Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không...

Tài liệu Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không

.PDF
44
29
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THÙY TRANG C¸C §IÒU ¦íC QUèC TÕ §A PH¦¥NG VÒ §ÊU TRANH CHèNG KHñNG Bè HµNG KH¤NG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THÙY TRANG C¸C §IÒU ¦íC QUèC TÕ §A PH¦¥NG VÒ §ÊU TRANH CHèNG KHñNG Bè HµNG KH¤NG Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thùy Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG .................. 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khủng bố ...................................... 10 1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khủng bố hàng không quốc tế......... 30 Chương 2: CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG......... Error! Bookmark not defined. 2.1. Các Điều ước quốc tế phổ cập về đấu tranh chống khủng bố hàng không ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Các Điều ước quốc tế khu vực về đấu tranh chống khủng bố hàng không ......................................... Error! Bookmark not defined. Chương 3: VIỆT NAM VÀ SỰ GIA NHẬP CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊError! Bookmark not def 3.1. Pháp luật Việt Nam và việc thực thi các Điều ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố và khủng bố hàng khôngError! Bookmark not defined. 3.2. Sự gia nhập và thực thi các Điều ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hàng không và một số giải pháp, khuyến nghịError! Bookmark not d KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 35 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thế giới ngày nay vẫn còn những quan điểm bất đồng và xung đột, còn khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, dân tộc và giữa các châu lục, còn tồn tại các quyền và lợi ích khác nhau, bên cạnh đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể chia đều cho tất cả các quốc gia đang sinh tồn trên Trái Đất. Có thể đó là các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh khủng bố, ly khai và cực đoan. Chính các hiện tượng đặc biệt này đã làm cho thế giới luôn trong tình trạng bất ổn, đe dọa trực tiếp đến thành quả lao động của con người, cũng như sự sinh tồn của họ. Khủng bố - một hiện tượng nguy hiểm cho xã hội loài người đang hiện hữu trong đời sống của cộng đồng quốc tế, một hiện tượng đã trở thành vấn nạn toàn cầu, đe dọa cuộc sống hòa bình của con người, mà trong đó có cả những sinh mệnh của phụ nữ và trẻ em, cũng như việc bảo tồn và phát triển văn minh nhân loại. Để đấu tranh chống khủng bố cần đề cao nguyên tắc hợp tác quốc tế trên cơ sở của hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, vai trò của các tổ chức quốc tế mới được thành lập, thông qua các tổ chức này nhiều Điều ước quốc tế phổ cập và khu vực về đấu tranh chống tội phạm đã được thông qua, bên cạnh đó là các quốc gia tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế theo hướng liên kết và đối thoại nhằm đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, tội khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng. Sự kiện khủng bố hàng không đẫm máu làm rung động thế giới ngày 11/9/2001 ở Mỹ, khi 19 không tặc đã cướp được 4 tàu bay để sử dụng 02 chiếc tấn công vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới tại New York, 01 chiếc tấn công vào lầu năm góc – tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng tại Virginia, chiếc còn lại rơi xuống 1 cánh đồng gần Shanksville sau 1 khi hành khách chống cự nhóm không tặc. Cuộc khủng bố vào nước Mỹ cách đây gần 16 năm đã khiến 2.996 người đến từ 90 quốc gia thiệt mạng, thiệt hại ít nhất 10 tỷ usd giá trị nhà đất, cơ sở hạ tầng và 3.000 tỷ đô la Mỹ. Cuộc khủng bố hàng không ngày 11/9/2001 tại Hoa Kỳ đã cho thế giới tận mắt nhìn thấy quy mô và sự tàn khốc của khủng bố hàng không, đó cũng là ngày mà nhiều nhà phân tích trên thế giới cho rằng là ngày bắt đầu của “Thế chiến thứ ba” – thế chiến chống khủng bố toàn cầu. Cùng với việc sụp đổ các tòa nhà cao chọc trời là sự sụp đổ một biểu tượng truyền thống về an ninh ở một quốc gia hùng cường vào bậc nhất thế giới. Sự kiện khủng bố hàng không ngày 11/9/2001 cho thấy mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng một cuộc chiến tranh kiểu mới lại xuất hiện, thậm chí còn mang đến cho loài người nhiều tiềm ẩn nguy hiểm hơn – khủng bố hàng không (bằng phương tiện bay - tàu bay). Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia hãy tích cực tham gia đấu tranh chống khủng bố vì sự tồn tại của con người và chính mình, Liên hợp quốc đã văn bản hóa trong hệ thống pháp luật quốc tế về đối tượng chống khủng bố và khủng bố hàng không, sau đó các quốc gia đã nội luật hóa trong pháp luật quốc gia, trong đó đặc biệt là hệ thống các công ước (đa phương toàn cầu và đa phương khu vực) về đấu tranh chống khủng bố và khủng bố hàng không trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất trong đấu tranh chống mọi sự biểu hiện của khủng bố hàng không đó là sử dụng cơ chế công ước (các công ước quốc tế phổ cập và khu vực), tức là cần xây dựng, ký kết và thông qua hệ thống các công ước chuyên ngành đấu tranh với các hành vi khủng bố hàng không. Đó sẽ là công cụ đầy đủ, cụ thể và hiệu quả nhằm đấu tranh với khủng bố hàng không. Việc thông qua hệ thống các công ước chuyên ngành sẽ tạo điều kiện để mỗi quốc gia có thể tự lựa chọn tham gia (hoặc không tham gia) vào từng công ước cụ thể, phù hợp với 2 thực tiễn đấu tranh chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng ở mỗi quốc gia. Thực tế minh chứng rằng trước đây việc áp dụng pháp luật quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố đã thể hiện sự thiếu hiệu quả, bởi vì thiếu cơ sở pháp lý để thực thi, tức là thiếu luật chuyên ngành - luật đấu tranh chống khủng bố hàng không trong hệ thống luật quốc tế (hoặc là một chế định trong luật hình sự quốc tế). Điều đó cũng có nghĩa là luật quốc tế chưa phát huy được vai trò của mình trong cuộc chiến chống khủng bố hàng không. Ngày nay hệ thống luật quốc tế đã ngày càng hoàn thiện, nhiều công ước, điều ước đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không đã được soạn thảo, thông qua và đang có hiệu lực. Tuy nhiên, để đấu tranh chống khủng bố có hiệu quả thì các văn bản luật quốc tế không chỉ có tính bắt buộc, có tính chất quy phạm “Jus Cogens” trên giấy, mà phải được thực thi trong thực tiễn. Ngoài ra, việc bảo đảm an ninh cho các chuyến bay (đặc biệt là các chuyến bay dân sự) đang trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng đối với chính quyền và cơ quan hành pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là sau khi cơ quan điều tra Anh đã phá vỡ một âm mưu khủng bố lớn không kém gì vụ 11/9/2001 ở Mỹ vào ngày 10/8/2006. Để ngăn ngừa tất cả những nguy cơ khủng bố có thể xảy ra, cơ quan an ninh của các cảng hàng không đã triển khai vô số những biện pháp ngăn ngừa cực kỳ nghiêm ngặt. Tính từ năm 1999 đến năm 2016 (17 năm), số người đã thiệt mạng vì tai nạn hàng không ước tính là 20.593 người sau hơn 2.300 vụ tai nạn máy bay trên thế giới (bao gồm cả những nạn nhân của các cuộc khủng bố hàng không) cho thấy những tổn thất to lớn về người và tài sản mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải gánh chịu. Nghiên cứu đề tài này rất có ý nghĩa thực tế và luôn mang tính cấp thiết vì qua nghiên cứu tìm ra nguyên tắc để thực thi, để hợp tác quốc tế trong đấu 3 tranh chống khủng bố hàng không, cũng như khuyến nghị hoàn thiện pháp luật quốc gia và quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hàng không. 2. Tình hình nghiên cứu Đấu tranh chống khủng bố hàng không ngày nay đã không còn là nhiệm vụ riêng của một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia mà là vấn đề toàn cầu vì đó là vấn nạn của toàn thế giới. Khủng bố hàng không ngày nay không còn hoạt động đơn lẻ, mà đã có tổ chức, có kỹ thuật công nghệ, có các trang thiết bị hiện đại, có tiềm lực về kinh tế và tài chính. Thực tiễn đã cho thấy điều đó thông qua các vụ khủng bố ở Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Malaysia, Afganistan, Tagikixtan, Cosovo, Chechin, Cận Đông, Bali, Somali và ở một số địa danh khác trên thế giới v.v… chúng có tổ chức, được bảo trợ và tài trợ. Trong quá khứ, vụ nổ chiếc máy bay Boeing 747 của Hãng Pan American (khiến tất cả 259 người thiệt mạng) trên bầu trời Lockerbie vào ngày 21/12/1988 là một ví dụ điển hình. Điều tra cho thấy, bọn khủng bố đã sử dụng loại thuốc nổ mới Semtex, giấu kín bên trong một chiếc máy cassette xách tay, giúp vô hiệu hóa các máy dò kim loại cũng như sự kiểm soát của các nhân viên an ninh. Ngày 10/8/2006, kế hoạch sử dụng chất nổ dạng lỏng được chế tạo ngay trên máy bay dự kiến tấn công vào 10 chiếc máy bay thương mại của Mỹ từ sân bay của Anh bay về Mỹ vừa qua lại minh chứng về một “phát minh đáng ngại” nữa của bọn khủng bố. Do tính chất nguy hiểm của khủng bố hàng không đối với cộng đồng quốc tế nên đã được nhiều chính trị gia, nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà luật học, v.v… trong và ngoài nước nghiên cứu và công bố trong các công trình khoa học của mình. Các tác giả của những công trình đó đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng, tiến hành phân loại khủng bố theo các cách thức khác nhau, cũng như đề xuất đa dạng về các giải pháp nhằm đấu tranh 4 chống khủng bố và khủng bố hàng không. Nội dung cơ bản của các công trình này đều cho rằng khủng bố nói chung là nguy hiểm cho xã hội, nên đấu tranh chống khủng bố là cần thiết, là nhiệm vụ chung của mọi quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế. Tên gọi và xuất xứ của các công trình này có thể kể tên một số tác các tác giả sau đây: Ở Việt Nam có công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Dân về “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế” công bố năm 2004; Bình luận khoa học Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, của GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009; Lê Văn Cảm trong công trình “Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền” công bố 2007 và trong Sách chuyên khảo “Hệ thống Tư pháp hình sự trong giai đoạn nhà nước pháp quyền” xuất bản 2009 cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ con người và đấu tranh chống khủng bố; Vũ Ngọc Dương với bài viết “Bàn về định nghĩa khủng bố trong các điều ước quốc tế” đăng trên tạp chí luật học tháng 11/2009; Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình công pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội có đề cập đến vấn đề của luận văn nghiên cứu; Vũ Ngọc Dương (2011), Pháp luật quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Bùi Mạnh Hùng (2012), Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội … và một số các bài viết khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Nhiều công trình đã được nghiên cứu và công bố ở nước ngoài về khủng bố nói chung và khủng bố hàng không quốc tế nói riêng. Ví dụ như, Tâm lý của khủng bố, tác giả Olshansky D.V. xuất bản năm 2002; Khủng bố: kẻ vạch kế hoạch và người thực thi của tác giả Kovalev E., Malyshev V. xuất 5 bản năm 1984; Quyền của khủng bố/ Vấn đề thực tế ở Châu Âu, tác giả Pfal Traugner A. năm 1977; Vấn đề Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào và tại sao của Chủ nghĩa khủng bố/ Tài liệu trình bày tại Hội nghị của Cục Cảnh sát Detroit về “Khủng bố ở thành thị: kế hoạch và sự hỗn loạn”, tác giả Jenkins B.M. năm 1984; Kinh nghiệm quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố: tiêu chuẩn và thực tế, tác giả Ustinov V., năm 2002; Khủng bố chính trị: lý thuyết, mưu kế và biện pháp phản tác dụng, tác giả Wardlaw G. năm 1982 Đại học Cambridge xuất bản; v.v... Đề tài “Các Điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không” đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, trong nhiều ấn phẩm, bài viết khác nhau, tuy nhiên học viên nhận thấy việc nghiên cứu, phân tích quy định của các Điều ước quốc tế phổ cập và khu vực về đấu tranh chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng để từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quốc gia và quốc tế về vấn đề này luôn mang tính cấp thiết, chưa được đề cập nhiều vì vậy cần tiếp tục được nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại ngày nay thì việc đấu tranh phòng, chống khủng bố quốc tế với các hành vi ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn của chúng vẫn luôn là vấn đề cấp bách mà các quốc gia cần quan tâm, giải quyết. Với những lý do nêu trên học viên đã chọn đề tài “Các Điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể về các Điều ước quốc tế phổ cập và khu vực về đấu tranh chống khủng bố hàng không cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đề xuất một số nội dung có tính chất khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật quốc gia và quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hàng không. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chủ yếu về các vấn đề: khái niệm, các quan điểm và đặc điểm khủng bố hàng không. - Nghiên cứu các nội dung căn bản về khủng bố hàng không như: các Điều ước quốc tế phổ cập về khủng bố hàng không; các Điều ước quốc tế khu vực về khủng bố hàng không, có đề cập đến các tổ chức quốc tế và vai trò của các tổ chức này trong đấu tranh chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng. - Nghiên cứu các văn bản pháp luật Việt Nam về khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng, sự gia nhập, chuyển hóa và thực thi Điều ước quốc tế về khủng bố hàng không; và hợp tác quốc tế khu vực và quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hàng không. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu - Đối tượng nghiên cứu: Các Điều ước quốc tế phổ cập và khu vực về đấu tranh chống khủng bố nói chung và khủng bố hàng không nói riêng, các quy định của pháp luật Việt Nam về đấu tranh, phòng chống khủng bố và khủng bố hàng không. - Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn về nguồn lực và vật lực, luận văn không có tham vọng nghiên cứu tỉ mỉ tổng thể vấn đề về khủng bố hàng không mà chỉ cố gắng nghiên cứu và phân tích các quan điểm cơ bản của khủng bố hàng không giống như một hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nguồn gốc và sự phát triển của nó. Đề tài tập trung nghiên cứu một số điều ước quốc tế phổ cập và khu vực về chống khủng bố, sự gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể là các vấn đề sau: khái niệm, đặc điểm và sự phân loại khủng bố hàng không; một số điều ước quốc tế về đấu tranh chống 7 khủng bố hàng không; quy định của pháp luật Việt Nam về đấu tranh chống khủng bố hàng không, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế để thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố hàng không. - Nguồn tư liệu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các công ước quốc tế đa phương (phổ cập và khu vực), có liên hệ quốc gia và ở tổ chức quốc tế. Trong quá trình thực hiện, luận văn sẽ sử dụng các tài liệu, các công trình sách, báo, tạp chí đã công bố trong và ngoài nước, các tài liệu của Liên hợp quốc, của các tổ chức quốc tế, tham khảo các thông tin trên Internet với tính chất là nguồn bổ trợ (trong đó có cả thông tin, tài liệu và các công trình khoa học) có liên quan. Nghiên cứu về đấu tranh chống khủng bố hàng không không thể không đề cập đến các loại văn bản pháp lý hiện hành (quốc gia và quốc tế) về đấu tranh chống khủng bố hàng không (hoặc có liên quan đến khủng bố hàng không), cũng như các biện pháp phối hợp, hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu, khu vực, cục bộ (hoặc hạn chế) và trong phạm vi của từng quốc gia. Đó có thể cũng được xem là hệ thống hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống khủng bố hoặc khi thu thập lại có thể gọi là bộ tuyển tập pháp lý về đấu tranh chống khủng bố. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống khác nhau như: phương pháp lý luận, tổng hợp, phân tích, tâm lý, v.v … Về phương pháp lý luận nhằm nghiên cứu làm rõ khủng bố hàng không, về khái niệm, làm rõ tiêu chí (tiêu chuẩn) để phân biệt hành vi khủng bố hàng không so với các hành vi nguy hiểm khác cho xã hội, bản chất của phương pháp này là đưa ra khái niệm chính xác về khủng bố hàng không. 8 Về phương pháp tổng hợp, dựa trên các quan điểm nhằm nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân xuất hiện khủng bố hàng không, vấn đề quan hệ giữa khủng bố hàng không với các loại khủng bố khác. Về phương pháp tính chất - tâm lý nhằm nghiên cứu và phân tích cơ cấu tâm lý hoạt động khủng bố hàng không, tâm lý kẻ khủng bố, động cơ của hành vi khủng bố, tâm lý khủng bố. Phương pháp này còn xét đến tính tàn khốc, đến hệ quả của hành vi khủng bố hàng không. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận khác nhau, luận văn sẽ được phân tích và nghiên cứu trên các góc độ: lịch sử, xã hội học, chính trị học, tâm lý học, tội phạm học và hình sự quốc tế. 6. Những đóng góp của đề tài Thông qua việc nghiên cứu, luận văn muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ thống pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh các quan hệ quốc tế nói chung và trong cuộc chiến chống khủng bố hàng không trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Luận văn nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận, những đề nghị và các khuyến nghị nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và cho công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm khủng bố hàng không. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm 3 Chương: Chương 1: Tổng quan về khủng bố hàng không. Chương 2: Các Điều ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hàng không. Chương 3: Việt Nam và sự gia nhập các Điều ước quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hàng không, một số giải pháp, khuyến nghị. 9 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khủng bố Thuật ngữ khủng bố có nguồn gốc phát sinh từ tiếng latinh là “terror”, tức là kinh khủng, khiếp sợ. Ý nghĩa tương tự có trong tiếng anh là “terror” và tiếng pháp là “terreur”. Yếu tố làm khiếp sợ đối phương (hoặc những người trực tiếp bị thiệt hại do khủng bố) luôn có trong bất kỳ hành vi khủng bố nào, nhưng sự đàn áp tâm lý không là mục đích cơ bản của khủng bố. Việc làm tăng nỗi kinh sợ có vai trò là phương tiện bổ trợ để đạt được các mục đích về lợi ích, vật chất, chính trị hoặc ép buộc chính quyền thực hiện yêu cầu của khủng bố, thay đổi thể chế chính trị v.v… Trong đó, chủ thể hoạt động khủng bố không hạn chế sự đe dọa, chúng áp dụng sức mạnh với mức độ tàn khốc nhất. Nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễn cho rằng gần như có sự giao thoa giữa các khái niệm khủng bố, radicalism và chính trị cực đoan. Khái niệm radicalism (tiếng latinh là radix – gốc) được hiểu là tư tưởng và hành động chính trị-xã hội có tính kiên quyết nhằm thay đổi “căn bản” về thể chế chính trị và xã hội hiện tại [61, tr.216]. Đôi khi thuật ngữ radicalism được sử dụng gần như đồng nghĩa với khái niệm cực đoan, nhưng khác với cực đoan ở chỗ radicalism thường tập trung vào một nội dung của tư tưởng và sau đó là các phương pháp thực hiện chúng. Radicalism có thể là “tư tưởng” đặc biệt mà không có hiệu quả, cực đoan thường có hiệu quả nhưng lại không là tư tưởng. Cực đoan trước hết hướng tới các phương pháp và các phương tiện đấu tranh, sau đó có thể chuyển thành nội dung tư tưởng. Giống như một thuật ngữ, khái niệm radicalism xuất hiện ở Anh vào thế kỷ XVIII vào thời đại cách mạng công nghiệp và muộn hơn khái niệm này được I. Bentam (người Anh) gọi là triết học radicalism. 10 Khái niệm “khủng bố” và “kẻ khủng bố” đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII, những người Jacobins (Pháp) đã thường xuyên sử dụng khái niệm này (cả trong văn hóa giao tiếp và văn viết) trong quan hệ với nhau một cách bình thường. Nhưng trong tiến trình cách mạng vĩ đại Pháp thuật ngữ “kẻ khủng bố” đã có ý nghĩa sỉ nhục và nó trở thành từ đồng nghĩa với “tội phạm”. Thuật ngữ “khủng bố” ngày càng được sử dụng rộng hơn và có nghĩa chủ yếu là bạo lực. Trước những năm 70 của thế kỷ XX thuật ngữ này đã phổ biến và ngày nay nó được sử dụng để nói đến động cơ bạo lực từ phía “yếu”, bên có các mục đích chính trị đối lập. Để làm tăng nỗi khiếp sợ, kẻ khủng bố có thể áp dụng việc đốt phá hoặc vụ nổ các cửa hàng, nhà ga, các trụ sở của các đảng phái chính trị v.v… Trong điều kiện hiện đại ngày nay những kẻ khủng bố đã áp dụng việc bắt cóc con tin, cướp máy bay, các hành vi khủng bố thường có đặc điểm công khai và hướng tác động đến xã hội hoặc chính quyền. Ngày nay những kẻ khủng bố cũng đã nhận thức rất nhanh những đặc điểm của thời đại, như: chính quyền phụ thuộc nhiều vào bầu cử, vào dư luận xã hội; có hệ thống phương tiện thông tin quốc tế mạnh mẽ, thích khủng bố nhằm gây ấn tượng mạnh vì chỉ trong khoảnh khắc nó có thể tạo nên dư luận xã hội rộng lớn; con người ở phần lớn các quốc gia đã có thói quen “bỏ quên” mất bạo lực chính trị và sợ nó. Ngày nay phương pháp thông dụng và hiệu quả của khủng bố không còn bạo lực đối với các đại diện của chính quyền, mà là chống hòa bình, chống những đối tượng không tự bảo vệ được mình và quan trọng hơn hết là các đối tượng đó lại không liên quan đến cái đích cần đến của khủng bố - đó là con người, là thường dân và với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống phương tiện thông tin quốc tế nên kết quả khủng bố được lan truyền rất nhanh trong đời sống cộng đồng. Từ những năm 70 thuật ngữ khủng bố quốc tế đã được sử dụng rất rộng rãi, trong dự thảo bộ luật về các tội chống hòa bình và an ninh nhân loại của 11 Liên hợp quốc, trong đó khủng bố quốc tế được hiểu là “thực hiện, tổ chức, giúp đỡ thực hiện, giúp đỡ về tài chính hoặc là khuyến khích để các điệp viên hoặc các đại diện của quốc gia này hành động chống lại quốc gia khác, hoặc là dung túng để các bên thực hiện những hành vi như vậy nhằm chống con người hoặc là tài sản với mục đích tạo ra nỗi khiếp sợ cho các nhà chức trách, các nhóm người hoặc cư dân nói chung”. Các nhà khoa học Tây Âu đã xác định khủng bố trước hết là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các mục đích chính trị [64]. Trong từ điển của Đức về tội phạm học có ghi khủng bố là mức độ thể hiện cao nhất của cực đoan. Không có khái niệm khủng bố chung được áp dụng cho cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, khái niệm khủng bố đưa lại lợi thế cho các cơ quan nhà nước không chỉ ở Đức, mà ở các quốc gia khác. Khủng bố có khái niệm ngắn gọn là khủng bố chính trị do các nhóm có tổ chức thực hiện, các nhóm này tuân theo động cơ hoặc lý do chính trị, họ sử dụng vũ lực có hệ thống trong quan hệ với người thứ ba một cách tự ý và không dự báo, chúng áp dụng vũ lực theo đuổi mục đích đem đến nỗi khiếp sợ [51]. Cuối thế kỷ XX hiện tượng khủng bố ở Tây Âu [54, tr.3] đã có sự thay đổi cả về lượng và chất nên các nhà khoa học lớn ở các quốc gia khác nhau đã nghiên cứu khủng bố với các cách tiếp cận và đánh giá khác nhau. Chính điều đó là nguyên nhân làm phát sinh ra hàng trăm khái niệm khác nhau về hiện tượng chính trị xã hội này [57, tr.3]; [62, tr.130-135]; [53]; [55, tr.72]. Theo pháp luật của một số quốc gia châu Âu thì khủng bố được hiểu là việc sử dụng các hành động phạm tội phục vụ cho các mục đích chính trị, như vậy khủng bố được xem là vi phạm pháp luật, nên sẽ chống khủng bố bằng pháp luật thông qua các biện pháp pháp lý, ví dụ Chính phủ Đức đấu tranh loại trừ khủng bố bằng pháp luật [50]. Khủng bố là bạo lực chính trị và xã hội không thể dung thứ, bạo lực luôn gây ra hệ quả về tâm lý trong xã hội, nhưng lại hướng tới việc làm của mình là vô tội [47]. 12 Các hành vi như cướp tàu bay, cướp các phương tiện bay, bắt cóc các nhà ngoại giao, thực hiện với động cơ và mục đích rõ ràng thì đó chính là loại tội phạm đặc biệt, dạng bạo lực chính trị, hành động đó chính là khủng bố quốc tế hoặc khủng bố hàng không quốc tế. Trong các loại từ điển Nga có ghi rằng khủng bố là chính sách làm kinh sợ, gây áp lực lên các đối thủ chính trị bằng các biện pháp ép buộc cho đến khi tiêu diệt được họ. Khủng bố quốc tế là hành vi cưỡng bức nhằm chống lại những công dân hoặc là các đối tượng mà được luật pháp quốc tế bảo vệ (giết người đứng đầu quốc gia và chính phủ nước ngoài, người đứng đầu các cơ quan ngoại giao, làm nổ các đại sứ quán hoặc khu ngoại giao đoàn, các đại diện, các tổ chức, trụ sở của các tổ chức quốc tế v.v…) [43]; khủng bố là tội phạm chống lại an ninh công, thực hiện các vụ nổ, đốt phá, thiêu hủy hoặc các hành vi khác tạo ra sự nguy hiểm và gây tử vong cho mọi người, mang đến sự thiệt hại đáng kể về vật chất hoặc là tấn công để lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nếu các hành vi đó thực hiện với mục đích vi phạm trật tự công, làm kinh sợ cư dân hoặc giúp đỡ tác động tới việc thông qua các quyết định của các cơ quan chính quyền, kể cả đe dọa thực hiện các hành vi trên với các mục đích như vậy (Phần 1 Điều 205 Bộ luật hình sự Nga) [56]; khủng bố không chỉ là tội phạm đã được ghi nhận tại Điều 205 nói trên mà còn là hiện tượng xã hội gồm nhiều hành vi khác như các hành vi bạo lực (giết người, chiếm các tòa nhà, phương tiện giao thông, bắt cóc) hoặc những hành vi đe dọa thực hiện bằng những phương pháp khác nhau, chống các đối thủ chính trị hoặc những người khác với mục đích làm kinh sợ, tạo ra cho xã hội không khí sợ hãi, khiếp sợ, kinh hoàng, gây ra tình trạng bất ổn định [63, tr.724-725]; khủng bố là chính sách làm kinh sợ, đàn áp giai cấp và các đối thủ chính trị bằng tất cả các phương tiện cho đến khi tiêu diệt được đối thủ. Các hình thức khủng bố rất đa dạng, có thể không tuyên chiến, bắt giữ 13 con tin, cướp máy bay [58] v.v...; khủng bố quốc tế có nghĩa là hành vi đáng sợ, khủng khiếp, là các hành động cưỡng ép được thực hiện nhằm chống con người hoặc các đối tượng mà được luật quốc tế bảo vệ, khủng bố quốc tế thường được các tổ chức cực đoan sử dụng làm phương tiện đấu tranh chính trị để đàn áp các chủ thể hoạt động quốc tế khác mà trước hết là đàn áp chính quyền của quốc gia này hoặc là quốc gia khác [59]; khủng bố quốc tế là hành vi nguy hiểm cho xã hội trên phạm vi quốc tế kéo theo sự thiệt mạng vô lý cho mọi người, vi phạm hoạt động ngoại giao bình thường của các quốc gia và các đại diện của họ, làm khó khăn cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, các cuộc gặp gỡ và kể cả giao thông liên lạc giữa các quốc gia [48]. Như vậy, khủng bố là một hiện tượng chính trị-xã hội tiêu cực, là mối hiểm họa đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Từ những năm 90, nhiều hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm tìm ra các phương thức đấu tranh chống khủng bố, hội nghị đã thống nhất rằng để đấu tranh với khủng bố có hiệu quả là trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, câu hỏi khủng bố là gì cho đến hiện nay vẫn đang còn nhiều tranh luận. Nghiên cứu về khủng bố và về các biện pháp đấu tranh chống khủng bố nói chung đã được đặt ra từ trước thế kỷ XX nhưng kết quả không nhiều. Khi Hội quốc liên được thành lập, một trong các nhiệm vụ của tổ chức này là tiếp tục nghiên cứu và đấu tranh với hành vi khủng bố nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Năm 1934, sau sự kiện nhà Vua Nam tư Aleksandar và Bộ trưởng ngoại giao Pháp L. Bartu bị giết ở Mac-xay, Hội quốc liên xem khủng bố là tội phạm đối với cộng đồng quốc tế và giao cho Ủy ban các chuyên gia đặc biệt nghiên cứu nhằm đưa ra định nghĩa về khủng bố. Ngoài ra, Ủy ban còn có nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Công ước về phòng ngừa và trừng phạt các hành vi khủng bố. Việc nghiên cứu bản chất khủng bố và đưa ra định nghĩa khủng bố chỉ 14 có hiệu quả sau khi Liên hợp quốc thành lập Ủy ban đặc biệt về khủng bố quốc tế (năm 1972), tuy nhiên kết quả thu được còn hạn chế. Theo Đại hội đồng Liên hợp quốc thì vấn đề cơ bản liên quan đến định nghĩa khủng bố là thiếu các tiêu chí chung, mà dựa vào đó cho phép bóc trần được những yếu tố cơ bản cấu thành khủng bố và chỉ sau khi có được các tiêu chí như vậy mới cho phép việc thành lập một cơ chế đồng bộ có đủ khả năng xóa bỏ khủng bố trong thực tiễn [66, tr.9]. Việc thành lập Ủy ban luật quốc tế Liên hợp quốc (Mục đích cơ bản của Ủy ban này là giúp đỡ sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế và pháp điển nó) [69] đã tiếp tục thực nhiệm vụ nói trên, trong Nghị quyết 42/159 (tháng 12/1987) của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết đưa ra định nghĩa khủng bố mà nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế thì đấu tranh chống khủng bố mới thực sự có hiệu quả [46], đồng thời Nghị quyết này cũng nhấn mạnh về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế (như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp và công việc nội bộ, quyền tự quyết...). Nghị quyết 42/159 có ý nghĩa rất quan trọng trong đấu tranh chống khủng bố, nhưng một số quốc gia lại cho rằng chính các nguyên tắc đó là điều kiện để phát sinh khủng bố. Chính phủ Israel cho rằng Nghị quyết 42/159 đã tạo cơ hội cho khủng bố hợp pháp hóa các hành vi của mình bằng sự đánh tráo khái niệm về quyền tự quyết và giải phóng dân tộc, ví dụ việc khủng bố tấn công vào thường dân có chủ định thì không thể biện minh bằng khẩu hiệu đấu tranh vì giải phóng dân tộc. Khủng bố luôn là tội phạm với bất cứ hành vi và mục đích nào [68, C.8]. Israel cho rằng khủng bố là một loại tội phạm tấn công vào thường dân, nhưng cách đặt vấn đề như vậy chưa thực sự thuyết phục còn gây ra tranh luận vì có thể đó sẽ là lý do để buộc tội những người đấu tranh vì giải phóng dân tộc. Một số quốc gia vẫn chưa đồng thuận với Nghị quyết 42/159, nhưng 15 Nghị quyết đã thể hiện được mục đích là cộng đồng quốc tế công nhận tính hợp pháp của các cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của các dân tộc. Có thể sự bất đồng giữa các quốc gia trong việc đưa ra khái niệm khủng bố là vì lý do chính trị, nên việc soạn thảo định nghĩa khủng bố đã bị chính trị hóa, tức là chuyển thể từ vấn đề luật pháp thành chính trị-pháp luật [49, tr.19-20]. Năm 1990, khi xây dựng Dự thảo bộ luật về các tội chống hòa bình và an ninh nhân loại, Ủy ban luật quốc tế Liên hợp quốc đã soạn thảo định nghĩa chung về khủng bố, theo đó, “khủng bố quốc tế là việc thực hiện, tổ chức, giúp đỡ thực hiện, cung cấp tài chính hoặc khuyến khích các cơ quan hoặc các đại diện của một quốc gia này hành động chống lại một quốc gia khác hoặc dung túng cho một trong các bên thực hiện các hành động nhằm chống con người hoặc là sở hữu mà theo đó mang đến nỗi khiếp sợ cho các nhà hoạt động nhà nước, cho một nhóm người hoặc cho dân chúng nói chung” (Điều 24 của Dự thảo). Định nghĩa nói trên không nhận được sự đồng thuận giữa các quốc gia trong Ủy ban vì theo họ từ khái niệm trong lý luận đến thực thi ngoài thực tiễn còn nhiều trở ngại, cần phân biệt giới hạn giữa khủng bố quốc tế và các hành vi khủng bố có yếu tố quốc tế và hẹp hơn là khủng bố hàng không quốc tế. Mặt khác, nhiều nhà bình luận cho rằng khó mà đạt được một khái niệm chung về khủng bố quốc tế khi chưa có khái niệm như vậy trong bộ luật hình sự của các quốc gia trên thế giới. Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam ngày 19/6/2009 cũng không đưa ra khái niệm về khủng bố, mà chỉ đưa ra các hành vi phạm tội khủng bố và các khung hình phạt cho các hành vi đó. Bộ luật hình sự Nga hiện hành, khoản 1 Điều 205 quy định rằng hành vi khủng bố là hành vi thực hiện vụ nổ, thiêu hủy hoặc các hành vi khác gây nguy hiểm thiệt mạng cho mọi người, mang đến sự thiệt hại đáng kể về vật chất hoặc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan