Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu tìm hiểu về thi pháp học...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu về thi pháp học

.DOCX
25
432
85

Mô tả:

Tiểu luận cao học về thi pháp học
Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc MỤC LỤC A – GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ.....................................................................................2 B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................2 1. Thi pháp học là gì?..........................................................................................2 1.1.Khái niệm thi pháp và thi pháp học...............................................................2 1.2. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học........................................................3 1.3. Các phạm trù thi pháp học............................................................................5 1.4 Những vấn đề cơ bản của thi pháp học..........................................................5 1.4.1. Quan niệm nghệ thuật về con người......................................................5 1.4.2 Không gian nghệ thuật............................................................................6 1.4.3 Thời gian nghệ thuật...............................................................................7 2. Từ thi pháp học truyền thống đến thi pháp học hiện đại.............................8 2.1. Toàn cảnh thi pháp học, từ truyền thống đến hiện đại..................................8 2.2. Sự khác biệt giữa thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại......12 3. Thi pháp học ở Việt Nam..............................................................................12 3.1. Khái quát việc nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam..................................12 3.2. Một số tác giả tiêu biểu ứng dụng thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam.............................................................................................................14 3.2.1. Trần Đình Sử - người tiên phong tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986.................................................................14 3.2.2. Đỗ Đức Hiểu – người vận dụng thành công thi pháp học vào nghiên cứu văn học.....................................................................................................17 3.2.3. Nguyễn Đăng Điệp với việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu thơ trữ tình......................................................................................................21 C- KẾT LUẬN…………………………………………………………………….22 1 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc A – GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một môn học quan trọng, cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn tiến sâu hơn trong nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu văn học, ta có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để giải quyết được vấn đề. Có thể kể ra một số phương pháp như phương pháp hình thức, phương pháp cấu trúc, phương pháp kí hiệu học, phương pháp trực giác, phương pháp tâm lý học, phương pháp xã hội học, phương pháp mỹ học, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp thi pháp học… Thi pháp học là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn học trong những năm gần đây. Thi pháp học hiện đại đang ngày càng thể hiện tính ưu việt và phù hợp của nó trong việc giải mã văn bản, đọc ra những giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học, nhìn tác phẩm văn học nhưng một chỉnh thể nghệ thuật chứ không phải chỉ là một văn bản ẩn chứa nội dung chính trị, xã hội, tư tưởng như quan điểm của lí luận mac-xit. Với chuyên đề này, chúng tôi bước đầu đi tìm hiểu về thi pháp học như một phương pháp nghiên cứu khoa học hữu dụng và phổ biến. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thi pháp học là gì? 1.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học. a. Thi pháp Thi pháp là một lý thuyết văn học phương Tây được “nhập khẩu” vào Việt Nam. Có rất nhiều định nghĩa về thi pháp, ở đây, chúng tôi xin ra cách định nghĩa của Tiến sĩ Ngữ Văn Cao Thị Hồng, người tiếp thu và kế thừa quan 2 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc điểm, tư tưởng của Giáo sư Trần Đình Sử: Thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ – nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng. Thi pháp còn là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học. b. Thi pháp học Việc nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học. Thi pháp học là môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học ứng dụng trong nghiên cứu văn học. Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học. 1.2.1. Hình thức nghệ thuật – đối tượng chủ yếu của thi pháp học. Trong thực tế, hình thức được hiểu là hình thể, hình dáng, hình trạng, trạng thái của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Hình thức là sự thể hiện cái bên trong của sự vật, là biểu hiện các mối quan hệ của nó với xung quanh. Hình thức là dấu hiệu để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Trong nghệ thuật, hình thức nghệ thuật của văn học phải là hình thức của cái thế giới nghệ thuật mà người đọc tiếp xúc và cảm thấy (bao gồm cả hình thức văn bản ngôn từ và hình thức hình tượng, cả hai thống nhất thành văn bản nghệ thuật). 3 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Thi pháp học có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu các hình thức biểu hiện nội dung, gắn bó với nội dung, là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học. 1.2.2. Hai quan niệm về hình thức nghệ thuật như là đối tượng của thi pháp học. Có hai xu hướng nghiên cứu thi pháp. Một là nghiên cứu các yếu tố, các phương diện riêng lẻ tạo thành hình thức nghệ thuật. Hai là nghiên cứu hệ thống các phương diện của hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ chỉnh thể của nó. Như vậy, ta nhận thấy cần có sự phân biệt hình thức bên ngoài và hình thức bên trong. Nếu hình thức bên ngoài là sự thực hiện bằng vật chất, chất liệu cái khách thể thẩm mỹ bên trong thì hình thức bên trong là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cách tạo hình cho tác phẩm. Nếu hình thức bên ngoài là cơ sở khách quan của tác phẩm thì hình thức bên trong cho thấy sự vận động, phát triển và đa dạng của ý thức nghệ thuật và tư duy nghệ thuật. Hình thức bên trong mang tính quan niệm chính là đối tượng của thi pháp học. Hình thức trong nghệ thuật là hình thức mang tư tưởng. Nói như Hegel, “Nội dung chẳng phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của hình thức vào nội dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức”. Như vậy, hình thức là phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung. Hình thức hàm chưa mọi quy tắc biểu đạt và biểu hiện tất cả sự phong phú của nội dung. Cho nên, muốn hiểu được nội dung chỉ có một con đường là đi sâu khám phá về hình thức. 1.2.3. Các yếu tố thuộc thế giới bên trong của tác phẩm văn học. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là các yếu tố thuộc thế giới bên trong của tác phẩm văn học. Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật có những quy luật tác động qua lại riêng của nó, có kích thước riêng, có ý nghĩa riêng như là một hệ thống. Đó là mô hình thế giới làm cơ sở cho tổ chức tác 4 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc phẩm và miêu tả hình tượng. Các yếu tố của mô hình đó là con người, thế giới (gồm thời gian, không gian, đồ vật, màu sắc). 1.2.4. Tính quan niệm của hình thức nghệ thuật. Hình thức mang quan niệm là hình thức bên trong, hình thức của cái nhìn, hình thức tâm hồn để cảm nhận và tái tạo lại sự vật, tạo thành hình thức thẩm mỹ cho tác phẩm văn học. Đó là hình thức thể hiện một giới hạn nhất định trong cảm nhận đời sống, gắn liền với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng (Chẳng hạn, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức chỉ xuất hiện khi người ta nhận thức được cuộc sống nội tâm toàn vẹn của con người). Tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy, trình độ chiếm lĩnh thế giới của một hệ thống nghệ thuật. Tìm hiểu hình thức đó giúp ta hiểu được sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tác phẩm nghệ thuật. 1.3. Các phạm trù thi pháp học. Ngoài các phạm trù thi pháp truyền thống như cốt truyện, kết cấu, thể loại, lời văn, thi pháp hiện đại còn các phạm trù mới như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian, kiểu tác giả, chi tiết nghệ thuật. Nhiệm vụ của thi pháp học là phát hiện, miêu tả các phạm trù thi pháp cụ thể của các chỉnh thể văn học với nội dung độc đáo, không lặp lại của chúng – đó là những phạm trù của sáng tạo nghệ thuật mang nội dung lịch sử cụ thể và sắc thái cá tính. 1.4. Những vấn đề cơ bản của thi pháp học. 1.4.1. Quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con người 5 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc hướng chúng ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng có thật. Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người bằng nghệ thuật, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ. Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng của hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự khác nhau quan trọng. Quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người bao quát rộng hơn khái niệm nhân vật. Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia. Cho nên, muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ các biểu biện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững, được tô đậm dùng để tạo nên chúng. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu có thể có, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đề đánh giá giá trị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học. Nghệ sĩ đích thức là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó, càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. 1.4.2. Không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của thi pháp học. Đó là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất. 6 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Không gian là môi trường bộc lộc của nhân vật, nhân vaath chỉ hành động, tự bộc lộ trong không gian của nó. Mỗi không gian cho phép được bộc lộ một phương diện của con người. Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một quan niệm nhất định ề cin người đều phải tạo ra một không gian thích hợp. 1.4.3. Thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Cuộc đời có thể như chớp mắt, như giấc mộng. Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải vô tận. Cuộc đời có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vô nghĩa. Cuộc đời có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai… Thời gian nghệ thuật là phạm trù có nội hàm triết lý. Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật. Cấu trúc của thời gian nghệ thuật khá phức tạp, gồm thời gian trần thuật, thời gian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội, lịch sử. 7 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Các lớp thời gian trêm cho thấy thời gian trong cuộc sống con người là một phức hợp gồm nhiều yếu tố. Sự phối hợp các yếu tố có nhịp độ và độ dài khác nhau ấy sẽ tạo nên thời gian sống của mỗi người và cảm nhận thời gian của họ. Thời gian nghệ thuật bao gồm các bình diện: Thời gian hiện tại đồng thời với cuộc sống đang diễn ra. Thời quá khứ là quá khứ của hiện tại đó. Thời tương lai là thời điểm sau cuộc sống đó. Thời gian nghệ thuật có các hình thức khác nhau. Thời gian trong thần thoại khác thời gian trong sử thi, thời gian trong truyện cổ tích. Thời gian trong văn học viết trung đại khác với thời gian trong văn học cận, hiện đại. Ở đây, chúng tôi lưu ý đến thời gian nghệ thuật trong văn học thế kỉ XX. Ở đây, thời gian nghệ thuật thoát khỏi sự trói buộc của thời gian sự kiện, nhà văn có sự chủ động bao quát và biểu hiện những phương diện mới của con người. Trong văn học thế kỉ XX, tác thấy có sự xáo trộn các bình diện thời gian, miêu tả quá khứ trong ký ức. Các nhà văn thường dùng thủ pháp dòng ý thức để tái hiện những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. 2. Từ thi pháp học truyền thống đến thi pháp học hiện đại. 2.1. Toàn cảnh thi pháp học, từ truyền thống đến hiện đại. Thời cổ đại, Aristote xuất phát từ nguyên tắc “mô phỏng” tiến hành phân loại văn học, phân tích các yếu tố tạo thành tác phẩm tự sự, trữ tình, kịch mang đậm tính chất diễn dịch của thi pháp học cổ điển. A. Veselovski xuất phát từ nguyên tắc văn hoá lịch sử và phương pháp so sánh để nghiên cứu sự vận động phát triển của các yếu tố của tác phẩm như cốt truyện, tính ngữ, song hành (đối – parallelism), mở đầu cho thi pháp học hiện đại. Ở Trung Quốc xưa nghệ (thuật) bắt nguồn từ đạo, pháp bắt nguồn từ nghệ, cho nên không có pháp cố định. Chỗ cao siêu của pháp là thần, diệu. 8 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Thời gian đầu thế kỉ XX là thời kì chứng kiến sự nở rộ của thi pháp học hầu như trên toàn thế giới. Thi pháp học hiện đại bắt đầu với chủ nghĩa hình thức Nga. Chủ nghĩa hình thức Nga bao gồm Trường phái ngôn ngữ học Matscova do Jakobson đứng đầu (còn có Vinokur, Tomashevski, Brik…) , và Hội nghiên cứu ngôn ngữ thi ca ở Peterburg do V. Shklovski đứng đầu ( gọi tắt là OPOJAZ, thành viên còn có Aykhenbaum, Jakubinski, Tynianov, Girmunski, Polivanov, Vinogradov…), chịu ảnh hưởng lí thuyết ngôn ngữ hệ thống của F. de Saussure, nhận thức thi pháp như là ngôn ngữ độc lập của văn học, phân biệt hẳn với đời sống và ngôn ngữ sinh hoạt, cũng khác với ngôn ngữ khoa học. Họ chủ trương nghiên cứu văn học một cách khách quan, khoa học, dựa vào các sự thực về ngôn ngữ. Ở nước Nga đương thời, sau cách mạng tháng Muời, ngoài chủ nghĩa hình thức Nga còn có nhiều trường phái thi pháp học xã hội học lí thuyết, trong đó nổi lên M. Bakhtin, V. F. Pereverzev. Bakhtin nhấn mạnh tính đối thoại, một tư tưởng có ý nghĩa chống độc thoại, đáp ứng nhu cầu tư tưởng hiện đại. Thi pháp học của M. Bakhtin ngày nay được định danh là thi pháp học văn hoá. Cùng thời gian đầu thế kỉ, trường phái phê bình mới Anh, Mĩ gồm I. A. Richards, J. C. Ransom, A. Tate, C. Brooks, W. Empson, W. Wimsatt, R. Wellek… lấy văn bản làm đối tượng trung tâm của nghiên cứu, khám phá tính văn học qua cấu trúc và cơ chất (texture) của ngôn từ. Lấy văn bản làm bản thể của văn học, phê phán hiểu lầm về ý đồ tác giả, nghiên cứu các đặc tính của ngôn ngữ thơ như trương lực, tính mơ hồ, đa nghĩa, tính nghịch lí, tính biểu tượng, tính giả vờ (Irony – có nguồn gốc Hi Lạp, chỉ sự giả vờ của diễn viên, sách Trung Quốc dịch là “phản ngữ”, tức lai “lối nói ngược”, nghĩa rộng hơn “mỉa mai”), vai trò của ngữ cảnh. Họ chủ trương một cách đọc kĩ (close reading) đối với văn bản để phát hiện các tính chất đó. Các phạm trù này giúp người ta hiểu rõ hơn bản chất của ngôn ngữ văn học. Wellek và Warren phát 9 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc triển lí thuyết cấu trúc văn bản và phân biệt nghiên cứu nội tại với nghiên cứu ngoại tại. Cũng gần như cùng thời với các trường phái hình thức ở Nga và Anh, Mĩ, ở Đức, do chịu ảnh hưởng của triết học hiện tượng học xuất hiện trường phái nghiên cứu thế giới tinh thần và thế giới nghệ thuật của nhà văn biểu hiện qua văn bản ngôn ngữ. Fredric Gundolf chủ trương phân biệt cuộc sống kinh nghiệm thực tế của nhà văn với cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật. E.R. Curtius căn cứ vào ngôn ngữ mà nghiên cứu thế giới tinh thần của nhà văn, phản đối lối nghiên cứu dựa vào các quy tắc để đánh giá sáng tác. Cũng nghiên cứu thế giới nghệ thuật, nhưng đi theo con đường ngược lại, là nghiên cứu các biểu tượng khách thể mà tiêu biểu là Gaston Bachelard và học trò của ông là Jean-Pierre Richard, Gilbere Durant. Gaston Bachelard là nhà toán học kiêm vật lí, ông ghé chân vào văn học và trở thành nhà phê bình độc đáo với lí thuyết về trí tưởng tượng của nhà văn như là lĩnh vực vô thức. Đặc điểm chung của thi pháp học cấu trúc là dựa vào mô hình ngôn ngữ, đó không chỉ vì ngôn ngữ là cơ sở của khoa học nhân văn và khoa học xã hội, mà còn vì họ nhận thấy mọi nhận thức không tách rời với sự ràng buộc của ngôn ngữ. Sự nhấn mạnh tính hệ thống đòi hỏi xem văn bản là một hệ thống hoàn chỉnh, coi trọng phân tích hình thức là yếu tố có ý nghĩa then chốt. M. L. Gasparov nói: “Thi pháp học cấu trúc không phải là thi pháp của các yếu tố tách rời, mà là thi pháp về các quan hệ của các yếu tố tạo nên tác phẩm.” Thi pháp tự sự học không phải thoát thai từ chủ nghĩa cấu trúc mà có cội nguồn từ thi pháp học tiểu thuyết Anh Mĩ đầu thế kỉ. Trước thế kỉ XX, khái niệm văn học không bao gồm tiểu thuyết vì nó là văn xuôi, mọi bình luận về tiểu thuyết chỉ dựa vào chủ đề và nội dung chứ chưa quan tâm hình thức. Vấn đề là phải chứng minh hình thức nghệ thuật của thể loại văn xuôi – tiểu thuyết, và thế là nghiên cứu hình thức tiểu thuyết bắt đầu. 10 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Thi pháp học cấu trúc không tách rời với kí hiệu học. Bởi nghệ thuật nguyên là tái hiện đời sống, trong khi tái hiện, nghệ thuật sử dụng các chất liệu đã được mã hoá (ngôn ngữ, hình ảnh con người, thiên nhiên, màu sắc, chi tiết đời sống…) rồi theo ý tưởng của mình mà tạo ra một cái được biểu đạt mang hình thức biểu đạt khác với đời sống. Như thế văn học vừa là nghệ thuật ngôn từ lại vừa là khách thể kí hiệu tạo ra một cái biểu đạt mới. Đáng chú ý là nghiên cứu kí hiệu học trong phong cách học. Phong cách học cũng là một bộ phận của thi pháp học, vì thế ở đây xin nhắc đến các phong cách học cấu trúc – kí hiệu học trong trào lưu “Phê bình mới” ở Pháp những năm 60 – 70. Trước hết là dòng phong cách học cấu trúc phát sinh, nghiên cứu những sai lệch (deviasion) so với chuẩn mực ngôn ngữ, coi là dấu hiệu của lựa chọn, tái mã hoá làm thành phong cách riêng. Thi pháp học lịch sử Nga bắt đầu với A. Veselovski, nhưng sang đầu thế kỉ nó bị chủ nghĩa hình thức phủ định, sau đó chủ nghĩa hình thức Nga lại bị thi pháp học Marxism phủ định với nguyên tắc lịch sử và tính nhân quả xã hội. Thi pháp học Marxism Liên Xô tập trung nghiên cứu cội nguồn xã hội, lịch sử của văn học, mà các phạm trù trung tâm là hình tượng, tính cách, nhân vật, hoàn cảnh, chi tiết. Ở Nga hiện tại, thời hậu xô viết, thi pháp học lí thuyết (lí luận văn học) được hồi sinh, tiếp tục phát triển trên cơ sở lí thuyết của các học giả Nga như Bakhtin, Lotman, Gasparov cùng các tác giả khác trên thế giới. Công trình Thi pháp học lí thuyết do N. D. Tamarchenco biên soạn đã tổng kết các vấn đề cơ bản của nó. 2.2. Sự khác biệt giữa thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại *. Thi pháp học truyền thống: Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý tự nhiên để bàn về nghệ thuật, xuất phát từ các yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó. Thi pháp học truyền thống xem nghệ 11 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc thuật như những vật được sáng tạo tinh xảo bằng chất liệu, thích đưa ra những lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật (văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí…), xem nghệ thuật theo những nguyên lý nghìn năm bất biến. Thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới quy tắc sáng tác. *. Thi pháp học hiện đại. Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể để bàn về nghệ thuật, xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và tính hệ thống, xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng. Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thế thẩm mỹ, một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản vừa trong cảm thụ của người đọc. Thi pháp hiện đại đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật, để hiểu nghệ thuật sâu hơn, đúng hơn, xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động và phát triển với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa. Thi pháp học quan tâm đến cách đọc, cách giải mã văn bản. 3. Thi pháp học ở Việt Nam. 3.1. Khái quát việc nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam. Từ thời trung đại, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc nền văn hóa Trung Quốc nên thi pháp học cổ điển từ Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam. Ttrong giai đoạn 1954-1975, Miền Nam vẫn duy trì các quan điểm thi pháp đã có từ trước 1945, tiếp thu thêm nhiều quan điểm thi pháp hiện đại từ Âu – Mỹ tràn sang. Ở miền Bắc sau 1954 (cũng như cả nước sau 1975), phương pháp nghiên cứu xã hội học giữ địa vị độc tôn. Thi pháp học hầu như không được sử dụng trong các công trình nghiên cứu văn học. Từ sau 1986, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học dân gian và văn học phương Tây đã mở đường cho thi pháp học tiến vào Việt Nam, tạo nên một luồng sinh khí mới. Các công trình của một số nhà nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực 12 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc này như Phan Ngọc, Hoàng Trinh, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Xuân kính, Đỗ Lai Thúy… xuất hiện, được coi như là hiện tượng mới của nghiên cứu văn học. Nhiều nhà nghiên cứu, dịch thuật khác đã góp phần phổ biến thi pháp học ở Việt Nam như Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân Hạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Tri Niên, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Chu Xuân Diên, Nguyễn Kim Đính, Phan Đăng Nhật, Bùi Mạnh Nhi, Huỳnh Như Phương… Từ những năm 1990 trở đi, hàng loạt công trình dịch thuật, giới thiệu các nhà thi pháp học Liên Xô được xuất bản và đăng tải trên các báo chí ở Việt Nam. Bạn đọc Việt Nam có dịp biết đến tên tuổi của các nhà Thi pháp học nổi tiếng thế giới như Aristote, Lưu Hiệp, Viên Mai, M.Bakhtin, Jakobson, M.Khrapchenco, V.Girmunxki, B.Eikhenbaum, Lotman, Todorov, Meletinski, V.Y.Propp… Rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ra đời dưới sự ảnh hưởng của lý thuyết thi pháp hiện đại. Thi pháp học đã đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện đại hóa của nghiên cứu văn học ở Việt Nam, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. 3.2. Một số tác giả tiêu biểu ứng dụng thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam 3.2.1. Trần Đình Sử - người tiên phong tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986. Trần Đình Sử là ngưởi đầu tiên xác lập được tư tưởng học thuật, đề xuất một cách đầy đủ nhất hệ thống luận điểm khoa học thi pháp học hiện đại. Bên cạnh đó, ông còn đồng thời triển khai tư tưởng học thuật thông qua việc luận giải đánh giá các hiện tượng văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại. Tiếp thu những thành tựu của lý luận văn học phương Tây về thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử đặc biệt chú ý đến quan điểm của M.Bakhtin. Trần Đình Sử đã mang 13 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc đến cho lý luận văn học Việt Nam khái niệm “hình thức mang tính quan niệm”. Khái niệm này xuyên suốt các công trình khoa học của Trần Đình Sử. Theo ông, tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy ẩn chứa trong hình thức, thể hiện trình độ chiếm lĩnh thế giới của một hệ thống nghệ thuật. Tìm hiểu hình thức đó giúp ta hiểu được ý nghĩa giá trị của hình thức nghệ thuật. Trần Đình Sử cũng đã đưa ra một mô hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn thi pháp học, bao gồm quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, tình tiết, kết cấu, trần thuật, ngôn ngữ thể hiện. Mô hình này là một sáng tạo của Trần Đình Sử và có thể áp dụng cho nhiều thể loại văn học khác nhau, khẳng định tính độc lập của thế giới nghệ thuật, phế bỏ mô hình xem hình thức nghệ thuật là hình ảnh tương đồng với hiện thực của lý thuyết phản ánh thịnh hành, khẳng định cá tính và tính tích cực của chủ thể nghệ sĩ. Trần Đình Sử đã kiểm định và khẳng định lý thuyết của mình thông qua cơ sở thực tiễn văn học Việt Nam. Ông đã chứng tỏ tính năng động, mềm dẻo của ứng dụng thi pháp học thuộc lý thuyết tiếp nhận trên nhiều cấp độ (nghiên cứu tác phẩm, tác giả, giai đoạn văn học) qua ba công trình tiêu biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu (1985), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999); Thi pháp Truyện Kiều (2001). Trong công trình nghiên cứu “Thi pháp thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử đã nỗ lực xác lập một cái nhìn riêng về văn học trên tinh thần trân trọng ý kiến của các nhà khoa học đi trước và mạnh dạn gạt bỏ những nhận định sáo mòn, hoặc không đánh giá đúng bản chất của thơ Tố Hữu. Ông không đặt mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thơ Tố Hữu nói nội dung gì? Mà đặt vấn đề: nghệ thuật thơ Tố Hữu đã mang lại cái gì mới cho thơ Việt Nam đương đại? Đề trả lời cho câu hỏi này, Trần Định Sử đã tìm đến một cách nghiên cứu hoàn toàn độc đáo, mới lạ: tập trung nghiên cứu tính quan niệm được thể hiện trong một số phương diện hình thức của thơ Tố Hữu như quan niệm nghệ 14 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chất thơ… Trần Đình Sử đã không coi thơ Tố Hữu chỉ dừng lại ở việc làm vũ khí đấu tranh cách mạng mà ông đi sâu nghiên cứu, chỉ rõ sự sáng tạo ra một hình thức thơ, một kiểu thơ và kiểu quan hệ của thể loại này đối với đời sống. Ông chỉ ra thơ Tố Hữu là bước phát triển tất yếu của quá trình thơ ca cách mạng Việt Nam, một dạng kết hợp độc đáo của thơ ca và chính trị, khẳng định Tố Hữu, với tư cách là nhà thơ cách mạng, ông thực hiện việc hiện đại hóa thơ trữ tình Tiếng Việt theo phương hướng mà thực tiễn cách mạng đề xuất ra cho thơ – thơ kết hợp tuyên truyền và trữ tình. Một điều đáng chú ý nữa là Trần Đình Sử nhấn mạnh đến hình thức bên trong, tức là hình thức mang dấu ấn sáng tạo tiêng biệt của người nghệ sĩ. Nhà nghiên cứu quan tâm đến văn bản văn học chứ không quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản, không dựa dẫm, suy diễn chủ quan thông quan nghe “tâm sự” của nhà thơ. Như vậy, bám sát nhiều phương diện khác nhau của hình thức bên trong thuộc văn bản nghệ thuật, Trần Đình Sử cắt nghĩa khách quan những nguyên tắc chi phối cách kiến tạo hình thức ấy, gọi ra và đặt tên cho cái hình thức nghệ thuật mang quan niệm được thời đại và nghệ sĩ sáng tạo ra, luôn có ý thức cố gắng đi đến khái quát chúng thành các phạm trù khoa học. Sự xuất hiện của “Thi pháp thơ Tố Hữu” là một lời đối thoại với những hạn chế của phương pháp nghiên cứu văn học theo xu hướng xã hội học, cung cấp một mô hình hữu hiệu để ứng dụng nghiên cứu, giải mã các hiện tượng văn học khác, nó đặt làm tròn nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên cho một hướng nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong thời kì đổi mới. Sự xuất hiện của “Thi pháp thơ Tố Hữu” là một lời đối thoại với những hạn chế của phương pháp nghiên cứu văn học theo xu hướng xã hội học, cung cấp một mô hình hữu hiệu để ứng dụng nghiên cứu, giải mã các hiện tượng văn học khác, nó đặt làm tròn nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên cho một hướng nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong thời kì đổi mới. 15 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Để tiếp tục khẳng định tính ưu việt của hướng tiếp cận thi pháp học trên nhiều cấp độ, Trần Đình Sử công bố chuyên luận “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999). Ở công trình này, nhà nghiên cứu đã nhìn nhận văn học trung đại như một loại hình văn học hoàn cảnh, đặc thù. Bởi văn học trung đại có quan niệm nghệ thuật riêng, có hệ thống thể loại và có kiểu tác giả đặc trưng nên chọn cách tiếp cận đối tượng từ phương diện cấu trúc nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề: tính loại hình, quan niệm về con người, không – thời gian nghệ thuật, thể loại và ngôn ngữ, trên cơ sở đó xác lập những nét cơ bản của truyền thống nghệ thuật Việt Nam được biểu hiện trong lĩnh vực văn học. Mặc dù là một công trình mang tính đặt vấn đề, gợi mở hướng nghiên cứu nhưng “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt nam” đã cung cấp một cái nhìn tổng thể đối với các phạm trù cơ bản của văn học trung đại như loại hình văn học, các bình diện đặc trưng, khái niệm về một số thể loại văn học với quan niệm về con người, quan niệm về thế giới và một số phương thức nghệ thuật. Kế tiếp, Trần Đình Sử công bố chuyên luận “Thi pháp Truyện Kiều”, nghiên cứu Truyện Kiều từ góc nhìn thi pháp học. Trong công trình này, ông đã mở rộng tương quan nghiên cứu từ giác độ văn học so sánh, vận dụng những tri thức mới nhất về tự sự học để lý giải Truyện Kiều nhằm làm rõ tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Trần Đình Sử không so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều Truyện như những người đi trước mà đã mở rộng biên độ nghiên cứu “ vừa tìm hiểu Truyện Kiều trong tương quan với văn hóa Trung Quốc, vừa đặt Truyện Kiều trong mối quan hệ với văn học và văn hóa dân tộc từ hai chiều đồng đại và lịch đại” (Nguyễn Đăng Điệp). Nếu như những người đi trước đã khám phá, phát hiện những đặc sắc của Truyện Kiều từ phương diện sử dụng ngôn ngữ, sự thêm bớt các yếu tố cốt truyện một cách sáng tạo, miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật tinh tế… thì Trần Đình Sử với 16 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc cách tiếp cận đi sâu tìm hiểu Truyện Kiều như một chỉnh thể toàn vẹn, ông tìm ra con người Nguyễn Du trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du. Tóm lại, bằng các công trình nghiên cứu cụ thể về thơ Tố Hữu, Truyện Kiều, văn học trung đại, Trần Đình Sử đã có những khái quát, nhận định mới cho thấy thế giới nghệ thuật là phạm trù sáng tạo của nhà văn, đó là nơi để phân biệt với các thế giới phi văn học. Thi pháp học thế giới nghệ thuật của Trần Đình Sử gợi mở những con đường tiếp cận, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật đa dạng thuộc nhiều thể loại khác nhau. Nó khẳng định còn nhiều phương pháp nghiên cứu khác đầy tiềm năng chứ không phải duy nhất chỉ có một cách như trước Đổi mới thường quan niệm. 3.2.2. Đỗ Đức Hiểu – người vận dụng thành công thi pháp học vào nghiên cứu văn học. Cũng như Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu là một trong những người đầu tiên vận dụng thi pháp học hiện đại phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt Nam. “Thi pháp hiện đại” là một công trình quan trọng của Đỗ Đức Hiểu, được tập hợp từ hai công trình ra đời trước đó: Đổi mới phê bình văn học (1994) và Đổi mới đọc và bình văn (1999). Trong tác phẩm này, Đỗ Đức Hiểu muốn giới thiệu toàn diện thi pháp cả ba thể loại thơ, truyện và kịch. Với ông, thi pháp là công cụ khám phá văn chương về phương diện thể loại. Có lẽ nhà nghiên cứu quan niệm thi pháp là một phương pháp có thể áp dụng cho mọi nền văn chương dân tộc ở mọi thời đại. Đặc biệt, với công trình này, Đỗ Đức Hiểu đã vận dụng thi pháp để đọc lại và phát hiện nhiều giá trị của văn học cũ tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng, đọc ra và khẳng định giá trị của nhiều hiện tượng văn học xuất hiện ở thời kỳ đổi mới. Trong thơ, Đỗ Đức Hiều chú ý đến thơ nôm Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Thơ Mới. Với truyện, ông tập trung vào những sáng tác của Thạch Lam, Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Sống mòn của Nam Cao, tiểu thuyết của Nhất Linh, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu của 17 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Bảo Ninh, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Đào Duy Hiệp… Với kịch, tác giả hướng đến nghiên cứu Vũ Như Tô, kịch của Đoàn Phú Tứ. Quán triệt nguyên tắc: xuất phát từ cấu trúc biểu đạt, trên bình diện của ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, coi ‘ngôn ngữ văn học là “người anh hùng” trong phê bình văn học” để có thể làm “nổ tung” văn bản, giải mã, tìm bí ẩn của tác phẩm từ những “khoảng trắng”, Đỗ Đức Hiểu đã đọc lại thơ nôm Hồ Xuân hương với nhiều phát hiện thú vị. Đỗ Đức Hiểu đã nhận thấy thơ nôm Hồ Xuân Hương có sự xuất hiện dày đặc những động từ, nhất là động từ miêu tả hành động, cử chỉ mạnh mẽ, ráo riết, say mê, tạo nên một “thế giới đời thường thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác và cảm giác, bản năng”. Bên cạnh động từ là những tính từ kèm trạng ngữ. Ngoài ra, nhịp điệu, âm điệu trong thơ Hồ Xuân Hương cũng là một đối tượng để nhà nghiên cứu tìm thấy “cái được biểu đạt này trở thành cái biểu đạt và sinh ra cái được biểu đạt thứ hai”, tạo nên những làn sóng âm vang đến những thế kỷ sau. Như vậy, có thể thấy cách khám phá tác phẩm của Đỗ Đức Hiểu là bám sát, cắt nghĩa tác phẩm từ những yếu tố hình thức mang tính nội dung, tác phẩm là một ký hiệu, có mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện, hai mặt này không thể tách rời. Truyện Kiều của Nguyễn Du được Đỗ Đức Hiểu soi chiếu từ góc nhìn mới lạ. Ông cho rằng “Thúy Kiều là một nhân vật động, tức là luôn vượt không gian của mình, đi tìm một không gian mơ ước”. Cho nên, ông đã đặt Thúy Kiều trong những không gian nghệ thuật khác nhau trên con đường đi tìm tình yêu tự do, tự giải phóng mình. Ông đã nhìn ra rằng, “mọi con đường Kiều đi đều dẫn đến đau khổ và nhân vật cứ phải đi trên những con đường cụt”, cho nên, thế giới Truyện Kiều chất chứa khổ đau, chỉ có nước mắt, khóc than, đánh đập, cướp của. Đó là một không gian đầy kinh hãi. Ở phần phê bình truyện, Đỗ Đức Hiểu đã có một cái nhìn phát hiện thú vị về tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Trước đây, nhiều ý kiến cho rằng 18 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc đây là một tác phẩm mang tiếng cười đả kích xã hội Việt Nam thời “Tây hóa”, đó là cái hoạt kê, cười hể hả, cái hài hước, châm biếm, nhạo báng… Đỗ Đức Hiểu không chỉ quan niệm như vậy, ông cho rằng “cái cười trong “Số đỏ” không phải là những phương thức nghệ thuật để chuyên chở tư tưởng của tác phẩm. Cái cười ở đây là bản chất, là tinh túy của văn bản nghệ thuật, nó đồng nhất với thế giới quan của tác giả, nó là tất cả tác phẩm – cái cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười lớn luôn luôn để ngỏ, không khép kín, không khô cứng.. “Số đỏ” là cái cười nhại với một tầm cỡ lớn”. Ngoài ra, Đỗ Đức Hiểu còn chú ý khai thác yếu tố không gian, cho rằng không gian là nơi thể hiện rõ mối quan hệ của nhân vật với môi trường. Nhân vật, thời gian, không gian là một khối thống nhất, không thể chia cắt. Trong công trình “Thi pháp hiện đại”, điều đáng kể hơn của Đỗ Đức Hiểu là ông đã thành công đặc biệt ở nghiên cứu, phê bình một số tác giả, tác phẩm xuất hiện ở thời kỳ đổi mới như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. Đó là những hiện tượng văn học mới lạ, có nhiều phá cách mà bộ công cụ lý luận trước đây đã tỏ ra không còn hữu hiệu khi tiến hành giải mã nghệ thuật. Với Phiên chợ Giát, từ góc nhìn thi pháp học, thâm nhập vào lớp ngôn ngữ bề sâu, khai thác ngôn ngữ biểu tượng, Đỗ Đức Hiểu đã đọc ra ý nghĩa thông điệp của tác phẩm: Nó là cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về thân phận người, về cuộc đời, về thế sự - tất cả được thể hiện trong một thế giới vừa thực, vừa hư, thế giới của sự hóa thân, biến dạng người / vật, ông Khúng / Khoang Đen. Đọc Phạm Thị Hoài, nhà nghiên cứu đã khẳng định Phạm Thị Hoài là nhà văn “đi chệch quỹ đạo của truyện ngắn truyền thống Việt nam trong gần nửa thế kỷ nay…khó mà bắt được làn sóng mạnh nhất phát ra từ văn bản kí hiệu “Phạm Thị Hoài”. Từ ánh sáng lý luận hiện đại, Đỗ Đức Hiểu đã nhanh chóng tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa thâm nhập vào thế giới văn bản nghệ thuật 19 Bíc ®Çu t×m hiÓu vÒ Thi ph¸p häc Phạm Thị Hoài, đề xuất cách gọi: Truyện Phạm Thị Hoài, những huyền thoại. Đọc những trang phê bình của Đỗ Đức Hiểu, thấy ông đã từ bỏ cái kênh tư duy chờn mòn, từ bỏ kiểu phê bình “xào xáo lại “tính điển hình”, “ tính nhân dân” hoặc “giai điệu tâm hồn”… để mang đến cho chúng ta một cách lý giải thỏa đáng, khách quan về hiện tượng Phạm Thị Hoài. Với Thân phận tình yêu, Đỗ Đức Hiểu đã đọc lại văn bản này dưới ánh sáng của phương pháp phân tích cấu trúc và khẳng định nhiều giá trị nghệ thuật của thiên tiểu thuyết. Nhìn từ cấp độ thi pháp, ông đã phân tích tác phẩm từ nhan đề đến việc mổ xẻ nhịp mạnh của tiểu thuyết, bám sát mạch ngôn ngữ để nhận ra những nguyên tắc cảm nhận đời sống một cách thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Ông đặc biệt quan tâm đến thế giới được biểu đạt qua hệ thống ngôn từ lạ lùng, mang tính đa thanh, đối thoại, nảy sinh từ trực giác, vô thức. Ông chỉ rõ ngôn từ tiểu thuyết của Bảo Ninh là những cấu trúc không ăn khớp, đứt nối, tưởng như chắp vá, những từ ngữ trái ngược đứng cạnh nhau, những chuyển đoạn bằng những từ tưởng như tùy tiện… đó chính là “dòng cảm xúc” luôn vận động, đột biến. Như vậy, Đỗ Đức Hiểu đã sử dụng đắc dụng công cụ mới của phê bình văn học để vượt thoát khỏi những hạn chế của lối phê bình xã hội học, thực sự làm “nổ tung” văn bản, tìm mọi bí ẩn của các liên kết tác phẩm. Thời kỳ đổi mới, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn, tạo nên “một cái hẫng giữa phát và nhận”. Trong số rất nhiều ý kiến khen chê, bài nghiên cứu “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” của Đỗ Đức Hiểu đã thuyết phục được nhiều người. Từ góc nhìn thi pháp thể loại truyện ngắn, nhà nghiên cứu đã phân biệt chuyện và truyện ngắn, để từ đó định hướng người đọc tiếp cận với tư duy đọc theo lý thuyết hiện đại. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp không thể đọc bằng thói quen tư duy cổ tích trắng đen rõ ràng mà phải soi chiếu các sáng tác của nhà văn từ nhiều góc độ khác nhau. Như vậy, với tinh thần tôn trọng văn bản, xuất phát từ những bình diện mang tính “nội quan” để giải mã những khoảng trắng trong tác phẩm, những 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan