Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu nghiên cứu phân loại chi lõa châu (gymnosporia (wight & arn.) benth. & ...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi lõa châu (gymnosporia (wight & arn.) benth. & hook.f.) ở việt nam

.PDF
48
285
131

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== NGUYỄN THỊ THU HUYỀN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI LÕA CHÂU (GYMNOSPORIA (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Thực vật học HÀ NỘI, 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== NGUYỄN THỊ THU HUYỀN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI LÕA CHÂU (GYMNOSPORIA Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Dƣ ThS. Dƣơng Thị Thanh Thảo HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS.Nguyễn Văn Dư – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và ThS.Dương Thị Thanh Thảo – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Tiêu bản trường Đại học khoa học tự nhiên; Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Văn Dư – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và ThS.Dương Thị Thanh Thảo – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Huyền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. Các nghiên cứu về chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) trên thế giới ................................................................................ 3 1.2. Các nghiên cứu về chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam................................................................................. 4 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 6 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 6 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6 2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 6 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 10 3.1. Vị trí phân loại của chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam............................................................................... 10 3.2. Đặc điểm phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam............................................................................... 10 3.2.1. Dạng sống ...................................................................................... 10 3.2.2. Lá ................................................................................................... 10 3.2.3. Cụm hoa ......................................................................................... 11 3.2.4. Hoa................................................................................................ 11 3.2.5. Quả và hạt...................................................................................... 11 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam ......................................................... 12 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam ..................................................... 13 3.4.1.Gymnosporia bonii Pitard- Lõa châu bon ...................................... 13 3.4.2.Gymnosporia chevalieri Tardieu-Van trắng................................... 16 3.4.3.Gymnosporia diversifolia Maxim. - Lõa châu biển ....................... 17 3.4.4. Gymnosporia marcanii Craib - Đầu rùa ....................................... 21 3.4.5. Gymnosporia mekongensis Pierre - Lõa châu cửu long ................ 24 3.4.6.Gymnosporia stylosa Pierre- Dây lóp bóp...................................... 26 3.4.7. Gymnosporia tonkinensis Pitard - Lõa châu bắc ........................... 28 3.4.8.Gymnosporia wallichiana (Wight & Arn) Laws -Lõa châu ấn độ . 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó, chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan. Chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.), thuộc họ Dây gối (Celastraceae) có khoảng 118 loài. Ở Việt Nam, chi này có 8 loài. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến phân loại chi Lõa châu nhưng vẫn chưa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập nhật. Từ thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Celastraceae, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. Nội dung nghiên cứu – Phân tích các hệ thống phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Lõa châu ở Việt Nam. – Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam. – Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam. 1 – Bước đầu tìm hiểu về giá trị của các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn – Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Celastraceae ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam. – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật… Điểm mới của đề tài Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác. Bố cục của khóa luận Gồm 32 trang, 7 hình vẽ, 10 ảnh, 1 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 3 trang), chương 2 (Phương pháp nghiên cứu: 3 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 23 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo: 17 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục. 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các nghiên cứu về chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) trên thế giới Trên thế giới, công trình công bố đầu tiên về tên Gymnosporia ở bậc nhánh (sectio) và chi (genus) là “Prodromus Florae Peninsulae Indiae Orientalis” của Wight R. & Arnott G. A. W. vào năm 1834 và Bentham G. & Hooker J. D. (1862) trong cuốn “Genera Plantarum”. J. D. Hooker (1875) trong công trình “Flora of British India” khi xây dựng hệ thống phân loại họ Celastraceae, đã xếp chi Lõa châu (Gymnosporia) vào họ này. Trong công trình, tác giả đã mô tả chi Lõa châu và 16 loài cùng với những đặc điểm của mỗi loài là: Gymnosporia acuminate, Gymnosporia neglecta, Gymnosporia salicifolia, Gymnosporia oblanceolata, Gymnosporia puberula, Gymnosporia frutioosa, Gymnosporia ovate, Gymnosporia rothiana, Gymnosporia rugulosa, Gymnosporia heyneana, Gymnosporia falconerl, Gymnosporia rufa, Gymnosporia royloana, Gymnosporia wallichina, Gymnosporia emarginata, Gymnosporia montana. [9] Ding Hou (1962) đã nghiên cứu phân loại họ Celastraceae ở khu vực Malesian trong “Flora Malesiana Vol 62,ser.I ” [10] và Lu Sheng You and Yang Yuen Po (1993),trong công trình “Flora of Taiwan” [11] , các tác giả đã mô tả đặc điểm loài Maytenus diversifolia, trong công trình“Flora of Taiwan” có kèm theo hình vẽ. Về sau loài này trở thành tên thay thế của loài Gymnosporia diversifolia. Marie Jordaan and A.E. van Wyk (2003) trong cuốn “Reinstatement of Gymnosporia (Celastraceae): implications for the Flora Malesiana region”, tác giả đã xây dựng khóa định loại và mô tả 7 loài là: Gymnosporia inermis, Gymnosporia spinosa, Gymnosporia curtisii, Gymnosporia nitida, Gymnosporia littoralis, Gymnosporia diversifolia, Gymnosporia emarginata. 3 Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp hình ảnh minh họa của các loài. [12] Đến năm 2007, trong công trình tái bản và bổ sung công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae” bằng tiếng Anh với tên gọi “Flora of China”, Zhang Zhixiang và A. Michele Funston đã mô tả khóa định loại chi với 11 loài, đặc điểm nhận biết, vùng phân bố từng loài.[14] Tác giả Kai Larsen (2010), khi nghiên cứu về họ Celastraceae trong công trình “Flora of Thailand” đã xếp chi chi Lõa châu (Gymnosporia) vào họ đó. Các tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại, mô tả các loài, cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái và có kèm theo hình vẽ minh họa 5 loài là: Gymnosporia curtisii, Gymnosporia diversifolia, Gymnosporia marcanii, Gymnosporia mekongensis, Gymnosporia obovata.[13] Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất xếp chi Lõa châu (Gymnosporia) vào họ Dây gối (Celastraceae). 1.2. Các nghiên cứu về chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Dây gối (Celastraceae) nói chung và chi Lõa châu (Gymnosporia) ở Việt Nam còn rất ít. Người đầu tiên đề cập đến chi Lõa châu ở Việt Nam là L.Pierre. Trong công trình “Flore forestière de la Cochinchine” công bố năm 1892 tác giả đã công bố chi Gymnosporia với 4 loài Gymnosporia mekongensis, Gymnosporia wallichiana, Gymnosporia stylosa, Gymnosporia gracilis có kèm theo hình ảnh.[17] Pitard C. J. (1913) trong công trình “Flore Générale de l'.Indo-Chine” đã mô tả đặc điểm của chi Lõa châu, xây dựng khóa định loại, cung cấp một số thông tin về danh pháp và đặc điểm phân bố của 8 loài là: Gymnosporia montana, Gymnosporia mekongensis, 4 Gymnosporia wallichiana, Gymnosporia tonkinnensis, Gymnosporia crassifolia, Gymnosporia stylosa, Gymnosporia bonii, Gymnosporia gracilis. [15] Đến năm 1948, Tardieu Blot trong công trình “Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine” đã mô tả đặc điểm của chi Lõa châu, xây dựng khóa định loại, cung cấp một số thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố của 9 loài là Gymnosporia mekongensis, Gymnosporia wallichiana, Gymnosporia tonkinnensis, Gymnosporia stylosa, Gymnosporia bonii, Gymnosporia gracilis, Gymnosporia diversifolia,Gymnosporia chevalieri, Gymnosporia marcanii.[16] Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999-2001), tác giả đã cung cấp các thông tin cơ bản, kèm theo hình vẽ để nhận biết 8 loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam là: Maytenus diversifolia, Maytenus stylosa, Gymnosporia bonii, Gymnosporia chevalieri, Gymnosporia gracilis, Gymnosporia marcanii, Gymnosporia mekongensis, Gymnosporia tonkinensis. Công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu,... nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam.[5] Nguyễn Tiến Bân (2003), trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đã chỉnh lý danh pháp và đưa ra danh lục 8 loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia) ở Việt Nam. Tác giả cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng như giá trị sử dụng các loài trong chi Lõa châu (Gymnosporia).[3] Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về phân loại một cách đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về các loài chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam. 5 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN). Tổng số mẫu nghiên cứu là 8 số hiệu với 12 tiêu bản. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm 2 số hiệu với 2 tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6/2015 -5/2016. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.), chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [6]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh 6 các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Các bước tiến hành: Việc nghiên cứu phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Lõa châu (Gymnosporia). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia) hiện có. Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. 7 – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải 8 ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon. – Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. 9 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3. 1. Vị trí phân loại của chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) nói riêng và họ Dây gối (Celastraceae) nói chung, cùng việc tham khảo các công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và các nước lân cận với Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại của chi Lõa châu (Gymnosporia) là tương đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu, còn về vị trí của chi Lõa châu (Gymnosporia) hầu hết các tác giả đều thống nhất xếp: Chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.). Thuộc họ Dây gối (Celastraceae). Thuộc bộ Dây gối (Celastrales). Thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledone). Thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae). 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam 3.2.1. Dạng sống Cây gỗ hoặc cây bụi đứng. Cây thường có gai cứng, gai là những chồi ngắn thường mọc ở nách lá. 3.2.2. Lá Lá đơn, mọc cách, mép nguyên hoặc xẻ răng cưa, không có lá kèm. Phiến lá có nhiều hình dạng khác nhau như hình bầu dục (G.tonkininensis, G. wallichiana, G.bonii ), hình trứng ngược (G. diversiflolia, G. mekongensis), hình muỗng (G. marcanii ) hay có phiến thuôn hẹp (G. chevalieri). 10 a b c Ảnh 3.1: Một số dạng lá a. Lá hình bầu dục b. Lá hình trứng ngược c. Lá hình muỗng 3.2.3. Cụm hoa Dạng xim, có 1 đến vài cụm ở 1 nách lá (G.bonii, G. diversiflolia, G. marcanii, G. mekongensis, G.tonkininensis, G. wallichiana, G.stylosa ), đôi khi tập trung trên đỉnh những chồi ngắn (G. marcanii) hay nơi lá đã rụng (G. chevalieri). 3.2.4. Hoa Hoa lưỡng tính, mẫu 5. Đài hợp. Tràng hoa hình trứng thuôn, xếp lợp, xòe rộng khi hoa nở. Đĩa mật nạc, dẹt, ít khi có dạng chén. Nhị đính ở mép của đĩa mật hay phía ngoài đĩa mật; chỉ nhị hình dài; bao phấn đính lưng, 2 ô, hướng trong. Bầu dính một phần vào đĩa mật, bầu gần tròn hoặc hơi có 3 góc, bầu 3 ô(G.bonii, G. chevalieri, G. marcanii, G. mekongensis, G.tonkininensis, G.stylosa ) hoặc 2 ô ( G. diversiflolia), mỗi ô 2 noãn, noãn không có tử y dạng chén; vòi nhụy ngắn; núm nhụy 3(2) thùy hoặc hình chấm. 3.2.5. Quả và hạt Quả nang chẻ ô, gần tròn hoặc hơi có 3 góc, có 2-6 hạt. Hạt hình bầu dục, có tử y bao 1 phần, có vỏ dai, giàu nội nhũ, lá mầm nạc. Typus:Gymnosporia montana (Roth ex Roem. & Schult.) Benth. 11 Sinh học và sinh thái:Mọn rải rác trong rừng thứ sinh, rừng thưa, nơi sáng ở độ cao dưới 2000m so với mực nước biển. Các loài ở Việt Nam thường ra hoa từ tháng 1-6, ra quả tháng 9-12. Phân bố: Chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam hiện biết có 8 loài: Gymnosporia bonii Pitard, 1913. - Lõa châu bon. Gymnosporia chevalieri Tardieu, [1948] 1950. -Van trắng. Gymnosporia diversifolia Maxim,1881. - Lõa châu biển. Gymnosporia marcanii Craib,1926. - Đầu rùa. Gymnosporia mekongensis Pierre, 1893. - Lõa châu cửu long. Gymnosporia stylosa Pierre, 1913. - Dây lóp bóp. Gymnosporia tonkinensis Pitard, 1893. - Lõa châu bắc. Gymnosporia wallichiana (Wight & Arn) Laws, 1875 -Lõa châu ấn độ. 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam 1A. Cành không có gai. 2A. Lá có phiến thuôn. Cụm hoa mọc dọc theo thân, nơi lá đã rụng ……………………………………...……..………..…...… 2. G. chevalieri 2B. Lá có hình bầu dục. Cụm hoa xim, ở nách lá……………..…1. G.bonii 1B. Cành có gai. 3A. Quả nang 2 mảnh. 4A. Không có lá kèm ………………….……..………..3. G.diversifolia 4B. Có lá kèm hình bầu dục …………….…….……..5. G.mekongensis 3B. Quả nang 3 mảnh. 5A. Lá hình muỗng……………………………….…….4. G. marcanii 5B. Lá hình bầu dục. 6A. Lá xanh mặt trên, vàng lợt mặt dưới khi khô ….......6. G.stylosa 6B. Lá có màu như nhau trên hai mặt 12 7A. Cành non tròn, nâu xám. Vân quả sọc chéo ....................... .............................................................................8.G.wallichiana 7B. Cành non vuông, nâu đỏ. Vân quả ngang ..7. G.tonkinensis 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Lõa châu (Gymnosporia (Wight & Arn.) Benth. & Hook. f.) ở Việt Nam 3.4.1.Gymnosporia bonii Pitard- Lõa châu bon Pitard in H. Lecomte, 1912. Fl. Gen. Indoch. 1:888; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2:152; N.T.Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2:1126. Cây gỗ nhỏ; cành non vuông, không lông. Lá có phiến bầu dục, dai, kích thước 4-7x2-4 cm, mép lá có răng cưa thưa, gân bên có 8-10 cặp; cuống lá dài 8-10 mm. Cụm hoa xim hai ngả kép, ở nách lá, 3-4 nhánh, dài 7-15mm; lá bắc dài 1mm. Hoa mẫu 5; cuống hoa dài 3-4 mm. Quả nang, 3 ô, hình tam giác hoặc bầu dục, kích thước 6-7x6 mm. Hạt có 1-3, hình bầu dục, có kích thước 5x3mm, có nội chũ và tử y. Loc. class.: Typus: Sinh học và sinh thái: Có quả tháng 9-10. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh. Phân bố: Quảng Ninh (Hạ Long), Hà Nam (Lan-mat). Mẫu nghiên cứu : QUẢNG NINH (Hạ Long, Bù Xám), Phương 5131 (HN); (Hạ Long, Tùng Ngón), Phương 5337 & 5375(HN); (Hạ Long, Pháo Ngoài), Phương 5241(HN). 13 Hình 3.1. Gymnosporia bonii Pitard (Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2000) 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan