàn nghiên cứu chính là ở tỉnh Nghệ An). Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại huyện Nam Đàn, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh, nơi diễn ra lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. 3.3. Vài nét về điểm nghiên cứu 3.3.1. Huyện Nam Đàn Huyện Nam Đàn là một vùng văn vật nổi tiếng, nhất là dọc hai bờ sông Lam. Đời Lê là huyện Nam Đường, đất khá rộng gồm 8 tổng ở tả ngạn sông Lam. Năm 1840 cắt bốn tổng làm huyện Lương Sơn. Đến năm 1886 đổi tên 4 như hiện nay. Thời cận đại cắt hai tổng cho Thanh Chương (Xuân Lâm, Đại Đồng), đổi lại lấy về một tổng của Thanh Chương (Nam Hoa). Nay có 23 xã và một thị trấn Nam Đàn. Cùng với Hưng Nguyên, Nam Đàn là vùng trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của nhiều triều đại. Xa xưa thời đại đồ đồng còn để dấu vết khá quan trọng ở Nam Đàn, đó là những hiện vật đồ đồng thau (cuốc, lưỡi cày, rìu, mũi nhọn, nhẫn...) và đồ đá mài (chày nghiền, mũi khoan, vòng tay...). Đặc biệt có nồi nấu đồng còn dính xỉ tại di chỉ rú Trăn, xã Nam Xuân. Nó chứng tỏ kỹ thuật luyện dồng thời đại Hùng Vương thực sự tiến hành tại chỗ, không phải mang từ đâu đến. Thế kỷ VIII, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa và xây thành đắp lũy ở đây. Sa Nam là lỵ sở của Nam Đàn. Các cuộc nổi dậy chống Pháp đều dùng mảnh đất này làm nơi tuyên truyền vận động. Như chúng ta đều biết, Nam Đàn là huyện có làng quê Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không những thế, đó là đất có truyền thống cách mạng. Ở đây cũng có làng quê Phan Bội Châu. Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đời đã lưu hành rất phổ biến những câu mà nội dung mang ước vọng có nhân tài ra đời làm cho nước thái bình thịnh trị, tựa như sấm ngữ: "Đụn Sơn phân giải (giới), Bò Đái thất thanh Nam Đàn sinh thánh" [22, 49] 3.3.2. Huyện Nghi Lộc: Trong gần nghìn năm Bắc thuộc, danh xưng và diên cách của huyện Nghi Lộc (ngày nay) có nhiều thay đổi: từ huyện Dương Thành (thời Ngô) đến Dương Toại (thời Tần) và Phô Dương (thời Đường). Đến nhà Trần mới tách làm đôi, một nửa thuộc về bờ bắc sông Lam huyện Tân Phúc, thuộc Vinh là Chân Phúc. Có thuyết nói là Nghi Chân (Dương Tử Mỹ "Nghệ Tĩnh sơn thủy vịnh"- sách Hán chép tay). Đến đời Tây Sơn Chân Phúc đổi làm Chân Lộc, từ trước thuộc phủ Anh Sơn, đến đời Nguyễn mới cho lệ thuộc phủ Đức Quang gồm 5 tổng (Thượng Xá, La Vân, Vân Trình, Kim Nguyên, Đặng Xá). 166 xã, thôn, phường, trang, sau cách mạng thêm vài làng của tổng Hải Đô (Hưng Nguyên), hợp thành 38 xã và một thị trấn. Đất ở 5 đây hầu hết là cát do biển mới bồi đắp mà thành, nói chung không được mầu mỡ như các huyện khác. Có câu: "Được mùa Chân Phúc đổ trúc vô nồi" ý nói dù được mùa thì lúa cũng chẳng có bao nhiêu không nhiều bằng khoai"[22, 39]. 3.3.3. Thành phố Vinh: Nằm trên đất của hai xã Yên Trường và Vĩnh Yên, Nghi Lộc. Thời Hậu Lê chính quyền phong kiến thường đóng dinh tại đây, nên gọi là Vĩnh Dinh (quen gọi là Vịnh), có chợ gọi là chợ Vịnh, có kênh là kênh Vịnh. Sau này thực dân gọi chệch là Vinh. Nguyễn Huệ đã từng đóng tại bản doanh, tại đây. Thời Nguyễn, vì trấn trị Nghệ An cũ bị sông xói lở, nên Gia Long cho dời đến đây đắp lũy đất (1803). Đến Minh Mạng, thành mới được xây quy mô bằng đá và gạch. Thành cao một trượng, có tường lũy cao 2,5 thước chu vi 603 trượng. Đứng từ xa nhìn lại như một con hải sâm, có người cho giống con rùa, nên cũng gọi là Quy Thành (Thành rùa), đặc biệt là thành có 4 cửa, duy có cửa hậu (Phía Bắc) là thường xuyên bị tấn lại vì sợ hung thần quấy nhiễu. Cũng một kiểu như thế ở thành Thanh Hóa, nhưng tấn lại ở đây lại là Cửa Tiền (phía Nam). Vì thế mới có câu: "Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu". Năm 1898, chính quyền thực dân bắt đầu cho xây dựng thành phố Vinh. Vào năm 1930 nó chiếm diện tích khoảng 20 cây số vuông, có 10 phố, số dân khoảng 20.000 người. Trước cuộc kháng chiến chống Pháp ta đã triệt để phá dỡ, kể cả thành tỉnh cũng như đối với thành phủ Diễn Châu. Một lão nông đã cảm khái bằng mấy câu giặm vè: ... thành Nghệ An vững bền nhất đẳng Cũng phá hoại thành bình dương. Nói với kẻ có ruộng có nương Chớ nên đóng mục (mốc) lim cho cổ thụ. Đó là cái triết lý mang ý nghĩa nhân sinh khá sâu sắc xuất hiện vào thời gian bảy năm trước ngày cải cách ruộng đất, nhưng dễ mấy ai đã hiểu được. Sau đó thành phố lại được xây lên, nhưng chưa được bao lâu nó lại đến lượt bị "giặc trời" Mỹ phá hoại hầu như hoàn toàn. Đối lại, chỉ riêng lực lượng phòng 6 không của thành phố Vinh cũng đã hạ được 146 máy bay đủ các loại và hai lần được Bác tặng cờ. Từ đống gạch vụn, ngày nay thành phố Vinh đã cất mình dậy đàng hoàng và quy mô hơn trước nhiều. Nằm bên bờ sông Lam, con sông đẹp được xếp hạng vào đầu nhà Nguyễn. Từ xưa nó có cái tên dân gian khá phổ biến là Rum: "Núi Hồng ai đắp mà cao Sông Rum ai bới ai đào mà sâu" Rum là mầu đẹp, xanh pha trộn với đỏ trở thành mầu tim tím, gần với mầu điều. Có chàng trai trong câu hát giặm đã hứa nhuộm cho ý trung nhân cái quai nón thượng một mầu vừa ý nhất: "Nhuộm rum cho em đội, nhuộm điều cho em đội !"Trước thời Lê đã từng có người ghi sông này là Thanh Long (rồng xanh). Nhưng từ đời Lê trở về sau, cái tên Lam - xanh sẫm - được đem dùng thay cho tên Rum [22, 52]. Mặc dầu màu lam chưa hẳn đúng với màu rum nhưng dường như được nhiều nho sĩ chấp nhận. Các huyện, thành cạnh dòng Lam giang là quê hương của ví phường vải mà Nam Đàn hẳn là trung tâm. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nhất là văn hóa cổ truyền của dân tộc. Bởi, lễ hội là sản phẩm của quá khứ, chịu sự tác động và biến đổi của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học/Nhân học văn hoá - xã hội kết hợp với một số phương pháp Văn hoá học, Sử học... Các phương pháp chủ yếu là điền dã dân tộc học với các công cụ chính: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, họp cộng đồng,... được thực hiện tại các làng, xã có lễ hội nhằm thu thập thông tin định lượng và định tính. 7 Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do tác giả luận án thu thập tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả đã kế thừa một phần nội dung luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học được Hội đồng chấm luận án đánh giá với kết quả xuất sắc năm 2008. Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều đợt (tháng giêng các năm 2013, 2014, 2015) và tháng 5 dương lịch các năm 2013, 2014, 2015 ở địa bàn huyện Nam Đàn, Nghi Lộc và thành phố Vinh để tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí, lễ hội làng Sen. - Quan sát tham dự các lễ hội từ lúc chuẩn bị lễ hội đến diễn trình lễ hội và dư âm của nó sau lễ hội. Đây là phương pháp quan trọng nhất để thu thập tài liệu xây dựng luận án. - Phỏng vấn sâu những người có uy tín trong cộng đồng: người già, chủ hộ gia đình, trưởng dòng họ, phụ trách các hội, đoàn thể, tổ chức tại địa phương. Đối tượng thảo luận nhóm là: lãnh đạo địa phương, những người già có uy tín, nhóm nam chủ hộ từ 40 tuổi trở lên, nhóm nam chủ hộ dưới 40 tuổi; nhóm nữ 15- 40; 40 trở lên; nhóm theo hội, phường, nghề nghiệp... - Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc tổ chức các hình thức trao đổi, toạ đàm tại địa phương. - Sử dụng phương pháp thống kê, kế thừa và phân tích các kết quả nghiên cứu đã có, cũng như các tài liệu thứ cấp liên quan ở địa phương và Trung ương. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo thêm những luận điểm có tính hệ thống từ những công trình nghiên cứu đã được công bố như sách, báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu từ các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ; các tài liệu thư tịch: thần tích, hương ước, văn bia, sắc phong… và hồ sơ di tích của các đền, đình, chùa - không gian linh thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản về chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; các số liệu thống kê của Trung ương và địa phương; các tài liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. 8 - Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận vùng văn hóa. Vùng văn hóa được biểu hiện trên nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần. Qua đó, chúng ta thấy được nét độc đáo của lễ hội ở vùng quê xứ Nghệ. 4.3. Cách tiếp cận Luận án tiếp cận dưới góc độ Nhân học, do đó nghiên cứu thể hiện tính hệ thống và sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu theo các bước: - Tiếp cận liên - đa ngành Đối tượng nghiên cứu của luận án là lễ hội liên quan đến các danh nhân với các đặc điểm mang tính truyền thống và hiện đại. Vì vậy tiếp cận liên - đa ngành Dân tộc học/Nhân học kết hợp với một số ngành khoa học liên quan khác như: Văn hóa học, Sử học sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. - Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống được sử dụng để phân tích mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá. Theo đó, những vấn đề liên quan đến lễ hội cần đặt trong mối quan hệ chung của xứ Nghệ, bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ những mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá … của các cộng đồng dân cư, nhất là khi đề xuất các các giải pháp bảo tồn và phát huy các lễ hội tưởng nhớ các danh nhân. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa phương của người Việt ở tỉnh Nghệ An. - Luận án bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản trong lễ hội tưởng nhớ danh nhân cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút ra những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Luận án cung cấp những cứ liệu thực tế về các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống giặc ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ. Qua việc đi sâu tìm hiểu về các lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn Xí và lễ hội làng Sen để thấy rõ được đặc trưng văn hóa của vùng này. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội phục vụ công cuộc phát triển hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử văn hóa địa phương, lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc và tôn vinh các vị danh nhân Mai Thúc Loan, Nguyễn Xí, Hồ Chí Minh. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có 5 chương, gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Lễ hội đền Vua Mai Chương 3: Lễ hội đền Nguyễn Xí Chương 4: Lễ hội làng Sen Chương 5: Đặc điểm và giá trị của lễ hội 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về lễ hội là mảng đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước tham gia. Các cuộc Hội thảo khoa học quốc tế, Hội thảo khoa học quốc gia, sách báo viết về lễ hội truyền thống Việt Nam được xuất bản. 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Trên phạm vi toàn quốc Trong các loại hình của văn hóa dân gian, lễ hội là loại hình được sưu tầm và nghiên cứu tương đối muộn màng. Thời kỳ từ thế kỷ X đến năm 1858, các nhà nho chỉ quan tâm ghi chép lại các huyền thoại, thần tích về các thần được người dân ở các làng quê thờ phụng mà ít ghi chép sự phụng thờ các vị thần ấy của người dân ở các làng quê. Phải chăng, điều này do quan niệm của các nhà nho hay do truyền thống văn hóa Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu Đông Dương, trong đó có Việt Nam, của người Pháp được tăng lên với nhịp độ đáng kể với nguyên cớ như viên toàn quyền Đông Dương P. Doumer từng viết: Muốn cai trị tốt dân tộc thuộc địa thì điều trước hết phải hiểu tường tận dân tộc được cai trị. Lễ hội cổ truyền là một thành tố của văn hóa dân gian được các trí thức người Pháp, có khi là linh mục, có khi là công chức quan tâm nghiên cứu. Năm 1915, khi viết về phong tục tập quán, Phan Kế Bính cũng dành nhiều trang trong cuốn Việt Nam phong tục để viết về việc Thờ thần, Việc tế tự, nhập tịch, Đại hội, Lễ kỳ an. Tuy không miêu tả một lễ hội nào cụ thể, nhưng những nhận xét về lễ hội cổ truyền của ông là rất xác đáng. Năm 1930, Nguyễn Văn Khoan khi nghiên cứu về ngôi đình của người Việt đã dành ba mục: Các buổi cúng tế trong đình, Tục lệ thờ cúng, Một số hèm đặc biệt để đề cập đến phần văn hóa phi vật thể gắn bó với ngôi đình. Chính đây lại là những thành tố của lễ hội cổ truyền gắn bó với môi 11 trường xã hội của văn hóa, nói cách khác, ngôi đình là môi trường diễn xướng, là không gian của lễ hội cổ truyền. Thành công sớm của các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền phải kể đến Nguyễn Văn Huyên. Ông là người tiếp thu được nhiều kinh nghiệm của học thuật Pháp và do đó đã để lại những công trình khảo cứu rất có giá trị. Năm 1938, khi cho ra mắt bạn đọc cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh có đề cập đến lễ hội cổ truyền trong phần Tín ngưỡng và tế tự. Lễ hội không là đối tượng được ông đề cập nhưng những ghi chép của ông vẫn có nhiều tác dụng cho việc nghiên cứu về lễ hội của các thế hệ sau. Bẵng đi mấy năm từ 1945 đến 1954, hầu như lễ hội cổ truyền không được chú tâm nghiên cứu, sưu tầm. Lý do chính phải chăng là khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến cho những lễ hội cổ truyền không được mở, nên việc sưu tầm, nghiên cứu về nó cũng chưa được phát triển. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời chia cắt, việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội ở hai miền diễn ra khác nhau, cùng phương pháp và động cơ cũng có khác nhau [109, tr.15-19]. Ở miền Bắc, từ sau năm 1954, việc sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cổ truyền có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, việc sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Những năm 1954 - 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đòi hỏi chúng ta phải tập trung sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt khác, do nhiều tác động của chiến tranh, cho nên lễ hội cổ truyền tạm lắng xuống. Ở miền Nam, cũng trong thời điểm này, Toan Ánh là người có đóng góp rất lớn vào công việc sưu tầm và nghiên cứu về lễ hội cổ truyền việt Nam [109, tr.20-21]. Nghiên cứu về lễ hội ở Việt Nam nói chung đã có những công trình như Hội hè đình đám của Toan Ánh với quyển thượng và quyển hạ, do nhà xuất bản Nam Chi ấn hành năm 1969 - 1974, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1992. Toan Ánh sinh ra trên đất Bắc, sống ở miền Nam trước 12 năm 1975, với Toan Ánh viết về lễ hội cổ truyền như một cơ hội để đánh thức những kỷ niệm xưa cũ về quê hương của mình. Ngoài những phần khảo cứu, tác giả tập trung miêu thuật các lễ hội cổ truyền trên mọi miền đất nước. Với 54 lễ hội cổ truyền, công trình này là bộ sưu tập đầu tiên, dày dặn về lễ hội Việt Nam [109, 20]. Trong các hội quê, tác giả đã phân biệt lễ hội trong cả nước thành ba loại: một là các hội về lịch sử liên quan tới các nhân vật lịch sử được dân làng thờ phụng làm thần linh, hoặc liên quan tới một sự kiện lịch sử được dân chúng kỷ niệm; hai là các hội về tôn giáo; ba là các hội về phong tục. Viết về mỗi hội tác giả đã lần lượt trình bày: nơi và ngày có hội, thần tích, các trò vui trong ngày hội [5, tr.9 - 10]. Quyển thượng gồm hai chương: chương 1, hội hè về kỷ niệm lịch sử; chương 2, hội hè về tôn giáo. Quyển hạ gồm chương 3, hội hè về phong tục và chương 4, những đặc tính của cổ tục Việt Nam trong hội hè đình đám. Tác giả không chỉ cung cấp cho chúng ta về thời gian, không gian và nội dung của những lễ hội dân gian Việt Nam mà còn dành tới 33 trang [6, tr.9 - 42] khái quát chung về mục đích và giải thích những khái niệm cơ bản nhất của lễ hội. Có thể xem đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về lễ hôi ở Việt Nam trên phạm vi rộng, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỷ XX, do hoàn cảnh khách quan, đặc biệt là do chiến tranh và một số lý do khác nữa mà lễ hội ở Việt Nam nói chung không thể tổ chức được, hoặc nếu có được tổ chức thì quy mô và nhiều nghi thức của nó cũng bị hạn chế. Cũng vậy, đề tài về lễ hội ở Việt Nam một thời gian dài đã bị “vắng bóng”. Trước năm 1975, hai miền Nam Bắc cách trở, lễ hội và những bài viết về lễ hội Việt Nam ít người quan tâm. Năm 1977 trong bài Hội làng trung du [144], Lê Thị Nhâm Tuyết đã chia hội làng ra thành năm loại. Năm 1984, Lê Thị Nhâm Tuyết tiếp tục trình bày Nghiên cứu về hội làng cổ truyền của người Việt [145]. Những nhận xét ban đầu của tác giả quả thú vị với những tư liệu mà tác giả đã thu thập được. Đến 13 những năm 80 của thế kỷ XX trở lại nay, các nhà khoa học mới thực sự chú ý tới mảng đề tài lễ hội nhiều hơn. Hàng loạt các công trình, bài viết, hội thảo khoa học tập trung nghiên cứu về lễ hội, đặc biệt là lễ hội dân gian truyền thống. Các bài viết nghiên cứu về lễ hội dưới nhiều góc độ khác nhau: Lê Trung Vũ miêu thuật lại và đối sánh Diễn xướng cổ truyền và lễ hội quần chúng mới [152], khẳng định vai trò quan trọng của Lễ hội - một nhu cầu văn hóa xã hội [153] và nhấn mạnh Lễ hội - một vấn đề thời sự [154]. Cũng thời gian này, Trần Quốc Vượng trong bài viết Lễ hội - một cái nhìn tổng thể [156] giúp chúng ta hiểu về lễ hội một cách đầy đủ hơn. Tôn Thất Bình viết về Lễ hội dân gian [14] đã đưa ra cách phân loại lễ hội riêng qua việc khảo sát thực địa các lễ hội dân gian Thừa Thiên - Huế. Năm 1984, Thu Linh và Đặng Văn Lung đã cho ra mắt độc giả cuốn sách Lễ hội "truyền thống và hiện đại" đã góp phần đáng kể trong việc nghiên cứu về lễ hội nói chung [94]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu dân tộc học, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cuối những năm 80 đã có cái nhìn mới trong việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam. Đến những năm 90 của thế kỷ XX trở lại nay, việc nhìn nhận lễ hội với ý nghĩa đích thực và tính tích cực của nó trong đời sống nhân dân Việt Nam đã được ban, ngành các cấp và các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực quan tâm nhiều hơn. Ngoài hai công trình nghiên cứu tập thể Lễ hội cổ truyền và Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hội hiện đại, các tác giả còn công bố trên các tạp chí chuyên ngành những bài viết về lễ hội như Phan Hữu Dật đã cung cấp Văn hóa lễ hội của các dân tộc Đông Nam Á [26], Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam [27]. Lưu Danh Doanh đã trình bày Môi trường lễ hội - nơi giữ gìn hoạt động múa dân gian của người Việt [32]. Lê Đức Quý đánh giá Thực trạng lễ hội dân gian cổ truyền ở nước ta hiện nay [45]. Hồ Hoàng Hoa đề cập tới Tính thẩm mĩ dân tộc trong lễ hội Việt Nam [66] và 14 nhấn mạnh Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng [68]. Hà Tiến Hùng nghiên cứu về Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam [73]. Phan Khanh viết về Bảo tàng di tích lễ hội [78]. Lê Văn Kỳ Tìm hiểu lễ hội nông nghiệp Việt Nam [87],[88],[89]. Nguyễn Quang Lê Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ [90]. Trần Quang quan sát Những điều trông thấy từ các hội đền, chùa [117]. Trần Hữu Sơn quan tâm tới Đặc điểm của món ăn trong lễ hội [124]. Ngoài những công trình nghiên cứu về lễ hội ở những bình diện khác nhau nói trên, hàng loạt các công trình chỉ đơn thuần thống kê lễ hội phục vụ cho việc tra cứu và khách du lịch như: Hội hè Việt Nam [133] do Trương Thìn chủ biên, 60 lễ hội truyền thống Việt Nam [116] của đồng tác giả Thạch Phương và Lê Trung Vũ; Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương công bố cuốn Lịch lễ hội [155] với 387 lễ hội. Từ điển lễ hội Việt Nam [132] của Bùi Thiết, Từ điển di tích văn hóa Việt Nam [137] của Ngô Đức Thọ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật biên soạn và cho ra mắt độc giả cuốn Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam [109] với 212 lễ hội của các vùng văn hóa: Tây Bắc – Việt Bắc, châu thổ Bắc Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; Tổng cục du lịch Việt Nam ấn hành sách hướng dẫn du lịch Non nước Việt Nam [139]; Minh Anh - Hải Yến - Mai Ký đã tập hợp 25 lễ hội đặc sắc ở Việt Nam [4]; Đoàn Huyền Trang sưu tầm và biên soạn Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam [140]. Phạm Trình - Trần Minh tập hợp, chọn lọc 322 lễ hội cả nước cho ra mắt độc giả cuốn sách Hành trình lễ hội Việt Nam [141], trong đó có 73 lễ hội tiêu biểu của 15 tỉnh trung du và miền núi phía bắc, 70 lễ hội của 10 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, 57 lễ hội của 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, 60 lễ hội của 8 tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, 22 lễ hội của 5 tỉnh Tây Nguyên, 40 lễ hội của 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Trong số các công trình kể trên, đáng lưu ý là công trình Lễ hội cổ truyền do Lê Trung Vũ chủ biên, xuất bản năm 1992. Cuốn sách là công trình 15 của tập thể các nhà khoa học Phan Đăng Nhật, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính, Lê Văn Kỳ, Lê Trung Vũ. Công trình này đã khẳng định vai trò quan trọng của Lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong chương 1: ‘‘Lễ hội là một bộ bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống về đời sống tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau’’[150, tr.15]. Ở chương 2, Ngô Đức Thịnh đã làm sáng rõ Môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử của sự hình thành lễ hội: ‘‘Nếu như nói một trong những truyền thống, đặc trưng của xã hội Việt Nam cổ truyền là tính CỘNG ĐỒNG, thì chính cái truyền thống và đặc tính đó đã được sản sinh và lưu giữ bền vững trong làng xã. Đây là tính cộng đồng của công xã nông thôn thời kỳ chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, mà những tàn dư của nó còn tồn tại dai dẳng, thậm chí đến cả thời kỳ tư bản chủ nghĩa’’[150, tr.25]. Chương 3 Nguyễn Xuân Kính tập trung trình bày Lịch sử lễ hội của người Việt ở Bắc Bộ. Chương 4: Cơ cấu và việc tổ chức lễ hội, Lê Văn Kỳ đi sâu phân tích các thành tố của lễ hội và những hiện tượng liên quan đến lễ hội. Chương 5: Về việc phân loại lễ hội ở Việt Nam, Lê Trung Vũ đã giới thiệu những cách phân loại lễ hội của các nhà nghiên cứu lần lượt theo thời gian phát biểu từ năm 1976 đến năm 1990. Lê Thị Nhâm Tuyết khi phân loại đã dựa vào tiết mục chính yếu hoặc đặc sắc nhất của hội làng và căn cứ vào sự phân tích dân tộc học về ý nghĩa và cội nguồn khác nhau của hội làng mà chia ra năm loại hình hội lễ: loại hình hội lễ nông nghiệp; loại hình phồn thực giao duyên; loại hình văn nghệ, giải trí; loại hình “hội thi tài”; loại hình “hội lịch sử”. Trịnh Cao Tưởng chia thành sáu loại lễ hội: "hội liên quan tới tín ngưỡng nông nghiệp cổ truyền; hội mùa biểu hiện các hình thức thượng võ; hội liên quan tới anh hùng dựng nước, giữ nước và nhân vật lịch sử; những ngày hội văn hóa; những ngày hội tập trung tại chùa lễ phật; hội hè tế lễ ở các làng mang màu sắc Đạo giáo. Nguyễn Khắc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan