Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học ...

Tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc việt nam

.PDF
106
516
117

Mô tả:

Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HUYỀN CÁC HÌNH THỨC BẢO TỒN NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN, 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ HUYỀN CÁC HÌNH THỨC BẢO TỒN NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Văn Hộ THÁI NGUYÊN, 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Thị Huyền Xác nhận Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn khoa học của khoa Tâm lý giáo dục i Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ -Người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, khoa Tâm lý - Giáo dục và phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và các em học sinh trường Tiểu học Hoá Thượng 1 và trường Tiểu học Linh Sơn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và khảo nghiệm. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên lớp Giáo dục học K19, những người luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả luận văn Hoàng Thị Huyền ii Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan .................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ...........................................................................................................iii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt............................................................. iv Danh mục các bảng ......................................................................................... v Danh mục các biểu đồ .................................................................................... vi MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ..........................6 Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC ...............................................................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................. 6 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ......................................................... 9 1.1.3. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và ngôn ngữ dân tộc ........................................................................... 12 1.2. Những khái niệm công cụ ...................................................................... 18 1.2.1. Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc .............................................................. 18 1.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc................................................................. 22 1.2.3. Khái niệm bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ........ 25 1.2.4. Bảo tồn ngôn ngữ DTTS thông qua quá trình dạy hoc ................. 25 1.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn ngôn ngữ DTTS .................... 30 1.4. Đặc điểm của học sinh tiểu học trong quá trình dạy học ........................ 32 Kết luận chương 1 ........................................................................................ 36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN NGÔN NGỮ ................................. 37 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DẠY HỌC ............................................... 37 Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG ĐÔNG BẮC ........................................... 37 2.1. Một số đặc điểm về vùng Đông Bắc Việt Nam ...................................... 37 iii Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn 2.2. Khảo sát thực trạng bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc .................................................................... 40 2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 40 2.2.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 40 2.2.3. Nội dung khảo sát .......................................................................... 41 2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................... 41 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học ............................................................................. 42 2.3.1. Thực trạng bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong cuộc sống hàng ngày của học sinh và phụ huynh học sinh ...................................... 42 2.3.2. Thực trạng bảo tồn ngôn ngữ DTTS ở trường tiểu học Hoá Thượng 1 và Linh Sơn ............................................................................. 51 Kết luận chương 2 ........................................................................................ 65 Chƣơng 3. MỘT SỐ HÌNH THỨC BẢO TỒN NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG ĐÔNG BẮC .................................................................................................. 67 3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học ................................................. 67 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học (được quy định tại điều 27, chương II luật giáo dục 2005) ..................... 67 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tôn trọng nhân cách đối tượng và yêu cầu hợp lý với đối tượng giáo dục .................................................................. 67 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. ....................................................................... 68 3.1.4. Nguyên tắc tự nguyện, lồng ghép và có chọn lọc.......................... 68 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................... 69 3.2. Một số hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc .................................................................... 69 iv Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn 3.2.1. Tổ chức bài học trên lớp thông qua giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có sử dụng ngôn ngữ DTTS ...................................................... 69 3.2.2. Dạy tiếng DTTS như một môn học tự chọn .................................. 71 3.2.3. Thăm quan học tập......................................................................... 72 3.2.4. Học nhóm ....................................................................................... 73 3.3. Mối quan hệ giữa các hình thức ............................................................. 74 3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các hình thức ................... 74 3.4.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 74 3.4.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 74 3.4.3. Nội dung khảo sát .......................................................................... 75 3.4.4. Phương pháp khảo sát .................................................................... 75 3.4.5. Kết quả khảo sát............................................................................. 75 Kết luận chương 3 ........................................................................................ 79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 83 PHỤ LỤC v Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ STT Viết tắt 1 Cán bộ quản lý CBQL 2 Dân tộc DT 3 Học sinh HS 4 Thiểu số TS 5 Trung bình cộng (mức độ) X iv Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc thiểu số ........ 42 Bảng 2.2: Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của phụ huynh học sinh ........................................................................................ 49 Bảng 2.3: Hoàn cảnh sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh người dân tộc thiểu số ......................................................................................... 50 Bảng 2.4: Mức độ cần thiết của việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ................................................................................ 51 Bảng 2.5: Những ngôn ngữ học sinh nên học ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay ........................................................................................ 52 v Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Khả năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của phụ huynh học sinh .................................................................................... 43 Biểu đồ 2.2: Các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại địa phương mà phụ huynh được tiếp xúc ......................................... 44 Biểu đồ 2.3 : Các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại địa phương mà học sinh được tiếp xúc ............................................ 46 Biểu đồ 2.4: Khả năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của giáo viên ...... 54 Biểu đồ 2.5: Mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong quá trình dạy học .............................................................. 56 Biểu đồ 2.6: Mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các hình thức sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học .................................... 58 Biểu đồ 3.1: Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của các hình thức ..... 75 Biểu đồ 3.2: Ý kiến của giáo viên về mức độ khả thi của các hình thức ........ 77 Biểu đồ 3.3: Ý kiến của giáo viên về mức độ hiệu quả của các hình thức ..... 78 vi Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hoá đã và đang mang lại những thay đổi trên quy mô toàn thế giới mà phần nổi dễ được nhận biết đó là sự thay đổi về kinh tế. Cùng với dòng chảy toàn cầu hoá đối với kinh tế là toàn cầu hoá đối với khoa học, công nghệ, thông tin, văn hoá và ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư cách vừa là công cụ giao tiếp vừa là một phần của văn hoá, có chức năng phản ánh mọi đổi thay của xã hội, đồng thời có chức năng tác động vào xã hội, góp phần làm thay đổi xã hội như một xung lực. Cũng như đối với kinh tế và các lĩnh khác khác, toàn cầu hoá có tác động cả tích cực và tiêu cực đến ngôn ngữ. Sự gia tăng các cuộc tiếp xúc giữa các quốc gia, DT ở mọi lĩnh vực trong đó đặc biệt có sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá đã tác động mạnh mẽ đến tiếp xúc ngôn ngữ. Hệ quả của các cuộc tiếp xúc này đã hình thành một xu hướng chung là, ngôn ngữ của các quốc gia lớn hơn, có nền kinh tế phát triển mạnh hơn cũng như ngôn ngữ của các DT phát triển mạnh hơn sẽ tác động đến ngôn ngữ của các quốc gia, DT còn lại. Kết quả của sự tác động này có thể làm cho ngôn ngữ các DTTS nghèo đi và tất yếu sẽ dẫn tới nguy cơ suy thoái. Việt Nam là một quốc gia đa DT. Trong 54 DT, tuy có khác nhau về quy mô dân số, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, nhưng mỗi DT đều có bản sắc văn hóa truyền thống với phong tục, tập quán, ngôn ngữ riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong đó có 53 DTTS với trên 13 triệu người, chiếm 13,8% dân số cả nước. Mỗi DT đều có tiếng nói riêng, một số DT có chữ viết riêng (gần 30 DTTS có chữ viết, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khơme, Nùng, H’Mông, Giarai, Êđê, Bana,…). Tuy nhiên, ngôn ngữ các DT ở nước ta phát triển không đồng đều, ngoài ngôn ngữ phổ thông, một số ngôn ngữ DTTS đang có nguy cơ bị mai một. 1 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn Trong suốt thời kỳ đấu tranh cách mạng, giành độc lập tự do cho DT dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ quốc ngữ luôn đồng hành cùng với mọi thắng lợi của cuộc cách mạng. Song song với dạy và học chữ quốc ngữ, Đảng và Chính phủ cũng rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, chữ viết của các DTTS. Có rất nhiều văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy việc học và dạy ngôn ngữ, chữ viết của các DTTS. Mới đây nhất, ngày 14/1/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác DT, trong đó khẳng định một trong những nguyên tắc cơ bản của công tác DT là: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”. Nghị định 05/2011/NĐ-CP cũng đề cập đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đối với các DTTS đã khẳng định: "Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộ c nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc". Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng ). Đây là vùng có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng. Với những nét đặc thù về tự nhiên, lịch sử- xã hội, lại là nơi sinh sống của nhiều đồng bào DTTS, Đông Bắc là vùng có nền văn hoá, ngôn ngữ phong phú, đa dạng và đặc sắc. Ngày nay, ngôn ngữ DTTS đã, đang và sẽ tiếp tục chịu một sức ép rất lớn trước ngôn ngữ của DT đa số để tồn tại. Bên cạnh đó, một bộ phận người DTTS cũng từ bỏ phong tục của mình và hòa nhập với những người không cùng ngôn ngữ. Bởi thế, họ càng ít có cơ hội để sử 2 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn dụng tiếng mẹ đẻ. Kết quả là ngôn ngữ của họ dần bị quên lãng và biến mất theo mức độ và thời gian hội nhập. Nhận thức được vị trí, vai trò của ngôn ngữ DTTS trong việc duy trì và phát triển văn hoá của đồng bào DTTS. Ở một số địa phương đã và đang đưa tiếng DTTS vào trong nhà trường, thực hiện quá trình dạy học và giáo dục học sinh bằng cả ngôn ngữ phổ thông và ngôn ngữ DTTS nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh DTTS hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên việc đưa ngôn ngữ DTTS vào quá trình dạy học cũng gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,… Như vậy, bảo tồn ngôn ngữ DTTS nói chung, bảo tồn ngôn ngữ DTTS ở vùng Đông Bắc nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng. Ngôn ngữ tộc người có được duy trì và phát triển hay không phụ thuộc phần nhiều vào chính đồng bào DTTS, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người có vai trò quyết định đối với sự tồn vong của nền văn hoá, ngôn ngữ tộc người trong tương lai. Xuất phát từ những điều đã trình bày trên đây cũng như góp phần bảo tồn văn hoá, ngôn ngữ DTTS, nâng cao chất lượng đào tạo học sinh DTTS, tôi đã lựa chọn: “Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc Việt Nam nhằm đề xuất một số hình thức bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học. Qua đó, góp phần bảo tồn ngôn ngữ DTTS và nâng cao chất lượng đào tạo HS nói chung, HS DTTS nói riêng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong quá trình dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc Việt Nam. 3 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học Bảo tồn ngôn ngữ DTTS có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở trường tiểu học. Nếu đề xuất được một hệ thống các hình thức tổ chức tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo tồn ngôn ngữ DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học. Khảo sát thực trạng hoạt động bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc. Xây dựng một số hình thức bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc Việt Nam. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Luận văn đi sâu nghiên cứu, đề xuất một số hình thức bảo tồn tiếng nói của đồng bào DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc. 6.2. Khách thể điều tra Đông Bắc là một vùng rộng lớn bao gồm nhiều tỉnh. Do thời gian hạn hẹp nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng các hình thức bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học tại tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là ở 2 trường tiểu học Hoá Thượng 1 và Linh Sơn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích tài liệu lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn Phương pháp điều tra bằng ankét, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong quá trình dạy học ở trường tiểu học. Chương 2: Thực trạng bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc. Chương 3: Một số hình thức bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc. Ngoài ra, luận văn còn có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục. 5 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN NGÔN NGỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Hiện nay, trên thế giới có gần 7000 thứ tiếng khác nhau, song số lượng ngôn ngữ được nói trên trái đất đang có xu hướng giảm nhanh. Theo đánh giá của UNESCO, có khả năng đến cuối thế kỷ XXI, số lượng các thứ tiếng khác nhau sẽ giảm còn một nửa. Mỗi tháng, trên thế giới mất đi hai ngôn ngữ, mà phần đông là những thứ tiếng của các DTTS. Có tới 96% ngôn ngữ chỉ được 4% dân số thế giới nói. Chính vì vậy UNESCO quyết định lấy ngày 21 tháng 2 là Ngày tiếng mẹ đẻ quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sự phong phú, đa dạng về ngôn ngữ. 1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài Mác – Lê-nin coi những vấn đề về chính sách ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ các DTTS nói riêng là vấn đề sống còn của một quốc gia. Trên cơ sở những tư tưởng vĩ đại của Mác – Ăng ghen, Lê-nin đã kế thừa và phát triển mang tính biện chứng vấn đề về DT và chính sách ngôn ngữ. Theo Lê-nin, sử dụng tiếng mẹ đẻ là quyền của các DT trong quốc gia đa DT, đa ngôn ngữ. Người viết: “Một nhà nước dân chủ phải thừa nhận vô điều kiện quyền tự do hoàn toàn của các ngôn ngữ dân tộc khác nhau và gạt bỏ bất cứ đặc quyền nào của một trong những ngôn ngữ đó”. [25, tr 50] Là nhà tư tưởng dân chủ triệt để, Lê-nin phản đối việc bắt buộc sử dụng một ngôn ngữ đối với mọi người dân. Người cho rằng mọi người đều yêu Tổ quốc của mình, đồng thời họ cũng yêu tiếng nói của DT mình, sự bắt buộc người dân phải nói ngôn ngữ khác không phải là ngôn ngữ DT mình sẽ làm cho họ đánh mất tình cảm và lòng tự hào DT. Chính vì vậy, Lê-nin đã đưa quyền học tập bằng tiếng mẹ đẻ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo 6 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn điều kiện cho người DT học tập bằng tiếng mẹ đẻ vào cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ở Nga, đạo luật về ngôn ngữ của Liên bang Nga được thông qua năm 1990 công nhận rằng tất cả các ngôn ngữ là một phần di sản văn hoá, lịch sử DT được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước thực hiện một chính sách ngôn ngữ trên cơ sở khoa học có khả năng bảo tồn mọi ngôn ngữ của các DT Nga và đảm bảo sự phát triển và nghiên cứu ngang bằng tất cả các ngôn ngữ đó. Mọi sự tuyên truyền thù địch và xúc phạm bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều bị ngăn cấm. Đạo luật chú ý đặc biệt tới việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các DT ít người. [14, tr 120] Trung Quốc là một quốc gia đa DT, các DTTS có số lượng quá ít so với DT đa số nhưng lại chiếm tới 60% lãnh thổ của đất nước. Mỗi DT có ngôn ngữ riêng dẫn tới tình trạng đa ngữ ở nước này. Cùng với sự phân tán lãnh thổ của ngôn ngữ các DT, tình trạng khác biệt giữa nhiều vùng khác nhau của ngôn ngữ phổ thông là đặc điểm quan trọng ảnh hưởng tới chính sách ngôn ngữ của quốc gia này. Chính vì vậy, chính phủ nước này thực hiện phương châm là bình đẳng trong quyền lợi và trách nhiệm giữa các DT. Theo phương châm đó, chính sách bình đẳng ngôn ngữ được lựa chọn và được hợp thức hoá về mặt pháp luật. Điều 4, Hiến pháp 1984 của quốc gia này nêu rõ: “Mọi dân tộc đều có quyền tự do sử dụng và phát triển ngôn ngữ và chữ viết riêng của mình”. Trong đạo luật của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1984 về vấn đề tự trị của các DT, Nhà nước đã có những quy định cụ thể về chính sách ngôn ngữ. Trong điều 49 của đạo luật này, Nhà nước “nêu yêu cầu có sự học tập qua lại của các ngôn ngữ, nghĩa là các cán bộ không phải là dân tộc Hán cần học tập và sử dụng tiếng Hán, còn những người dân tộc Hán thì phải học ngôn ngữ dân tộc của các vùng mà họ đang cư trú”. Như vậy, quy định trên đã nêu một giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm sự bình đẳng thật sự về ngôn ngữ ở 7 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn quốc gia đa DT này. Qua đó, góp phần giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của các DT, đặc biệt là ngôn ngữ của các DTTS. [14, tr 126] Singapore là một quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ. Trong đó, 75% số dân nói tiếng Trung Quốc, 15% nói tiếng Melayu và 7% nói các thứ tiếng Ấn Độ. Chính sách giáo dục trẻ em của Singapore quan tâm tới định hướng không quên cội nguồn trong khi vẫn tiếp tục đổi mới và duy trì khả năng phát triển công nghệ. Ở trường, HS được học ít nhất là hai thứ tiếng: Tiếng anh và tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ có thể là tiếng Tamin, tiếng Hoa hoặc là tiếng Melayu rất được chú trọng. Cách làm của Chính phủ Singapore thể hiện sự cố gắng nhằm gìn giữ và phát triển các giá trị văn hoá riêng của các DT sống trên lãnh thổ của quốc gia này. Với một bối cảnh ngôn ngữ trong đó người Trung Quốc chiếm số đông, nhưng ngôn ngữ của các DTTS khác vẫn được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và giảng dạy trong nhà trường mà không cản trở sự phát triển bền vững của xã hội. Ngược lại, tình trạng đó lại làm tăng thêm nét văn hoá độc đáo của đất nước, đồng thời góp phần quan trọng cho quá trình bảo tồn và phát triển ngôn ngữ DT. [14, tr 151] Ở Tây Ban Nha, Chính phủ thiết kế chương trình giáo dục dành cho cộng đồng DTTS nhằm mục đích đưa tiếng DTTS xứ Catalan và xứ Basque vào trong giảng dạy cùng với tiếng Tây Ban Nha. Ví dụ như chương trình ở xứ Catalan được thiết kế theo ba kiểu với các đặc điểm sau: (a) Dạy bằng tiếng Tây Ban Nha, còn tiếng Catalan được dạy như một môn học; (b) Dạy bằng tiếng Catalan, còn tiếng Tây Ban Nha được dạy như một môn học; (c) Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng như một phương tiện dạy học chủ yếu, tiếng Catalan được dạy như một môn học và dần dần được dạy cho phần lớn các khoá học. Như vậy, các DTTS trong vùng được học tập bằng cả ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông. Qua 8 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn đó, cộng đồng DTTS nơi đây vừa bảo tồn được ngôn ngữ của DT mình mà vẫn theo kịp sự phát triển của các DT đa số khác. [14, tr 159] Google- một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ đang thực hiện một dự án có tên “Những ngôn ngữ có nguy cơ biến mất” nhằm bảo vệ hơn 3.000 ngôn ngữ thoát khỏi nguy cơ "tuyệt chủng". Trang web của dự án có tên endangeredlanguages.com là nơi phối hợp trực tuyến nhằm bảo vệ tính đa dạng của ngôn ngữ trên thế giới. Thông qua trang web này mọi người có thể kiểm tra và chia sẻ nội dung về các ngôn ngữ có nguy cơ biến mất. Ông Rissman- người thực hiện dự án cho biết người sử dụng có thể tải lên trang web này các đoạn video, âm thanh hay những văn bản về các loại ngôn ngữ hiếm gặp, đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ hơn 3000 ngôn ngữ có nguy cơ biến mất này chính là bảo vệ tính đa dạng của văn hóa. Nó thể hiện sự tôn trọng những lớp người đi trước và cũng là sự khích lệ đối với thế hệ trẻ. [28] 1.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, DT Việt Nam luôn phát huy tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất, không cúi đầu trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Cũng trong quá trình ấy, DT Việt Nam ý thức rất rõ ràng về lòng tự hào, tự tôn DT, trong đó có việc bảo tồn, phát huy vốn ngôn ngữ, chữ viết riêng. Có rất nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo bàn về vấn đề ngôn ngữ và bảo tồn ngôn ngữ DTTS, có thể kể đến một số công trình như sau: Công trình “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) đã khẳng định: “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá các DTTS không chỉ là nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào DTTS mà còn là nhu cầu, nguyện vọng của mọi quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển bền vững hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và giao lưu hội nhập toàn cầu hoá, văn hoá ngôn ngữ các DT bên cạnh việc tiếp thu được những yếu tố tích cực tiên tiến, cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực làm suy giảm, tổn hại những giá trị, bản sắc vốn có. Trước thực tế đó, để bảo tồn, phát huy những giá trị ngôn ngữ, văn hoá của 9 Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn các DTTS, cần phải tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp: Về pháp chế, về tổ chức quản lý, về chuyên môn, về giáo dục- đào tạo,…”. [14, tr 747] Khi nghiên cứu “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số và vấn đề đặt ra cho giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường ở Việt Bắc”, tác giả Trần Trí Dõi và Nguyễn Văn Lộc nhận thấy rằng: Có dấu hiệu những người DT gắn liền với đô thị hóa giảm dần việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Nói cách khác, kinh tế xã hội càng phát triển, sự mai một tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng DT càng lớn. Bên cạnh đó, hiện nay lớp trẻ của cộng đồng DT sử dụng tiếng mẹ đẻ không bằng những người đã ở tuổi trưởng thành. Nếu tình hình này tiếp tục tiếp diễn, đến một giai đoạn nhất định, tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng sẽ bị mai một mà không thể tránh khỏi. [5, tr 191] Tác giả Trần Trí Dõi trong bài báo cáo “Chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam và giá trị của nó trong phát triển bền vững vùng lãnh thổ” cho rằng người DT sử dụng thành thạo tiếng phổ thông sẽ là nguồn nhân lực có trình độ lao động cao hơn, có thu nhập xã hội cao hơn. Người đồng thời sử dụng thành thạo tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ sẽ có đời sống văn hoá phong phú và đa dạng hơn. Chính vì thế, ở Việt Nam, người DTTS có nhu cầu cao trong việc sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ của mình. Và đồng thời người ta cũng nhận ra vai trò nghiêng về chức năng “Phát triển” kinh tế- xã hội đối với tiếng phổ thông và ưu tiên về chức năng “Nâng cao giá trị văn hoá” cho việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình đối với người DT. [4] Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã thông qua “Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020”, do Sở GD – ĐT tỉnh Điện Biên thực hiện. Đề án nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của DT Thái, Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Theo đó sẽ hoàn chỉnh bộ chương trình và tài liệu dạy tiếng Thái, Mông; triển khai thực hiện chương trình dạy cho HSTH, trung học cơ sở theo quy mô, nội dung và lộ trình; đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên dạy 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan