Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng của khu vực nhà nước ở việt ...

Tài liệu Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng của khu vực nhà nước ở việt nam

.PDF
86
190
54

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH W X TRÒNH QUANG HIEÀN CHUYEÂN NGAØNH KINH TEÁ - TAØI CHÍNH - NGAÂN HAØNG Maõ ngaønh: 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC GS.TS. NGUYEÃN THANH TUYEÀN Long An - Naêm 2008 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Nội dung và kết cấu của luận văn ............................................................................... 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1. Khái lược về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng ..................................................... 4 1.2. Hiệu quả dự án đầu tư xây dựng ........................................................................... 5 1.3. Các loại chi phí đầu tư xây dựng ........................................................................... 6 1.3.1. Chi phí xây dựng ............................................................................................ 6 1.3.2. Chi phí thiết bị ................................................................................................ 6 1.3.3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ..................................... 6 1.3.4. Chi phí quản lý dự án ..................................................................................... 6 1.3.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ...................................................................... 6 1.3.6. Chi phí khác .................................................................................................... 6 1.3.7. Chi phí dự phòng ............................................................................................ 6 1.3.8. Các chi phí không thường xuyên .................................................................... 7 1.3.8.1. Chi phí sản lượng ................................................................................ 7 1.3.8.2. Chi phí thời cơ ..................................................................................... 7 1.3.8.3. Chi phí chìm ........................................................................................ 7 1.4. Xác định dự toán xây dựng công trình ................................................................. 7 1.4.1. Xác định chi phí xây dựng .............................................................................. 8 1.4.2. Xác định chi phí thiết bị ................................................................................. 9 1.4.3. Xác định chi phí khác ................................................................................... 10 1.4.4. Chi phí dự phòng .......................................................................................... 11 1.4.4.1. Trường hợp thời gian xây dựng hai năm .......................................... 11 1.4.4.2. Trường hợp thời gian xây dựng lớn hơn hai năm ............................. 11 -1- 1.5. Giá thành xây dựng và cơ cấu giá thành xây dựng ........................................... 12 1.5.1. Khái niệm về giá thành xây dựng ................................................................. 12 1.5.2. Đặc điểm của giá thành xây dựng ................................................................ 12 1.5.2.1. Giá thành xây dựng mang đặc trưng đơn chiếc ................................ 13 1.5.2.2. Giá thành xây dựng được tính nhiều lần có thứ bậc ......................... 13 1.5.2.3. Giá thành xây dựng được tính tổ hợp từ các bộ phận kết cấu tạo thành công trình xây dựng ......................................................................... 16 1.5.3. Cơ cấu thành phần của giá thành xây dựng .................................................. 17 1.5.3.1. Chi phí trực tiếp ................................................................................ 18 1.5.3.2. Chi phí chung ................................................................................... 19 1.5.3.3. Thu nhập chịu thuế tính trước ........................................................... 20 1.5.3.4. Thuế giá trị gia tăng .......................................................................... 20 1.5.3.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường ........................................................ 20 1.6. Quản lý giá thành xây dựng trong khu vực Nhà nước ...................................... 21 1.6.1. Phân biệt quản lý giá thành XD của khu vực NN và không thuộc NN......... 21 1.6.2. Yêu cầu và nguyên tắc quản lý giá thành xây dựng ..................................... 22 1.6.3. Vai trò của Nhà nước đối với quản lý giá thành xây dựng .......................... 23 1.7. Kinh nghiệm quản lý giá thành xây dựng ở một số nước trên thế giới ............ 25 1.7.1. Quản lý giá thành xây dựng ở Anh ............................................................... 25 1.7.2. Quản lý giá thành xây dựng ở Mỹ................................................................. 26 1.7.3. Quản lý giá thành xây dựng ở Hồng Kông - Trung Quốc............................. 28 1.7.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam......................................................... 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng về sản phẩm xây dựng ..................................................................... 31 2.2. Thực trạng giá thành xây dựng .......................................................................... 31 2.2.1. Thực trạng giá thành xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư................... 31 2.2.2. Thực trạng giá thành xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư ................. 32 2.3. Thực trạng về quản lý giá thành xây dựng ........................................................ 34 2.3.1. Thực trạng về cơ chế chính sách liên quan đến giá thành xây dựng ............ 34 2.3.2. Thực trạng về bộ máy quản lý giá thành xây dựng ...................................... 40 2.3.3. Thực trạng về năng lực các tổ chức tư vấn xây dựng ................................... 41 2.3.4. Thực trạng về quản lý tiến độ thi công xây dựng ......................................... 44 2.3.5. Thực trạng về đầu tư tràn lan và thời gian thực hiện công trình xây dựng .. 45 -2- 2.3.6. Hiện trạng biến động giá vật tư ảnh hưởng đến giá thành xây dựng ........... 46 2.3.7. Ảnh hưởng của tình hình lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đối với công trình xây dựng .................................................................. 49 2.3.8. Tác động của tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong xây dựng ........... 50 2.3.9. Hạn chế của những cải tiến lớn của Chính phủ trong quản lý giá thành XD 50 2.4. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam ......... 53 2.4.1. Những thành tựu trong quản lý giá thành xây dựng ..................................... 53 2.4.2. Những hạn chế trong quản lý giá thành xây dựng ....................................... 54 2.5. Những nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý giá thành xây dựng ........................................................................................................... 56 2.5.1. Những nguyên nhân khách quan .................................................................. 56 2.5.2. Những nguyên nhân chủ quan ...................................................................... 57 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ GIÁ THÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam................. 58 3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện ...................................................................................... 58 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam ............ 59 3.2. Dự báo về các ảnh hưởng trong nước và quốc tế đến giá thành xây dựng ...... 60 3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng ...................................... 61 3.3.1. Các giải pháp chủ yếu về hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng ............... 61 3.3.1.1. Hoàn thiện định mức dự toán XDCB ................................................ 61 3.3.1.2. Phương pháp lập đơn giá tổng hợp dể áp dụng ................................. 62 3.3.1.3. Xác định ca máy xây dựng phù hợp .................................................. 62 3.3.1.4. Tính đầy đủ chi phí khấu hao tài sản cố định ................................... 62 3.3.1.5. Xây dựng lại các định mức chi phí theo tỷ lệ tính vào dự toán XD . 62 3.3.1.6. Tính chính xác và quyết toán theo thực tế chi phí xây dựng nhà tạm 63 3.3.2. Nâng cao chất lượng trong khâu lập DTXD của các tổ chức tư vấn ............ 63 3.3.2.1. Nâng cao chất lượng lập dự toán xây dựng ....................................... 63 3.3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tư vấn xây dựng........ 64 3.4. Hoàn thiện phương thức đấu thầu .................................................................... 65 3.4.1. Xác định giá gói thầu hợp lý ......................................................................... 65 3.4.2. Giá dự thầu của nhà thầu không được thấp hơn nhiều so với giá thành hợp lý của gói thầu ............................................................................ 66 3.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phân cấp trong quản lý giá thành xây dựng . 66 -3- 3.6. Thống nhất quản lý giá thành xây dựng vào một đầu mối để tránh tình trạng trùng chéo ........................................................................................................... 67 3.7. Tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong xác định giá thành XD hợp lý ....... 67 3.8. Các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................... 68 3.8.1. Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với các chuẩn mực trong ngành xây dựng............................................................................................ 68 3.8.2. Thu thập và xử lý các thông tin về chỉ số giá xây dựng để tích lũy làm căn cứ dữ liệu trong việc hoàn thiện hệ thống định mức đơn giá xây dựng ....... 69 3.8.3. Ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong xây dựng ......................... 69 3.8.4. Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, đào tạo kiến thức về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý giá thành xây dựng công trình............. 69 3.8.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư XD phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường .. 69 3.8.6. Đổi mới quan điểm của Nhà nước về sản phẩm xây dựng thực chất là giá thị trường được thực hiện theo đơn đặt hàng ................................................ 71 3.8.7. Quản lý giá thành xây dựng phù hợp với giá cả thị trường theo đặc thù kinh tế của mỗi địa phương .................................................................................. 71 3.8.8. Điều chỉnh giá trong quá trình biến động về giá cả ảnh hưởng đến quản lý giá thành xây dựng ....................................................................................... 73 3.8.9. Giải pháp hiện thực hóa Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ để quản lý có hiệu quả giá thành xây dựng ............................................................... 74 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .............................................................................. 75 -4- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐT & XD Đầu tư và xây dựng XDCT Xây dựng công trình CTXD Công trình xây dựng DAĐT Dự án đầu tư DAĐTXD Dự án đầu tư xây dựng TSCĐ Tài sản cố định GTGT Giá trị gia tăng TMĐT Tổng mức đầu tư NCKT Nghiên cứu kỹ thuật SVĐT Suất vốn đầu tư TDT Tổng dự toán TKSB Thiết kế sơ bộ TKKT Thiết kế kỹ thuật CP Chi phí SX Sản xuất XDCB Xây dựng cơ bản QPPL Quy phạm pháp luật NĐ Nghị định UBND Ủy Ban Nhân dân QLNN Quản lý Nhà nước XHCN Xã hội Chủ nghĩa -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quản lý giá thành xây dựng là một nội dung quan trọng trong quản lý đầu tư xây dựng. Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại đặt ra những yêu cầu quản lý phù hợp với nó, trong đó quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước là một nội dung phức tạp, khó khăn nhất, đồng thời cũng là yếu tố có tác động mạnh nhất và nhạy cảm nhất đối với thực tế đời sống xã hội. Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên tham gia thị trường đã trở nên rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã tích cực đổi mới và ban hành các cơ chế về quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT & XD) trong đó có các quy định về quản lý giá, giá thành xây dựng sao cho việc quản lý chúng cũng từng bước được quản lý theo cơ chế thị trường, phù hợp với quy luật cung cầu. Vì vậy trong thời gian qua cơ chế chính sách về quản lý giá thành xây dựng đã đạt được những kết quả khả quan phù hợp với điều kiện mới của đất nước và phù hợp với xu thế của thời đại. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước còn nhiều vấn đề hạn chế, đó là vấn đề định giá thành xây dựng và quản lý giá thành xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng, giá thành xây dựng được lập trong các hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế kỹ thuật nói chung còn chưa đạt được so với yêu cầu của công tác quản lý; giá cả xây dựng trong đấu thầu xây dựng công trình cũng đang là vấn đề nổi cộm, so với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay thì Đảng và Nhà nước đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Do đó đầu tư xây dựng ngày càng phát triển và số lượng các công trình xây dựng sẽ ngày càng tăng. Vấn đề quản lý giá thành xây dựng càng trở nên quan trọng. Làm thế nào để quản lý tốt, quản lý đúng theo pháp luật và làm thế -2- nào để nâng cao chất lượng quản lý giá thành xây dựng khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước trong tống số vốn đầu tư toàn xã hội dành cho đầu tư xây dựng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn? Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Các giải pháp hòan thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam” sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề đã và đang được đặt ra và là một trong những đề tài mang tính cấp thiết đối với quản lý đầu tư xây dựng từ khu vực Nhà nước hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý giá nói chung và giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước nói riêng trong điều kiện cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. - Tổng quan về thực trạng quản lý giá thành xây dựng trong thời gian qua, phân tích những ưu và nhược điểm trong công tác quản lý giá thành. - Trên cơ sở kết quả phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý giá xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là quản lý giá thành xây dựng công trình (XDCT) từ khu vực Nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là đánh giá thực trạng về công tác định giá và quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước trong phạm vi cả nước từ năm 1998 đến nay. Đề xuất các giải pháp quản lý giá thành xây dựng từ khu vực Nhà nước định hướng đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là: - Phương pháp luận duy vật biện chứng. - Phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá. - Phương pháp tiếp cận hệ thống. -3- 5. Nội dung và kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương: ¾ Chương 1: Lý luận chung về dự án đầu tư, giá thành và quản lý giá thành xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường. ¾ Chương 2: Thực trạng giá thành xây dựng và quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam. ¾ Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam. -4- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ, GIÁ THÀNH VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái lược về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng: - Đầu tư: là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian dự án nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. - Hoạt động đầu tư: là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai. Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn...mọi hoạt động có các đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư. - Quản lý đầu tư xây dựng: là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định. - Dự án đầu tư: là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. - Vốn Nhà nước: là vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồn gốc toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật. Bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. - Khu vực Nhà nước: là khu vực mà bộ máy quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao để quản lý vốn Nhà nước đầu tư xây dựng vào các lĩnh vực được Nhà nước lập ra được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua. - Người có thẩm quyền quyết định đầu tư: là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước được Chính phủ giao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu tư. - Chủ đầu tư: là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của pháp luật. -5- - Vốn đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo đúng chế độ quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của Người có thẩm quyền quyết định đầu tư. - Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng được yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. - Gói thầu: là một phần công việc của dự án đầu tư được chia theo tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án; có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án; để tổ chức lựa chọn nhà thầu. "Gói thầu" cũng có thể là toàn bộ dự án. - Tư vấn đầu tư và xây dựng: là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu, trong việc xem xét quyết định kiểm tra quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư. 1.2. Hiệu quả dự án đầu tư xây dựng: - Hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án). - Đánh giá hiệu quả dự án trên tất cả các phương diện: tài chính, kinh tế, xã hội của dự án. - Trình tự chung để thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả dự án gồm: xác định các tham số cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo yêu cầu phương pháp luận; tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp thích hợp; phân tích, đánh giá hiệu quả theo các chỉ tiêu đo hiệu quả. - Các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và xã hội của DAĐT được phân thành hai nhóm: các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. - Đánh giá hiệu quả cần phân tích rủi ro nhằm đánh giá các điều kiện khả thi và tính chắc chắn của dự án. Nội dung chung của bước này như sau: xác định những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án; Tính toán các chỉ tiêu đánh giá rủi ro; Phân tích rủi ro. -6- 1.3. Các loại chi phí đầu tư xây dựng: 1.3.1. Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 1.3.2. Chi phí thiết bị: Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác. 1.3.3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực hiện tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có), chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có). 1.3.4. Chi phí quản lý dự án: Bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. 1.3.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác. 1.3.6. Chi phí khác: Bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác. 1.3.7. Chi phí dự phòng: Bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. -7- 1.3.8. Các chi phí không thường xuyên: 1.3.8.1. Chi phí sản lượng: Trong chi phí sản lượng chúng ta có các dạng chi phí sau: • Chi phí cố định: là chi phí mà xí nghiệp nhất thiết phải tiêu tốn ngay cả khi không sản xuất gì cả. Ví dụ như nhà xưởng, tiền thuê đất .... • Chi phí biến đổi: là loại chi phí tăng lên cùng với mức tăng của sản lượng. • Tổng chi phí: bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. • Chi phí biên:là luợng chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. 1.3.8.2. Chi phí thời cơ: Chi phí thời cơ: là giá trị kinh tế thật sự của một tài nguyên dùng để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó. Giá trị đó biểu thị bằng lợi ích thu được nếu ta đem tài nguyên trên để sản xuất ra một loại hàng hóa khác. Ví dụ như thay vì sản xuất ra một chiếc xe hơi chúng ta lại làm ra một máy công cụ chẳng hạn. Trong ước tính chi phí thời cơ, cần phải phân ra 2 loại tài nguyên: tài nguyên có thể thay thế được và tài nguyên không thể thay thế được. Có thể phân thành 2 nhóm giá thời cơ: Giá thời cơ có thị trường: là giá cả của thị trường trong một thị trường canh tranh và giá thời cơ không có thị trường: là giá cả được tính toán cho loại tài nguyên thứ 2. Chi phí thời cơ và việc sử dụng vốn: việc sử dụng vốn cũng được xem như là một giá thời cơ khi đem vốn dùng trong các dự án khác nhau, người ta thường dùng một giá thời cơ để so sánh. 1.3.8.3. Chi phí chìm: Chi phí chìm (sunk cost) là những chi phí không thu lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí nầy không được đưa vào trong tính toán dự án. 1.4. Xác định dự toán xây dựng công trình: Cơ sở để lập dự toán công trình: -8- - Khối lượng xây lắp tính theo khối lượng kỹ thuật căn cứ vào các thông số tiêu chuẩn kết cấu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình. - Đơn giá xây dựng công trình. - Định mức tỉ lệ cần thiết để thực hiện khối lượng công việc đó. - Dự toán công trình được xác định theo công thức sau : GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP 1.4.1. Xác định chi phí xây dựng: - Chi phí xây dựng GXD được cấu thành từ hai thành phần cơ bản: GXD = GXDCPT + GXDLT Trong đó: * GXDCPT: Chi phí xây dựng trong dự toán công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công các công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức : G XD = ∑ G (1 + T n i XD XD GTGT ) 1 Trong đó: + Gi: Chi phí xây dựng trước thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, hạng mục công trình (i=1- n). + TXD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. * GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo công thức: n i G XDLT = ∑ G XD x tỷ lệ quy định x i =1 (1 + T XD GTGT ) Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ. -9- 1.4.2. Xác định chi phí thiết bị: * Chi phí thiết bị được xác định theo công thức sau: GTB = GMS + GĐT + GLĐ Trong đó:` + GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. + GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. + GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh. * Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau: Trong đó: G STB = ∑ Q M (1 + T n i =1 i i GTGT − TB i ) + Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n). + Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n), được xác định theo công thức: M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T Trong đó: - Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo. - Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình. - Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu. - Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường. - T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị). - TiGTGT.TB: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1- n). -10- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện. Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí cho loại thiết bị này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị tiêu chuẩn và các khoản chi phí có liên quan như đã nói ở trên hoặc căn cứ vào hợp đồng sản xuất gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất hoặc của chủ đầu tư lựa chọn. Trường hợp các loại thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị là giá trúng thầu gồm các chi phí theo những nội dung có như đã nói ở trên và các khảo chi phí khác (nếu có). 1.4.3. Xác định chi phí khác: * Chi phí quản lý dự án: được tính theo công thức sau: GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) Trong đó : + T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. + GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế. + GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế. * Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) được tính theo công thức sau: GTV = Ci x (1 + TiGTGT.TV) + Dj x (1 + TjGTGT.TV) Trong đó: + Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ + Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán + TiGTGT.TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ. -11- + TjGTGT.TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. Trường hợp sử dụng vốn ODA thì ngoài các chi phí nêu trên, nếu còn các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung những chi phí này. Trường hợp các công trình của dự án thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán. 1.4.4. Chi phí dự phòng: Tương tự như trong tổng mức đầu tư, chi phí dự phòng trong dự toán công trình cũng được xác định cho hai trường hợp: 14.4.1. Trường hợp thời gian xây dựng hai năm: Chi phí dự phòng được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức: GDP = TDP x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) Trong đó TDP: là định mức tỉ lệ (%) cho chi phí dự phòng. 1.4.4.2. Trường hợp thời gian xây dựng lớn hơn hai năm: Trong trường hợp này, chi phí dự phòng được xác định bằng hai yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên hai năm được tính theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 Trong đó: + GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức: GDP1 = TDP x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) + GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng. -12- 1.5. Giá thành xây dựng và cơ cấu giá thành xây dựng: 1.5.1. Khái niệm về giá thành xây dựng Trong xây dựng, việc hình thành giá cả thị trường gặp nhiều trở ngại do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với sản phẩm và sản xuất của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, qui mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất xây dựng dài, phải trải qua nhiều giai đoạn như lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình, thi công công trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Trong mỗi giai đoạn lại diễn ra nhiều hoạt động khác nhau với sự tham gia của nhiều đối tượng. Trong xây dựng, khách hàng là người mua sản phẩm xây dựng (đó là các chủ đầu tư) thường không thể lựa chọn sản phẩm có sẵn để mua, mà lựa chọn người bán (là các nhà thầu) có khả năng tạo ra cho mình những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đề ra. Những đặc điểm về sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng nêu trên có tác dụng rất lớn đến sự hình thành giá thành của sản phẩm xây dựng. Sự tác động này thể hiện ở các khía cạnh sau: - Giá thành sản phẩm xây dựng được hình thành và chính xác hóa dần theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. - Giá thành xây dựng được hình thành trên cơ sở lập dự toán, ước tính chi phí, mỗi công trình có dự tóan riêng. Trong thực tế xây dựng công trình có thể có những phát sinh mà không thể tính trước được. - Giá thành xây dựng được hình thành thông qua đấu thầu xây dựng và thông qua việc thương thảo hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trúng thầu. 1.5.2. Đặc điểm của giá thành xây dựng: Giá thành xây dựng không những chứa đựng tất cả những đặc điểm chung của giá cả hàng hoá các loại, mà còn có một số đặc điểm tự thân của nó, đó là giá thành -13- xây dựng mang đặc trưng đơn chiếc, tính toán nhiều lần có thứ bậc và giá được tính tổ hợp từ từng kết cấu bộ phận hình thành. 1.5.2.1. Giá thành xây dựng mang đặc trưng đơn chiếc. Mỗi một dự án đầu tư xây dựng đều có công năng chuyên dụng xác định, do công trình của nó có kết cấu, hình dáng và trang trí khác nhau, diện tích và thể tích công trình cũng không giống nhau, khi xây dựng phải sử dụng vật liệu xây dựng và thiết bị công nghệ khác nhau. Hơn nữa, cho dù công năng, trình độ kỹ thuật, cấp công trình và tiêu chuẩn xây dựng công trình có giống nhau chăng nữa, thì giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Bởi lẽ, kết cấu, hình dáng, ... của mỗi công trình một khác, mặt khác nó còn phải thích ứng với các điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa chất, động đất, thuỷ văn... nơi đặt công trình, thích nghi với phong tục tập quán nơi xây dựng công trình. Những yếu tố đó làm cho hình thái hiện vật của công trình xây dựng muôn màu muôn vẻ, cộng thêm sự khác biệt về cơ sở để xác định giá thành xây dựng làm cho giá thành xây dựng giữa các công trình “luôn luôn khác nhau”. Do đó, đối với công trình xây dựng không thể định giá giống như cách định giá sản phẩm công nghiệp (theo chủng loại, quy cách, chất lượng từng lô hàng) mà chỉ có thể tính giá thành đơn chiếc. Cũng có thể nói: giá thành xây dựng hầu hết, không thể có giá thành thống nhất do Nhà nước hoặc nhà thầu quy định, mà chỉ có thể xác định giá thành xây dựng của dự án đầu tư xây dựng thông qua một trình tự đặc biệt, phù hợp với từng giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. 1.5.2.2.Giá thành xây dựng được tính nhiều lần có thứ bậc. Quá trình sản xuất xây dựng là một quá trình hao phí vật lực, nhân lực, máy móc, thiết bị thi công với số lượng lớn, thời gian xây dựng thường dài. Quá trình đầu tư xây dựng thường khá dài, phải chia thành giai đoạn để tiến hành từng bước từ tổng thể đến chi tiết. Để thích ứng với việc thiết lập quan hệ kinh tế giữa các bên phù hợp với yêu cầu quản lý giá thành xây dựng theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, được tính nhiều lần có thứ bậc với chức năng và mục đích khác nhau. Quá trình đó được nêu trong Sơ đồ 2 như sau: -14- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI/ B.CÁO ĐẦU TƯ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ THIẾT KẾ SƠ BỘ/THIẾT KẾ Ở TỔNG DỰ TOÁN SƠ BỘ THIẾT KẾ KỸ THUẬT TỔNG DỰ TOÁN T.KẾ BẢN VẼ THI CÔNG DT BẢN VẼ THI CÔNG ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH GIÁ KÝ HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIÁ THANH TOÁN KẾT THÚC XÂY DỰNG GIÁ QUYẾT TOÁN Sơ đồ 2: Giá thành xây dựng tính toán nhiều lần có thứ bậc + Giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT): (bây giờ gọi là giai đoạn lập Báo cáo đầu tư), thường có thể dựa vào chỉ tiêu suất vốn đầu tư (SVĐT) đã quy định, tư liệu giá xây dựng công trình tương tự, giá cả vật liệu, thiết bị hiện hành, kết hợp với tình hình thực tế của công trình để tiến hành ước định mức đầu tư. Ước định mức đầu tư là việc tính toán, lựa chọn, thẩm định và biên soạn hồ sơ tương ứng về giá thành xây dựng công trình ở thời kỳ dự tính, được tiến hành trong giai đoạn NCKT của dự án. Giá thành xây dựng công trình được dự tính và thẩm định ở giai đoạn này được biểu thị bằng tổng mức đầu tư (TMĐT). Tổng mức đầu tư là một trong những căn cứ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của dự án và quyết định thực hiện dự án, đồng thời dùng làm hạn mức mục tiêu của giá thành xây dựng công trình, là sự chuẩn bị cho việc biên soạn tổng dự toán (TDT), dự toán ở các bước tiếp theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng