Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất do đảng ta chủ trương thành lập từ năm...

Tài liệu Các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất do đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945.doc

.DOC
11
1920
139

Mô tả:

CÁC HÌNH THỨC MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT DO ĐẢNG TA CHỦ TRƯƠNG THÀNH LẬP TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 TRƯỜNG THPT THÁI BÌNH CHUYÊN A. MỞ ĐẦU Mặt trận dân tộc thống nhất có vai trò quan trọng trong việc tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mỗi một thời kì lịch sử. Chính vì vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930, đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) đã chú ý đến công tác mặt trận dân tộc thống nhất. Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo nêu rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ, phong kiến. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng phải lôi kéo các tầng lớp nhân dân khác về phe vô sản giai cấp”. Thực tiễn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 đã khẳng định vai trò, vị trí của Mặt trận dân tộc thống nhất. Đây là một trong những nhân tố thắng lợi của cách mạng; là vũ khí không thể thiếu được để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là lực lượng to lớn của cách mạng”. Xuất phát từ tầm quan trọng của Mặt trận dân tộc thống nhất trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, Tôi quyết định chọn vấn đề này để giảng dạy cho HSG QG. Về phương pháp giảng dạy vấn đề trên, chúng tôi thấy việc trình bày đầy đủ, khoa học các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng chủ truơng thành lập từ năm 1930 đến năm 1945 dưới dạng bảng biểu, không chỉ nhằm giúp HSG QG thấy được vai trò, vị trí của từng Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất là vai trò, vị trí của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945; mà còn giúp các em rèn kỹ năng hệ thống hóa một đơn vị kiến thức cơ bản trong khóa trình tìm hiểu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 19301945 và ghi nhớ có lựa chọn những kiến thức đó theo một chủ đề nhất định. Xuất phát từ những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định lực chọn vấn đề “Các hình thức mặt trận 2 dân tộc thống nhất do Đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945” (được đề cập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 THPT) làm nội dung giảng dạy và lựa chọn phương pháp ôn tập vấn đề này qua việc hệ thống hóa kiến thức dưới dạng bảng biểu nhằm giúp HSG QG nắm chắc hơn đơn vị kiến thức cơ bản của vấn đề đã lựa chọn. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp. B. NỘI DUNG 1. Về các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945, bao gồm: - Hội phản đế đồng minh Đông Dương - Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương). - Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương - Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) 2. Về phương pháp lập bảng a/ Lập bảng hệ thống hóa hóa kiến thức là một biện pháp sư phạm có tác dụng ghi nhớ có lựa chọn những kiến thức cơ bản theo một chủ đề nhất định. Qua đó khôi phục bức tranh chung về một sự kiện, một thời kì lịch sử, một quá trình hoạt động của một nhân vật, hay diễn biến của một phong trào. 3 Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức (theo chủ đề), học sinh cần phải hiểu rõ vấn đề được đặt ra để lựa chọn những kiến thức phù hợp. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức cần phải chia ra các cột, nội dung mỗi cột là một đề mục, các cột hợp thành một hệ thống, giải quyết chủ đề được đặt ra. b/ Để giải quyết vấn đề đang được đặt ra, chúng tôi lấy ví dụ minh họa sau: “Lập bảng về các hình thức mặt trận thống nhất do Đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945” (được đề cập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 THPT) theo nội dung sau: STT Thời gian Tên gọi Mục tiêu Hoặc: “Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản các hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1930-1945 (được học trong chương trình lịch sử lớp 12 THPT). (Có thể trình bày bằng cách lập bảng theo các nội dung sau: tên hội nghị và thời gian, hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản). Trước những vấn đề nêu trên, Học sinh cần tìm cách làm bài sao cho tốt nhất. Yêu cầu chung cho cả hai vấn đề được đặt ra ở trên là đòi hỏi học sinh phải chú ý các điểm chủ yếu sau: 4 - Đọc kĩ đề thi để khỏi lạc đề. Ở cả hai đề thi trên đều đòi hỏi học sinh phải lập bảng kê kiến thức, chứ không phải viết bài trình bày. Trong các kì thi HSG QG môn Lịch sử không ít học sinh đã viết bài tự luận, chứ không phải lập bảng kê kiến thức. - Suy nghĩ để hiểu rõ nội dung của đề thi. Ví như, vấn đề về các hội nghị của Đảng trong giai đoạn 1930-1945, điều quan trọng là làm rõ hoàn cảnh triệu tập và nội dung cơ bản mang tính đặc trưng của từng hội nghị. - Khi lập bảng kê kiến thức không phải ghi tất cả sự kiện, nhân vật, địa danh… mà điều quan trọng là phải biết lựa chọn đơn vị kiến thức nào tiêu biểu, sát hợp với chủ đề. c/ Điểm số dành cho kiểu bài lập bảng kê kiến thức không quá 3-4 điểm, nếu dồn quá nhiều thời gian cho câu này, sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của bài thi. Hơn nữa, loại bài tập hệ thống hóa kiến thức đòi hỏi thí sinh nêu các sự kiện cơ bản, tiêu biểu, diễn đạt ngắn gọn chứ không chi tiết, rườm rà. d/ Từ yêu cầu chung về phương pháp, cách thức tiến hành loại bài tập hệ thống hóa kiến thức như nêu trên, chúng ta đi vào giải quyết cụ thể ví dụ minh họa: “Lập bảng về các hình thức mặt trận thống nhất do Đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945” (được đề cập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 THPT) theo nội dung sau: 5 STT Tên gọi Thời gian tồn tại Mục tiêu Ở ví dụ này, chúng tôi lựa chọn dạng câu hỏi có bảng hệ thống kiến thức cho sẵn. Tuy nhiên, trước khi làm bài, học sinh cần phải suy nghĩ, tự giải đáp các vấn đề được đặt ra trong bảng biểu trên: - Tên gọi, Học sinh cần xác định rõ, trong giai đoạn 19301945, Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất từ thời gian nào, tên gọi của từng mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi thời điểm, giai đoạn lịch sử. Cụ thể như sau: +/ Hội phản đế đồng minh Đông Dương (chưa được xây dựng trên thực tế). +/ Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3-1938, đổi tên thành Mặt nhân thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương). +/ Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. +/ Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). - Thời gian tồn tại, sau khi xác định đúng tên gọi của các mặt trận ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể, học sinh cần xác định được thời gian tồn tại của mỗi mặt trận. Ví như, đối với Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, học sinh cần thấy rằng Mặt trận này được thành lập tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 6 11-1939 và tồn tại đến trước khi Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (5-1941)… - Mục tiêu của mỗi mặt trận, đây là mục quan trọng nhất, đòi hỏi học sinh tư duy ở mức độ cao hơn, nhằm xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi mặt trận sau khi được thành lập đối với sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam ở thời điểm mặt trận đó ra đời và tồn tại. Ví như, với Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, học sinh cần nhận thức rõ, mặt trận được thành lập là để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ ở Đông Dương, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và bọn phản động Pháp, giành quyền tự do dân chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình thế giới; Hoặc với Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), học sinh cần xác định được rằng, Mặt trận bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội cứu quốc nhằm “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cầu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Như vậy, qua đề thi hệ thống kiến thức về chủ đề trên, chúng ta nhận thấy rằng, để làm tốt bài thi, học sinh phải có kiến thức rộng và một trình độ khái quát cao. Chúng ta có thể tham khảo bài gợi ý dưới đây: 7 STT 1 Tên gọi Thời gian tồn Mục tiêu phản tại 11-1930 Tập hợp mọi lực lượng Hội đế đồng minh Đông Dương chống đế quốc ở Đông Dương (chưa được xây dựng trên thực 2 tế) - Mặt trận nhân dân phản 1936-1938 đế Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước, dân Đông Dương. chủ tiến bộ ở Đông Dương, đấu tranh chống - Đổi tên thành 1938-1939 chủ nghĩa phát xít và Mặt trận thống bọn phản động Pháp, nhất giành quyền tự do dân dân chủ Đông Dương chủ, cải thiện dân sinh và bảo vệ hòa bình thế 3 Mặt trận dân tộc 1939-1941 giới Đoàn kết rộng rãi các thống nhất phản tầng lớp, các giai cấp, đế Đông Dương các dân tộc, kể cả các cá nhân yêu nước ở Đông 8 Dương; chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít, giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc 4 Việt Nam độc 1941-1951 Đông Dương. Liên hiệp hết thảy các lập đồng minh giới đồng bào yêu nước, (gọi tắt là Việt không phân biệt giàu Minh) nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cầu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. Qua loại bài tập hệ thống hóa kiến thức theo chủ đề nêu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống kiến thức theo nhiều chủ đề khác nhau trong giai đoạn 1930 – 1945 hoặc trong các giai đoạn lịch sử trước và sau đó, hoặc các chủ đề xuyên suốt toàn bộ chương trình lịch sử lớp 12 về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. C. KẾT LUẬN 9 Môn lịch sử có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Điều này ai cũng nhận thức, song trên thực tế chất lượng học tập của học sinh vẫn thấp. Nguyên nhân chủ quan và khách quan của hiện tượng này có nhiều, trong đó có việc tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá. Việc giải quyết vấn đề này cần đồng bộ, toàn diện và quyết tâm đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam bao quát từ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945). Khi đối tượng giảng dạy giai đoạn lịch sử này là học sinh giỏi quốc gia, trên cơ sở kiến thức cơ bản mà học sinh đã được học, giáo viên cần phải xác định được những vấn đề có tính xuyên suốt trong toàn bộ giai đoạn, trên cơ sở đó viết thành một số chuyên đề giảng dạy để học sinh nắm vững và hiểu sâu hơn giai đoạn lịch sử này. Trên cơ sở các chuyên đề chuyên sâu đã được xác định, giáo viên cần xác định phương pháp giảng dạy, ôn tập cho học sinh. Một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng trong giai đoạn lịch sử này cần được hướng dẫn, giảng dạy cho HSG QG là vấn đề về Mặt trận dân tộc thống nhất. Và có nhiều phương pháp ôn tập 10 giúp học sinh nắm chắc vấn đề này, trong đó có phương pháp hệ thống hóa kiến thức lịch sử, qua đó giúp các em biết lựa chọn một số kiến thức chủ yếu, tiêu biểu, được hệ thống hóa để làm rõ hơn chủ đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Đệ (chủ biên), Lịch sử Việt Nam 1930-1945, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1995. 2. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 3. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Các loại bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử, NXB Đại học sư phạm, 2003. 4. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông (Một số chuyên đề), Nxb Đại học Sư phạm, 2005. 5. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Lược sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất trong cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995. 6. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Một só vấn đề về lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan