Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong truyện kiều (so sánh v...

Tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong truyện kiều (so sánh với ca dao và thơ mới)

.PDF
24
713
74

Mô tả:

Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều (so sánh với ca dao và Thơ Mới)
1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ Trong diễn ngôn văn học, việc tìm hiểu hệ thống các phương tiện ngôn ngữ chiếu vật và “vật được quy chiếu” của chúng sẽ là những thao tác đầu tiên mà bất kỳ người đọc nào cũng phải tiến hành nếu muốn hiểu tác phẩm. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, các yếu tố “trăng”, “hoa”, “gió” có tần số xuất hiện ở nhóm cao nhất trong số các từ chỉ thiên nhiên. Luận án của chúng tôi tìm hiểu về các yếu tố ngôn ngữ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều dưới ánh sáng của lý thuyết chiếu vật của ngữ dụng học: đặt chúng trong các biểu thức chiếu vật (BTCV) được sử dụng trong diễn ngôn. Luận án cũng đặt các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều trong tương quan, đối sánh với ca dao và Thơ Mới để một mặt, phần nào thấy được cái dòng mạch chung của bản sắc văn hóa dân tộc và của ngôn từ nghệ thuật, mặt khác, khẳng định thêm những điểm riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn của phong cách và tài năng Nguyễn Du. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xác lập được vị trí, vai trò của các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều như là một bộ phận làm nên bình diện “cái biểu đạt” của diễn ngôn; chỉ ra được sự thống nhất giữa tác giả Nguyễn Du với các tác giả ca dao và Thơ Mới, đồng thời cho thấy những điểm độc đáo trong việc sử dụng các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” nói riêng và các BTCV có từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên nói chung trong Truyện Kiều; cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa các các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” với ý nghĩa biểu trưng của các biểu tượng trăng, hoa, gió cũng như với những đặc trưng văn hóa dân tộc trong Truyện Kiều. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu cơ sở lý thuyết chủ yếu phục vụ cho việc triển khai đề tài luận án; xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” cũng như đối tượng được quy chiếu của chúng trong Truyện Kiều; phân tích, miêu tả đặc điểm của các BTCV được khảo sát trên bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt; tìm hiểu, so sánh các đặc điểm của các BTCV trong Truyện Kiều với ca dao và Thơ Mới; phân tích vai trò, giá trị riêng của các BTCV này đối với việc thể hiện ý nghĩa của các biểu tượng trăng, hoa, gió cũng như việc thể hiện các quan niệm về quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở thời kỳ trung đại Việt Nam. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của luận án là “các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều” và đối tượng này được luận án xác định là: biểu thức ngôn ngữ (từ, cụm từ) có một/ một số trong các từ “trăng”, “hoa”, “gió” hoặc các yếu tố ngôn ngữ biểu thị các sự vật có liên quan đến khái niệm trăng, hoa, gió 2 (các yếu tố Hán Việt tương ứng như nguyệt, phong, gương…; hoặc các từ chỉ tên loài hoa cụ thể như hồng, huệ, đào…) được sử dụng để chỉ ra một thực thể cụ thể nào đó trong một thế giới khả hữu – hệ quy chiếu (HQC) nhất định được đưa vào một ngữ cảnh cụ thể trong diễn ngôn Truyện Kiều. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án của chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu đối tượng kể trên ở các phương diện: cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh, sự vật được quy chiếu trong ngữ cảnh sử dụng và so sánh chúng với các BTCV tương ứng trong ca dao và Thơ Mới. Về tư liệu khảo sát của luận án: Bản Truyện Kiều của Nguyễn Du do Đào Duy Anh khảo đính và được in trong ngữ liệu [1]; các bài ca dao được Phúc Hải sưu tầm, tuyển chọn và in trong ngữ liệu [3]; các bài Thơ Mới trong 7 tập thơ tiêu biểu của ba nhà thơ được mệnh danh là “ba đỉnh cao Thơ Mới”, đó là: Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, được in trong ngữ liệu [2]. 5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5.1. Lịch sử nghiên cứu về sự chiếu vật (reference) 3 giai đoạn nghiên cứu CV trên thế giới gồm: giai đoạn thứ nhất (từ 1882 – khoảng 1950) - chiếu vật ngữ nghĩa (semantic reference); giai đoạn thứ hai (từ khoảng 1950 – cuối thế kỷ XX) - chiếu vật của người nói (speaker’s reference); giai đoạn thứ ba (khoảng từ cuối thế kỷ XX – nay) - chiếu vật được nghiên cứu trong phối cảnh liên ngành (interdisciplinary perspectives). 5.2. Nghiên cứu về chiếu vật và về chiếu vật trong Truyện Kiều ở Việt Nam Tiếp cận với kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đồng thời vận dụng vào thực tiễn sử dụng tiếng Việt, các tác giả trong nước cũng đã có những công trình về ngữ dụng học, trong đó có lý thuyết chiếu vật. Tiêu biểu là: Cao Xuân Hạo [36], Đỗ Hữu Châu [17], [19], Diệp Quang Ban [7], Nguyễn Thiện Giáp [34],… Chúng tôi nhận thấy số những công trình nghiên cứu riêng biệt ứng dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học để nghiên cứu Truyện Kiều không thật sự nhiều mà chủ yếu là những bài nghiên cứu riêng lẻ được tập hợp hoặc làm thành một phần của các công trình chuyên sâu về Truyện Kiều nói chung. 6. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã vận dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây để triển khai đề tài: phương pháp miêu tả, thủ pháp thống kê, phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp phân tích ngữ cảnh, thủ pháp so sánh, đối chiếu. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Về lý luận: Củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản của lý thuyết chiếu vật của ngôn ngữ học, góp phần làm rõ thêm các khái niệm quan yếu đối với việc nghiên cứu chiếu vật trong tác phẩm hư cấu; xác lập được một số cơ sở và thao tác để xác định CV của các BTCV được sử dụng trong hoạt động giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - 3 văn hóa - văn học vào nghiên cứu chiếu vật của Việt ngữ, đặc biệt là chiếu vật trong tác phẩm văn học. - Về thực tiễn: Cung cấp thêm tư liệu và kết quả phân tích mới cho việc nghiên cứu và giảng dạy về CV trong Truyện Kiều nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chung; cung cấp thêm cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị và nét độc đáo của Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới, từ đó giúp ích thêm cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm và văn học sử. 8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1- Cơ sở lý luận; Chương 2 - Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều trên bình diện cái biểu đạt (so sánh với ca dao và Thơ Mới); Chương 3 - Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều trên bình diện cái được biểu đạt và giá trị sử dụng (so sánh với ca dao và Thơ Mới). CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. LÝ THUYẾT CHIẾU VẬT 1.1.1. Sự chiếu vật (reference) - Bách khoa thư về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, tập 7, và công trình khoa học của các tác giả Đỗ Hữu Châu [19], Cao Xuân Hạo [36], Nguyễn Thiện Giáp [34] đều có sự thống nhất trong việc nhìn nhận khái niệm reference với tư cách là vấn đề của ngữ dụng học. Luận án của chúng tôi sử dụng thuật ngữ sự chiếu vật (reference) và chiếu vật (CV) (referent) là các danh từ, còn quy chiếu (to refer) với tư cách động từ. Theo quan điểm ngữ dụng học, chiếu vật là quan hệ giữa người sử dụng ngôn ngữ và biểu thức ngôn ngữ được sử dụng với đối tượng/ thực thể (entity) (vật chất hoặc tinh thần, có thật hay tưởng tượng hoặc hư cấu, số ít hay một tập hợp…) trong một thế giới khả hữu (possible world) mà ở đó thực thể được quy chiếu tồn tại. - "Sự chiếu vật" trong Truyện Kiều, cũng như trong ca dao và Thơ Mới, được luận án hiểu là quan hệ giữa biểu thức ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong tác phẩm với đối tượng/thực thể cụ thể xuất hiện trong ngữ cảnh cụ thể mà ở đó biểu thức ngôn ngữ được sử dụng để chỉ ra. Các biểu thức ngôn ngữ này được tác giả Nguyễn Du hoặc nhân vật sử dụng (trong các đoạn đối thoại) để quy chiếu tới thực thể cụ thể nào đó tồn tại trong một thế giới khả hữu (có thật hoặc không có thật) và đã được đưa vào ngữ cảnh giao tiếp. 1.1.2. Biểu thức chiếu vật (referring expression) 1.1.2.1. Biểu thức chiếu vật là gì ? - Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biểu thức chiếu vật” để chỉ tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện quy chiếu trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu khảo sát, bao gồm cả những BTCV có cấu 4 tạo là từ (chẳng hạn: trăng, hoa, gió,…) và tổ hợp từ (chẳng hạn: trăng thề, người trăng gió, ngày gió đêm trăng,…). Chúng tôi cũng đã phân biệt một số thuật ngữ có liên quan tới việc khảo sát đối tượng và triển khai đề tài của luận án là BTCV và biểu thức miêu tả, BTCV miêu tả và BTCV phi miêu tả. - Chúng tôi đồng tình với quan niệm cho rằng “cũng như các tín hiệu ngôn ngữ, BTCV có cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của BTCV là các đơn vị ngôn ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật được quy chiếu hay CV tương ứng.” [19,187]. Theo đó, các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều sẽ được luận án này miêu tả trên hai bình diện: bình diện cái biểu đạt (hình thức cấu tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp); bình diện cái được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay CV). 1.1.2.2. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật trong luận án a) Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật nói chung - Tiêu chí thứ nhất – Tiêu chí hình thức: BTCV có tính hoàn chỉnh, độc lập tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ. - Tiêu chí thứ hai – Tiêu chí ngữ nghĩa: BTCV chỉ ra được một đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả hữu – HQC của BTCV đang được tác giả hoặc nhân vật nói tới (các cơ sở để nhận diện CV của BTCV được khảo sát đã được trình bày ở mục 1.1.3.4 ở sau). b) Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới Luận án chỉ xét các BTCV mà trong cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ thực hiện chức năng chiếu vật trong trường hợp được xét có xuất hiện ít nhất một trong các yếu tố ngôn ngữ (từ/ thành tố cấu tạo từ) thuộc các nhóm sau đây: Các từ trăng, hoa, gió; hoặc các yếu tố ngôn ngữ đồng nghĩa từ vựng (nguyệt, phong, gương, bông, đóa); hoặc các yếu tố ngôn ngữ biểu thị các sự vật có liên quan tới khái niệm trăng, hoa, gió (thỏ, Hằng Nga, ông Tơ,…); hoặc các yếu tố ngôn ngữ chỉ các loài hoa cụ thể (đào, sen, cúc…). 1.1.3. Chiếu vật (referent; référent) và hệ quy chiếu (reference) 1.1.3.1. Chiếu vật là gì? - Trước hết, khái niệm CV được sử dụng trong luận án này tương ứng với khái niệm “nghĩa chiếu vật hay vật được chiếu” của tác giả Đỗ Hữu Châu [19] và khái niệm “sở chỉ” (theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp), hoặc cái sở chỉ (theo tác giả Cao Xuân Hạo), hay “yếu tố được quy chiếu” (theo tác giả Diệp Quang Ban). Theo đó, CV được hiểu là đối tượng hay thực thể cụ thể của thực tế khách quan được các phương tiện ngôn ngữ biểu thị thông qua việc thực hiện quy chiếu của người sử dụng, trong ngữ cảnh cụ thể, do đó, còn được gọi là “vật được chiếu”. “Vật” trong “chiếu vật” được hiểu là các thực thể (entities) tồn tại ở các dạng thức khác nhau trong thế giới: dạng vật chất 5 hoặc tinh thần; thực thể có thật hoặc là sản phẩm của tưởng tượng và hư cấu; số ít hay số nhiều; một cá thể hay một tập hợp như giống loài… - Trong phạm vi ngữ liệu khảo sát của luận án, các thực thể có tư cách làm CV của các BTCV có từ “trăng", "hoa", "gió", tùy từng ngữ cảnh cụ thể, có thể là chính các sự vật thiên nhiên như mặt trăng, ngọn gió, loài hoa cụ thể hoặc có thể là các sự vật, hiện tượng "phi thiên nhiên" như : nhân vật cụ thể, hình dáng, điệu bộ, nét mặt, lời nói, tình cảm, cảm xúc, thân phận… của nhân vật cụ thể… 1.1.2.2. Nghĩa – ý nghĩa – chiếu vật Nghĩa hay ngữ nghĩa (theo nghĩa rộng: nghĩa của ngôn ngữ nói chung – meaning) và ý nghĩa của từ (sense) đều có liên quan tới CV bằng ngôn ngữ. Trước tiên, có thể thấy, cả ý nghĩa của từ (và của tín hiệu ngôn ngữ nói chung) và CV đều là các bình diện của nghĩa (meaning) của đơn vị ngôn ngữ. Ngoài hai bình diện này, ngữ nghĩa còn có một số bình diện được phản ánh trong các loại nghĩa khác nữa, chẳng hạn: nghĩa ngữ pháp, nghĩa sở dụng...). Tuy nhiên, giữa ý nghĩa của từ và CV của từ đó khi được sử dụng làm BTCV trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể lại có sự khác biệt tương đối lớn (được chúng tôi khái quát trong bảng 1.1.) và chủ yếu nhất là chúng nằm ở hai bình diện khác nhau của ngôn ngữ: ý nghĩa thuộc bình diện hệ thống, mang tính trừu tượng, khái quát còn CV thuộc bình diện hoạt động của ngôn ngữ, mang tính cụ thể. 1.1.3.2. Hệ quy chiếu HQC là một khái niệm công cụ quan trọng mà chúng tôi lấy làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài. Sự vật có thể tồn tại trong những thế giới rất khác nhau, có những thế giới hiện hữu, có thật và cũng có những “thế giới có thể có” (thường được gọi là “thế giới khả hữu”) mà trong đó sự vật có thể tồn tại theo một cách khác. Cùng một lúc, có nhiều thế giới khả hữu khác nhau đồng thời tồn tại: thế giới thực hữu, thế giới tưởng tượng, hư cấu trong thần thoại, cổ tích hay truyền thuyết và các tác phẩm văn học; thế giới tâm linh, siêu nhiên với sự tồn tại của các hồn ma, bóng quỷ… Tuy nhiên, khi thực hiện quy chiếu bằng các BTCV trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, chỉ một thế giới khả hữu mà ở đó sự vật – CV tồn tại mới được người nói lựa chọn làm “HQC” cho BTCV của mình và đưa vào trong ngữ cảnh thông qua phát ngôn. Việc phân loại và miêu tả CV của các BTCV trong luận án này cũng dựa vào việc xác định đúng thế giới khả hữu – HQC mà ở đó các sự vật được quy chiếu tồn tại. Theo đó, thế giới hư cấu trong diễn ngôn Truyện Kiều có thể được phân chia thành các bộ phận – HQC khác nhau như sau: thiên nhiên, con người/nhân vật, đồ vật, tình cảm, cuộc đời, sự kiện, thời gian, tâm linh… 1.1.3.4. Cơ sở xác định chiếu vật của các biểu thức chiếu vật trong luận án - Cơ sở thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh giao tiếp (ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa) mà ở đó biểu thức chiếu vật được sử dụng. 6 - Cơ sở thứ hai: Dựa vào ý nghĩa từ vựng của từ, ngữ cấu tạo nên BTCV (như đã trình bày khái quát trong 1.1.3.2) - Cơ sở thứ ba: Dựa vào quan hệ kết hợp của các tín hiệu ngôn ngữ làm BTCV với các tín hiệu ngôn ngữ khác 1.1.4. Chiếu vật trong tác phẩm văn học Một trong những thế giới khả hữu không có thực chính là thế giới khả hữu tồn tại trong các sản phẩm hư cấu – thế giới hư cấu (fictional world). Thế giới khả hữu của các nhân vật hư cấu chính là tác phẩm hư cấu mà ở đó nhân vật xuất hiện, hành động, nói năng… Trong thế giới khả hữu đó, nhân vật tồn tại thực sự và khi được quy chiếu bằng ngôn ngữ thì nó chính là “vật được chiếu” của BTCV được sử dụng. Chiếu vật về các thực thể hư cấu cũng có nhiều loại: có chiếu vật của tác giả trong tác phẩm; chiếu vật của người đọc trong các diễn ngôn về tác phẩm; chiếu vật của chính nhân vật trong tác phẩm… Khi đó, ngoài chủ thể thực hiện quy chiếu là tác giả, còn có chủ thể thực hiện quy chiếu là nhân vật trong tác phẩm. Chúng tôi đã khái quát một số điểm chính trong tương quan giữa chiếu vật của tác giả và chiếu vật của nhân vật trong Truyện Kiều thể hiện trong bảng 1.2. trong luận án. 1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp - Ngữ cảnh (situational context; context of situation): Thông thường, ngữ cảnh được hiểu là “bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay là những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa (của phát ngôn)” [19; 97]. Các hợp phần của ngữ cảnh gồm: đối ngôn và hiện thực ngoài diễn ngôn. - Ngôn ngữ (language): Mỗi cuộc giao tiếp đều sử dụng một ngôn ngữ cụ thể nào đó làm phương tiện, nên nói tới ngôn ngữ trong vai trò là nhân tố giao tiếp cũng chính là nói tới ngôn ngữ cụ thể mà các đối ngôn sử dụng trong cuộc giao tiếp của họ. - Diễn ngôn (discourse): Diễn ngôn là khái niệm chỉ sản phẩm sau cùng của cuộc giao tiếp giữa các đối ngôn, trong đó lại bao gồm các diễn ngôn riêng của từng đối ngôn trong giao tiếp. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một diễn ngôn vừa tiêu biểu vừa độc đáo: tồn tại đồng thời ở cả dạng nói (qua phương thức truyền miệng giống như văn học dân gian) và dạng viết (qua các văn bản Truyện Kiều); là sản phẩm của hoạt động giao tiếp gián tiếp và đa thoại (một người tạo lập – vô số người tiếp nhận) và cho đến nay vẫn chưa kết thúc. 1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật Hoạt động giao tiếp chính là tương tác liên tục giữa con người với con người, với tất cả nguồn lực của cá nhân, để tạo ra và tiếp nhận các BTCV trong hoạt động hành chức của ngôn ngữ. Mỗi diễn ngôn như Truyện Kiều, bài ca dao hay bài Thơ Mới đều có tư cách như là sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (giao tiếp nghệ thuật), và trong hoạt động đó 7 luôn tồn tại sự tương tác giữa các nhân tố giao tiếp như các đối ngôn (tác giả và bạn đọc), ngữ cảnh, tình huống giao tiếp (có sự giãn cách đặc biệt về thời gian, không gian và bối cảnh văn hóa, xã hội giữa các bên đối ngôn) và ngôn ngữ (ngôn ngữ nghệ thuật). Tất cả các nhân tố này đều được vận dụng trong việc nhận diện các BTCV và CV của chúng trong luận án. 1.3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Dựa trên những cơ sở lý luận như trên, luận án này triển khai đề tài trên các bình diện diện chính của BTCV được sử dụng trong hoạt động giao tiếp: Trên bình diện cái biểu đạt, luận án khảo sát, phân loại và miêu tả các các kiểu cấu tạo khác nhau (từ, cụm từ) và quan hệ kết hợp của các của các BTCV. Trên bình diện cái được biểu đạt, luận án tiến hành khảo sát, phân loại và mô tả các CV trên những HQC khác nhau của các BTCV được khảo sát. Trên từng bình diện đó, chúng tôi đều tiến hành so sánh những đặc điểm của các BTCV này trong Truyện Kiều với ca dao và Thơ Mới. CHƯƠNG 2: CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG", “HOA”, GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU TRÊN BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT (SO SÁNH VỚI CA DAO VÀ THƠ MỚI) 2.1. CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG", “HOA”, GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU TRÊN BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT 2.1.1. Cấu tạo của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều 2.1.1.1. Kết quả khảo sát - Theo bảng số liệu 2.1, trong Truyện Kiều, có tất cả 20 yếu tố ngôn ngữ xuất hiện trong 273 BTCV thuộc 3 nhóm BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” kể trên. Nhóm BTCV có từ “hoa” có số lượng nhiều nhất với 153/273 BTCV, chiếm 56.04%. Nhóm BTCV có tỷ lệ cao thứ hai là các BTCV có từ “gió” với 63/273 = 23.08%. Nhóm BTCV có tỷ lệ thấp nhất là các BTCV có từ “trăng” với 57/273 = 20.88%). - Các BTCV được khảo sát có 3 kiểu cấu tạo chính, trong đó: các BTCV có cấu tạo là ngữ danh từ (NDT) chiếm ưu thế hơn cả (118/273 = 43.22%), tiếp đến là các BTCV có cấu tạo là danh từ (DT) (25/273 = 38.46%). Các BTCV có cấu tạo là cụm từ sóng đôi có tỷ lệ thấp nhất (50/273 = 18.32%). 2.1.1.1.Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều có cấu tạo là ngữ danh từ  Thành tố trung tâm: - Thành tố trung tâm do các DT thuộc các nhóm “trăng”, “hoa”, “gió” đảm nhiệm: các DT chỉ sự vật thiên nhiên thuộc các nhóm được khảo sát (hoa, trăng, nguyệt, gió, phong, lê, đào, sen…) xuất hiện với tư cách là các thành tố Tr.t trong các BTCV trong Truyện Kiều lại chỉ chiếm tỷ lệ bằng khoảng một 8 nửa (33.9%) so với các DT không thuộc các nhóm này (66.1%). Điều này đã tạo ra một hiện tượng lạ thường trong việc sử dụng các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” nói riêng và các BTCV có chứa các yếu tố thuộc trường từ vựng thiên nhiên nói chung để thực hiện quy chiếu trong Truyện Kiều. Thậm chí, ngay cả khi các DT thuộc các nhóm này nằm ở vị trí Tr.t thì hầu hết chúng đều kết hợp với một DT đơn vị tự nhiên đứng trước (cành, đóa, bông, mảnh, vành, vừng, trận, cơn…) để cùng làm Tr.t của cả NDT. - Thành tố trung tâm do các DT khác (không thuộc các nhóm từ được khảo sát) đảm nhiệm, gồm: các DT đơn vị tự nhiên được dùng để cá thể hóa các sự vật hiện tượng thiên nhiên (như: đóa, tấm, cơn, trận, phen…); hoặc các DT sự vật không chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên. Các DT này có thể chỉ người (kẻ, người, tuồng,…); hoặc chỉ ngoại hình, dáng vẻ, lời nói (khuôn, lời, tiếng, gót, nét, điệu,…); hoặc các DT chỉ các khái niệm trừu tượng về số phận, thân phận con người (thân, phận, số, kiếp, nghiệp,…); hoặc chỉ tấm lòng, tình cảm (lòng, tình, nghì…); hoặc DT chỉ thời gian, nơi chốn (khi, mùa, tuần, phen, miền, chốn…); hoặc các DT “trống nghĩa” (sự, điều,…) thường được dùng để “sự vật hóa” các hoạt động, trạng thái, đặc điểm… đứng trong phần phụ sau của NDT làm BTCV; hoặc các DT chỉ sự vật có thuộc tính vật chất (then, thềm, buồng, am, trướng, tiệc,…). Có thể thấy, với các DT chỉ sự vật nhưng không thuộc trường từ vựng thiên nhiên làm trung tâm, các NDT làm BTCV trong trường hợp này có khả năng chiếu vật phong phú tới nhiều HQC nhất. - Thành tố phụ trước: Số các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” là NDT có thành tố Ph.t không nhiều và không phong phú về mặt vị trí, chủ yếu là vị trí (-2) - chỉ lượng. Trong đó có cả các thành tố Ph.t chỉ lượng xác định (một, ba, bốn, năm) và các thành tố Ph.t chỉ lượng ước chừng (như nửa, lưng, mấy, mười mấy, một vài (và), chút…). Chúng tôi nhận thấy hầu như không có thành tố phụ nào của các BTCV này biểu thị một lượng nhiều mà chỉ là một lượng ít, thậm chí rất ít ỏi (một, nửa, lưng…). - Thành tố phụ sau: Hầu hết các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” là NDT đều có thành tố Ph.s và chỉ có ở vị trí (1) – định tố hạn định hoặc miêu tả, cũng tức là các miêu tả tố của các BTCV. Cấu tạo của thành tố Ph.s của các NDT này thường là một trong hai trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất là Ph.s là các DT chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên (thuộc các nhóm trăng, hoa, gió…) hoặc tổ hợp có chứa các DT này (trăng gió, trăng hoa, đào hoa, liễu bồ, trăng gió vật vờ, mưa gió tan tành, sóng gió bất kỳ, …), hoặc một cụm C-V (hoa rơi, hoa rụng…). Trường hợp thứ hai là Ph.s là các DT/động từ/ tính từ/đại từ hoặc các cụm động/ tính từ để biểu thị một hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm của sự 9 vật do DT Tr.t biểu thị (hoa đào năm ngoái, cành lê trắng, gió chiều, gió đông, hoa xuân đương nhị, hoa tàn, trăng tàn, đào non, hoa cuối mùa,…). 2.1.1.3. Biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều có cấu tạo là danh từ Ngữ liệu cho thấy, có 105/273 (38.46%) BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều có cấu tạo là DT (đều là DT chung), đứng ở vị trí thứ hai về số lượng, sau kiểu cấu tạo NDT. Theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt, các BTCV là DT chỉ có hai loại: từ đơn (chiếm đa số - 59.05%) và từ ghép (40.95%). - BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều là từ đơn: chỉ có 08 yếu tố được sử dụng để tạo ra 62 BTCV là từ đơn, gồm: hoa, đào, trăng, nguyệt, gương, thỏ, gió. Các từ đơn này đều có ý nghĩa từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên và chúng đều thực hiện được chức năng chiếu vật cá thể. Trong số đó, hoa được dùng độc lập để chiếu vật nhiều lần nhất (37 lần), làm thành các BTCV đồng âm nhưng quy chiếu tới nhiều sự vật khác nhau trong những ngữ cảnh cụ thể khác nhau, trên những HQC khác nhau: Thiên nhiên con người, cái hay/vẻ đẹp của các đồ vật/ thực thể khác… - BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều là từ ghép: chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các từ đơn, khoảng 40.95% (53/105), trong đó, các từ ghép phân nghĩa chiếm ưu thế hơn (60.47%) các từ ghép hợp nghĩa (39.53%). Các từ ghép phân nghĩa làm BTCV có bốn kiểu kết hợp phong phú, đáng chú ý nhất là kiểu kết hợp giữa một hình vị không thuộc trường từ vựng thiên nhiên với một trong các yếu tố thuộc các nhóm “trăng”, “hoa”, “gió” (tuần trăng, cung trăng, khuôn trăng, nét nguyệt, lửa lựu…). Có thể thấy ở kiểu cấu tạo này, việc Nguyễn Du sử dụng kết hợp các yếu tố X1 – X2 đã làm cho các yếu tố ngôn ngữ thuộc các nhóm “trăng”, “hoa”, “gió” (X2) hầu như không còn giữ nguyên ý nghĩa từ vựng vốn có trong từ điển của chúng: hoặc chúng trở thành yếu tố cụ thể hóa ý nghĩa cho X1 (vốn không có ý nghĩa cụ thể, chẳng hạn: khuôn trăng – khuôn mặt tròn đầy của Thúy Vân, nét nguyệt – nét mày thanh tú của nàng Kiều…); hoặc chúng được “thay thế” bằng tên gọi của một sự vật khác (chẳng hạn: lửa lựu – hoa lựu). Các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều có cấu tạo là từ ghép hợp nghĩa đáng chú ý nhất là các từ do sự kết hợp trực tiếp của các yếu tố “trăng”, “hoa” và “gió” tạo thành: trăng gió (2 lần), trăng hoa (3 lần), gió trăng (1 lần). 2.1.1.4. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” là kết cấu sóng đôi Luận án gọi là các “kết cấu sóng đôi” (KCSĐ) với nghĩa là các tổ hợp từ tự do có kết cấu gồm hai bộ phận (thành tố) có quan hệ đẳng lập với nhau theo kiểu sóng đôi, đối xứng nhau. Mỗi bộ phận này có thể gồm một từ, một cụm từ chính phụ hoặc một cụm C-V tương đương nhau về số lượng âm tiết, đặc điểm từ loại và ý nghĩa mà chúng biểu thị. Tính chất “sóng đôi” làm cho 10 kiểu cấu tạo này có tính tương đối ổn định về hình thức và “tính thành ngữ” về ý nghĩa cho toàn bộ tổ hợp. Ngữ liệu khảo sát của luận án cho thấy các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều là KCSĐ biểu hiện bằng ba kiểu cấu tạo cụ thể như là: DT/NDT + DT/NDT (44%), CCV + CCV (34%), ĐT/NĐT + ĐT/NĐT (22%). Trong mỗi KCSĐ đều xuất hiện ít nhất hai yếu tố ngôn ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên. Các yếu tố ngôn ngữ này thường biểu thị những sự vật, hiện tượng hay đi kèm thành các cặp hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng đối lập nhau và mỗi yếu tố làm thành một “vế” của KCSĐ đó (sóng gió – cỏ hoa, bèo – mây, bèo – nước/ sóng, trời đất, trời – nước/bể,…) hoặc tương đồng, hô ứng cho nhau (trăng – hoa, trăng – gió, gió – sương, gió – mây,gió – mưa, cây/lá – hoa/cỏ, bể - sông, …) trong Truyện Kiều. Hơn thế nữa, các yếu tố ngôn ngữ còn lại trong cấu tạo của các BTCV là KCSĐ đa số là các từ chỉ các đặc điểm/ trạng thái/ quá trình tương đồng hoặc tương ứng với nhau và cũng tạo thành các cặp từ có quan hệ chặt chẽ và thường biểu thị: các quá trình chảy trôi của thời gian hay quá trình đổi thay, tàn phai, héo úa, hao mòn của sự vật do những tác động bên ngoài tạo nên (như: chảy – trôi, rụng – rơi, trôi – giạt, rụng – bay, ủ phai, nát – tàn…); hoặc những vận động mang tính chất nhanh, mạnh, gấp gáp (như: vùi – dập, ép – nài, táp – sa, vẫy – tuôn, bắt – cầm, đội – đạp, chọc – khuấy, đổ - rung,…). 2.1.2. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều 2.1.2.1. Quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ Xét quan hệ kết hợp của các BTCV được khảo sát ở bậc cụm từ (55.3%), chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của chúng ở từng loại cụm từ khác nhau có sự chênh lệch nhất định: chủ yếu tham gia vào cấu tạo của cụm từ chính- phụ (92.7%), một số ít tham gia vào cấu tạo của các cụm từ đẳng lập (9.3%). Khi các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” tham gia vào cấu tạo của các cụm từ chính-phụ, có rất ít trường hợp các BTCV này giữ vai trò làm thành tố trung tâm (3.57%) mà chúng chủ yếu làm các thành tố phụ trong các cụm từ (96.43%). Khi giữ vai trò làm thành tố phụ trong các cụm từ chính phụ, nhóm các BTCV có từ “hoa” có khả năng kết hợp trực tiếp với các thành tố trung tâm trong cụm từ chính phụ nhiều hơn hẳn hai nhóm BTCV còn lại. Các BTCV được khảo sát thường kết hợp với một số loại thành tố trung tâm chính như: vị từ chỉ hoạt động cảm giác, vị từ tạo tác, vị từ chỉ trạng thái tâm lý/ nhận thức, vị từ chỉ trạng thái tồn tại hoặc quan hệ, vị từ chỉ hành động di chuyển… Trong cụm từ đẳng lập, mỗi BTCV có tư cách như một thành tố cấu tạo và tương đương với thành tố còn lại của cụm từ cả về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa. Số lượng các thành tố trong cụm từ đẳng lập ở đây thường chỉ gồm 2 thành tố, trong đó có một thành tố là BTCV được xét, do vậy, chúng 11 cũng mang tính chất “sóng đôi” nhưng không có “tính thành ngữ” cao như các BTCV là KCSĐ. 2.1.2.2. Quan hệ kết hợp ở cấp độ câu - Các BTCV làm thành phần chủ ngữ trong câu: có 84/273 BTCV được khảo sát (30.77%) làm chủ ngữ và có đủ kiểu cấu tạo là DT, NDT và KCSĐ, nhưng chiếm đa số vẫn là các BTCV là DT và NDT. Chúng thường kết hợp với các vị ngữ có chứa các vị từ trung tâm có thể quy về một số nhóm chính sau: vị từ chỉ trạng thái tồn tại, vị từ biểu thị đặc điểm hoặc trạng thái của sự vật, vị từ chỉ quá trình, vị từ hành động tác động hoặc di chuyển... Có thể thấy các thuộc tính (đặc điểm/ trạng thái) của sự vật đều là thuộc tính tĩnh và còn hành động lại nhanh, mạnh và gấp, nhiều từ trong đó có sắc thái biểu cảm thiên về trạng thái tiêu cực. Dường như phần lớn chúng đều để tả những đặc điểm, trạng thái không còn trọn vẹn, không còn đẹp đẽ, tươi tắn, hạnh phúc mà là trạng thái bị hao mòn, bị tác động làm cho thay đổi hoặc tan biến. Khi kết hợp với các vị từ này, các BTCV làm chủ ngữ quy chiếu đến các sự vật trên cả HQC thiên nhiên và HQC con người/ nhân vật. Do đó, nếu đặt những câu thơ với CN và VN như vậy cạnh nhau sẽ khiến cho người đọc Truyện Kiều ít nhiều đều cảm nhận được một sự chảy trôi miên viễn, một quy luật biến đổi bất khả kháng của tự nhiên, của vạn vật trong vũ trụ trong đó có con người. - Các BTCV làm thành phần trạng ngữ trong câu: Các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, gió” làm thành phần trạng ngữ trong câu cũng có số lượng tương đối lớn trong số các BTCV trực tiếp đảm nhiệm thành phần cấu tạo câu (24/122 = 19.67%). Về cấu tạo, phần lớn các BTCV làm trạng ngữ đều có cấu tạo là KCSĐ hoặc các NDT có thành tố phụ sau là một KCSĐ. Các trạng ngữ do các BTCV đảm nhiệm cũng biểu thị được hầu hết những vai nghĩa phổ biến của trạng ngữ nói chung, đó là: thời gian (cả thời điểm và thời khoảng), không gian, nguyên nhân, cảnh huống, điều kiện... của sự vật, sự việc được nói tới trong câu. Đặc biệt nhất là ý nghĩa chỉ thời gian diễn ra sự việc không chỉ là các thời điểm cụ thể xảy ra sự việc mà còn có thể biểu thị được dòng chảy thời gian, sự luân chuyển của thời gian bốn mùa hay một thời khoảng nào đó trong diễn biến cốt truyện. Trong trường hợp này, các BTCV có thể có hoặc không kết hợp với các trạng từ để làm trạng ngữ, như: lần lần ngày gió đêm trăng, lần lần thỏ bạc ác vàng, bấy chầy gió táp mưa sa, cữ gió tuần mưa… - Các BTCV làm thành phần khởi ngữ trong câu: Trong vai trò làm khởi ngữ, ngữ liệu của luận án cho thấy chỉ có các BTCV có từ “hoa” chứ không có BTCV thuộc hai nhóm còn lại. Các BTCV này thường đứng độc lập, không kết hợp thêm với các yếu tố ngôn ngữ khác để làm khởi ngữ của câu. 12 2.2. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”, “HOA”, “GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU VỚI CA DAO VÀ THƠ MỚI TRÊN BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT - Điểm tương đồng: + Về cấu tạo, các BTCV được khảo sát trong Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới đều có 3 kiểu cấu tạo: DT, NDT, KCSĐ, trong đó: các BTCV là DT có 2 kiểu cấu tạo chính (tỷ lệ chênh lệch giống nhau: từ đơn nhiều hơn ghép, từ ghép phân nghĩa nhiều hơn từ ghép hợp nghĩa); các BTCV là NDT có các yếu tố ngôn ngữ thuộc các nhóm “trăng”, “hoa”, “gió” có thể làm trung tâm hoặc làm thành tố phụ; các KCSĐ đều có số lượng và tỷ lệ thấp nhất và được tạo nên do sự kết hợp giữa hai thành tố đều là DT/NDT hoặc ĐT/NĐT hoặc CCV. + Về quan hệ kết hợp, các BTCV trong Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới đều có khả năng kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác để trực tiếp làm thành phần cấu tạo ở cấp độ cụm từ hoặc cấp độ câu. Trong cụm từ (chủ yếu là cụm từ chính phụ), các BTCV này có thể làm thành tố trung tâm hoặc thành tố phụ sau và tỷ lệ nhiều hơn nghiêng về việc làm thành tố phụ ở cả ba nguồn ngữ liệu khảo sát. Khi đó, các BTCV này cùng đứng sau một số loại vị từ như: vị từ tạo tác, vị từ biểu thị trạng thái tâm lý, vị từ biểu thị trạng thái tồn tại… Khi tham gia vào các quan hệ kết hợp để trực tiếp làm thành phần câu, các BTCV có khả năng lớn nhất trong việc giữ chức vụ chủ ngữ trong câu, tiếp đó là làm thành phần trạng ngữ. Khi làm thành phần chủ ngữ, các BTCV này thường kết hợp được với đa dạng các loại vị từ, trong đó có nhiều vị từ biểu thị những thuộc tính (hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất) vốn không phải thuộc tính sẵn có của các sự vật, hiện tượng thiên nhiên. - Điểm khác biệt: + Điểm khác biệt về cấu tạo: Thứ nhất, nhóm BTCV có từ “hoa” chiếm tỷ lệ cao nhất và chênh lệch hơn hẳn so với hai nhóm còn lại trong Truyện Kiều và ca dao; còn trong Thơ Mới thì ưu thế lại thuộc về nhóm BTCV có từ “gió” và sự chênh lệch không lớn so với các nhóm còn lại. Thứ hai, nếu như trong Truyện Kiều, các BTCV có cấu tạo là NDT chiếm ưu thế nhưng không chênh lệch nhiều thì trong ca dao và Thơ Mới, các BTCV có cấu tạo là DT lại chiếm tỷ lệ vượt trội so với hai kiểu cấu tạo còn lại. Đặc biệt, tỷ lệ các BTCV có cấu tạo là KCSĐ có sự khác biệt rất rõ trong Thơ Mới so với Truyện Kiều và ca dao. Có thể thấy, trong khi các KCSĐ thể hiện một nét độc đáo, sáng tạo và có giá trị biểu đạt riêng trong Truyện Kiều, thì, với trào lưu cách tân ngôn ngữ thơ, các nhà Thơ Mới không chuộng lối dùng các kiểu kết hợp mang tính ổn định, đăng đối, cân xứng như các nhà thơ dân gian và trung đại. Thứ ba, xét riêng kiểu cấu tạo DT làm BTCV, việc sử dụng các BTCV là từ đơn vẫn nhiều hơn các từ ghép, tuy nhiên, sự chênh lệch này tăng dần từ ca dao đến Truyện Kiều rồi Thơ Mới, trong đó từ ghép hợp nghĩa làm BTCV được sử dụng ít 13 nhất trong ca dao Việt Nam. Đặc biệt, trong số những từ đơn và từ ghép phân nghĩa được sử dụng làm BTCV, tên của các loài hoa trong Thơ Mới không xuất hiện nhiều như trong ca dao và Truyện Kiều. Thứ tư, xét về cấu tạo của các BTCV là NDT, trong Truyện Kiều, thành tố trung tâm do các DT thuộc các nhóm “trăng”, “hoa”, “gió” đảm nhiệm chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các DT. Trong khi đó, ở ca dao và Thơ Mới thì ngược lại. Điều này cho thấy trong Truyện Kiều, xét riêng các BTCV là NDT, các yếu tố “trăng”, “hoa”, “gió” giữ vai trò làm “định tố” nhiều hơn là trung tâm, cũng tức là chúng đảm nhiệm việc làm “miêu tả tố” trong các BTCV nhiều hơn. + Điểm khác biệt về quan hệ kết hợp: Trước hết, sự chênh lệch về tỷ lệ các BTCV có quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ và cấp độ câu đều tương đối lớn trong Truyện Kiều và ca dao, trong khi tỷ lệ này gần như ngang bằng trong Thơ Mới. Tuy nhiên, khi tham gia vào các quan hệ kết hợp ở cấp độ cụm từ (chủ yếu là cụm từ chính phụ), các BTCV được khảo sát trong Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới cùng giữ vai trò làm thành tố phụ sau là chủ yếu (tỷ lệ trong Truyện Kiều và ca dao vẫn gần nhau hơn so với trong Thơ Mới). Đặc biệt, khi làm thành tố phụ trong cụm từ, các BTCV được khảo sát trong Truyện Kiều và ca dao có tần số xuất hiện sau các từ so sánh (như, như thể, hơn,…) tương đối lớn, trong khi hầu như không thấy xuất hiện trong Thơ Mới. Đây là điểm kế thừa của Truyện Kiều từ ca dao dân gian, khiến cho lời thơ vẫn còn như phảng phất tiếng thở dài của những cô gái hát bài ca “than thân” não nề và u uất. Trong tất cả những hình ảnh thiên nhiên được đưa ra dùng để ví sánh với người con gái Việt, hình ảnh về những bông hoa, những loài hoa đẹp và mỏng manh đến dễ bị vùi dập là xuất hiện thường xuyên nhất trong cả Truyện Kiều và ca dao. Tuy nhiên, ngay ở điểm gặp gỡ này, Truyện Kiều vẫn khác biệt với ca dao: Truyện Kiều sử dụng các tên loài hoa “có vẻ” cao sang, đài các thường được trồng nơi nhà quyền quý; trong khi người nghệ sĩ dân gian lại thường đưa ra những tên gọi các loài hoa bình dị, dân dã thường thấy nơi làng quê chân chất. Các BTCV này cũng góp phần xây dựng một thế giới hình tượng nghệ thuật thuộc tầng lớp trung lưu, phong lưu trong Truyện Kiều khác với thế giới bình dị, thôn dã của nhân dân lao động trong ca dao. Khả năng đảm nhiệm thành phần câu của các BTCV được khảo sát là phong phú hơn trong Truyện Kiều và ca dao, tuy nhiên trong Thơ Mới, các BTCV được khảo sát lại có thể đảm nhiệm vai trò làm thành phần hô ngữ trong khi không thấy xuất hiện điều này trong Truyện Kiều và ca dao. Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ lệ chênh lệch nghiêng hẳn về vai trò làm chủ ngữ của các BTCV trong Thơ Mới (trong khi ở Truyện Kiều và ca dao, sự chênh lệch không lớn như vậy). Điều đó đã phần nào cho thấy thiên nhiên trong Thơ Mới trở nên một nhân vật trữ tình, có tính cách và hoạt động, tâm trạng riêng cùng những nhu cầu bộc lộ như con người thay vì là phương tiện để truyền tải ý tình (“tả cảnh ngụ tình”) như trong thơ văn cổ điển. 14 CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG", “HOA”, GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG (SO SÁNH VỚI CA DAO VÀ THƠ MỚI) 3.1. CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG", “HOA”, GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT 3.1.1. Phân loại chiếu vật của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Chúng tôi đã tiến hành phân lập được 7 HQC mà các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều thực hiện quy chiếu tới, gồm: HQC thiên nhiên và HQC người chiếm tỷ lệ ngang nhau và có ưu thế lớn nhất (cùng chiếm 30.4%); các HQC vật nhân tạo và sự kiện đứng thứ hai (khoảng hơn 10%); có số lượng và tỷ lệ thấp nhất là các BTCV quy chiếu đến HQC chỉ thực thể tâm linh (chỉ hơn 1%). Số liệu cho thấy việc sử dụng các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều không chủ yếu nhằm mục đích “tả cảnh”, “vịnh cảnh” mà hướng tới việc xây dựng hình tượng nhân vật – con người ở mọi phương diện trong tác phẩm. 3.1.2. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thiên nhiên của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Trong Truyện Kiều, 84/273BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” quy chiếu tới các sự vật, hiện tượng thiên nhiên (cụ thể là trăng, hoa và gió), chiếm một tỷ lệ tương đối lớn nhưng không phải đa số (30.4%). - Thực thể trăng được quy chiếu: trong Truyện Kiều, các BTCV có từ “trăng” có khả năng lớn hơn hẳn so với BTCV “trời” và “đất” trong việc quy chiếu đến các thực thể rộng lớn trong vũ trụ. Bao nhiêu lần xuất hiện trăng là bấy nhiêu sự kiện diễn ra trong đời Kiều, cho thấy phần nào tầm quan trọng của hình tượng “trăng” trong Truyện Kiều. Hơn thế nữa, mặt trăng thiên nhiên được quy chiếu ở nhiều dạng tồn tại khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau của vòng tuần hoàn vũ trụ với nhiều loại từ và miêu tả tố đi kèm khác nhau trong cấu trúc của BTCV: thay cho “trăng” ở trung tâm thì có gương, nga, nguyệt; loại từ đứng trước “trăng” thì có bóng, vầng, tấm, mảnh thậm chí là nửa vành; miêu tả tố đi kèm phía sau thì có vằng vặc, thề, bạc, gần, khuyết,… - Các thực thể cây hoa và hoa được quy chiếu: Có thể nói, thế giới cỏ cây hoa lá được quy chiếu trong Truyện Kiều để lại ấn tượng trong lòng người tiếp nhận bởi đó là thế giới bao bọc quanh nhân vật chính – Thúy Kiều. Trong thế giới đó, “hoa” dường như là thực thể phổ biến và xuyên suốt nhất Truyện Kiều. Rất nhiều lần, hoa được quy chiếu một cách chung chung chỉ loại chứ không chỉ một loài hoa cụ thể, bông hoa cụ thể nào trong ngữ cảnh, làm thành không gian sinh hoạt, cái nền cảnh vật để trong đó nhân vật đi đứng, hoạt động, nói năng. Có rất ít loài cây và hoa cụ thể được quy chiếu trong khi có tới 12 tên gọi các loài hoa được sử dụng trong 153 BTCV có từ 15 “hoa” (cúc, đào, đồ mi, hải đường, hạnh, lan, huệ, lê, mai, mẫu đơn, phù dung, sen). Các loài hoa trong Truyện Kiều cũng mang một điểm chung là những loài hoa vốn được coi là cao sang, quý phái, thường xuất hiện trong vườn cảnh được chăm chút, nâng niu chứ ít khi là loài mọc ven đường hay nơi thôn dã. Đặc điểm này có phần hô ứng với đặc điểm xuất thân của các nhân vật, làm cho chúng cùng góp phần thể hiện được không gian sinh hoạt của tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Truyện Kiều. - Thực thể gió được quy chiếu: Trong Truyện Kiều, các từ chỉ các hiện tượng thời tiết tương đối nhiều (gió (phong), mây, mưa, nắng, sương, tuyết...) nhưng chỉ có số ít BTCV quy chiếu tới các hiện tượng thời tiết một cách trực tiếp, trong số đó, các BTCV có từ “gió” là chủ yếu. Các bức tranh thiên nhiên xuất hiện các hiện tượng thời tiết trong Truyện Kiều cũng không mang vẻ đẹp tươi sáng, thanh cao như trong các bài Đường thi vịnh cảnh, tả cảnh mà thường đem lại những mảng tối u ám cho bức tranh cảnh vật thiên nhiên, tạo nên những ấn tượng, dự cảm chẳng lành về cuộc đời, số phận con người và đặc biệt xuất hiện tập trung trong một số sự kiện quan trọng của đời Kiều. Hầu hết các yếu tố miêu tả đặc tính của gió đều là các động từ/ tính từ mạnh, nhanh (giật, cuốn, trút, lọt, cao…) tô đậm ấn tượng về những cơn cuồng phong, giông bão có sức công phá, huỷ diệt lớn. Thuộc tính vốn có của gió là vô hình vô ảnh, luôn náo động, luôn di chuyển không ngừng. Nhưng trong Truyện Kiều, dường như nhân vật có thể “sờ”, “nhìn”, “cảm” thấy gió qua những biến động, đổi thay của các sự vật khác xung quanh. 3.1.3. Chiếu vật trên hệ quy chiếu con người của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Con người trong Truyện Kiều chính là các nhân vật được quy chiếu bằng 83 (30.4%) BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” (ngoài ra còn rất nhiều các BTCV chứa các từ chỉ thiên nhiên khác). Ngữ liệu cho thấy các BTCV trong Truyện Kiều có thể biểu đạt hầu như mọi phương diện về nhân vật (xưng hô, ngoại hình, phẩm chất, tâm trạng, thân phận, hành động,…). Đặc biệt, trên phương diện chỉ đặc điểm của nhân vật, các BTCV này có thể quy chiếu cụ thể đến hình dáng, nét mặt, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động, phẩm chất, ý chí hay tính cách, thân phận… của một nhân vật cụ thể trong một ngữ cảnh cụ thể. HQC con người là một trong 2 HQC quan trọng vào bậc nhất của các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều. 3.1.4. Chiếu vật trên hệ quy chiếu vật nhân tạo của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Một trong những đặc điểm đặc biệt của các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều là việc chúng được sử dụng tương đối nhiều lần (42 lần) để quy chiếu tới các thực thể nhân tạo (những thực thể vật chất hoặc tinh thần là sản phẩm do con người tạo ra) trong Truyện Kiều. Trong các BTCV 16 đó, chủ yếu nhất vẫn là khi chúng trở thành các miêu tả tố để làm dấu hiệu chỉ báo quy chiếu hoặc chỉ đơn thuần là một thói quen sử dụng ngôn ngữ của tác giả, trong đó nhóm BTCV có từ “hoa” chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (38/42 = 90.48%).Các miêu tả tố này còn góp phần làm nổi bật tính chất đẹp đẽ và “thiên tính nữ” của các vật thể được quy chiếu, như một lần nữa thêm khẳng định cái đẹp, vật đẹp, người đẹp luôn đi liền nhau, gắn bó với nhau. 3.1.5. Chiếu vật trên hệ quy chiếu sự kiện của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Điều đặc biệt khác của các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều là khả năng quy chiếu đến các sự kiện, chi tiết của cốt truyện (cũng tức là các biến cố, tình huống, tình thế diễn ra trong cuộc đời của các nhân vật). Hơn thế nữa, ngữ liệu cho thấy, HQC này chiếm số lượng và tỷ lệ tương đối cao (đứng thứ 4) trong số các HQC(39/273 = 14.3%).Ở phương diện này, các BTCV đã thực hiện được chức năng chiếu vật và chức năng miêu tả một cách hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chuỗi các blog sự kiện làm nên cốt truyện và thể hiện tính tự sự của tác phẩm một cách rõ nét. 3.1.6. Chiếu vật trên hệ quy chiếu tình cảm của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Trong Truyện Kiều có 13 BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” được sử dụng để quy chiếu đến các cung bậc tình cảm của nhân vật. Một điều đáng lưu ý là các cung bậc của tình cảm, tâm trạng nhân vật được bộ lộ tương đối rõ nét và tinh tế qua các hình ảnh thiên nhiên (chứ không phải chỉ qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên mang màu sắc tâm trạng). Đáng kể nhất và chiếm nhiều dụng công cùng với số BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” nhất chính là tình cảm nam – nữ mà ở đây vẫn là xoay quanh nhân vật Thúy Kiều. Nàng Kiều của Nguyễn Du đã có những trải nghiệm, các cung bậc cảm xúc khác nhau được diễn tả một cách gián tiếp qua một loạt các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” và các BTCV chứa các yếu tố chỉ thiên nhiên khác. 3.1.7. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thời gian của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều Ngữ liệu cho thấy có 10 BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” quy chiếu đến thời gian nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều các BTCV chứa các yếu tố ngôn ngữ chỉ thiên nhiên khác cùng thực hiện chức năng quy chiếu trên HQC thời gian trong Truyện Kiều. Đặc điểm chung của các BTCV này là đều có một yếu tố từ vựng có nghĩa biểu vật chỉ thời gian tham gia vào cấu trúc của BTCV. CV trên HQC thời gian có thể quy chiếu tới thời điểm hay thời khoảng cụ thể diễn ra các sự kiện, biến cố trong cốt truyện. 3.1.8. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thực thể tâm linh của các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều 17 Trong Truyện Kiều có một nhân vật đặc biệt cũng được quy chiếu bởi các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió”: vô hình, vô tướng, vô dạng, nhưng lại hiện hữu từ đầu tới cuối tác phẩm; không có hành động cụ thể nào nhưng lại có năng lực siêu nhiên, sức mạnh bất khả đối, chi phối, sắp đặt tất cả mọi đường đi nước bước trong cuộc đời Thúy Kiều; không có lời nói trực tiếp nào nhưng lại có “tuyên ngôn” rất rõ ràng, kiên quyết qua lời của các “phát ngôn viên” như Giác Duyên, Tam hợp đạo cô, thậm chí cả Thúy Kiều và Nguyễn Du nữa… Nhân vật này không có tính cách, số phận nhưng lại có lòng thù ghét khách “má hồng” (hồng nhan bạc mệnh, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen) và kẻ có tài, có tình (tài tình chi lắm cho trời đất ghen). Nhân vật này không có tên riêng như các nhân vật khác nhưng lại được đồng quy chiếu rất nhiều lần và bằng nhiều “cái tên” khác nhau, trong đó có cả các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió”, trong Truyện Kiều: trời, trời đất, trời xanh, xanh kia, trăng già, hóa nhi, hóa công, con tạo, khuôn thiêng, khuôn xanh, gương nhật nguyệt, bóng mặt trời,… Đó chính là nhân vật “ông trời” đại diện cho thuyết Thiên mệnh chi phối cuộc đời con người, thể hiện nhân sinh quan của tác giả Truyện Kiều. 3.2. SO SÁNH CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”, “HOA”, “GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU VỚI CA DAO VÀ THƠ MỚI TRÊN BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT - Điểm tương đồng: Nhìn chung, trên bình diện cái được biểu đạt, các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới đều có khả năng thực hiện quy chiếu trên nhiều HQC khác nhau. Có những HQC xuất hiện xuyên suốt từ ca dao đến Truyện Kiều rồi đến Thơ Mới, đó là: thiên nhiên, con người, tình cảm, thời gian, vật nhân tạo… Điều này cho thấy, các từ ngữ vốn có ý nghĩa chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên như “trăng”, “hoa”, “gió” được sử dụng trong văn học Việt Nam với các kết hợp của chúng đã đem lại khả năng biểu đạt rất lớn, vượt ra ngoài phạm vi ý nghĩa từ vựng của chúng. Ở trong các BTCV chứa chúng, các từ ngữ chỉ sự vật thiên nhiên đã cho thấy một khả năng đặc biệt trong việc biểu đạt những thực thể và các thuộc tính của các thực thể “phi thiên nhiên”. Bên cạnh đó, các BTCV được khảo sát trong Truyện Kiều và trong ca dao có nhiều điểm chung do sự gần gũi về khoảng cách thời gian. Truyện Kiều có nhiều câu thơ mang đậm hơi thở dân gian và ngược lại, có những câu ca dao có nguồn gốc từ Truyện Kiều. Các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều và ca dao còn có điểm tương đồng trong việc được sử dụng để quy chiếu đến con người, đặc biệt là người phụ nữ. Cả ca dao và Truyện Kiều xuất hiện những câu thơ có BTCV có từ “trăng” hoặc “hoa” dùng để quy chiếu đến người con gái, cùng với những thuộc tính được miêu tả đi kèm là đẹp từ ngoại hình đến phẩm chất, nhưng lại mong manh, yếu đuối và chịu 18 nhiều bất hạnh. Ngữ liệu của luận án còn cho thấy, cả ca dao và Truyện Kiều đều xuất hiện hiện tượng sử dụng các BTCV quy chiếu đến người phụ nữ trong quan hệ kết hợp với các vị từ chỉ trạng thái tâm lý (yêu, vì, nhớ, trông, đợi, ước, thương, phụ…) hoặc vị từ chỉ hoạt động tác động làm thay đổi đối tượng, và, đối tượng chịu sự tác động này chính là do các BTCV được khảo sát quy chiếu tới, chẳng hạn: tìm, bẻ, chơi, hái, vầy, nhặt,… Có lẽ ở đây, tác giả dân gian và tác giả Truyện Kiều đã cùng chung cảm nhận về nhận về những giá trị tốt đẹp nhưng không được nâng niu, trân quý, khiến cho nó bị vùi dập, bị tha hóa, bị hủy diệt, từ đó dẫn đến sự biểu đạt mang âm hưởng chung của lòng xót xa cho thân phận con người. - Điểm khác biệt: Trước hết, các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều, ca dao và Thơ Mới có sự khác biệt về số lượng và tỷ lệ của các HQC, đặc biệt là ở 3 HQC lớn nhất: thiên nhiên, con người và tình cảm. Nếu như trong Truyện Kiều, các BTCV được sử dụng để quy chiếu tới các thực thể trên HQC thiên nhiên và con người có tỷ lệ cao nhất và tương đương nhau thì ở ca dao và Thơ Mới, HQC thiên nhiên chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các HQC còn lại. Trong cả ba nguồn ngữ liệu khảo sát, các thực thể thiên nhiên được quy chiếu với những cách thức không giống nhau. Thiên nhiên trong ca dao hiện lên qua các BTCV với một dáng vẻ tương đối khách quan, tồn tại như không gian sinh hoạt của nhân dân lao động và không gian diễn xướng của những câu hát giao duyên. Đến Truyện Kiều, thế giới của trăng sao, cỏ cây hoa lá, gió mây dường như đã chuyển dần sang trạng thái vừa khách quan vừa mang dấu ấn chủ quan, từ tính chất “đơn trị” (trong ca dao) sang tính “lưỡng trị”: đó là thiên nhiên “nhuốm” màu tâm trạng, là nơi con người gửi gắm và ký thác những thông điệp thầm kín, riêng tư, không thể nói thành lời với thủ pháp tả cảnh ngụ tình (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ). Đến Thơ Mới, thiên nhiên lại hiện lên với một trạng thái khác: nó không còn là những thực thể khách quan, bất biến của vũ trụ nữa mà đã chuyển hẳn sang phạm trù một sinh thể độc lập, riêng biệt, có đầy đủ sắc thái tâm trạng, có tâm hồn riêng, sức sống riêng mà thi sĩ là người cảm nhận, giao hòa rõ nhất: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió – Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây (Xuân Diệu). Thiên nhiên đó còn xuất hiện như một nhân vật trữ tình thực sự, tách biệt, đối thoại và đồng cảm với cái tôi thi sĩ: nó cũng khát khao giao cảm, cũng yêu ghét giận hờn, cũng có lúc tỉnh táo lúc mộng mị, lúc buồn sầu lúc tươi vui... Sự khác biệt này phần nào cho thấy những bước đi của tư duy nghệ thuật và ngôn ngữ thơ qua các thời kỳ trong lịch sử văn học dân tộc. Thứ hai, có thể thấy, các BTCV được khảo sát trong Truyện Kiều đã trở thành phương tiện nghệ thuật nhằm biểu đạt con người với các thuộc tính, đặc điểm, hoạt động, trạng thái phong phú và sinh động, góp phần quan trọng trong việc tạo nên thế giới nhân vật – linh hồn của của tác phẩm. Trên HQC 19 con người, các BTCV được khảo sát trong Truyện Kiều có khả năng nổi bật và tỏ ra hữu dụng hơn hẳn so với các BTCV này trong ca dao và Thơ Mới. Thứ ba, các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều và trong ca dao có điểm khác biệt so với Thơ Mới khi chúng được sử dụng tương đối nhiều để quy chiếu đến các cung bậc tình cảm của con người, nhất là trong tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng.Tình yêu của các chàng trai, cô gái thôn quê, qua ca dao, mặc dù vẫn được thể hiện khéo léo, tế nhị thông qua các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” nhưng ít mang màu sắc cá thể hóa, cụ thể hóa, có thể vận vào ai cũng được. Còn Truyện Kiều được mệnh danh là bức tranh của “một ngàn tâm trạng” với đầy đủ các cung bậc hỉ nộ ái ố của đời người, của nhân vật cụ thể, với những dạng thức tình cảm, tình yêu khác nhau. Các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Thơ Mới ít khi được sử dụng để quy chiếu về trạng thái tâm lý của con người trong khi bản thân các sự vật thiên nhiên thì được khắc họa với vô vàn các trạng thái khác nhau. Thứ tư, các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều còn thể hiện nét độc đáo bởi khả năng được sử dụng để quy chiếu đến các sự kiện, tình huống truyện và quy chiếu đến các vật thể nhân tạo (xuất hiện cả trong ca dao và Thơ Mới nhưng với tỷ lệ không đáng kể) trong tác phẩm. Mặt khác, sắc thái biểu cảm do các BTCV này đem lại cho thấy các sự kiện còn được nhìn nhận, đánh giá dưới con mắt của tác giả và nhân vật, bộc lộ tính chất dữ dội, khốc liệt và nhanh gấp, giúp cho người đọc thêm ấn tượng về thế giới xung quanh nhân vật, về xã hội nghiệt ngã và đầy bất an, bất trắc trong Truyện Kiều. Thêm vào đó, HQC về các vật thể nhân tạo cũng làm cho thế giới đồ vật xung quanh các nhân vật tăng thêm vẻ sang trọng, diễm lệ cho nhân vật, tăng thêm tính thẩm mỹ cho lời thơ nhiều hơn là ý nghĩa miêu tả. Hai HQC về sự kiện và vật nhân tạo đã mở rộng phạm vi biểu đạt của các BTCV có từ “trăng”, “hoa”, “gió” trong Truyện Kiều so với ca dao và Thơ Mới. 3.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “TRĂNG”, “HOA”, “GIÓ” TRONG TRUYỆN KIỀU 3.3.1. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” với việc xây dựng hình tượng và biểu tượng nghệ thuật trong Truyện Kiều 3.3.1.1. Ý nghĩa của biểu tượng trăng thể hiện qua việc sử dụng các biểu thức chiếu vật có từ “trăng” trong Truyện Kiều Trong Truyện Kiều, biểu tượng trăng có những ý nghĩa biểu trưng chung, như: ý nghĩa biểu trưng cho thời gian chảy trôi, cho sự tuần hoàn của vũ trụ hay là biểu tượng của chiêm mộng, của những giá trị ban đêm gắn với vô thức, khi mà con người ở giữa ranh giới của tỉnh và mê, âm và dương (Kiều gặp Đạm Tiên). Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất của biểu tượng trăng trong Truyện Kiều có lẽ là nghĩa biểu trưng cho con người, với những giá trị cao quý (vẻ đẹp ngoại hình, sự sáng ngời về nhân cách, tình yêu vĩnh cửu với 20 lời thề son sắt…) đều được thể hiện bằng các BTCV “trăng”, chẳng hạn: khuôn trăng, nét nguyệt, trăng rằm, trăng tàn…. Trăng trong Truyện Kiều cũng còn là biểu tượng cho tình yêu nam nữ: trăng chứng giám lời thề Kim Kiều xuất hiện nhiều lần, trăng gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu,… Biểu tượng trăng, do vậy, gần gũi hơn, mang hơi thở của sự sống nhiều hơn và có mối liên hệ với nhân sinh quan hơn là thế giới quan của tác giả Truyện Kiều, cũng gần gũi với ca dao nhưng lại khác biệt so với Thơ Mới. Biểu tượng trăng trong Thơ Mới biểu trưng cho thi hứng, cho nguồn mĩ cảm không cùng vô tận của người nghệ sĩ hoặc biểu trưng cho vẻ đẹp, cái đẹp tuyệt đích mà con người luôn khao khát vươn tới. 3.3.1.1.Ý nghĩa của biểu tượng hoa thể hiện qua việc sử dụng các biểu thức chiếu vật có từ “hoa” trong Truyện Kiều - Hoa (và các loài hoa) biểu trưng cho cái Đẹp nói chung, và từ đó, biểu trưng cho người phụ nữ đẹp: Thúy Kiều (hoa ghen thua thắm, hoa dù rã cánh, chút phận hoa rơi,…), Thúy Vân (hoa cười), Đạm Tiên (cành thiên hương)… Đây là ý nghĩa phổ biến nhất của hoa trong Truyện Kiều. - Hoa biểu trưng cho sự yếu ớt, phụ thuộc của thân phận phụ nữ trong xã hội: nước trôi hoa rụng, nước chảy hoa trôi, hoa dù rã cánh, cánh hoa rơi… - Hoa biểu trưng cho tính không bền vững, thoáng qua, của sắc đẹp cánh hoa tàn, ngọc nát hoa tàn, hoa cuối mùa… - Hoa biểu trưng cho tình yêu, người yêu trong Truyện Kiều: Kim Trọng hơn một lần được Thúy Kiều quy chiếu bằng BTCV “hoa” (Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa, Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa), tình yêu giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều cũng được gọi là “nguyệt hoa hoa nguyệt”… 3.3.1.3. Ý nghĩa của biểu tượng gió thể hiện qua việc sử dụng các biểu thức chiếu vật có từ “gió” trong Truyện Kiều - Gió biểu trưng cho sự thay đổi, biến động, bất an bất trắc của cuộc đời, được thể hiện trong hàng loạt các BTCV “gió”: cơn vạ gió tai bay bất kỳ, khi sóng gió bất tình, cơn sóng gió bất kỳ, gió táp mưa sa, gió giật mây vần,…. - Gió biểu trưng cho linh hồn trong đời sống tâm linh, người chết muốn xuất hiện trở lại dương gian phải nương vào gió, nhờ gió mà lộ hiện. - Gió còn biểu trưng cho tình cảm nam nữ, trai gái, thậm chí cả chuyện tình dục trong Truyện Kiều: một cơn mưa gió nặng nề/ thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương, vì ai ngăn đón gió đông/ thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi… Cũng bởi ý nghĩa biểu trưng này, BTCV “gió” còn khái quát được cả một “loại người” trong Truyện Kiều: người trăng gió, tuồng trăng gió, … 3.3.2. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” với việc thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc trong Truyện Kiều 3.3.2.1. Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió” góp phần thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan