Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bt hóa học thực tiễn...

Tài liệu Bt hóa học thực tiễn

.DOCX
15
589
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN DẠY BÀI TẬP THEO QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ HÓA HỌC Họ và tên: Hoàng Thị Bình Giảng viên: TS. Vũ Thị Thu Hoài Lớp: LL và PPDH bộ môn Hóa học 1 HÀ NỘI - 2016 PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………................ ĐIỂM Bằng số Bằng chữ Hà Nội, ngày ….. tháng …. Năm 2016 Giảng viên TS. Vũ Thị Thu Hoài 2 Đề bài: 1. Trình bày nguyên tắc và quy trình xây dựng BTHH thực tiễn? Với mỗi nguyên tắc hãy lấy ví dụ minh họa? (1 điểm) Nguyên tắc: Việc lựa chọn, xây dựng BTHHTT để phát triển năng lực GQVĐ cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc chung của BTHH. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận về BTHH, trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng BTHHTT để phát triển năng lực GQVĐ cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Nội dung BTHHTT phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại của các nội dung kiến thức hóa học và các môn khoa học có liên quan, có chứa đựng các yếu tố liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Đối với môn hóa nói riêng và các bộ môn khoa học khác nói chung, lý thuyết cũng như bài tập đều phải trên nền tảng sgk hiện hành và cập nhập với thế giới, phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Khoa học hóa học để giải thích những tiễn cuộc sống, như chất này ứng dụng làm gì, chất kia con người tìm ra tác dụng của nó đối với cây trồng… Cụ thể: xây dựng bài tập ta không thể cho axit HCl 96% vì nó phi thực tế, không cho nồng độ Ca(OH)2 0,1M… Nguyên tắc 2: BTHHTT phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chứa đựng những kiến thức, những kĩ năng cần hình thành và định hướng phát triển năng lực cho HS, chú trọng NL GQVĐ, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Ví dụ: Trong chương oxi- lưu huỳnh ta chỉ đi sử dụng những bài tập thực tiễn liên quan đến những nguyên tố kể trên cũng như hợp chất của nó. Trong bài học sinh cần giải thích được những hiện tượng thực tế về oxi và sự tồn tại của sự sống, lưu huỳnh trong sản xuất pháo hoa, diêm… Cụ thể: Tại sao phải cẩn thận với hóa chất độc như lưu huỳnh, tại sao lại bảo quản natri trong dầu hỏa… Nguyên tắc 3: BTHHTT phải đảm bảo tính phân hóa, tính vừa sức, phát huy tính tích cực tìm tòi của HS, giúp cá nhân HS phát triển NL học tập phù hợp với khả năng của bản thân. Ví dụ: Các bài tập phân 4 mức độ, các mức độ phù hợp với từng đối tượng học sinh, lớp chọn thì nên tăng mức độ vận dung cao lên. Nguyên tắc 4: Các BTHHTT được xây dựng phải đảm bảo tính đa dạng, có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi HS vận dụng những hiểu biết khác nhau để GQVĐ học tập cũng như các vấn đề thực tiễn. 3 Ví dụ: Khi xây dựng bài tập cần tìm tòi nhiều nguồn tài liệu sách báo, mạng, tin tức thời sự để bài tập phong phú mới kích thích sự tìm tòi và hứng thú của học sinh. Cụ thê: nồng độ axit trong dạ dày thế nào là giới hạn cho phép, khi bị đau dạ dày dư thừa axit người ta thường uống loại muối nào để trung hòa lượng axit đó. Nguyên tắc 5: BTHHTT phải đảm bảo phát triển các thành tố của năng lực GQVĐ, vận dụng kiến thức hóa học và thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Các BTHHTT từ biết, hiểu, vận dụng tăng dần đồng thời nâng dần vấn đề để giải quyết thực tiễn như bảo vệ môi trường. Xử lý hóa chất khi đưa vào môi trường, xử lý rác thải và phân loại rác…  Quy trình : Bước 1: Xác định mục tiêu, chọn nội dung kiến thức, hiện tượng, tình huống thực tiễn để xây dựng BTHHTT. Bước 2: Xác định kiến thức học sinh đã có, kiến thức kỹ năng năng lực cần hình thành trong nội dung học tập, giải quyết các tình huống liên quan đến thực tiễn đã chọn. Bước 3: Xây dựng mâu thẫn nhận thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống và các mâu thuẫn này có thể giải quyết được dựa trên cơ sở các tri thức đã có của học sinh. Bước 4: Viết đề bài tập và diễn đạt. Chọn các dữ liệu xuất phát hoặc các tình huống (trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các vấn đề học sinh có thể gặp trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày…) trên cơ sở đó xác định giả thiết kết luận cần tìm của bài toán. BTHHTT phải diễn đạt mạch lạc dễ hiểu ngắn gọn súc tích. Bước 5: Xây dựng đáp án, lời giải, kiểm tra tính chính xác kho học theo tiêu chí bài tập định hướng phát triển năng lực GQVĐ vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh. Bước 6: Thử nghiệm, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống bài tập. Đưa bài tập đã xây dựng để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm hoàn thiện và phát triển năng lực cho học sinh, để kiểm tra tính đúng đắn và phù hợp hiệu quả của các bài tập. Trao đổi với đồng nghiệp có thể cho học sinh tham gia xây dựng và chỉnh sửa hệ thống BTHHTT, tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện các BTHHTT cho đảm bảo các nguyên tắc chung và phù hợp thực tiễn dạy học. 4 2. Tuyển chọn (10 BTHH thực tiễn) và xây dựng 20 BTHH thực tiễn (kèm theo đáp án – đối với bài tập trắc nghiệm khách quan và hướng dẫn giải – đối với bài tập trắc nghiệm tự luận) theo các chủ đề. Về 4 mức độ nhận thức. (6 điểm) BTHHT T Tự xây dựng Tuyển chọn 2.1. Biết (+) 5 câu thông hiểu (+ +) 8 câu vận dụng 7câu vận dụng cao 0 câu Tổn g 20 2 câu 4 câu 2 câu 2 câu 10 (+++) Bài tập tự luận : Câu 1(+++). Trong các trận bóng đá khi cầu thủ bị thương thường được chăm sóc bằng một loại thuốc phun lên vết thương. Thuốc đó chính là cloetan, vậy thì nguyên tắc giảm đau ở đây như thế nào? TL: Đó là một chất làm lạnh có tên khoa học là Etyl clorua (C2H5Cl), còn gọi là Cloetan. Chất này có nhiệt độ là 12,3 oC. Khi phun lên chỗ bị thương nhiệt độ cơ thể làm cho etyl clorua sôi lên và bốc hơi, thu nhiệt mạnh, làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng đi. Dây thần kinh cảm giác sẽ không truyền được cảm giác đau lên não bộ nữa, và cầu thủ thấy hết đau. Cũng do bị đông cục bộ nên vết thương cũng không còn chảy máu nữa. Chất này chỉ là hết đau chứ không có tác dụng chữa trị vết thương, vì vậy nếu bị thương nặng thì cầu thủ phải rời sân bóng để các bác sĩ lo chữa trị kịp thời vết thương hay đưa nhanh về bệnh viện Câu 2(++). Khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)? Giải thích: Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1atm là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn. Câu 3(+++). a, Để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm , người ta cho 7,3 g HCl tác dụng với MnO2.Tính thể tích khí clo (đktc) thu được . Biết hiệu suất phản ứng là 95% 5 b,Hằng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn clo .Nếu lượng clo chỉ được điều chế từ muối ăn NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn muối? G: a. 4HCl+MnO2-->MnCl2+Cl2+2H2O nHCl=0,2mol-->nCl2=0,05mol vì H=95% nên nCl2 thực tế=0,0475mol -->VCl2=1,064l b.2NaCl-->2Na+Cl2 nCl2=45/71 -->nNaCl=90/71 -->mNaCl=74,15 triệu tấn Câu 4(+++). Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có). TL: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dd KI không màu, thêm 1ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, clo sẽ tác dụng với KI giải phóng ra I 2, khi I2 gặp tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh. Pt: Cl2 + 2KI → KCl + I2 Câu 5(+++): Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I 2 rồi bay hơi, nhất là khi có mặt nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối, hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng, KI trong muối ăn sẽ mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó, người ta hạn chế hàm lượng muối trong muối iot không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ) bằng cách cho thêm chất ổn định iot như Na2S2O3. Khi đó có thể giữ lượng KI trong muối iot khoảng 6 tháng. a). Tính lượng nước tối đa cho phép có trong một tấn muối iot theo tiêu chuẩn trên. b). Hãy nêu phương pháp bảo quản muối iot và cách dùng muối iot khi nấu ăn nhằm hạn chế sự thất thoát iot. HD: a) 106 g muối 100% ? 3,5% 6 Khối lượng nước tối đa cho phép có trong một tấn muối iot theo tiêu chuẩn trên: m 3,5.106  3,5.104 100 g b). Cách bảo quản muối: tránh tiếp xúc với ánh sáng hoặc nơi có nhiệt độ cao. Khi nấu thức ăn chín, nhấc nồi xuống rồi mới nêm muối iot để tránh hiện tượng iot thăng hoa.  Thông qua BT trên, học sinh biết được cách sử dụng muối iot và bảo quản muối iot cho tốt để tránh bệnh bướu cổ. Câu 6(++). Axit clohidric (HCl) có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Axit clohidric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được Câu 7(+++). Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO 3) dùng để trung hòa bớt lượng HCl dư trong dạ dày. Tính thể tích dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO 2 (đktc) sinh ra khi uống 0,336 g NaHCO3. Đáp án: Pt: NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O Ta có nNaHCO3 = 0,004 mol => VHCl = 114ml => VCO2 = 89,6ml Câu 8(+). Clo trong cơ thể tồn tại ở dạng nào vào có vai trò gì ? Giải thích: Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl được đưa vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ dưới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl, con vật 7 sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 10-12,5 gram NaCl… Câu 9(++). Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước? Giải thích: Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO. Câu 10(++). Các chất Freon gây ra hiện tượng “lỗ thủng tầng ozon”. Cơ chế phân hủy ozon bởi freon (thí dụ CF2Cl2) được viết như sau: CF2Cl2  Cl + CF2Cl (a) O3 + Cl  O2 + ClO (b) O3 + ClO  O2 + Cl (c) Giải thích tại sao một phần tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon. Giải thích : Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc. Nguyên tử Cl sinh ra ở phản ứng (c) lại tiếp tục tham gia ở phản ứng (b), quá trình đó được lập đi lập lại hàng chục ngàn lần. Do đó mỗi phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon(O 3). Trong khí quyển có một lượng nhỏ metan. Đồng thời với hiện tượng " lỗ thủng ozon " là hiện tượng " mưa axit " do: CH4 (khí quyển )+ Cl→ HCl + CH3 2.2. Bài tập trắc nghiệm : Câu 1(+). Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do: A. Clo độc nên có tính sát trùng B. Clo có tính oxi hoá mạnh C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh D. Một nguyên nhân khác. Câu 2(+). Không tìm thấy đơn chất halogen trong tự nhiên bởi chúng có: A. khả năng nhận 1 eletron B. tính oxi hoá mạnh C. số electron độc thân như nhau D. Một lí do khác. Câu 3(++). Để điều chế Clo không thể dùng phản ứng nào? A. HCl đặc + MnO2 B. HCl đặc + SO3 C. HCl đặc + KMnO4 D. HCl đặc + KClO3 . Câu 4(++). Cho phản ứng: Cl2 + H2O -> HCl + HClO Phản ứng trên cho biết: A. Clo chỉ có tính oxi hoá B. Clo chỉ có tính khử C. Clo vừa có tính oxi hoá vừa có D. Clo không có tính oxi hoá, không tính khử có tính khử. 8 Câu 5(++). Khí clo có màu vàng lục nhạt, mùi hắc (thuốc tẩy) và cực độc với hệ hô hấp của con người. Clo được dùng trong việc tẩy trắng công nghiệp, sản xuất chất tẩy rửa và nguyên liệu tổng hợp hữu cơ. Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây không thể dùng để điều chế khí clo A. K2Cr2O7 + NaCl + H2SO4 B. MnO2 + HCl C. Fe3O4 + HCl D. KMnO4 + HCl. Câu 6(++). Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm (từ HCl đặc và KMnO4 hoặc MnO2) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H2O, để loại bỏ HCl dư và hơi H2O người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua: A. Dung dịch K2CO3 B. Bột đá CaCO3 C. Dung dịch NaOH sau đó qua D. Dung dịch KOH đặc. H2SO4 đặc Câu 7(++). Cho các phương trình hóa học sau: Cl2 + H2O → HCl + HClO Cl2 + 2NaOH → NaClO + H2O + NaCl 3Cl2 + 6NaOH đặc, to → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O 2Cl2 + HgO → HgCl2 + Cl2O Trong các phản ứng hóa học trên, clo đóng vai trò: A. Là chất oxi hoá B. Là chất khử C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất D. Không phải là chất oxi hoá cũng khử không phải là chất khử. Câu 8(+). Khi tan trong nước một phần clo tác dụng với nước theo phương trình: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO Người ta nói nước clo có tính tẩy màu khử trùng do A. HCl có tính oxi hóa mạnh B. HClO có tính oxi hóa mạnh C. Cl2 có tính oxi hóa mạnh D. Cl2 độc nên có tính sát trùng. Câu 9(++). Trong phòng thí nghiệm nếu không có HCl đặc, để điều chế clo ta có thể thay thế bằng hỗn hợp nào sau đây? A. Hỗn hợp H2S + NaCl rắn + KMnO4 B. Hỗn hợp H2SO4 đặc + NaCl rắn + MnO2 C. Hỗn hợp HBr + NaCl rắn + KMnO4 D. Hỗn hợp HI + NaCl rắn + K2Cr2O7. Câu 10(+). Các oxi axit HClO, HClO2, HClO3, HClO4 xếp theo thứ tự: A. Tính oxi hóa tăng, tính axit giảm B. Tính oxi hóa giảm, tính axit tăng C. Tính oxi hóa tăng, tính axit tăng D. Tính oxi hóa giảm, tính axit giảm. Câu 11(+). Vàng và các kim loại quý khác như bạc, platin bị hòa tan trong nước cường toan. Nước cường toan là chất ăn mòn mạnh, ở dạng lỏng, màu vàng, dễ bay hơi. Hình bên dưới chụp lại một miếng vàng đang trong quá trình bị hòa tan trong nước cường toan. Hãy cho biết nước cường toan là hỗn hợp của: A. H2SO4 đặc và HCl B. HNO3 đặc và HCl C. HBr và HCl D. HNO3 và H2SO4 đặc. 9 Câu 12(+++). Trong phòng thí nghiệm, khi bị ngộ độc Cl 2, người ta sơ cứu bằng cách cho nạn nhân ngửi khí: A. H2 B. NH3 C. O2 D. N2. Câu 13(++). Người ta sử dụng loại muối nào sau đây để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn? A.NaCl B.KCl 10 C.(NH4)2SO4 D.NH4Cl. Câu 14(+++). Trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những "óc đậu" khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào không đúng thời điểm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá… Vậy thời điểm nào cho muối vào là thích hợp: A. Lúc thức ăn vừa chín tới B. Ướp thức ăn từ đầu C. Cho vào nấu cùng thức ăn D. Cho lúc thức ăn đã đổ vào bát. Câu 15(+). Hiện nay, tại một số cơ sở sản xuất giấy thủ công tái chế đang thải ra một lượng lớn hóa chất dùng tẩy trắng giấy gây ô nhiễm môi trường nước? Hóa chất đó là A. Cl2 C. HCl B. H2SO4 D. HClO. Câu 16(+). Để tránh phản ứng nổ giữa Cl2 và H2 người ta tiến hành biện pháp nào sau đây? A. Lấy dư H2. B. Lấy dư Cl2. C. Làm lạnh hỗn hợp phản ứng. D. Tách sản phẩm HCl ra khỏi hổn hợp phản ứng. Câu 17(+). Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm: A. Thủy phân AlCl3. B. Tổng hợp từ H2 và Cl2. C. Clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc. Câu 18(+). Chất nào sau đây được ứng dụng để tráng phim ảnh? A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr. Câu 19(+). Clorua vôi và nước gia-ven đều là những chất dùng để tẩy rửa, khử trùng nhưng clorua vôi được sử dụng phổ biến hơn do quy trình sản xuất đơn giản, giá thành rẻ. Cho biết thành phần của clorua vôi. A. Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit. B. Muối tạo bởi kim loại liên kết với hai gốc axit. C. Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit. D. Clorua vôi không phải là muối. Câu 20(++). Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. A.Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước. C. Vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì một lí do khác. 3. Anh (chị) hãy hướng dẫn học sinh giải 3 bài tập hóa học sau đây theo các phương pháp giải nhanh BTHH trong dạy học hóa học ở trường phổ thông?(3 điểm). Câu 5: Cho 46,37g hỗn hợp H gồm Al, Zn, Fe3O4, CuO vào dung dịch chứa H2SO4 36,26% và HNO3 3,78%, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,11 mol hỗn hợp khí T gồm H2, NO và dung dịch X (không chứa ion Fe3+ và ion H+) chứa 109,93 gam các chất tan. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, thu được dung dịch Y chứa 130,65g các chất tan. Cô cạn Y và nung chất rắn thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 51,65g chất rắn mới. Nồng độ % của Al2(SO4)3 có trong X gần nhất với A. 7% B. 10% C. 13% D. 16% Hướng dẫn giải: nSO42- = 130,65−109,93 62,2−96 = 0,74 = nH2SO4 →nHNO3 = 0,12. Ta đặt nNH4+ = a(mol) ;nO= b(mol) ; ta có : Al Zn H2SO4 0,74 46,37g H Fe + Cu HNO3 0,12 Ob nH2O = b + 3a + 2.(0,12 - a) = a + b + 0,24 1,6 = 4a + ( a – 0,01).2 + (a + b + 0,24) .2 Al3+ Zn2+ Fe2+ Cu2+ + 0,11 T NH4+ SO42- H2 a- 0,01 + H2O NO 0,12 –a a= 0,02 => ð 46,37 – 16b = 109,93 – 18a – 0,74.96 b = 0,49 mKL = 46,37- 0,49.16 = 38,53 ð mOrắn = (51,65 – 38,53)/16 = 0,82 ð nFe = 0,82.2 – (0,74.2 – 0,02) = 0,18 → n Fe3O4 = 0,06 Mà 4nFe3O4 + n CuO = b = 0,49 → nCuO = 0,25 ; Đặt nAl = x, nZn = y 27x + 65y = 46,37 – 0,06.232 – 0,25.80 x = 0,01 → → 3x + 2y = 0,47 – 0,02 – 0,18.2 – 0,25.2 y = 0,15 ð ð nAl2(SO4)3 = 0,05 ð C% Al2(SO4)3 = 0,05.342.100 46,37  200−0,01.2−0,1.30 = 7,027 Câu 6: Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3O4 vào bình chứa 400 ml dung dịch HCl 0,1 M vừa đủ, phản ứng xong thu được dung dịch Y và còn một phần rắn không tan. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào bình phản ứng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Z. Tính khối lượng kết tủa Z. A. 14,72 gam. B. 12,42 gam. C. 18,16 gam. D. 7,36gam. Hướng dẫn giải: o Bản chất phản ứng: 2H + O2- → H2O ð Ta có : 2nO = nH+ => nO = 0,4.0,1.0,5 = 0,02 mol ð nFe3O4 = 0,005 mol ð nCu = 0.055 mol ; Từ đây ta có: ð Cu : 0,055 Fe3+ + HCl : 0,04 mol => dd Y + CR AgNO3 Fe3O4 0,005 AgCl 0,04 + Ag x Bảo toàn e: => 2ncu + nFe3O4 = nAg => x = 0,115 mol => m = 18,16g Cu2+ NO3- Câu 7 : Cho 52,54 gam hỗn hợp rắn X dạng bột gồm Zn; FeCl2; Fe(NO3)2; Fe3O4 và Cu (trong đó phần trăm khối lượng của Fe chiếm 19,1854% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,38 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có chứa các muối có khối lượng là 86,79 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,06 mol khí N2O và 0,05 mol khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 212,75 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Zn có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 32%. B. 22%. C. 45%. D 31% Hướng dẫn giải: 52,54.19,1854 56 nFetrong x = = 0,18nHCldư = 4nNO = 0,12. BTKL →nH2O = 0,5. Ta đặt nNH4+ = a(mol) ;nO= b(mol) ; ta có : 52,54g X Zn a FeCl2 Fe(NO3)2 + 1,38HCl→86,79g Cu Ob ZnCl 2 FeCl 3 N2O 0,06 FeCl2 + 0,12 HCl + Z +0,5 H2O CuCl2 b H2 0,05 NH4Cl Y BTNT. H nNH4+ = 0,04 ; BTNT.N => nFe(NO3)2 = 0,08 nH2O = 4nFe3O4 + 5N2O + 3nNH4+ => nFe3O4 = 0,02 mà nFetrong X = 0,18 => nFeCl2 trong X = 0,04; nHCl = 1,38; nFeCl2 = 0,04 => nAgCl = 1,46 => nAg = 0,03. BTE => nFeCl2 trong Y = 0,03 + 0,03.3 = 0,12; BTNT.Fe => nFeCl3 = 0,18 – 0,12 = 0,06 Ta có : 65a + 64 b = 52,54 – 0,04.127 – 0,08.180 – 0,02.232 a = 0,26 ð 2a + 2b = 2.0,04 + 1,38 – 0,12 – 0,06.3 – 0,12.2 – 0,04 n % Zn = 0,26.100 0,26 0,04  0,08  0,18 0,12 = 44,828% b = 0,18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng