Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường otc việt nam...

Tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường otc việt nam

.PDF
163
408
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRẦN LÂM VŨ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH MÃ SỐ : KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG : 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Tp Hồ Chí Minh 12 / 2011 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm qua. Trần Lâm Vũ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. TP.HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2011 Tác giả Trần Lâm Vũ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Họ tên học viên: Trần Lâm Vũ Ngày sinh 11 tháng 03 năm 1977 Nơi sinh: An Giang Trúng tuyển đầu vào năm: 2007 Là tác giả của đề tài luận văn: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Ngành: Tài chính doanh nghiệp Mã ngành: 60.31.12 Bảo vệ luận văn ngày: 20 tháng: 03 năm: 2012 Điểm bảo vệ luận văn: 8/10 Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên, theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Người cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Hội đồng chấm luận văn 05 (năm) thành viên gồm: Chủ tịch: GS.TS Nguyễn Ngọc Định Phản biện 1: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Lương Thư ký: PGS.TS Lê Thị Lanh Ủy viên: TS Hồ Thủy Tiên LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Mục tiêu lớn nhất và cuối cùng của việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tại các quốc gia là phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế một cách hữu hiệu nhất. Thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn trong và ngoài nước được tập trung sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường . Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực để rút ngắn khoảng cách trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, cũng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán. Cùng với thị trường chứng khoán niêm yết và toàn hệ thống thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán chưa niêm yết (OTC) có vai trò lớn trong việc tạo một kênh huy động và phân bổ nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề mới,các doanh nghiệp mới thành lập…,chưa đủ điều kiện huy động vốn trên thị trường tập trung. Thị trường này là thành tố của hệ thống thị trường chứng khoán, với những đặc thù riêng có của mình nó góp phần hoàn thiện môi trường huy động và phân bổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Trong nền kinh tề thị trường, dường như không có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có nguy cơ gặp rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật này. Hơn nữa, đầu tư chứng khoán trên thị trường OTC thì khả năng gặp rủi ro là khá cao. Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam hơn mười một năm hoạt động và phát triển, những gì đạt được đã khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng trong chính sách đổi mới của Nhà nước. Thị trường OTC cũng có những lúc thăng trầm cùng với thị trường tập trung và luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn các khoản vốn của mình sinh lợi cao nhất với độ rủi ro thấp nhất, đây là hai yếu tố chi phối mọi hoạt động của họ. Vậy làm thế nào hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trên thị trường chứng khoán OTC để thỏa mãn kỳ vọng của nhà đầu tư một cách tốt nhất, đồng thời thu hút các nhà đầu tư đến với thị trường OTC Việt Nam ngày một nhiều hơn. Chính vì thế, việc nghiên cứu lý thuyết cũng như từ thực tiễn về thị trường OTC Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường này có ý nghĩa thiết thực và cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Nghiên cứu lý thuyết về thị trường OTC và các loại rủi ro * Nhận diện, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro và các yếu tố rủi ro tác động đến nhà đầu tư trên thị trường OTC * Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro cho các nhà đầu tư cũng như góp phần nâng cao hiệu quả trong đầu tư chứng khoán trên thị trường OTC 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu các yếu tố rủi ro trong đầu tư cổ phiếu mà nhà đầu tư cá nhân và tổ chức gặp phải khi tham gia vào vào thị trường OTC Việt Nam. 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài * Nghiên cứu thực hiện nhằm hệ thống hóa các lý luận cơ bản về chứng khoán, thị trường OTC và các loại rủi ro tiềm ẩn trên thị trường OTC; * Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường OTC Việt Nam và các rủi ro trên thị trường này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán chưa niêm yết; * Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư trên thị trường OTC Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phỏng vấn, khảo sát, phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp. 6. Kết cấu của luân văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương - Chương 1: Tổng quan về thị trường OTC - Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường OTC Việt Nam trong thời gian qua - Chương 3: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC Việt Nam MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OTC.....................................1 1.1. Những đặc điểm cơ bản của Thị trường OTC hiện nay.........................................1 1.1.1. Giá chứng khoán được xác lập thông qua thương lượng................................1 1.1.2. Giao dịch mua bán chứng khoán được tổ chức không tập trung...................1 1.1.3. Được tổ chức qua mạng máy tính điện tử diện rộng....................................2 1.1.4. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC có độ rủi ro cao.......................3 1.1.5. Có tham gia vận hành của các nhà tạo lập thị trường..................................4 1.1.6. Được sự quản lý chặt chẽ của cấp nhà nước và cấp tự quản.........................5 1.1.7.Có cơ chế thanh toán linh hoạt đa dạng.........................................................5 1.2. Các loại rủi ro trên thị trường OTC..........................................................................6 1.2.1. Rủi ro hệ thống………………………………………………………….6 1.2.1.1. Rủi ro thị trường…………..…………………………………….....7 1.2.1.2 Rủi ro lãi suất………...……………………………………………..7 1.2.1.3. Rủi ro sức mua……………………………………………….……..8 1.2.2. Rủi ro phi hệ thống ……………………………………………………9 1.2.2.1. Rủi ro kinh doanh…………………………………………………..9 1.2.2.2 Rủi ro tài chính……………………………….…………………….10 1.3. Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC ở các nước phát triển và bài học kinh nghiệm ……………………………………………………..11 1.3.1.Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC tại Mỹ……….……11 1.3.2.Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC tại Nhật Bản….…..12 1.3.3.Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC tại Anh…………...12 Kết luận chương 1..............................................................................................................14 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG OTC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA...............................................................................................15 2.1. Sơ lược về thị trường OTC Việt nam.........................................................................15 2.1.1. Sự tồn tại khách quan của thị trường OTC Việt nam............................................15 2.1.2. Thị trường OTC tự do Việt nam...........................................................................17 2.1.2.1. Quy mô thị trường........................................................................................17 2.1.2.2. Hàng hóa của thị trường...............................................................................17 2.1.2.3. Nhà đầu tư ...................................................................................................19 2.1.2.4. Cơ chế giao dịch...........................................................................................19 2.1.2.5. Phương thức giao dịch..................................................................................20 2.1.2.6. Thông tin trên thị trường..............................................................................20 2.1.2.7. Tình hình giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết............................22 2.1.2.8. Đánh giá chung của thị trường OTC tự do...................................................23 2.1.4 .Thị trường UPCoM………….…………………………………………………..25 2.1.4.1 . Ngày giao dịch đầu tiên của thị trường UPCoM.....................................27 2.1.4.2. Diễn biến UPCoM từ 24/06/2009 đến 11/12/2011……….………………..29 2.1.4.3. Nhận xét về thị trường UPCoM....................................................................31 2.2. Rủi ro trên thị trường OTC Việt Nam.........................................................................40 2.2.1. Rủi ro hệ thống.................................................................................................41 2.2.1.1. Từ những chấn động của kinh tế thế giới........................................................41 2.2.1.2. Rủi ro từ cơ chế chính sách......................................................................42 2.2.1.3 Rủi ro lạm phát...........................................................................................45 2.2.2. Rủi ro không hệ thống...........................................................................................47 2.2.2.1.Rủi ro đến từ các tổ chức phát hành chứng khoán........................................48 2.2.2.2. Rủi ro đến từ thông tin thị trường .................................................................48 2.2.2.3.Rủi ro về khả năng thanh khoản....................................................................50 2.2.2.4. Rủi ro về biến động giá .............................................................................52 2.2.3 Rủi ro khác.............................................................................................................53 2.2.3.1.Rủi ro trong tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn...............................................................................................................53 2.2.3.2. Rủi ro trong tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức..........................................54 2.2.3.3. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng......................55 2.2.3.4. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành.............................55 2.2.3.5. Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua..........................56 2.2.3.6. Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, Sở giao dịch và công ty chứng khoán..................................................................................57 2.2.3.7. Rủi ro từ việc đầu tư theo tin đồn..............................................................57 2.2.3.8. Rủi ro từ Nhà đầu tư..................................................................................58 Kết luận chương 2..............................................................................................................59 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC VIỆT NAM............................................................................................................60 3.1. Đối với nhà phát hành chứng khoán...........................................................................60 3.1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và công tác quản trị công ty................60 3.1.2. Xây dựng văn hóa công khai, minh bạch trong hoạt động của các công ty..........61 3.2. Giải pháp đối với công ty chứng khoán......................................................................61 3.3 . Giải pháp đối với nhà đầu tư.....................................................................................64 3.3.1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư...............................................................................64 3.3.2. Quản lý và kiểm soát đầu tư..................................................................................66 3.3.3. Kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản....................................................69 3.3.4. Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những tin đồn...................................................70 3.4. Kiến nghị với UBCKNN và các cơ quan chức năng..................................................70 3.4.1. Nên có các nhà tổ chức và tạo lập thị trường........................................................70 3.4.2. Tổ chức đánh giá, xếp loại mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp..........................72 3.4.3. Nâng cao chất lượng hoạt động công bố và minh bạch hóa thông tin của các chủ thể tham gia trên thị trường UPCOM......................................................................74 3.4.4. Nâng cao chất lượng kiểm toán.............................................................................75 3.4.5. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát thị trường......................................................................................................................76 3.4.6. Cung cấp hàng hóa chất lượng cao cho thị trường................................................79 3.4.7. Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin...........................................83 3.4.8. Triển khai và áp dụng các công cụ tài chính phái sinh........................................84 3.4.9. Phổ biến và tuyên truyền kiến thức về chứng khoán............................................86 3.4.10. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho thị trường..........................................89 Kết luận chương 3.........................................................................................................92 Kết luận.........................................................................................................................93 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải NĐT Nhà đầu tư CK Chứng khoán CP Cổ phiếu TP Trái phiếu TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán SGDCK Sở giao dịch chứng khoán HaSTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX Sở giao dịch chúng khoán Hà Nội CTCP Công ty cổ phần CPH Cổ phần hóa DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán ĐKGD Đăng ký giao dịch CTĐC Công ty đại chúng DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro…………………………...……………………………….66 Bảng 2.1.4.1: Tóm tắt thông tin 10 công ty đăng ký giao dịch đầu tiên trên UPCoM…….28 Bảng 2.1.4.2: Quy mô giao dịch của thị trường UPCoM trong 12 tháng gần nhất...........30 Biểu đồ 2.1.4.1: Chỉ số UPCoM từ ngày 24/6/2009 đến 23/07/2009……………………29 Biểu đồ 2.1.4.2: Chỉ số UPCoM từ ngày 24/6/2009 đến 20/12/2011................................31 Biểu đồ 2.1.4.3a. VN index từ ngày 28/7/2000 đến 20/12/2011…………………...........36 Biểu đồ 2.1.4.3b. HNX index từ ngày 04/2/2006 đến 20/12/2011....................................37 DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT UPCoM: Unlisted Public Companty Market (Thị trường cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết) HoSE: Hồ Chí Minh Stock Exchange (Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) NĐT: Nhà đầu tư CK: Chứng khoán CP: Cổ phiếu TP: Trái phiếu TTCK: Thị trường chứng khoán UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán HaSTC: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX: Sờ giao dịch chúng khoán Hà Nội CTCP: Công ty cổ phần CPH: Cổ phần hóa DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước TTLKCK: Trung tâm lưu ký chứng khoán CTĐC: Công ty đại chúng ĐKGD: Đăng ký giao dịch DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1: Tóm tắt thông tin 10 công ty đăng ký giao dịch đăng ký giao dịch đầu tiên trên UPCOM.....................................................................................................................37 Bảng 2: Quy mô giao dịch trong 12 tháng gần nhất của UPCoM.....................................39 : Biểu đồ 1: Chỉ số UPCoM từ ngày 24/062009 đến 23/07/2009.......................................38 Biểu đồ 2: Chỉ số UPCoM từ ngày 24/062009 đến 20/12/2011.......................................39 Biểu đồ 3: VN Index từ ngày 28/07/2000 đến 20/12/2011……………………………..44 Biểu đồ 4: HNX-Index từ ngày 04/02/2006 đến ngày 20/12/2011…………………….44 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OTC 1.1. Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC hiện nay Hệ thống thị trường OTC trên thế giới hiện nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình thị trường Nasdaq của Mỹ và mang những đặc điểm riêng tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc thù của mỗi nước. Tuy nhiên có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản thống nhất của thi trường OTC các nước như sau: 1.1.1. Giá chứng khoán được xác lập thông qua thương lượng. Cơ chế định giá thoả thuận này tạo nên các đối tác giao dịch của thị trường OTC luôn là song phương, chỉ thoả thuận giữa một người mua và một người bán, khác với thị trường tập trung luôn có nhiều người mua và nhiều người bán thông qua cơ chế tập trung đấu lệnh của các nhà đầu tư với nhau. Việc thoả thuận giá được thực hiện giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với khách hàng hoặc giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Giá được hình thành qua thương lượng riêng nên thường phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh chứng khoán và tại một thời điểm có nhiều mức giá được hình thành, khác với thị trường sở giao dịch do đấu giá tập trung nên chỉ có một mức giá tại một thời điểm. Tuy nhiên với cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như hiện nay và có cơ chế cạnh tranh giá công khai giữa các nhà kinh doanh chứng khoán nên thực sự người đầu tư chỉ việc lựa chọn giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường và giá được hình thành không chênh lệch nhiều so với cơ chế đấu giá, vì thực tế có thể coi như đã có sự “đấu giá” giữa các nhà tạo lập thị trường. 1.1.2. Giao dịch mua bán chứng khoán được tổ chức không tập trung. Thị trường OTC diễn ra tại nhiều địa điểm, ở bất cứ nơi nào có thể thương lượng và xác lập giá giữa bên mua và bên bán. Nếu như ở thị trường sở giao dịch, mọi giao dịch xác lập giá được diễn ra tại một địa điểm tập trung, tất cả lệnh mua và bán đều được tập trung đấu giá tại sở giao dịch, thì ở thị trường OTC, giao dịch ---------------------------------------------------------------------------------HDKH: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Trần Lâm Vũ 2 định giá được tiến hành ở bất kỳ địa điểm thuận lợi nào của người mua và người bán. Với việc áp dụng kỹ thuật giao dịch hiện đại như hiện nay thì thuật ngữ “tập trung” không còn dùng để chỉ địa điểm giữa những người mua và những người bán như trước đây nữa, mà chỉ còn dùng để chỉ địa điểm hay phương thức xác lập giá của thị trường. Đối với thị trường OTC thì việc xác lập giá diễn ra tại rất nhiều địa điểm khác nhau, thậm chí có thể là một địa điểm vô hình qua phương tiện thông tin, còn đối với thị trường tập trung thì địa điểm xác lập giá là duy nhất, đó là tại sở giao dịch chứng khoán. Chính vì đặc điểm này mà thị trường OTC còn được gọi là ‘thị trường phi tập trung”. 1.1.3. Được tổ chức qua mạng máy tính điện tử diện rộng. Có thể coi thị trường OTC là một mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường từ các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, công ty phát hành chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ thị trường và các nhà quản lý… Thị trường này vì vậy còn được gọi là “thị trường mạng” hay “thị trường báo giá điện tử của các nhà môi giới giao dịch”. Mạng điện tử được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lượng giá, báo giá, truy cập các thông tin về giá cả của các đối tượng khác, thông báo và truy cập các thông tin liên quan đến thị trường… Chính nhờ sử dụng kỹ thuật hiện đại này nên tuy thị trường diễn ra một cách phi tập trung tại rất nhiều địa điểm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cho các đối tượng tham gia thị trường có được thông tin tối đa, tiện lợi cho việc giao dịch, thông tin, đồng thời đảm bảo việc quản lý thị trường. Khác với hệ thống thị trường tập trung hiện nay, có thể sử dụng mạng điện tử diện rộng hoặc không, nhưng nếu có sử dụng thì phạm vi sử dụng hạn hẹp hơn bao gồm sử dụng để đặt lệnh giao dịch của các nhà đầu tư, truyền lệnh giao dịch từ công ty chứng khoán vào sở giao dịch để khớp lệnh tập trung và truyền phát các thông tin phục vụ thanh toán giao dịch, quản lý thị trường… Đối với thị trường OTC, chức năng của mạng được khai thác sử dụng nhiều hơn, tích cực hơn. Nếu như vai trò của mạng điện tử đối với thị trường tập trung chỉ làm biến đổi chủ yếu về lượng thì có ---------------------------------------------------------------------------------HDKH: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Trần Lâm Vũ 3 thể nói vai trò của mạng máy tính đối với thị trường OTC đã làm biến đổi về chất của thị trường, biến thị trường từ khó có khả năng quản lý thành một thị trường có thể quản lý tốt , biến một thị trường hình thành nhiều giá khác nhau và chênh lệch lớn thành thị trường có các mức giá gần như nhau, từ một thị trường không kiểm soát nổi thông tin và thông tin không đối xứng thành một thị trường có thông tin đầy đủ nhất, nhanh nhất… 1.1.4. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC có độ rủi ro cao Có nhiều loại chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC như là cổ phiếu, trái phiếu công ty; chứng chỉ quỹ đầu tư dạng đóng; trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền điạ phương. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC chủ yếu là của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển tốt… Tóm lại, các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung chỉ đòi hỏi một điều kiện duy nhất là chứng khoán được phép phát hành và chưa đăng ký niêm yết giá tại một Sở giao dịch chứng khoán nào, có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán trên thị trường tập trung. Độ rủi ro thấp của chứng khoán niêm yết tại thị trường tập trung không có nghĩa là chất lượng cao hơn và cho lãi suất cao hơn, độ rủi ro ở đây chỉ thể hiện ở mức độ ổn định của công ty phát hành, đặc biệt là khả năng cho lãi ổn định của công ty do vốn lớn, hoạt động ổn định, khả năng cho lãi sớm. Chứng khoán có độ rủi ro cao hơn ở đây thể hiện ở mức độ ổn định kém hơn do vốn nhỏ, mới đi vào hoạt động hay hoạt động ở những ngành nghề mới, ngành công nghệ cao đòi hỏi sử dụng chất xám và công nghệ cao. Tuy nhiên, quy luật thông thường cho thấy độ rủi ro cao thường cho lãi cao (high risk – high return), những chứng khoán này tuy có độ rủi ro cao hơn nhưng khả năng cho lãi thường cao hơn. Tiêu chí để chứng khoán được giao dịch trên thị trường này thường chỉ cần đảm bảo tính thanh khoản tối thiểu và đảm bảo công ty hoạt động nghiêm túc, không lừa đảo. Đối với một số thị trường OTC trên thế giới như Mỹ, người ta còn ---------------------------------------------------------------------------------HDKH: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Trần Lâm Vũ 4 giao dịch chứng khoán của các công ty lớn, có độ rủi ro thấp, chất lượng cao, nhưng những trường hợp này ít phổ biến. Đặc điểm này có nguồn gốc liên quan đến phương thức giao dịch thỏa thuận của thị trường. Xuất phát điểm của giao dịch thoả thuận, trực tiếp không qua trung gian của các nhà đầu tư đã có trình độ, hiểu biết và tự mình đầu tư, cũng chính vì vậy mà họ có khả năng đánh gía tiềm năng của những công ty có độ rủi ro cao, thường cho lãi cao hơn so với các công ty có độ rủi ro thấp, ổn định. Chính vì vậy mà việc giao dịch các loại chứng khoán này gắn với hình thức giao dịch thoả thuận.Như vậy , chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung không đòi hỏi các tiêu chuẩn niêm yết như giao dịch trên Sở giao dịch, do đó có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán niêm yết. 1.1.5. Có tham gia vận hành của các nhà tạo lập thị trường. Trên thị trường chứng khoán phi tập trung ngoài thành viên của thị trường như các nhà môi giới , tự doanh còn có các nhà tạo lập thị trường có nhiệm vụ liên tục tạo tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc thường xuyên nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định mà họ làm tạo lập thị trường để sẵn sàng mua bán với khách hàng và hưởng chênh lệch giá mua bán. Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của thị trường OTC. Các nhà tạo lập thị trường được coi là động lực của thị trường này, họ mua bán chứng khoán kiếm lời và tự chịu rủi ro. Họ phải đăng ký hoạt động với các cơ quan quản lý chứng khoán, có nghĩa vụ tuân thủ các chuẩn mực cao về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như đạo đức hành nghề. Để được làm nhà tạo lập thị trường cho một loại chứng khoán, cần phải có một lượng vốn tối thiểu và luôn phải nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định, loại mà họ làm tạo lập thị trường để liên tục chào bán và sẵn sàng mua loại chứng khoán này trên thị trường. Việc “tạo lập” thị trường ở đây có nghĩa là tạo tính thanh khoản, tính khả mại cho thị trường, làm cho thị trường không ngừng hoạt động. Bên cạnh các nhà tạo lập thị trường, còn có mặt các nhà môi giới cung cấp dịch vụ mua bán chứng khoán cho khách hàng, thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng phí môi giới (hoa hồng); các nhà tự doanh cũng mua bán chứng khoán cho ---------------------------------------------------------------------------------HDKH: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Trần Lâm Vũ 5 chính mình để hưởng chênh lệch giá nhưng họ không đăng ký làm nhà tạo lập thị trường và không phải tuân thủ các quy định như đối với nhà tạo lập thị trường. Một nhà khinh doanh chứng khoán (tự doanh) không được phép cùng một lúc đóng hai vai trò để vừa hưởng phí dịch vụ môi giới vừa hưởng chênh lệch giá chứng khoán, người môi giới thường phải công khai với khách hàng vai trò của mình và mức phí hoa hồng mà họ thu trong khi người tạo lập thị trường và tự doanh công bố vai trò của mình nhưng không cần phải công bố mức chênh lệch giá mà họ hưởng. 1.1.6. Được sự quản lý chặt chẽ của cấp nhà nước và cấp tự quản. Tương tự như hệ thống thị trường tập trung (các sở giao dịch), thị trường OTC thường được tổ chức quản lý theo hai cấp, cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản. Cấp quản lý nhà nước do cơ quan quản lý thị trường chứng khóan nói chung như Ủy ban chứng khóan trực tiếp quản lý trên cơ sở luật chứng khóan và các luật liên quan. Cấp tự quản chủ yếu có hai hình thức, do hiệp hội các nhà giao dịch chứng khóan quản lý (Mỹ, Nasdaq Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan…) hoặc do Sở giao dịch đồng thời quản lý (Anh, J-net Nhật, Pháp, Canada…). Hiệp hội hoặc sở giao dịch tổ chức hệ thống giao dịch và thông tin, vận hành hệ thống, ban hành các quy chế tự quản để thuận lợi cho việc giám sát và đảm bảo thực hiện tốt nhất kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức hành nghề của thành viên. Nội dung, phương thức và mức độ quản lý ở mỗi nước có khác nhau tùy điều kiện và đặc thù của từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển của thị trường đồng thời bảo vệ người đầu tư. 1.1.7. Có cơ chế thanh toán linh hoạt đa dạng Cơ chế thanh toán là linh hoạt và đa dạng do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC được thực hiện trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận nên phương thức thanh toán trên thị trường OTC linh hoạt giữa người mua và bán, khác ---------------------------------------------------------------------------------HDKH: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa Thực hiện: Trần Lâm Vũ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất