Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bức trang thiên nhiên trong sông đông êm đềm của ma.sholokhov...

Tài liệu Bức trang thiên nhiên trong sông đông êm đềm của ma.sholokhov

.PDF
59
1382
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÙ THỊ DUYÊN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM CỦA M.A. SHOLOKHOV KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÙ THỊ DUYÊN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM CỦA M.A. SHOLOKHOV Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng SƠN LA, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Lan Phương - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Trung tâm Thư viện, trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu, hoàn thành đề tài. Sơn La, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Lù Thị Duyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 4 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 6 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 6 4.1. Mục đích ..................................................................................................... 6 4.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ HÌNH TƢỢNG THIÊN NHIÊN TIÊU BIỂU ......... 8 1.1. Vai trò của thiên nhiên trong tác phẩm văn học ........................................... 8 1.1.1. Thiên nhiên - nguồn cảm hứng bất tận của văn học .................................. 8 1.1.2. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm .................................. 10 1.2. Một số hình tượng thiên nhiên tiêu biểu trong Sông Đông êm đềm ........... 11 1.2.1. Hình tượng “dòng sông” ........................................................................ 11 1.2. Hình tượng “đồng cỏ”............................................................................... 17 1.2.3. Hình tượng “vầng trăng” ....................................................................... 21 1.2.4. Hình tượng “mặt trời” ........................................................................... 23 1.2.5. Hình tượng “đất” ................................................................................... 25 1.2.6. Hình tượng “tuyết” ................................................................................ 30 Tiểu kết:……………………………………………………………….………..33 CHƢƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TIÊU BIỂU ..................................................................................................... 34 2.1. Một số biện pháp nghệ thuật ...................................................................... 34 2.1.1. Thủ pháp nhân hóa ................................................................................. 34 2.1.2. Thủ pháp ẩn dụ ....................................................................................... 38 2.1.3. Thủ pháp so sánh .................................................................................... 42 2.2. Chi tiết nghệ thuật ..................................................................................... 44 2.2.1. Thiên nhiên hiện lên qua bút pháp hội họa.............................................. 44 2.2.2. Bức tranh thiên nhiên sống động được thể hiện qua chi tiết miêu tả âm thanh, hương vị ................................................................................................ 47 Tiểu kết: ........................................................................................................... 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................. 53 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nước Nga từ lâu đã được coi là một tiêu điểm văn hóa lớn của thế giới. Dấu ấn văn hóa là cái còn mãi với thời gian, mặc dù những hình thể vật chất có thể đã bị phá hủy, tiêu tan. Nền văn hóa, văn học của nước Nga - Xô Viết đã góp phần to lớn cho kho tàng tinh thần của loài người thế kỷ XX. Văn học Nga thế kỉ XX khá đa dạng và phát triển rực rỡ. Chủ nghĩa hiện thực của văn học Nga phát triển lên đến đỉnh cao từ cuối thế kỉ XIX nay tiếp tục phát huy sức mạnh của mình. Sau năm 1917, Lênin khẳng định giai cấp vô sản phải có một nền văn học riêng của mình nhằm phục vụ cho nhân dân. Đến năm 1934, họ đã tổ chức đại hội Nhà văn Liên Xô lần thứ nhất. Người nắm giữ trọng trách ở đây là M. Gorki. Nếu như M. Gorki là người đầu tiên khai sinh ra nền văn học Xô viết thì M. Sholokhov là người góp phần đưa văn học Xô viết đến với những đỉnh cao chói lọi. Suốt thời gian qua, ông là nhà văn nổi tiếng, có nhiều độc giả nhất của thế kỉ XX. “Sáng tác của ông đã trở thành di sản tinh thần quý giá của nhân dân Xô Viết và toàn nhân loại” (Nguyễn Hải Hà). Là một người yêu thích văn học Nga đặc biệt là văn học Nga Xô Viết tôi rất muốn tìm hiểu về những thành tựu văn học rực rỡ này. 1.2. Mikhain Alechxandrovich Sholokhov (1905 - 1984) là cây bút tiểu thuyết và truyện ngắn xuất sắc trong văn học Nga thế kỉ XX. Với khả năng kết hợp tính bi kịch với tính sử thi, ông có những đóng góp lớn lao đối với văn học Nga và thế giới. Với đề tài chiến tranh và đề tài hợp tác hóa nông nghiệp, từ những năm 1960, Sholokhov đã không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Tác phẩm của ông hầu hết đã được dịch ra tiếng Việt và có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam như: Bùi Hiển, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc… Suốt hơn 60 năm lao động nghệ thuật không mệt mỏi, ông để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ và lớn lao ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của M.A. Sholokhov là những bức tranh hoành tráng của thế kỉ trong đó sự thật khắc nghiệt được in dấu và hằn lên một cách táo bạo và cay đắng. Các 1 tác phẩm Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận một con người, Họ chiến đấu vì tổ quốc… đã trở thành tài sản văn hóa chung của nhân loại, đã thuộc về nền văn học của toàn thế giới (Vinli Brêđen). Khi viết về ảnh hưởng của M.A.Sholokhov đối với thế giới nhà văn Xô Viết I.U. Bonđarep đã viết: “Tên tuổi này dường như đã tách rời khỏi một con người và giờ đây thuộc về nền nghệ thuật Xô Viết đồng thời thuộc về toàn bộ nền văn hóa thế giới”. 1.3. Trong toàn bộ các sáng tác của M.A. Sholokhov, Sông Đông êm đềm được coi là tác phẩm xuất sắc nhất. Bộ tiểu thuyết này giống như bộ sử thi của thời đại, là niềm tự hào của nhân dân Nga. Sông Đông êm đềm đạt giải Nôbel văn học năm 1965 đã khẳng định tài năng kiệt xuất của Sholokhov, trở thành tài sản tinh thần vô cùng quý giá của nhân dân Xô Viết và nhân loại. Sông Đông êm đềm được dư luận thế giới đánh giá là “kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”, là “thiên sử thi nhân dân mãnh liệt”, và là “kiệt tác văn học của thế giới”. Các tác phẩm của M.A. Sholokhov tập trung mô tả thời đại vĩ đại nhất trong lịch sử loài người ở những khúc ngoặt quan trọng trong đó con người phải tự lựa chọn số phận cho chính bản thân mình. Nếu như Đất vỡ hoang mô tả cuộc chiến thầm lặng, ác liệt của kẻ thù giấu mặt, quá trình trăn trở dứt bỏ đầu óc tư hữu để xây dựng nông trang, Họ chiến đấu vì tổ quốc tôi rèn bản lĩnh cho người lính, Số phận con người viết về số phận con người trong và sau chiến tranh với bao nỗi khổ bất hạnh thì Sông Đông êm đềm là tác phẩm vĩ đại quan trọng nhất của M.A. Solokhov viết về thời kì nội chiến khi mà cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ đang diễn biến quyết liệt nhất. Những mảnh đời, số phận con người trong chiến tranh gắn với vận mệnh lịch sử của dân tộc, tính tất yếu của lịch sử và khả năng lựa chọn của con người. Tác phẩm Sông Đông êm đềm ngay từ quyển một được đăng trên tạp chí, nhà văn Xeraphimovich đã khẳng định: “Cái tài năng lớn lao ấy đã làm cho M. Sholokhov vụt cái bay lên đến trời, khiến cho mọi người phải trông thấy”. Và chính ông đã không hết lời ca ngợi: “Con đại bàng non mỏ vàng bất chợt vẫy lên đôi cánh mênh mông”. Sáng tác của M.A. Solokhov đặt ra được vấn đề hết sức lớn lao và mới mẻ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Với quan điểm tôn trọng sự thật, nói 2 thẳng sự thật “Dù sự thật cay đắng đến đâu chăng nữa” M.A. Solokhov đã tái hiện một cách chân thực bức tranh đời sống phong phú của nhân dân Xô Viết nói chung và của nhân dân vùng Sông Đông nói riêng. Đó là những cảnh đời sinh hoạt, thái độ tư tưởng cũng như cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và nội chiến trong nước. Với tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc thể hiện và khám phá tài tình những bí ẩn nội tâm của con người, qua những cuộc tự đấu tranh những mâu thuẫn giằng xé trong hành động để lựa chọn con đường chân lí cuộc đời, chân lí thời đại của nhân vật M.A. Solokhov đã sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật điển hình. Từ thế giới đến đối tượng miêu tả cũng như ngôn ngữ lời văn và những vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm tất cả đều mang tầm vóc sử thi to lớn và đầy giá trị. Trong Sông Đông êm đềm, thiên nhiên chiếm một dung lượng lớn và có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ tác phẩm. Thiên nhiên không chỉ là môi trường sống mà còn là chiều dài lịch sử, chiều sâu tâm lý và bản sắc văn hóa độc đáo của nhân dân Cozak. Thiên nhiên góp phần vào hình thành tư duy, tính cách con người trong tác phẩm cũng như con người Nga. Đặc trưng thiên nhiên Nga khắc nghiệt, với mùa đông giá lạnh và mùa hè thiêu đốt, với mùa thu tuyệt vọng và mùa xuân bão táp khủng khiếp. Thiên nhiên khiến con người phải do dự, vì vậy mà tính cách Nga rất mâu thuẫn vừa khao khát tự do vừa thuần phục kiểu nô lệ, vừa tín ngưỡng vừa vô thần. Qua những kết quả khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy thiên nhiên là một yếu tố quan trọng cấu thành nên tác phẩm, góp phần bộc lộ quan điểm tư tưởng của nhà văn. Việc miêu tả thiên nhiên thành công cũng góp phần lớn vào thành công chung của tác phẩm. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này, còn nhiều khoảng trống cần lấp đầy. Vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Bức tranh thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm của M.A. Sholokhov” không chỉ xuất phát từ sự yêu thích cá nhân mà còn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Về góc độ lý luận, qua việc nghiên cứu các biện pháp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm có thể làm sáng rõ hơn về nghệ thuật miêu 3 tả trong tác phẩm tự sự. Từ đó có được cái nhìn đối chiếu, so sánh với các tác giả, tác phẩm khác trong việc sử dụng thiên nhiên. Về góc độ thực tiễn, kết quả nghiên cứu mà đề tài có được sẽ góp phần giúp người đọc hiểu thêm về tác phẩm, cũng như cung cấp tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu tiểu thuyết Sông Đông êm đềm nói chung và các sáng tác của M.A. Sholokhov trong hệ thống nhà trường Việt Nam nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Khi nghiên cứu vấn đề, chúng tôi không bắt đầu từ “mảnh đất trống” mà đã kế thừa, chọn lọc và bổ sung để đề tài đầy đủ hơn, do sức lôi cuốn và những tác động của M. A. Sholokhov có ảnh hưởng mạnh mẽ trên lộ trình văn học thế giới cũng như nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Nghiên cứu về M. A. Sholokhov và tác phẩm Sông Đông êm đềm chưa nhiều qua những tài liệu bằng tiếng Việt, chúng tôi điểm qua các công trình nghiên cứu sau đây: 2.1. Cuốn Văn học Xô Viết, tập 2 - NXB Giáo dục Hà Nội, 1998. Hai tác giả Nguyễn Hải Hà và Đỗ Xuân Hà đã có những nghiên cứu về cả nội dung và nghệ thuật một các tổng quát nhất. Về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, các tác giả đã đánh giá khái quát như sau: “Phong cảnh trong Sông Đông êm đềm có nhiều chức năng nghệ thuật. Ngoài việc thể hiện tâm lý nhân vật, phong cảnh ở đây còn thể hiện cái nhìn của tác giả và tạo ra không khí sinh động trung thực cho tác phẩm. Ở bất kỳ chỗ nào phong cảnh cũng trung thực và nên thơ. Nét riêng của nghệ thuật tả phong cảnh bao giờ cũng đầy âm thanh và hương vị, những cảnh gợi nhớ quê hương”. 2.2. Tác giả Huy Liên trong bài: Tìm hiểu một vài đặc điểm về thi pháp trong bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm (Tạp chí văn học số 4.1984) tác giả đã chỉ ra và phân tích về hình tượng thiên nhiên như một phương tiện nghệ thuật độc đáo: “…phong cảnh thiên nhiên có vai trò quan trọng về mặt chức năng trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Phong cảnh góp phần khơi sâu thêm tâm trạng nhân vật, khơi sâu thêm tư tưởng chủ đề, sự thể hiện đánh giá của tác giả đối với nhân vật và biến cố”. 4 2.3 Trong giáo trình Lịch sử văn học Nga của nhóm tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, đưa ra nhận xét: “Những bức tranh thiên nhiên đóng một vai trò rất lớn trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và thể hiện được biệt tài của M. Sholokhov” [113, 3]. 2.4. Giáo trình Văn học Nga do nhóm tác giả Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hoà, Đỗ Hải Phong biên soạn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2002 đã bình luận cụ thể hơn về tính chất của bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm của M.A.Shokokhov: “Ở bất cứ chỗ nào, phong cảnh của M. Sholokhov cũng chân thực và nên thơ. Nét riêng của nghệ thuật tả phong cảnh của Sholokhov là ở chỗ các phong cảnh đó bao giờ cũng đầy âm thanh và hương vị, những cái gợi nhớ da diết tới quê hương” [178-179, 12]. 2.5. Luận văn Thạc sĩ “Nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm Sông Đông êm đềm của M. Sholokhov” do Phan Thị Mai Hương thực hiện cũng đã sơ lược về sự đóng góp của thiên nhiên trong việc miêu tả tâm lý nhân vật: “Thiên nhiên là nền tảng, là cơ sở, là đối tượng giao tiếp mà nhà văn hướng tới để bộ lộ tâm lý, thể hiện tình cảm trong tác phẩm”. 2.6. Chuyên luận Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” của tác giả Nguyễn Thị Vượng, Nxb Giáo dục là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về phương diện hình thức của tác phẩm. Tuy tập trung khai thác góc độ nhân vật nhưng tác giả của công trình đã đặt nó trong nhiều tương quan soi chiếu, trong đó có hình tượng thiên nhiên. Tác giả viết: “Thiên nhiên miêu tả vừa thể hiện được không khí thực của tác phẩm, vừa thể hiện được thái độ quan điểm của tác giả về nhân vật, về sự kiện, biến cố. Đó là một thiên nhiên được thể hiện theo nguyên tắc tả thực. Một chức năng rất quan trọng của thiên nhiên luôn được nhà văn sử dụng là thể hiện thế giới nội tâm nhân vật” [78, 5]. Qua đó nhận ra được sự mới mẻ của việc sử dụng thiên nhiên trong tiểu thuyết của M.Sholokhov so với các nhà văn khác. Điểm qua một số công trình đã nghiên cứu về thiên nhiên trong tác phẩm Sông Đông êm đềm của Sholokhov chúng tôi nhận thấy phần lớn các công trình 5 tập trung khai thác các giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm. Có một số công trình có đề cập đến vấn đề thiên nhiên nhưng còn khá sơ lược và chưa đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên đó. Như vậy, sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm vẫn là một đề tài mới mẻ, còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy. Với mong muốn có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bức tranh thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M.A Sholokhov”. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm được ví như một Chiến tranh và hòa bình thứ hai có dung lượng vô cùng lớn với hai nghìn sáu trăm trang sách và hơn bảy trăm nhân vật (theo thống kê trong cuốn Những kiệt tác của nhân loại). Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp chúng tôi không thể khảo sát tất cả các phương diện mà chỉ đi vào nghiên cứu nghệ thuật miêu tả thiên nhiên qua khảo sát các hình tượng thiên nhiên tiêu biểu. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Bức tranh thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm của M.A. Sholokhov. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định những mục đích cần đạt được: trước hết tìm hiểu, khảo sát và chỉ ra cách thức xây dựng và vai trò của các hình tượng thiên nhiên từ đó đưa ra một số kết luận các biện pháp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tiêu biểu. 4.2. Nhiệm vụ Khảo sát, thống kê rút ra đặc điểm của một số hình tượng thiên nhiên tiêu biểu trong tác phẩm. Phân tích một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng khắc họa hình tượng thiên nhiên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ, để đạt được kết quả xác thực nhất, chúng tôi sử dụng phối hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khảo sát thống kê và phân tích: Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc khảo sát, thống kê các đoạn văn miêu tả thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm và phân tích các đoạn tả đó. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này giúp chúng tôi phân loại vấn đề nghiên cứu một cách thuận lợi, chủ yếu chúng tôi áp dụng trong phần nghiên cứu lịch sử vấn đề của đề tài. Phương pháp đối chiếu so sánh theo đặc trưng thể loại: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu so sánh dẫn chứng trong tác phẩm với các tác phẩm khác nhằm làm nổi bật các hình tượng thiên nhiên và những biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng khi miêu tả thiên nhiên. Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp chính chúng tôi sử dụng khi đánh giá hoặc khái quát lại các nội dung nghiên cứu ở các chương của khóa luận. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm hai chương: Chương I: Một số hình tượng thiên nhiên tiêu biểu trong Sông Đông êm đềm Chương II: Các biện pháp nghệ thuật miêu tả các hình tượng thiên nhiên tiêu biểu 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ HÌNH TƢỢNG THIÊN NHIÊN TIÊU BIỂU 1.1. Vai trò của thiên nhiên trong tác phẩm văn học 1.1.1. Thiên nhiên - nguồn cảm hứng bất tận của văn học Từ xa xưa, thiên nhiên đã có vị trí vô cùng quan trọng trong tâm thức của con người. Trong văn học, thiên nhiên không chỉ là những cảnh sắc đẹp đẽ xuất hiện trong tác phẩm mà thiên nhiên còn giúp truyền tải cảm xúc và biểu hiện những điều sâu kín trong tâm hồn của con người. Thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ giúp con người chia sẻ niềm vui, giúp con người vơi bớt những nỗi muộn phiền, hệ lụy trước những rối ren. Văn học hiện nay sau một thời gian không chú ý khai thác thiên nhiên nay đã quay trở lại với những vấn đề mang tính thời sự, bảo vệ sinh thái, cân bằng môi trường thiên nhiên hướng tới cuộc sống hạnh phúc và yên ổn. Tình yêu của con người dành cho thiên nhiên rất sâu nặng. Trong khắp các trang viết, không chỉ thấy vẻ đẹp của cảnh vật mà còn thấy một tấm lòng tha thiết với cảnh vật. Đó là tình yêu vĩnh cửu với thiên nhiên vô tận, với vẻ đẹp tráng mĩ, hùng vĩ của núi cao vực sâu, cũng có thể là vẻ giản dị, gần gũi của nhành hoa, ngọn cỏ, con cò, con ếch, con dế... Tâm hồn con người dễ đồng cảm với cảnh vật. Mạnh Hạo Nhiên khi nghe thấy tiếng gió mưa ngoài cửa mà xót xa cho thân phận mỏng manh của mỗi cánh hoa, lo lắng xem hoa rụng nhiều hay ít: “Dạ lai phong vũ thanh Hoa lạc tri đa thiểu” (Xuân hiểu) Lí Bạch cũng xem thiên nhiên như là người tri kỉ : “Cử bôi yêu minh nguyệt Đối ảnh thành tam nhân” (Nguyệt hạ độc chước kỳ 1) Nguyễn Trãi coi thiên nhiên như một gia đình thương mến: “Cò nằm hạc lẩn nên bầu bạn Ấp ủ cùng ta làm cái con” (Ngôn chí 20) 8 Mỗi tâm hồn Đông phương đều nâng niu vẻ đẹp giao hòa giản dị của thiên nhiên bình dị: “Một cành bìm bìm hoa tía Quấn quanh cây cầu Ta sang hàng xóm xin nước thôi!” (Chiyo) Và đều xúc động trước những sự việc rất tầm thường của vạn vật: “Lá chuối xanh trôi Một con ếch nhỏ Run run đang ngồi” (Kikaku) Niềm ưu ái với thiên nhiên có lẽ chưa bao giờ ngừng trong văn chương từ cổ xưa đến hiện tại, nó vẫn âm ỉ chảy trong một dòng mạch thông suốt. Bằng chứng là qua các tác giả đạt giải Nobel như Kawabata hay Mạc Ngôn, ta thấy một tâm thế phương Đông rất nặng “thiên nhiên cũng có sinh mệnh riêng của nó” [15, 4], người đọc vẫn thấy những cánh đồng trù mật, những rặng núi mù xa, những vườn anh đào, những dòng sông thao thiết chảy qua những trang văn. Thiên nhiên không chỉ quan trọng trong văn học phương Đông mà còn chiếm vị trí quan trọng với văn học phương Tây. Cùng viết về thiên nhiên, người phương Đông xem thiên nhiên như là một sinh mệnh độc lập: “cỏ cây quanh mình và cả bò dê nữa đều có thể trò chuyện với con người, chúng chẳng những có sinh mệnh, mà còn có cả tình cảm nữa” [5, 4], trong khi đó dù ca ngợi tự nhiên, cảm hứng chủ đạo của người phương Tây là xem thiên nhiên là nền cảnh để làm nổi bật con người. Bởi thế, khi A. Daudet mô tả bầu trời sao tuyệt đẹp là ông muốn làm nổi bật hình ảnh con người: tất cả những vì sao lung linh trên trời kia là nền cảnh cho vẻ đẹp của con người trên đồng cỏ và trong tâm hồn cậu bé chăn cừu, không có vì sao nào đẹp bằng vì sao kiều diễm, sáng trong đang thiếp ngủ trên vai của cậu, A. Daudet đã phải thốt lên: “tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp giấc nồng” [254,1]. 9 1.1.2. Thiên nhiên trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm Vùng đất Sông Đông gai góc nhưng cũng đầy thơ mộng đã sản sinh ra thiên tài nghệ thuật Sholokhov. Ông quan niệm con người phải luôn gắn bó giao hòa với thiên nhiên, con người đẹp khi lao động và hòa mình vào thiên nhiên con người đánh thức được những bản năng của chính mình. Với Sholokhov thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ của con người, đó là vẻ đẹp vĩ đại, chân thực, bất diệt. Thiên nhiên có linh hồn, có sinh khí, biết sẻ chia và đồng cảm. Bầu trời là nơi hướng tới, mặt đất là nơi trở về, những cơn gió bầu bạn khám phá, đồng cỏ là không gian sống thường nhật, những dòng sông là sự lưu chuyển chảy trôi của đời người, gột rửa và xoa dịu những nỗi đau, tội lỗi của con người trong biển đời nắng gió, bão giông. Thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên tác phẩm nghệ thuật. Trong Sông Đông êm đềm, thiên nhiên đóng một vai trò rất lớn với toàn bộ tác phẩm. Bức tranh thiên nhiên góp phần làm nổi bật nhiều vấn đề trong tác phẩm. Ngoài việc thể hiện tâm lý nhân vật, phong cảnh ở đây còn thể hiện cái nhìn của tác giả và tạo ra không khí sinh động trung thực cho tác phẩm. Ở bất kỳ chỗ nào phong cảnh cũng trung thực và nên thơ. Thiên nhiên trong Sông Đông êm đềm không những kiến tạo không gian tâm lí, không gian sinh hoạt của người dân Cozak mà còn tham gia vào tổ chức không gian lịch sử gắn liền với cuộc nội chiến. Đây là không gian rộng lớn mang tính chất bao quát toàn cảnh. Đó là không gian của con đường chiến tranh, con đường cách mạng, là không gian rừng núi được phản ánh sâu sắc qua các hình ảnh thiên nhiên. Bị chiến tranh tàn phá, đất trời cũng như ảm đạm, sầu thảm tang tóc. Các hình ảnh thiên nhiên đã góp phần đắc lực trong việc xây dựng không gian lịch sử thể hiện sự phi nghĩa của cuộc chiến tranh nội chiến. Quá trình vận động nội tâm trước những tác động của hoàn cảnh, những mâu thuẫn, những bi kịch trong cuộc đời Grigori được biểu hiện rất rõ thông qua các hình ảnh thiên nhiên. Cùng với đó thiên nhiên còn hỗ trợ đắc lực thể hiện bi kịch và những mâu thuẫn của hầu hết các nhân vật khác của tác phẩm. Thiên nhiên cũng được Sholokhov sử dụng như là khung nền để tôn vinh vẻ đẹp ngoại 10 hình của những nhân vật chính, đồng thời thiên nhiên cũng là sự hòa hợp và giải tỏa mâu thuẫn nội tâm nhân vật. Nói cách khác, thiên nhiên còn mang tính tâm lý. Dùng thiên nhiên như một phương tiện để khám phá và thể hiện thế giới tâm hồn nhân vật là một trong những sáng tạo và thành công nổi bật trong nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật của M.Sholokhov. Như vậy, ta thấy các hình ảnh thiên nhiên tham gia xây dựng nên không gian nghệ thuật, trở thành phương tiện để khám phá và thể hiện thế giới tâm lý nhân vật, góp phần quan trọng vào giá trị biểu đạt mà tác phẩm muốn thể hiện. Cách xây dựng này thể hiện được bản lĩnh và tài năng của thiên tài M. Sholokhov. 1. 2. Một số hình tƣợng thiên nhiên tiêu biểu trong Sông Đông êm đềm Trong Sông Đông êm đềm, M. A. Solokhov làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên sinh động, khỏe khoắn, phong phú, một thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt. Thế giới thiên nhiên linh hoạt và sinh động với rất nhiều hình tượng thiên nhiên được tái hiện theo nguyên tắc tả thực góp phần làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của vùng thảo nguyên sông Đông vừa thể hiện được quan điểm của tác giả trong Sông Đông êm đềm. Đó là dòng sông, đồng cỏ, cỏ cây, hoa lá, chim muông, vầng trăng, vầng mặt trời, là mây là gió… tất cả đều mang đậm chất sông Đông. 1.2.1. Hình tượng “dòng sông” Trong văn học Việt Nam và thế giới, hình tượng “dòng sông” đã nhiều lần xuất hiện và là đề tài bất tận của thi ca nghệ thuật. Cùng với các hình tượng đồng cỏ, mặt đất, mặt trời... hình tượng “dòng sông” là hình tượng đặc trưng, xuyên suốt chủ đề tác phẩm Sông Đông êm đềm. Tên con sông Đông được dùng đặt tên cho tác phẩm và là hình tượng xuyên suốt trong tác phẩm. Hình tượng dòng sông Đông còn có mặt trong hầu hết các bài ca cổ của người Cozak. Sông Đông êm đềm được bắt đầu bằng lời một bài ca cổ về cùng đất sông Đông và mang đậm tinh thần của những người Cozak. Đó là lời ca về dòng sông “ngầu đục” day dứt muốn được trở về với dòng chảy “êm đềm”: “Hỡi sông Đông êm đềm cha thân yêu của chúng ta, cha hỡi! Hỡi sông Đông êm đềm vì đâu? Vì đâu sóng người ngầu đục? [8, 14] 11 Cũng có khi là: “Ôi dòng sông Đông êm đềm ta chảy sao khỏi đục. Từ dưới đáy ta, đáy sông êm đềm chảy ra những dòng nước giá. Trong lòng ta, lòng sông êm đềm quẫy ngầu cá trắng Sông Đông êm đềm trào dâng vì nước mắt người mẹ người cha”. [8, 14] Hay: “Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta không dùng cày khai vỡ. Mảnh đất thân thương của chúng ta đã có vó ngựa cày Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta đã gieo những cái đầu Cozak. Điểm trang sông Đông êm đềm chúng ta có những nàng con gái trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng bầy trẻ thơ côi cút, Sông Đông êm đềm đầy nước mắt người mẹ người cha…” [8, 14] Sông Đông êm đềm được lấy ý tưởng từ một con sông thực - sông Đông. Sông Đông (tiếng Nga: Река Дон) là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga. Nó bắt đầu từ khu vực gần Tula, đông nam Moskva, và có dòng chảy kéo dài khoảng 1.950 km tới biển Azov. Thượng nguồn trước đây là hồ chứa nước Shatskoe ở phía bắc thành phố Novomoskovsk tỉnh Tula, nhưng sau này bị ngăn lại bởi có một tuyến đường sắt đi qua đây. Đầu nguồn hiện nay nằm trong một công viên cách đó 2, 3 km về phía đông (suối Urvanka); cửa sông là vịnh Taganrog của biển Azov. Một phần của con sông này đã trải qua các trận chiến trong chiến dịch Uranus, một trong những mốc quyết định của Thế chiến thứ hai. Sông Đông đã từng là tuyến thương mại chính từ thời đó. Dòng sông Đông chảy qua nhiều vùng đất nước Nga, tồn tại với tư cách chứng nhân lịch sử, là quê hương thân thương của nhiều con người Nga. Sông Đông có lúc giận dữ bão giông, lúc đau đớn rên siết nhưng cũng vô vàn hiền hòa êm đềm. Sông Đông gắn với tuổi thơ, với cuộc sống và tâm hồn tác giả. Sholokhov từng tâm sự rằng: “Tôi chôn rau cắt rốn ở sông Đông, ở đó tôi đã lớn lên, đã học tập, đã được bồi 12 dưỡng thành con người và thành nhà văn… là người yêu Tổ quốc vĩ đại và hùng mạnh, tôi tự hào mà nói rằng tôi cũng là người con trung thành cuả miền đất sông Đông ruột thịt của mình” [206, 12]. Đây cũng là lí do giải thích vì sao hình tượng dòng sông được ông sử dụng nhiều và xuyên suốt từ đầu tới cuối tác phẩm. Xa sông Đông ông khó viết hơn, cố gắng mấy đi nữa tâm trí ông vẫn quay trở về với sông Đông. Sholokhov chỉ có thể viết về những gì mình biết rõ, về những người Cozak thân thuộc, về những làng thôn rải rác ven con sông thời thơ ấu, dòng sông nuôi ông khôn lớn và tiếp sức cho thiên tài Sholokhov. Ông gắn bó, gọi nó là “người cha” và viết về nó như viết về cuộc sống không chỉ của riêng ông mà của cả dân tộc và nhân loại. Hình tượng “dòng sông” được xây dựng một cách đặc biệt. Sông Đông như một người bạn, sống cùng, chứng kiến sẻ chia những khoảnh khắc, những cảm xúc buồn vui trong cuộc sống của những con người Cozak trong từng thời kì lịch sử đồng thời là chứng nhân lịch sử cùng trải qua những ngày tháng yên bình, những năm tháng mưa bom bão đạn để rồi hiền hòa chảy mãi với thời gian. Không phải ngẫu nhiên mà Sholokhov đặt tên cho bộ tiểu thuyết của mình là Sông Đông êm đềm. Không có con sông nào mà chỉ mãi dịu êm, sông Đông có những khi sục sôi giông bão nhưng với những con người Cozak, với chính Sholokhov - luôn coi sông Đông là quê hương thì trong thâm tâm quê hương ấy luôn đem lại cảm giác thanh thản bình yên nhất, trở thành điểm tựa vững chắc mỗi lúc sóng gió luôn muốn hướng về. Dòng sông Đông với đặc tính “êm đềm” không chỉ là định danh định tính mà còn là một hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống: “Cuộc sống tràn ra ngoài dòng chảy của nó, phân thành muôn ngàn nhánh nhỏ khó mà đoán trước được diễn biến tinh quái của nó sẽ hướng theo nhánh nào. Ở chỗ hôm nay dòng đời cạn đi như con sông ở khúc nông cạn đến trông thấy cả những vật lắng trầm bẩn thỉu, tởm lợm của nó, thì ngày mai nước sẽ chảy mênh mông tràn trề…” [324, 14]. Tương lai là điều khó đoán trước, tựa như sự phân nhánh của dòng sông tràn ra ngoài dòng chảy của nó nhưng niềm tin vào tương lai tươi sáng là bất diệt. 13 Sông Đông êm đềm được mở đầu bằng hình ảnh dòng sông và kết thúc cũng bằng hình ảnh dòng sông. Sông Đông là chứng nhân tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian, cùng vui cùng buồn với những mất mát đau thương, sinh li tử biệt, thức tỉnh con người trước những lầm lạc. Trong Sông Đông êm đềm mỗi nhân vật cho dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ đều có một dòng sông. Dòng sông Đông êm đềm chảy qua cuộc đời Grigori là sự tẩy rửa tội lỗi tha thứ cho sự lầm đường lạc lối của anh, Grigori không chỉ thấy vẻ “êm đềm” của dòng sông mà còn được cho thấy bộ mặt “râu ria xồm xoàm nom rất đáng sợ” [794,15]; chảy qua quãng Natalia là sự giải thoát khỏi đau khổ “Sông Đông cuốn ra biển Azov những gông cùm băng giá của nó” [192,14], với Acxinhia là sự phục sinh tình yêu… Mối tình lãng mạn và “ngỗ ngược” của Grigori và Acxinhia bắt đầu từ bến sông Đông, khi tiễn những tráng binh Cozak ra mặt trận. Cũng trên bến sông ấy nàng được gặp lại Grigori sau bao nhiêu tháng năm xa cách. Grigori đã nói với nàng những lời yêu thương nồng nàn, tha thiết - và cái cây tình yêu của họ lại nở hoa, những đóa hoa vàng óng, nhìn thẳng vào mặt trời. Dòng sông Đông dữ dội và êm đềm ấy đã khởi sinh, đã phục sinh cho tình yêu mãnh liệt, sâu nặng của hai nhân vật chính. Mối tình ấy phải trải qua bao biến cố dữ dội; nhiều lúc hơi thiên về những dục vọng, bản năng… chính sông Đông đã góp thêm chất thi vị và làm trong sáng hơn cuộc tình của họ: “Sóng nước đập vào khoảng vách đứng liếm mãi không chán những tảng đá xanh biếc. Những làn sóng bạc đầu dồn lại với nhau nom như đàn cừu ở chỗ ven rừng bị nước lên to tràn vào. Gió phả tới một lớp bụi nước li ti, kèm theo một mùi nhạt thếch bốc lên từ dòng nước hùng vĩ của sông Đông đang cuồn cuộn tuôn về vùng hạ du” [282, 15]. Đoạn văn biểu hiện chính xác nhịp đập trái tim và những cảm xúc cuộn trào trong trái tim hai con người gặp lại sau những năm tháng xa cách. Khi chia tay Grigori, đau khổ, cùng đường Acxinhia tìm ra bến sông Đông để hóa giải nỗi buồn. Acxinhia cầu mong ước của con sông Mẹ sẽ xoa dịu nỗi đau tương tư mà tình yêu với Grigori gây ra trong trái tim nàng. Acxinhia không mấy tin tưởng vào bùa phép của mẹ Drotdikha nhưng ít nhất khi cúi xuống uống 14 ngụm nước sông Đông Acxinhia vững tâm hơn để đương đầu với sự thật phũ phàng. Dòng sông Đông đã tiếp thêm cho nàng sức mạnh để tranh đấu đến cùng cho tình yêu. Trong Sông Đông êm đềm tất cả các nhân vật, kể cả nhân vật phụ đều gắn liền với dòng sông Đông êm đềm. Tiêu biểu như Daria, người đàn bà tính cách lẳng lơ và được ví như một cành liễu: “óng ả, mềm mại mà tay ai cũng với tới được”. Với lối sống thiên về bản năng, cứ ngỡ bản tính đó không thay đổi được nhưng đến phút cuối cuộc đời mình khi đứng giữa sự sống và cái chết, nhìn thấy dòng sông Đông yêu dấu Daria bỗng chợt thức tỉnh: “Tôi đã sống cả một cuộc đời như đui như mù, nhưng trong khi từ trên thị trấn về, vừa đi dọc theo sông Đông vừa nghĩ rằng không bao lâu nữa mình sẽ phải chia tay với tất cả những thứ này, lúc ấy tôi đã nghĩ rằng mình như được mở mắt ra! Tôi nhìn lên mặt sông Đông, thấy trên đó đầy những vệt sóng lăn tăn, nắng chiếu vào nom cứ như bạc ấy lóng lánh chói cả mắt. Tôi đưa mắt ra chung quanh nhìn thấy, lạy Chúa tôi, sao mà đẹp thế! Thế mà trước kia tôi chẳng nhận thấy gì cả…” [480, 15]. Daria đã sống một cuộc sống như đui như mù chẳng để ý đến thế giới xung quanh, đến khi biết sẽ phải xa rời nó mới chợt ngỡ ngàng nhận ra thế giới ấy vô cùng đẹp đẽ. Tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc, Daria đã phải trả giá đắt. Dòng sông Mẹ bao dung đã thu nhận đứa con tội lỗi và gội rửa những nhơ nhuốc về thể xác và linh hồn Daria. Ngoài tư cách là một chứng nhân, sông Đông đồng thời cũng là một sinh thể biết cảm nhận, đồng cảm sẻ chia với những khổ đau mất mát bất hạnh của đời người. Hai lần Acxinhia và Grigori gặp nhau trên bến Sông Đông, đã “đối thoại” bằng sự im lặng là hai lần trong nội tâm của họ chồng chất nhiều mâu thuẫn, nhiều cảm xúc nhất. Có thể nói đây là hai đoạn thoại đặc biệt trong tác phẩm và có tính chất tương ứng kì lạ. Lần thứ nhất, sau những đêm bị chồng hành hạ, cả thể xác và tâm hồn quằn quại trong đau đớn, hờn giận, nhớ thương, Acxinhia gặp Grigori trên bến sông quen thuộc. Một nỗi cay đắng trớ trêu không sao diễn tả được trong tâm hồn cả hai người. Họ không tìm được lời nào để nói với nhau, ngôn ngữ đã bất lực: “Chàng rung rung lông mày, mỉm một nụ cười đờ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất