Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đại thư (hemiboea c. b. clarke) ở việt nam...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đại thư (hemiboea c. b. clarke) ở việt nam

.PDF
52
62
104

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== NGUYỄN THỊ NGÂN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI ĐẠI THƢ (HEMIBOEA C. B. CLARKE) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học HÀ NỘI, 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== NGUYỄN THỊ NGÂN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI ĐẠI THƢ (HEMIBOEA C. B. CLARKE) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Xuyến TS. Hà Minh Tâm HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của PGS. TS. Vũ Xuân Phương, TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Tiêu bản thực vật - Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội; Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! ĐHSP Hà Nội 2, ngày 01/ 05/ 2016 SINH VIÊN Nguyễn Thị Ngân LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Vũ Xuân Phương, TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. ĐHSP Hà Nội 2, ngày 01/ 05/ 2016 SINH VIÊN Nguyễn Thị Ngân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 5 1.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 7 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 9 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 9 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9 2.3. Nội dung nghiên cpứu .......................................................................... 10 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa ..................................................................... 10 2.4.2. Phƣơng pháp Hình thái so sánh ..................................................... 10 2.4.3. Các bƣớc tiến hành ........................................................................ 11 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 16 3.1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke)...... 16 3.1.1. Về vị trí của chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ....................... 16 3.1.2. Về hệ thống phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke)........ 16 3.2. Đặc điểm phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. ..................................................................................................................... 16 3.2.1. Dạng sống ...................................................................................... 17 3.2.2. Lá ................................................................................................... 17 3.2.3. Cụm hoa ......................................................................................... 18 3.2.4. Hoa ................................................................................................. 19 3.2.5. Quả và hạt ...................................................................................... 20 3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam...................................................................................................... 21 3.3.1. Xây dựng bảng so sánh các đặc điểm các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam ..................................................... 21 3.3.2. Khoá định loại các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. .............................................................................................. 22 3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam .................................................................................................. 23 3.4.1. Hemiboea poilanei Pellegr. - Đại thƣ poilane ............................... 23 3.4.2. Hemiboea subcapitata C. B. Clarke - Đại thƣ hoa đầu ................. 27 3.4.3. Hemiboea cavaleriei Lévl. - Đại thƣ cavalerie ............................. 31 3.4.4. Hemiboea longisepala Z. Y. Li. - Đại thƣ đài dài ......................... 35 3.4.5. Hemiboea rubribacteata Z. Y. Li & Y. Liu - Đại thƣ tổng bao đỏ .................................................................................................................. 38 3.5. Giá trị tài nguyên chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam .. 40 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 41 PHỤ LỤC 1. KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN .................... 42 PHỤ LỤC 2. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC ............................................... 43 PHỤ LỤC 3. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM ................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó, chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tƣ liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan nhƣ Sinh lý thực vật, Tài nguyên sinh vật, Hóa thực vật, Dƣợc học, ... Chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) còn gọi là chi Bán bế, thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae Dumort.) ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhƣng chúng có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh. Cho đến nay, việc nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi này vẫn còn có nhiều hạn chế. Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Tai voi (Gesneriaceae Dumort.), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn – Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về chi Đại thƣ nói riêng và họ Tai voi nói chung ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho 3 những nghiên cứu sau này về chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dƣợc, sinh thái và tài nguyên sinh vật,… Điểm mới của đề tài: Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống tính đến thời điểm hiện tại. Bố cục của khóa luận: gồm 52 trang, 5 hình vẽ, 23 ảnh, 2 bảng đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (3 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 7 trang), chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 25 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo: 28 tài liệu; bảng tra tên khoa học; bảng tra tên Việt Nam, phụ lục. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Trên thế giới Chi Đại thƣ (Hemiboea) đƣợc Clarke công bố năm 1888, trong công trình “Hooker's Icones Plantarum 18” với typus là loài Hemiboea follicularis. Trong công trình này, Clarke xếp chi này trong nhóm Song quả Tai voi Didymocarpus, Gesnerieae. Với các đặc điểm: thân thẳng đứng; lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng hay hình ngọn giáo; cụm hoa xim ở nách của lá gần đỉnh cành, mang 1 đến nhiều hoa, tổng bao lá bắc lớn, thƣờng lá bắc 2 cái, hình bán cầu hoặc hình trứng, dính liền thành tổng bao ở phần dƣới; đài hợp ở phần dƣới; tràng màu trắng hoặc màu vàng nhạt, 5 thùy tạo thành 2 môi: môi trên 2 thùy, môi dƣới 3 thùy, thùy tròn; nhị hữu thụ 2, đính phía dƣới ống tràng; bao phấn đính gốc; nhị bất thụ 2 hoặc 3; tuyến mật hình vòng; bầu hình trụ, có 2 ô, nhƣng chỉ có 1 ô phát triển; quả nang, hình ngọn giáo, mở bằng 2 van theo chiều dọc. [10] Sau khi chi Đại thƣ (Hemiboea) và họ Tai voi (Gesneriaceae) đƣợc công bố, một số tác giả đã nghiên cứu về chi và họ này. Chủ yếu các công trình về chi Đại thƣ công bố về loài mới nhƣ: Pellegr (1926) công bố loài Hemiboea poilanei , Lévl (1991) công bố loài Hemiboea cavaleriei… nâng tổng số loài hiện có thuộc chi này lên 23 loài trên toàn thế giới. Về vị trí và hệ thống, các tác giả vẫn sắp xếp giống nhƣ C. B. Clarke. A. Takhatajan (1997) khi xây dựng hệ thống phân loại cho ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) cũng có xếp chi Hemiboea vào họ Gesneriaceae [13]. Quan điểm này đƣợc ông nhắc lại trong công trình năm 2009 [14]. Bên cạnh đó, một số tác giả nghiên cứu về thực vật trên toàn thế giới nhƣ Brummitt R. K. (1992), Heywood V. H. (1997) cũng xếp chi Hemiboea vào họ Gesneriaceae. Một số nƣớc lân cận với Việt Nam cũng có một số công trình thực vật chí nghiên cứu phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea), nhƣ: 5 Z. Y. Li (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc trong công trình "Flora Reipublicae Popularis Sinicae" đã công bố 21 loài thuộc chi Hemiboea có ở Trung Quốc là: Hemiboea integra, Hemiboea longisepala, Hemiboea bicornuta, Hemiboea cavaleriei, Hemiboea gracilis, Hemiboea omeiensis, Hemiboea subcapitata, Hemiboea henryi, Hemiboea latisepala, Hemiboea lungzhouensis, Hemiboea pingbianensis, Hemiboea subacaulis, Hemiboea parviflora, Hemiboea glandulosa, Hemiboea fangii, Hemiboea mollifolia, Hemiboea strigosa, Hemiboea flaccida, Hemiboea longgangensis, Hemiboea gamosepala, Hemiboea follicularis [20]. Các loài này đƣợc mô tả và xây dựng khóa định loại đến loài cũng thông tin mẫu vật thu thập tại Trung Quốc. Trong công trình này, tác giả xếp chi Đại thƣ vào họ Tai voi (Gesnerieceae). C. Y. Wu (1991) khi nghiên cứu hệ thực vật Vân Nam (Trung Quốc) đã mô tả 8 loài thuộc chi Hemiboea có ở Vân Nam, trong công trình “Flora Yunnannica” [22]. Trong công trình này, tác giả cũng xếp chi Đại thƣ vào họ Tai voi (Gesnerieceae). Z. Y. Li (1998) khi chỉnh sửa có bổ sung công trình "Flora Reipublicae Popularis Sinicae" đã công bố 23 loài thuộc chi Hemiboea có tại Trung Quốc giống nhƣ quan điểm trƣớc đây của Z. Y. Li (1990). Trong công trình này, tác giả đã bổ sung thêm một số thông tin về phân bố của các loài cùng hình vẽ một số loài để minh họa, đặc biệt công trình đƣợc xuất bản bằng tiếng Anh mang tên "Flora of China" [12]. Trong công trình này, tác giả xếp chi Đại thƣ vào họ Tai voi (Gesnerieceae). Đặc trƣng của chi này khác các chi cùng nhóm bởi quả không xoắn vặn, hạt không có phần phụ. Fu Liguo (2004) trong công trình “Higher Plants of China” đã mô tả 6 loài thuộc chi Hemiboea là: Hemiboea cavaleriei, Hemiboea gracilis, Hemiboea subcapitata, Hemiboea mollifolia, Hemiboea strigosa, Hemiboea flaccida và Hemiboea follicularis. [19] 6 Bên cạnh các công trình phân loại nêu trên, trong công trình“Gesneriaceae of South China” xuất bản năm 2010 đƣợc Wei Yi-Gang tổng hợp lại dƣới sự tham gia của nhiều tác giả đã mô tả chi tiết về đặc điểm sinh học, sinh thái, một số hình ảnh và phân bố của các loài trong chi Hemiboea ở miền Nam Trung Quốc. [21] 1.2. Ở Việt Nam Ngƣời đầu tiên đề cập đến chi Đại thƣ (Hemiboea) là Pellegrin trong công trình “Bulletin de la Société Botanique de France” (1926) [16]. Từ năm 1930, trong công trình “Flore Générale de l'Indo-Chine”, Pellegrin đã mô tả 3 loài thuộc chi Hemiboea là: Hemiboea poilanei, Hemiboea cavaleriei, Hemiboea subcapitata ở Đông Dƣơng, cả 3 loài này đều có mặt ở Việt Nam [17]. Trong công trình này, tác giả xếp chi Đại thƣ vào họ Tai voi (Gesnerieceae). Về sau, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về các loài thuộc chi Đại thƣ nhƣ: Phạm Hoàng Hộ (2001) đã tóm tắt đặc điểm nhận biết của 2 loài cùng hình ảnh sơ bộ kèm theo là Hemiboea poilanei và Hemiboea subcapitata. [5] Năm 2005, trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, Vũ Xuân Phƣơng đã tóm tắt đặc điểm của chi Hemiboea và mô tả 3 loài thuộc chi này ở Việt Nam là Hemiboea cavaleriei, Hemiboea poilanei và Hemiboea subcapitata. Tuy nhiên, công trình này chỉ mang tính liệt kê tên gọi, một số thông tin về sinh học và sinh thái, các điểm phân bố của chúng, không có mô tả chi tiết cho từng loài, không xây dựng khóa định loại đến loài cho các loài có mặt trong chi này, không có thông tin về mẫu nghiên cứu của các loài nên khó so sánh. Trong công trình này, tác giả xếp chi Đại thƣ vào họ Tai voi (Gesnerieceae). [6] Năm 2013, Do Van Truong & Wen Fang, trong công trình "Guihaia" đã ghi nhận thêm một loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam là Đại thƣ tổng bao đỏ (Hemiboea rubribacteata Z. Y. Li & Y. Liu), nâng tổng số loài hiện 7 biết của chi này lên 4 loài là Hemiboea cavaleriei, Hemiboea poilanei, Hemiboea subcapitata và Hemiboea rubribacteata. [15] Qua quá trình phân tích mẫu vật, đƣợc sự giúp đỡ của PGS. TS. Vũ Xuân Phƣơng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và TS. Đỗ Thị Xuyến, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (2015) [7], chúng tôi đã ghi nhận thêm một loài cho hệ thực vật Việt Nam với tên Đại thƣ đài dài - Hemiboea longisepala Z. Y. Li., loài trƣớc đây mới chỉ ghi nhận có ở Trung Quốc, mẫu vật đƣợc lƣu trữ tại Phòng Tiêu bản thực vật, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật mang số hiệu Phƣơng 7703 (HN), LXVN 886 (HN). Nhƣ vậy, cho đến nay, tổng số loài hiện biết ở Việt Nam thuộc chi này là 5 loài là Hemiboea cavaleriei, Hemiboea longisepala, Hemiboea poilanei, Hemiboea rubribacteata và Hemiboea subcapitata. Nhƣ vậy, cho đến nay, tuy đã có một số công trình ghi nhận về các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea) nhƣng các công trình này đã đƣợc xuất bản cách đây từ rất nhiều năm, các dẫn liệu vẫn chƣa đầy đủ, nhất là các thông tin về số lƣợng loài, điểm phân bố, sinh thái,... Chính vì vậy, công trình nghiên cứu: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam” của chúng tôi nhằm đƣa ra các thông tin một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. 8 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại học. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật thuộc Khoa Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) và Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VNMN). Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng Thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật). Tổng số mẫu nghiên cứu tại phòng Tiêu bản Thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) là 38 số hiệu với hơn 63 tiêu bản. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 07 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật thuộc trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), 01 mẫu tiêu bản ở Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Bên cạnh đó tôi còn tham khảo đƣợc mẫu vật dƣới dạng ảnh chụp (do PGS. TS. Vũ Xuân Phƣơng chụp) của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (P), Phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (HM) và một số mẫu vật trên internet. 2.2. Phạm vi nghiên cứu – Các loài thuộc chi Đại thƣ – Hemiboea C. B. Clarke phân bố khắp cả nƣớc. – Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016. 9 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Phân tích các hệ thống phân loại và vị trí của chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp về vị trí của chi và các loài thuộc chi Đại thƣ ở Việt Nam. 2.3.2. Xây dựng bản mô tả chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. 2.3.3. Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. 2.3.4. Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. 2.3.5. Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke), chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp phổ biến trong phân loại hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [4] cụ thể nhƣ sau: 2.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu về chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) đã đƣợc công bố, đặc biệt là các công trình về phân loại học. Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm những công trình về giá trị tài nguyên, tình trạng hiện tại của các loài Đại thƣ, để nhằm mục tiêu tìm hiểu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình trạng của loài. 2.4.2. Phương pháp Hình thái so sánh Ngày nay, nhờ những công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự ra đời và liên tục hoàn thiện của các loại kính hiển vi, kính hiển vi điện tử mà phân loại học thực vật càng có thêm điều kiện phát triển. Nhiều phƣơng pháp nghiên cứu phân loại mới nhƣ phƣơng pháp Sinh học phân tử, Hóa sinh enzyme… đã cùng với phƣơng pháp cổ điển chứng minh chính xác cho những giả thuyết về hệ thống học, mối quan hệ của các taxon, phản ánh các chiều hƣớng tiến hóa. 10 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp So sánh hình thái để phân loại các loài trong chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam, theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [4]. Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). 2.4.3. Các bước tiến hành Để hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu, chúng tôi thực hiện công việc ở ngoài thực địa (ngoại nghiệp) cũng nhƣ trong phòng thí nghiệm (nội nghiệp). Chúng tôi đã sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ nghiên cứu nhƣ máy ảnh, kính hiển vi và các tài liệu tham khảo. Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác. Tuy nhiên, khi thực hiện khóa luận này, mặc dù đã tham gia vào một số chuyến khảo sát thực địa nhƣ tại VQG Cát Bà, VQG Tam Đảo nhƣng chúng tôi không thu thập đƣợc mẫu vật thuộc chi này ngoài thực địa. Các mẫu vật hiện nghiên cứu thuộc các bảo tàng lƣu trữ mẫu thực vật khô nhƣ HN, HNU, VNMN. Công tác nội nghiệp: Đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nƣớc lân cận nhƣ Trung Quốc) để phân tích, so sánh và định loại. 11 Việc nghiên cứu phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) hiện có. Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam năm 2008 [1], thứ tự nhƣ sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typus của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), 12 sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon. Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [1]. Địa điểm theo mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo, đƣợc trích dẫn theo quy ƣớc quốc tế. Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (đƣợc thu thập thông qua tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời gian ra hoa và quả là chủ yếu… Dữ liệu về sinh thái là những 13 thông tin về nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp (nhƣ ven biển, đồi trọc, rừng rậm thƣờng xanh …), độ cao so với mực nƣớc biển. Phân bố: Bao gồm phân bố ở Việt Nam và trên thế giới. – Phân bố ở Việt Nam: Căn cứ vào mẫu vật và tài liệu thu đƣợc để xác định. Các tỉnh đƣợc trích dẫn theo thứ tự từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy ƣớc soạn thảo thực vật chí Việt Nam. – Phân bố trên thế giới: Đƣợc xác định căn cứ vào tài liệu và trích dẫn theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. Mẫu nghiên cứu: Đƣợc xác định căn cứ vào những mẫu vật đã nghiên cứu, trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. Giá trị sử dụng: Đƣợc xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao gồm giá trị khoa học (loài đặc hữu, loài quý hiếm, nguồn gen độc đáo), giá trị kinh tế (làm thực phẩm, làm thuốc,…) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ, theo các tài liệu tham khảo khác). Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả (nếu có) để lƣu ý. 14 Ảnh 1. Phân tích số liệu tại HNU Ảnh 2. Phân tích số liệu tại HN Ảnh 3. Phân tích tiêu bản tại HN Ảnh 4. Xứ lí số liệu tại HN 15 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) 3.1.1. Về vị trí của chi Đại thư (Hemiboea C. B. Clarke) Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) và họ Tai voi (Gesnerieceae), tham khảo các công trình thực vật chí ở các nƣớc lân cận với Việt Nam và ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy quan điểm xếp chi Đại thƣ vào họ Tai voi (Gesnerieceae) của Clarke () đƣợc nhiều tác giả khác nhƣ Brummitt R. K. (1992), Takhtajan (1997, 2009), Heywood V. H. (1997), Z. Y. Li (1998) đã nghiên cứu về chi Đại thƣ sử dụng. Chính vì vậy, tôi đã dựa theo quan điểm này để xác định giới hạn và vị trí của chi Đại thƣ khi nghiên cứu chi này ở Việt Nam. Trên cơ sở quan điểm trên, chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) thuộc: + Họ Tai voi (Gesneriaceae) + Bộ Hoa môi (Lamiales) + Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) + Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 3.1.2. Về hệ thống phân loại chi Đại thư (Hemiboea C. B. Clarke) Hệ thống phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea) hiện nay nói chung còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đều đồng nhất một quan điểm về hệ thống phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke). Theo đó từ đơn vị chi đƣợc phân loại trực tiếp đến các loài mà không qua các nhánh hay phân chi. 3.2. Đặc điểm phân loại chi Đại thƣ (Hemiboea C. B. Clarke) ở Việt Nam. HEMIBOEA C. B. Clarke, 1888. - ĐẠI THƢ C. B. Clarke in Hook. 1888. Icon. Pl. 18: sub. Pl. 1798; Pellegr. 1930. Fl. Gen. Indoch. 4: 539; B. L. Burtt. 1954. Notes Roy. Bot. Gard. Edinb. 21(4): 205; Z. Y. Li, 1990. Fl. Reip. Pop. Sin. 69: 283; id. 1998. Fl. China, 18: 294; 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan