Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 5 ở các trường...

Tài liệu Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 5 ở các trường Tiểu học Quốc tế tại Việt Nam

.PDF
140
1639
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ THƯƠNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ THƯƠNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI MINH ĐỨC HÀ NỘI, 2015 1 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu, triển khai đề tài, tác giả luận văn đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, các chuyên gia trong và ngoài trường ĐHSP Hà Nội 2, của TS. Bùi Minh Đức – người hướng dẫn khoa học. Tác giả xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, các nhà khoa học lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Học viên Trần Thị Thương 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn này không trùng lặp với bất kì kết quả nào khác và chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2014 Học viên Trần Thị Thương 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 2 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................... 5 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 13 CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 .......... 13 1.1. Những tiền đề lí luận ................................................................................. 13 1.1.1. Khái niệm học sinh giỏi và đặc điểm của học sinh giỏi............................ 13 1.1.2. Khái niệm học sinh giỏi Tiếng Việt và đặc điểm của học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học ....................................................................................... 16 1.1.3. Đặc điểm tư duy, nhận thức và kĩ năng học tập Tiếng Việt của học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ......................................................................................... 20 1.1.4. Những nguyên tắc đánh, giá xác định học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ..... 30 1.2. Những tiền đề thực tiễn ............................................................................. 34 1.2.1.Vai trò của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học quốc tế, song ngữ ............................................................... 34 1.2.2. Những khó khăn của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 5 tại các trường tiểu học song ngữ ....................................................... 35 1.2.3. Thực tiễn công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 trong một số nhà trường hiện nay ................................................................... 36 CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 ................................................................................ 41 2.1. Các biện pháp phát hiện............................................................................. 41 2.1.1. Căn cứ vào kết quả học tập ...................................................................... 41 2.1.2. Căn cứ vào quá trình học tập trên lớp và ở nhà ........................................ 41 4 2.1.3. Trao đổi trực tiếp với học sinh ................................................................. 42 2.1.4. Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh....................................................................................................... 45 2.2. Các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ........................... 59 2.2.1. Tạo hứng thú trong dạy học Tiếng Việt ................................................... 59 2.2.2. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng học tập Tiếng Việt ..................................... 80 2.2.3. Bồi dưỡng vốn sống cho HS ................................................................. 113 CHƯƠNG 3 BƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ VIỆT NAM - SINGAPORE ................................................. 117 3.1. Những biện pháp phát hiện và bồi dưỡng đã áp dụng ............................... 117 3.1.1. Những biện pháp phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 đã được áp dụng ................................................................................................................ 118 3.1.2. Những biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi đã được áp dụng .................. 119 3.2. Kết quả thu được ...................................................................................... 122 3.3. Bài học sư phạm ....................................................................................... 126 KẾT LUẬN..................................................................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 129 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 131 5 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa CTVH Cảm thụ văn học GV Giáo viên HS Học sinh HSG Học sinh giỏi LTVC Luyện từ và câu TLV Tập làm văn 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào con người luôn là động lực của sự phát triển xã hội, mà động lực tiên phong thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững là do những người tài, những người có trí tuệ tạo ra. Nhân tài, nhất là các thiên tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài từ lâu đã được xã hội quan tâm. Đặc biệt bước vào thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, thế kỷ mà “cạnh tranh chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lại càng quan tâm tới chiến lược nhân tài, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho việc đào tạo nhân tài và coi trọng nhân tài là chiến lược quyết định cho sự phồn thịnh của đất nước. 1.2. Mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" ở nước ta đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Thực hiện mục tiêu đó, các nhà trường Tiểu học của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Vì vậy, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 7 1.4. Trong số các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt có tầm quan trọng nhất định và có thời lượng lớn. Vì vậy, công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Tiếng Việt lớp 5 cần được quan tâm và chú ý đặc biệt. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh giỏi nói riêng, các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày. Việc giáo dục học sinh hằng ngày cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục. 1.5. Trong những năm qua, các nhà trường ở tiểu học luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 5. Thực trạng cách thức phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi khiến chúng ta chưa thực sự yên tâm. Nhiều giáo viên mới chỉ chú trọng đến việc thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh mà chưa thực sự có kĩ năng phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như chưa có biện pháp để học sinh bộc lộ hết năng khiếu của mình. Bên cạnh biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, các biện pháp phát hiện học sinh giỏi đóng vai trò quan trọng không kém nhưng nhiều giáo viên chưa đầu tư lâu dài cho việc phát hiện học sinh có năng khiếu. Vì thế, việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt nhiều khi vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Trước thực tế trên việc nghiên cứu các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 1.6. Với xu thế hiện nay, các trường tiểu học quốc tế, song ngữ hoặc và các trường có yếu tố nước ngoài mở ra ngày càng nhiều. Các em học tập trong môi trường này cũng rất đa dạng, từ học sinh người nước ngoài, học sinh có bố hoặc mẹ là người nước ngoài tới học sinh thuần Việt. Việc học tập trong những môi trường tích hợp như vậy, học sinh có điều kiện tốt để học tập các môn ngoại ngữ, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới... Nhưng ngược lại, trong những môi trường quốc tế, các em cũng gặp phải không ít khó khăn khi 8 học tập Tiếng Việt. Việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt ở các trường quốc tế tại Việt Nam còn khá mới mẻ. Điều này khiến chúng tôi rất trăn trở, bản thân Tiếng Việt là một môn học khá phức tạp đối với cả người bản ngữ, việc bảo tồn phát huy sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt nếu không được chú trọng sẽ khiến các em giảm bớt hứng thú với việc tìm hiểu và phát huy văn hóa dân tộc. Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG Tiếng Việt trong những môi trường này là hết sức cần thiết. Nó tạo động lực để các em tìm hiểu, khám phá sâu, rộng, và hoàn thiện hơn vốn Tiếng Việt của mình. Chính vì những lí do trên, trong khuôn khổ luận văn này, vấn đề tôi tập trung nghiên cứu là: “Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại Việt Nam”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học là một vấn đề không mới. Sau khi môn học tiếng mẹ đẻ được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông với tên gọi Tiếng Việt (đầu năm 1981), đặc biệt là khi các kì thi học sinh giỏi văn, tiếng Việt được mở ra, ý tưởng tìm tòi các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt đã được nhiều nhà giáo thể hiện trong những cuốn sách tham khảo. Tác giả Lê Phương Nga với cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt tiểu học” đã đề cập đến các dạng bài tập tiếng Việt nâng cao và phương pháp giải. Tác giả cũng giới thiệu với bạn đọc một số đề thi học sinh giỏi toàn quốc, đề thi học sinh giỏi của một số tỉnh, thành phố và một số đề thi vào một số trường Trung học cơ sở có thi tuyển. Ngay trong lời mở đầu cuốn sách, tác giả đã nói rõ mục đích biên soạn cuốn sách như sau: “Để tạo điều kiện cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp Bốn, Năm trau dồi kiến thức và kĩ năng, phấn đấu trở thành học sinh khá giỏi môn Tiếng Việt, đồng thời giúp các em 9 ôn tập, thực hành để thi vào lớp Sáu ở các trường Trung học cơ sở có thi tuyển”. Ngoài ra tác giả Lê Phương Nga còn có cuốn “Bồi dưỡng Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” với các đề ôn luyện được biên soạn tương ứng với các tuần học trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Mỗi tuần có một đề tổng hợp nội dung của các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn,... được học trong tuần đó. Các bài tập được lựa chọn kĩ càng, ngữ liệu vui tươi, thú vị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. Ngoài các bài tập cơ bản, bộ sách còn có một số bài tập khó giúp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh. Cũng với mục đích tương tự, tác giả Trần Mạnh Hưởng và Lê Hữu Tỉnh đã biên soạn cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5” đáp ứng nhu cầu luyện tập trau dồi kiến thức và kĩ năng của những học sinh khá giỏi lớp 5. Cuốn sách gồm 35 đề dành cho học sinh luyện tập. Mỗi đề gồm có 4 bài tập, được thiết kế theo mô hình đề thi hoặc kiểm tra, đánh giá học sinh khá giỏi ở Tiểu học. Nội dung các bài tập nhằm củng cố vững chắc những kiến thức, kĩ năng về dùng từ, đặt câu, cảm thụ văn học, làm văn; bám sát nội dung của 35 tuần thực học được thể hiện trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều tài liệu cũng như nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các biện pháp phát hiện học sinh giỏi tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, đặc biệt là các trường Quốc tế. Rải rác trong một số bài báo, trong một vài trang giáo trình hay chuyên đề giảng dạy đã đề cập đến vấn đề phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học nhưng chưa mang tính hệ thống, mà chỉ nêu ra một cách chung chung có tính định hướng... 10 Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 6, 1999 có bài viết “Phát hiện và bồi dưỡng HS tiểu học có năng khiếu tiếng Việt” của tác giả Hoàng Hòa Bình. Bài viết có đề cập đến các biện pháp phát hiện học sinh có năng khiếu tiếng Việt nhưng mới đưa ra một số biện pháp chung chung. Trong luận án Tiến sĩ “Các biện pháp tạo hứng thú cho HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” của TS. Vũ Thị Lan (ĐHSP Hà Nội), các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh được tác giả trình bày rất cụ thể, chi tiết. Đây là vấn đề có liên quan trực tiếp tới quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tiếng Việt... Tóm lại, SGK và các tài liệu tham khảo đã đề cập đến các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt nhưng chưa hệ thống, chưa hoàn chỉnh giữa các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh. Trước thực tế nghiên cứu trên, luận văn “Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 ở các trường tiểu học quốc tế tại Việt Nam” sẽ tiếp thu thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, trên cơ sở đó, xây dựng biện pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG Tiếng Việt lớp 5 một cách hệ thống, áp dụng vào một số địa bàn dạy học cụ thể và chỉ dẫn thêm cho giáo viên cách hiện thực hóa các biện pháp vào quá trình dạy học. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích là xây dựng hệ thống các biện pháp phát hiện và các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 và những chỉ dẫn cụ thể để áp dụng vào thực tiễn dạy học. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở khối học này trong các trường tiểu học quốc tế tại Việt Nam. 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ - Xác lập quan điểm lý thuyết về học sinh giỏi lớp 5 và học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt. Đề xuất bộ tiêu chí nhận diện, đánh giá HSG Tiếng Việt 5. - Tìm kiếm các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt lớp 5. - Đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc áp dụng các biện pháp trên trong dạy học. - Áp dụng thử nghiệm vào một số địa bàn dạy học cụ thể. 5. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung vào các biện pháp cụ thể, chưa quy hoạch thành các chiến lược phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi môn Tiếng Việt theo đơn vị cấp học. Khối lớp được chọn là lớp 5 thuộc các trường tiểu học song ngữ, quốc tế tại Việt Nam. - Luận văn chỉ khảo sát thực tiễn và tài liệu trong nước. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu chủ yếu bằng các phương pháp: - Phương phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết - Phương quan sát, điều tra, phỏng vấn. - Phương pháp thống kê. 12 7. Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng một cách khoa học và linh hoạt các biện pháp mà luận văn đề xuất, người GV tiểu học tại các trường song ngữ, quốc tế có thể phát hiện được và bồi dưỡng được những lớp HSG môn Tiếng Việt lớp 5, góp phần vào việc bồi dưỡng năng lực chuyên biệt cho các em theo định hướng phát triển năng lực. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Mở đầu: Nêu lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi, giới hạn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu và bố cục của luận văn Nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 5 Chương 2: Các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 5 Chương 3: Bước đầu áp dụng các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt lớp 5 vào trường tiểu học Việt Nam - Singapore Kết luận: Khái quát lại những vấn đề nghiên cứu của luận văn đồng thời gợi ra những vấn đề sẽ tiếp tục nghiên cứu sau này. 13 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT LỚP 5 1.1. Những tiền đề lí luận 1.1.1. Khái niệm học sinh giỏi và đặc điểm của học sinh giỏi 1.1.1.1. Khái niệm học sinh giỏi Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã được quan tâm và chú ý từ rất lâu, không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới. Hầu hết các nước đều coi vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là chiến lược quan trọng trong giáo dục phổ thông. Nhìn chung, các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là Gift (giỏi, có năng khiếu) và Talent (tài năng) để chỉ học sinh giỏi. Luật giáo dục học sinh giỏi bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa học sinh giỏi như sau: “Học sinh giỏi là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt xuất sắc trong lĩnh vực lí thuyết, khoa học, người cần sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó.” (Georgia Gifted & Talented Student Education Act) Theo Clak (2002) ở Mỹ người ta định nghĩa: “Học sinh giỏi là những học sinh, những người trẻ tuổi có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sáng tạo nghệ thuật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những người này đòi hỏi sự phục vụ không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ.” (Wikipedia, the free encyclopedia – Academy for Gifted children). Bách khoa toàn thư Encarta Encyclopedia cũng khẳng định: “Giáo dục học sinh 14 giỏi là một lĩnh vực đặc biệt liên quan đến việc giảng dạy cho những học sinh có năng lực khác thường”. Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm HSG như sau: “Đó là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật hoặc các lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt. Những học sinh nay thể hiện khả năng đặc biệt của mình ở các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế.” (Education of Gifted Students Encarta Encyclopedia.2005). Như vậy, theo quan niệm của nhiều nước: Học sinh giỏi là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trí tuệ, sáng tạo nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc các lĩnh vực lý thuyết. Học sinh giỏi cần có sự phục vụ và học tập trong những điều kiện đặc biệt để phát triển các năng lực sáng tạo của họ. 1.1.1.2. Đặc điểm của học sinh giỏi - Về kiến thức HSG, có năng khiếu thường thể hiện vốn sống tương đối rộng lớn. Đôi khi, trẻ có thể có nhiều những kiến thức xã hội. Trẻ có thể thích các công ty, các tập đoàn lớn và có thể mơ ước về một vị trí công việc trong tương lai... Nếu trẻ có những suy nghĩ, ước mơ như vậy, cha mẹ và thầy cô đừng vội cho là hão huyền, không thực tế. Hãy định hướng cho trẻ con đường để thực hiện ước mơ. - Về trình độ nhận thức, tư duy HSG có khả năng tốt để xây dựng và xử lí những vấn đề trừu tượng. 15 HSG, có năng khiếu thường nhận và giải mã những tín hiệu phi ngôn ngữ. Chúng có thể suy luận theo một con đường khác với cách thông thường của trẻ em. Trẻ có thể làm việc độc lập từ rất sớm. Song song với khả năng làm việc độc lập rất hiệu quả, trẻ cần phải có thời gian tập trung lâu hơn so với trẻ em khác. Một số học sinh có năng khiếu lại biểu hiện bằng khả năng có năng lượng mạnh mẽ, điều đó đôi khi dẫn đến những chẩn đoán sai lầm là trẻ quá hiếu động. - Về kĩ năng học tập Học sinh có năng khiếu thường tìm hiểu kiến thức, kĩ năng cơ bản tốt hơn, nhanh hơn và ít thực hành. Họ giải quyết các vấn đề một cách có tổ chức, mục tiêu, định hướng và rất hiệu quả. HSG thường có động cơ học tập bền vững. Đó là khi trẻ thực sự muốn học hỏi, muốn tìm hiểu và khám phá. Trẻ thường không bằng lòng nếu chưa thực sự thỏa mãn được sự tò mò của bản thân. Một số trẻ có năng khiếu còn thể hiện khả năng học vượt cấp. Điều này rất phổ biến ở các nước phương Tây. - Về ý thức, thái độ học tập + Trẻ có năng khiếu thường ham học hỏi, thích đọc sách. Trẻ thường đọc rộng rãi, nhanh chóng và mạnh mẽ. Đọc sách, truyện là cách tốt nhất để mở rộng vốn sống cho các em. + Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình học tập, sáng tạo, không nản chí khi gặp phải vấn đề khó khăn. 16 - Về kết quả học tập Kết quả học tập là cái được thể hiện sau quá trình học tập của học sinh. Kết quả học tập tuy chưa thể phản ánh tuyệt đối chính xác về năng lực của học sinh, nhưng nó cũng thể hiện được tương đối khả năng mà học sinh có được. HSG cần thể hiện được một kết quả học tập tốt. Nhiều HSG, có năng khiếu còn có khả năng học vượt cấp. 1.1.2. Khái niệm học sinh giỏi Tiếng Việt và đặc điểm của học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học 1.1.2.1. Khái niệm học sinh giỏi Tiếng Việt Từ khái niệm về HSG, chúng tôi thống nhất khái niệm: Học sinh giỏi Tiếng Việt là những học sinh có năng lực nổi trội, có biểu hiện về khả năng hoàn thành xuất sắc các hoạt động về lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, đặc biệt là có khả năng chuyên biệt trong học tập và nghiên cứu Tiếng Việt. Như vậy học sinh giỏi Tiếng Việt có kiến thức tiếng Việt cơ bản, vững vàng, sâu sắc và hệ thống, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức tiếng Việt vào tình huống mới, có năng lực tư duy khái quát và sáng tạo. Đồng thời có kĩ năng thực nghiệm thành thạo và năng lực nghiên cứu tiếng Việt. 1.1.2.2. Đặc điểm của học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Về kiến thức tiếng Việt HSG Tiếng Việt có vốn kiến thức Tiếng Việt cơ bản, vững vàng, sâu sắc và có hệ thống. Các tri thức tiếng Việt được học sinh thể hiện chủ yếu qua hai phần: Cảm thụ văn học, Tập làm văn. Nhưng, HSG Tiếng Việt muốn thể hiện tốt trong hai phần trên thì cần có kiến thức hệ thống và vững vàng trong 17 phân môn Tập đọc,Chính tả, Luyện từ và câu. Đó chính là cơ sở để học sinh vận dụng trong Cảm thụ văn học và Tập làm văn. Ví dụ: Để phát hiện ra cái hay, cái đẹp và giá trị của một đoạn thơ, văn thì các em cần có kĩ năng phân tích từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật của văn bản. Đó là những kiến thức học sinh được tìm hiểu trong phân một Luyện từ và câu. Đối với văn kể chuyện các em phải xác định được cốt truyện, xem chúng bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong truyện có hành động và lời nói như thế nào. Đối với văn miêu tả, các em không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Mỗi đối tượng miêu tả đều có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy khi miêu tả các em cần biết lựa chọn, chắt lọc từ ngữ để làm nổi bật những nét riêng khác biệt này để bài văn vừa mang đặc điểm chung của thể loại văn miêu tả, vừa mang đặc điểm riêng của đối tượng miêu tả ... Như vậy, vốn kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc và có hệ thống là đặc điểm quan trọng và là tiền đề của học sinh giỏi Tiếng Việt. - Về khả năng tư duy ngôn ngữ HSG Tiếng Việt cần bộc lộ trình độ nhận thức cao đối với tiếng Việt, cụ thể như sau: + Khả năng nhận thức tiếng Việt nhanh, rõ ràng và nhanh chóng vận dụng vào tình huống tương tự (tích hợp kiến thức). 18 + Có nhiều hứng thú trong các tiết học, đặc biệt là bài mới. Có khả năng nhạy bén với ngôn ngữ. Đồng thời với quá trình nhận thức, học sinh cần bộc lộ những ưu thế trong năng lực tư duy như sau: + Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng. + Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét sự vật hiện tượng (cái nhìn đa chiều đối với sự vật). Điều này chính là yếu tố quan trọng để học sinh có thể sáng tạo nét riêng trong bài văn. Ví dụ: Cùng một bài văn tả cảnh bình minh, nhưng một học sinh có năng lực Tiếng Việt biết miêu tả mặt trời với những hành ảnh “rất người” như sau: Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng đã bắt đầu xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã ùa ra khắp phố phường... Nếu không có cái nhìn đa chiều đối với sự vật, chắc chắc em học sinh này không thể tạo ra những hình ảnh sinh động như thế. - Về hệ thống kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt + Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết cũng như biết xây dựng những dẫn chứng, ví dụ và loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Biết quay lại điểm xuất phát để tìm ra con đường đi mới. + Biết sử dụng thành thạo kĩ năng đọc, hiểu văn bản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan