Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại đối với hoạt động quảng cáo gây nhầm lẫn...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại đối với hoạt động quảng cáo gây nhầm lẫn

.DOCX
14
198
118

Mô tả:

Đại học luật Huế
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHẠM CÔNG THÀNH “Bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo theo pháp luật Việt Nam” Ngành, chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số:...................................................................... Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo Huế, năm 2016 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng cáo là một nghệ thuật nhưng cũng là một chiến trường giữa các thương nhân. Bởi vậy, sự cạnh tranh trong quảng cáo là một điều tất yếu. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Tuyên truyền, giới thiệu, khuyếch trương hàng hóa dịch vụ, tổ chức việc bán hàng có giảm giá, phát quà tặng…Các hoạt động này được gọi là quảng cáo thương mại và là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Như vậy, quảng cáo thương mại là một hoạt động xúc tiến hàng hóa hiện nay được các doanh nghiệp rất ưa chuộng và rất cần thiết trong kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Một thực tế đang diễn ra tại Việt Nam là quảng cáo đang diễn hết sức bừa bãi, ảnh hưởng nhiều đến trật tự xã hội, xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp cùng ngành. Mặc khác, một số doanh nghiệp làm ăn bất chính đã lợi dụng quảng cáo, làm người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, làm ảnh hưởng đến thương hiệu của các doanh nghiệp thành đạt. Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện hành trong hệ thống pháp luật về quảng cáo là Luật Quảng cáo được ban hành năm 2012. Bên cạnh đó, một số quy định về quảng cáo trong các lĩnh vực chuyên ngành được quy định rải rác tại nhiều văn bản Luật như: Luật Thương mại, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Dược và nhiều văn bản khác. Vì vậy, việc áp dụng các quy định về hoạt động quảng cáo gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp các văn bản có quy định khác nhau. Tuy vậy, mục đích cuối cùng của quảng cáo là hướng tới người tiêu dùng, nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Những lời quảng cáo dĩ nhiên thường có cánh, không như thực tế. Vậy trong trường hợp nào các hoạt động quảng cáo phải trách nhiệm bồi thường cho khách hàng – tức người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng ngành là vấn đề cần nghiên cứu làm rõ dựa vào pháp luật quảng cáo. Bản chấtquảng cáo là một công cụ của cạnh tranh - một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng thường được coi là giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, cạnh tranh bao giờ cũng là thứ áp lực rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Để chống lại đối thủ cạnh tranh, duy trì sự tồn tại, mở rộng thị trường, thu nhiều lợi nhuận, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng phương pháp cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Thay vào đó, nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng cả các thủ đoạn cạnh tranh bị coi là “xấu”, là “không đẹp” hay nói cách khác là “không lành mạnh”. Kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến sự tồn tại của nhiều loại hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh. Trong số các hành vi đó phải kể đến các dạng hành vi như: “gây nhầm lẫn cho khách hàng” (bằng cách nhái nhãn mác, ăn theo các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn Lavie và La Ville, Lavier, Lavige v.v.; xe máy WAVE và WAKE UP, WASE, WAYTHAI ; DREAM và DEALIM, DLEAM; thuốc cảm cúm Decolgen, Decoagen v.v.); “quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” (vụ dây cáp điện CADIVI và CADISUN); “Hành vi gièm pha, gây rối hoạt động kinh doanh đối thủ cạnh tranh”(chẳng hạn tin đồn rằng ăn bột ngọt (mì chính) của hãng bột ngọt Ajinomoto là “gây ung thư”. Ăn nước mắm Chinsu“gây ung thư”, trong bia BIGI (Tiền Giang) có ruồi, trong chai bia Tiger có gián, băng vệ sinh P&G có chất amiăng gây hại cho người sử dụng v.v.); “Bán hàng đa cấp bất chính” (công ty TGM). Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh kể trên nói chung còn hết sức khiêm tốn, là việc của các cơ quan quản lý nhà nước, còn người tiêu dùng và doanh nghiệp tự bảo vệ mình như thế nào thì thực tiễn diễn ra rất ít. Điều này có nguyên nhân cả từ trong sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Nhận thức được điều này, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo theo pháp luật Việt Nam” để hoàn thành bài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quảng cáo đã được nhiều người tìm hiểu dưới góc độ là một lĩnh vực thương mại. Nhiều đề tài khóa luận, luận văn viết về quảng cáo ở các trường chuyên ngành kinh tế. Pháp luật về quảng cáo nói chung cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu, như luận văn “Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ths. Hà Thu Trang; hay bài viết “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo” của TS. Nguyễn Thị Dung trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật… Sau đây, xin được liệt kê trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay có một số công trình gần với vấn đề tác giả nghiên cứu đã được công bố. Ví dụ: STT Tên công trình, bài viết Tác giả Chịu trách Thời gian nhiệm/Nguồ công bố n 1. Một số vấn đề về Thực tiễn Nhiều tác Bộ Văn hóa 2005 quảng cáo ở Việt Nam và giả những chính sách của Việt – Thông tin Nam đối với quảng cáo nước ngoài. 2. Pháp luật quảng cáo của một Nhiều tác Bộ Văn hóa 2005 số nước trên thế giới 3. Quản lý hoạt động quảng cáo giả Nguyễn – Thông tin Phòng Quảng Mạnh cáo, Cục Văn Chiến hóa – Thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa – 4. Pháp luật về chống quảng cáo PGS.TS. Thông tin Tạp chí Nhà 1997 không trung thực ở Việt Nam Nguyễn nước và Pháp và một số nước trên thế giới, luật Bá Diến 5. Khái niệm “quảng cáo” trong Nguyễn 10/1997 Tạp chí Luật 2005 pháp luật Việt Nam và ảnh Thị Dung học hưởng của nó đến việc hoàn số số 12/2005 thiện pháp luật về quảng cáo 6. Một số vấn đề về Tội quảng Trần Văn Tạp chí Tòa 12/2004 cáo gian dối theo quy định của Dũng pháp luật hình sự 1999 7. Pháp luật điều chỉnh hoạt động Đỗ án Nhân dân số 22 Thị Khoá luận tốt quảng cáo không trung thực Thanh nghiệp xâm phạm đến lợi ích của Thuỷ người tiêu dùng 8. Pháp luật về xúc tiến thương Nguyễn mại trong nền kinh Luận án tiến tế Thị Dung sĩ Luật học, thị trường ở Việt Nam – lý Đại học Luật luận, thực tiễn và giải pháp Hà Nội. 2006 hoàn thiện 9. Thẩm quyền quản lý Nhà nước Nhiều tác Viện nghiên 2011 đối với hoạt giả cứu lập pháp động quảng cáo – Thực tiễn và hướng hoàn thiện 10. Pháp luật về quảng cáo trong Nguyễn kinh doanh thương mại. Thực Văn Khoa Luật – 2013 Đại học Huế (mã số tiễn áp dụng tại Việt Nam Cường 000.21) 11. Pháp luật về quảng cáo thương Trần Thị Khoa Luật – 2012 mại Phi Vân Đại học Huế Những công trình trên đây, trong một số nội dung cụ thể có thể đề cập một cách trực tiếp đến pháp luật về quảng cáo, nhưng đề cập đến từng khía cạnh của vấn đề như làm rõ quảng cáo là gì, quản lý hoạt động quảng cáo như thế nào, các hình thức quảng cáo nào vi phạm pháp luật, …. Tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo theo pháp luật Việt Nam. Góc độ công trình nghiên cứu đã công bố dựa trên cơ sở pháp luật đã hết hiệu lực trừ luận văn của tác giả Nguyễn Văn Cường (2013) – Pháp luật về quảng cáo trong kinh doanh thương mại. Do vậy, “bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo theo pháp luật Việt Nam” là một lĩnh vực chuyên sâu, có tính khoa học cao của chuyên ngành luật kinh tế. Do đó, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của khoa học pháp lý dựa trên Luật quảng cáo 2012. Khi giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn làm sáng tỏ cơ sở pháp lý và thực tiễn các hoạt động quảng cáo nào phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, những phương hướng và biện pháp mà luận văn nêu ra, sẽ góp phần đồng bộ, hoàn thiện pháp luật bồi thường trong hoạt động quảng cáo nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Đề tài nhằm giải quyết một cách tương đối có hệ thống những vấn đề có liên quan việc thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp cùng ngành gây thiệt hại phải bồi thường; góp phần hoàn thiện pháp luật quảng cáo của nước ta, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn và các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. - Luận văn xác định những vấn đề cần và sẽ tập trung giải quyết: + Thứ nhất: những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo thương mại. + Thứ hai: thực tiễn các hoạt động quảng cáo bị cấm diễn ra. + Thứ ba: đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng các quy định của pháp luật quảng cáo Việt Nam đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn. 3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài như: + Phương pháp phân tích: được sử dụng trong luận văn để phân tích các quy định pháp luật tại Chương 1 và phân tích các tình huống thực tiễn tại Chương 2 để làm căn cứ đưa ra các kết luận. + Phương pháp thống kê: được sử dụng trong luận văn để thống kê tình hình vi phạm pháp luật quảng cáo, các trường hợp quảng cáo với mục đích gây nhầm lẫn, cạnh tranh không lành mạnh. + Phương pháp quy nạp: sử dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố để đưa vào luận văn của mình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Quảng cáo là vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều chuyên ngành (kinh tế, văn hoá, nghệ thuật,…), nên luận văn này, chỉ tập trung phân tích, nghiên cứu các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp cùng ngành gây thiệt hại phải bồi thường. Tất nhiên chủ thể của quảng cáo thương mại phải là thương nhân. - Các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo. - Thực tiễn về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo thông qua một số trường hợp điển hihf. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề kinh doanh có thuận lợi hay không, khách hàng có tìm đến, có ấn tượng về sản phẩm của doanh nghiệp hay không, phụ thuộc nhiều vào quảng cáo. Nên không thể quá lời khi nói rằng quảng cáo là một công cụ của cạnh tranh và phải tuân thủ Luật cạnh tranh. Vấn đề bồi thường trong nghị định hướng dẫn pháp luật về cạnh tranh có đề cập đến, song đây không phải là hướng nghiên cứu của tác giả. Tác giả nghiên cứu theo hướng quảng cáo được hiểu là một hoạt động vừa có mục đích sinh lợi theo Luật quảng cáo, qua đó làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp khác khi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ; về số lượng chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Phạm vi nghiên cứu của đề tài về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo từ năm 2003 - 2016. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu: Người tiêu dùng lựa chọn sử dụng dịch vụ thông qua quảng cáo. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh khi thực hiện các hành vi quảng cáo bị cấm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực thì vấn đề bồi thường là cần đặt ra để giải quyết. Trong bối cảnh các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo còn nhiều thiếu sót, tản mát, thiếu quy định đặc thù, mục đích của luận văn là tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại thì phải bồi thường. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quảng cáo thương mại, các hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại phải bồi thường. - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại tại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây để làm sáng tỏ mục đích: - Phân tích và làm rõ một số khái niệm về quảng cáo thương mại, các hành vi quảng cáo không lành mạnh gây thiệt hại. - Phân tích và làm rõ các đặc điểm của các hoạt động trong quảng cáo gây thiệt hại. - Phân tích và làm rõ cơ cấu pháp lý của bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo thương mại. - Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, rút ra những ưu điểm, nhược điểm về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo. - Đánh giá việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo thông qua một số trường hợp điển hình. - Đưa ra các giải pháp hoàn thiệt pháp luật quảng cáo. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao các hoạt động quảng cáo lại phải bồi thường thiệt hại? - Các quy định pháp luật quảng cáo đã đáp ứng được yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt thực tiễn chưa? - Những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu - Luận văn chỉ ra những vướng mắc trong hoạt động quảng cáo gây thiệt hại như quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ; về số lượng chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. - Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành và rút ra những ưu điểm, nhược điểm của bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo; trên cơ sở đó làm căn cứ đưa ra những giải pháp. - Trên cơ sở đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng, luận văn đưa ra nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, hoạt động quảng cáo ở nước ta đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, sự mở rộng về hình thức, quy mô và công nghệ. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng cáo hàng hoá, dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quan tâm. Do nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng nên nhiều loại hình quảng cáo mới xuất hiện và phát triển mạnh, đặc biệt là quảng cáo trên các phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối, các thiết bị viễn thông; quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử; quảng cáo bằng đoàn người. Việc áp dụng các quy định về hoạt động quảng cáo gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp các hoạt động quảng cáo gây thiệt hại. Do vậy, về phương diện lý luận, luận văn góp phần vào việc hệ thống các quan điểm, các khái niệm, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo. Về phương diện thực tiễn, luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn xác định thiệt hại trong hoạt động quảng cáo, chủ thể đòi bồi thường và chủ thể phải bồi thường. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương chính với nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo theo quy định pháp luật Việt Nam.. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiệt khung pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo. 9. Kế hoạch hoàn thành luận văn - Ngay sau Tết Nguyên Đán 2017 PHẦN NỘI DUNG Dự kiến kết cấu nội dung của luận văn MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo thương mại. 1.1. Tổng quan về pháp luật bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo 1.1.1. Các khái niệm, 1.1.1.1. Quảng cáo. 1.1.1.2. Bồi thường thiệt hại. 1.2. Đặc điểm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo. 1.3. Tầm quan trọng của việc bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo Kết luận chương 1 Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trọng hoạt động quảng cáo 2.1. Thực trạng pháp luật. 2.1.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo 2.1.1. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo 2.1.1.1. Có thiệt hại xảy ra 2.1.1. 2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật 2.1.1. 3. Có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại 2.1.2. Có mối quan hệ nhân quả giữ thiệt hại và hành vi trái pháp luật 2.2. Những thiệt hại phải bồi thường trong hoạt động quảng cáo 2.3. Nguyên tắc bồi thường 2.5.1. Trường hợp giảm mức bồi thường 2.5.2. Trường hợp được thay đổi mức bồi thường 2.4. Các trường hợp không phải bồi thường trong hoạt động quảng cáo Kết luận chương 2 Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện bồi thường thiệt hại trong hoạt động quảng cáo 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại trong quảng cáo 3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan