Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4

.PDF
115
2221
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 PHAN KIM DUNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC ĐÀO THỊ THANH CHO HỌC SINH THU LỚP 4 Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Đức HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN “ LUYỆN TỪ VÀ CÂU” LỚP 4 Chuyên ngành : Giáo dục học ( Bậc tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Bùi Minh Đức – ngƣời hƣớng dẫn khoa học; các thầy cô giáo trong và ngoài trƣờng ĐHSP Hà Nội 2; các cô giáo trƣờng Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, trƣờng Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Tƣờng, trƣờng Tiểu học Thị Trấn Thổ Tang (Vĩnh Phúc) đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014 Học viên Phan Kim Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong luận văn là trung thực. Đề tài này chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: ................................................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 5 8. Bố cục luận văn .......................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC................................................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 7 1.1.1. Khái quát về cảm thụ văn học........................................................... 7 1.1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học ........................................................ 7 1.1.1.2. Đặc trưng của cảm thụ văn học.................................................. 8 1.1.2. Năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi tiểu học .................................. 9 1.1.2.1. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học: ........................................ 9 1.1.2.2. Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi tiểu học......... 10 1.1.3. Yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học.......................... 13 1.1.4. Một số đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh tiểu học liên quan đến bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ................................................. 13 1.1.4.1. Về mặt nhận thức ...................................................................... 13 1.1.4.2. Về mặt tình cảm ........................................................................ 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 16 1.2.1. Thực trạng năng lực cảm thụ của HS lớp 4 ở một số trường trên địa bàn huyện Vĩnh Tường hiện nay ......................................................... 16 1.2.2. Thực trạng việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 4 của GV trong các trường Tiểu học ở địa bàn huyện Vĩnh Tường hiện nay:.................................................................................................... 18 1.2.2.1. Nhận thức của GV và những khó khăn trong việc bồi dưỡng năng lực CTVH cho HSTH .................................................................... 18 1.2.2.2. Vấn đề khai thác nội dung, ý nghĩa, tác dụng của các văn bản nghệ thuật trong dạy đọc hiểu nhằm bồi dưỡng năng lực CTVH cho HS .................................................................................................... 22 1.2.2.3.Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng ........................... 23 1.2.2.4. Thực trạng sử dụng các dạng bài tập bồi dưỡng ..................... 25 1.2.3. Nguyên nhân của những thực trạng trên. ....................................... 27 CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 .............................................................. 29 2.1. Bồi dƣỡng hứng thú cho HS khi tiếp xúc với thơ văn .......................... 29 2.2. Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua các hoạt động đọc và kể tác phẩm văn học ........................................................ 32 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi cảm xúc, liên tƣởng, tƣởng tƣợng ...... 35 2.4. Đối chiếu văn bản văn học với các loại hình nghệ thuật khác ............. 37 2.5. Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh thông qua một số dạng bài tập về cảm thụ văn học .................................................................. 37 2.5.1. Dạng bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động........................................................................................................... 38 2.5.2. Dạng bài tập phát hiện những hình ảnh đẹp, ấn tượng; những chi tiết có tác dụng gợi tả ......................................................................... 41 2.5.3. Dạng bài tập tìm hiểu và vận dụng một số các phương tiện, các biện pháp tu từ gần gũi với HSTH ............................................................ 45 2.5.3.1. Biện pháp tu từ so sánh ............................................................ 46 2.5.3.2. Biện pháp nhân hoá .................................................................. 51 2.5.3.4. Biện pháp đảo ngữ .................................................................... 57 2.6. Bồi dƣỡng vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học ................... 66 2.6.1. Tổ chức cho học sinh tham quan, quan sát, trải nghiệm thực tế .... 66 2.6.2. Tổ chức các buổi ngoại khoá Tiếng Việt cho học sinh ................... 67 2.6.3. Tổ chức cho học sinh sưu tầm và đọc sách, báo ............................ 67 Tiểu kết chƣơng 2: ....................................................................................... 73 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM DẠY HỌC ................................................... 74 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 74 3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 74 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 74 3.4. Địa bàn thực nghiệm ............................................................................. 75 3.5. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 76 3.6. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................ 76 3.6.1. Chọn bài dạy thực nghiệm ............................................................. 77 3.6.2. Soạn giáo án thực nghiệm .............................................................. 77 3.6.3. Tiến hành dạy thực nghiệm............................................................. 77 3.6.4. Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.......................................... 78 3.7.Phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm: ......................................... 80 3.8. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 80 3.8.1. Kết quả bồi dưỡng của học sinh qua thực nghiệm ......................... 80 3.8.2. Đánh giá kết quả bồi dưỡng của học sinh trong giờ học ............... 82 3.8.2.1. Về hoạt động học tập của học sinh ........................................... 82 3.8.2.2. Về mức độ hứng thú bồi dưỡng của học sinh ........................... 83 3.8.2.3. Về khả năng phát hiện các tín hiệu nghệ thuật và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của văn bản...................................................... 84 3.9. Bài học sƣ phạm .................................................................................... 85 Tiểu kết chƣơng 3: ....................................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 92 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Dịch nghĩa Từ viết tắt CTVH : Cảm thụ văn học DHTN : Dạy học thực nghiệm HS : Học sinh HSTH : Học sinh tiểu học GV : Giáo viên GVTH : Giáo viên tiểu học SGK : Sách giáo khoa C–V : Chủ - Vị V–C : Vị - Chủ TV : Tiếng Việt 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cảm thụ văn học là một trong những hoạt động tinh thần cấp cao và giàu chất nhân văn của con ngƣời. Với cảm thụ văn học, con ngƣời không chỉ đƣợc thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động về tình cảm, để rồi từ đó, nảy sinh những ƣớc mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, cũng nhƣ đƣợc bồi dƣỡng về tâm hồn. Vì thế, bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh luôn là một việc làm cần yếu để giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiện về nhân cách, có đƣợc một đời sống tinh thần phong phú, nhạy cảm và giàu ý nghĩa. Thông qua cảm thụ văn học, HS còn đƣợc rèn luyện khả năng nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm, biết phát hiện và cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm, đồng thời hình thành những kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 1.2. Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một nội dung khoa học của chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Nội dung này đang ngày càng đƣợc chú trọng theo định hƣớng dạy học phát triển năng lực cho ngƣời học, trong đó có các năng lực trí tuệ - cảm xúc. Vấn đề bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 là một vấn đề khó, chƣa đƣợc nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Đây là vấn đề phức tạp vì học sinh tiểu học tƣ duy trừu tƣợng đang đƣợc hình thành và phát triển, các em tiếp nhận vấn đề này tƣơng đối vất vả. Mà ở tiểu học lại chƣa có phân môn học riêng cho cảm thụ văn học, chủ yếu giáo viên phải bồi dƣỡng lồng ghép thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt nhƣ Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn…Không những thế, cảm thụ văn học cũng đƣợc đánh giá là một vấn đề khó đối với giáo viên. Thực tế cho thấy, khả năng cảm thụ văn học của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh không tìm 2 đƣợc những từ “chìa khoá”, những từ cốt lõi, ẩn chứa nội dung, những dấu hiệu mang tính nghệ thuật của văn bản. Học sinh chƣa phát hiện đƣợc, chƣa hiểu hết đƣợc cái hay, cái đẹp của từ, ngữ, ý thơ, câu văn… trong một văn bản cụ thể. Nếu có cảm nhận đƣợc thì học sinh diễn đạt ý còn rƣờm rà hoặc cộc lốc chƣa thể hiện hết nội dung cảm nhận. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực cảm thụ văn học của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tôi cho rằng, việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh ở bậc tiểu học là một việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 1.3. Chƣơng trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dƣỡng tình yêu của các em đối với thế giới văn học, với tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, từ đó góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngoài các văn bản đọc hiểu trong phân môn Tập đọc, Chƣơng trình, SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học còn có một số lƣợng lớn các ngữ liệu văn học, vừa để các em học các phân môn khác, vừa hỗ trợ cảm thụ cho HS trong mọi tình huống, hoàn cảnh. 1.4. Thực tế cho thấy khả năng cảm thụ văn học của HS tiểu học còn nhiều hạn chế. Các em chƣa có kĩ năng cảm thụ tốt các bài văn, bài thơ (hoặc đoạn văn, đoạn thơ). Việc cảm nhận những giá trị nổi bật của tác giả trong các bài tập đọc còn ít, chƣa sâu. Điều này chẳng những khiến cho kết quả học các bài Tập đọc hạn chế mà còn dẫn đến kĩ năng tập làm văn (nói và viết) chƣa hay, chƣa sinh động, gợi cảm, đặc biệt là văn miêu tả, văn biểu cảm. Từ những lí do trên, cộng với thực tiễn vấn đề cảm thụ văn học của HS tiểu học tại huyện Vĩnh Tƣờng nơi tôi đang công tác, tôi đã lựa chọn đề tài: "Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4". 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cách mạng tháng Tám thành công, đất nƣớc giành đƣợc độc lập, việc dạy cảm thụ văn học ở nhà trƣờng tiểu học đƣợc quan tâm thông qua việc dạy tập đọc. Trƣớc những năm chín mƣơi của thế kỉ XX, nhóm tác giả Trịnh Mạnh, Đặng Anh, Nguyễn Đức Bảo đặt vấn đề nghiên cứu dạy cảm thụ văn học cùng với việc dạy đọc hiểu và đọc diễn cảm. Tuy nhiên, lí luận về cảm thụ văn học đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề độc lập cần đƣợc nghiên cứu phải kể đến các tác giả tiêu biểu: Phan Trọng Luận với chuyên luận “Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học (1983)” hay bộ giáo trình “Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trƣờng (1977)”, Lê Phƣơng Nga với cuốn “Bồi dƣỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học”, Trần Mạnh Hƣởng với: “Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học”, “Hƣớng dẫn dạy tập làm văn lớp 4”, Dƣơng Thị Hƣơng với: “Giáo trình cảm thụ văn học”, Nguyễn Trí với: ”Dạy văn cho học sinh tiểu học”, Hoàng Hòa Bình với: “Dạy văn cho học sinh tiểu học”, Đinh Trọng Lạc với cuốn “99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”. Nhóm tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn , Giang Khắc Bình cũng đã gặp nhau ở lý tƣởng, mục đích nhằm nâng cao năng lực cảm thu cho học sinh tiểu học (HSTH) nên đã cho ra đời cuốn sách viết chung:”Tìm hiểu vẻ đẹp ở bài thơ Tiểu học”. Nội dung cuốn sách là những gợi ý tìm hiểu các bài thơ trong chƣơng trình, chỉ ra một số đặc điểm cần lƣu ý khi đọc và tìm hiểu các bài thơ trong chƣơng trình đồng thời giải nghĩa một số từ ngữ, hƣớng dẫn cho các em cách thƣởng thức vẻ đẹp của tác phẩm. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “Vẻ đẹp ngôn ngữ học qua các bài tập đọc 4-5” đã chú ý khai thác phƣơng diện ngôn ngữ của các bài văn, bài thơ. Cuốn sách chia làm 2 phần: Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong các bài tập đọc và cung cấp một số kiến thức cơ bản về phân tích các biện pháp tu từ mà học sinh 4 thƣờng gặp để làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc vận dụng, phân tích thơ văn của HSTH. Các công trình nghiên cứu trên đây đã có nhiều ý kiến sâu sắc và đã đóng góp rất lớn vào vấn đề bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS. Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh với “Cảm thụ Văn tiểu học 4, Cảm thụ Văn tiểu học 5” dựa vào các văn bản bài đọc Tập đọc ở lớp 4,5 để gợi ý hƣớng dẫn theo một hệ thống câu hỏi, giúp các em đọc hiểu bài đọc. Đối với những bài văn, bài thơ hay thì có thêm phần “nêu cảm nhận” hoặc “nêu cảm nghĩ”. Đặc biệt một số công trình đƣợc đầu tƣ nghiên cứu trong thời gian dài và có tính bao trùm toàn bộ vấn đề cảm thụ văn học ở Tiểu học nhƣ các tác giả Lê Phƣơng Nga, Phan Trọng Luận, Đinh Trọng Lạc. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ các tác phẩm văn chƣơng mà các tác giả đƣa ra chƣa cụ thể, còn nặng về mặt lí thuyết, kết quả của việc cảm thụ tác phẩm văn chƣơng phụ thuộc nhiều vào chủ quan của tác giả (cảm thụ của ngƣời lớn). Trong đề tài nghiên cứu này, một mặt, chúng tôi tiếp tục kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trƣớc, mặt khác, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp cụ thể để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ các tác phẩm văn học cho HSTH. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ những nội dung lý luận cơ bản về cảm thụ văn học và cảm thụ văn học của học sinh tiểu học, từ đó đƣa ra các biện pháp cụ thể để bồi dƣỡng năng lực cảm thụ cho HSTH, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và ở địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cảm thụ văn học và cảm thụ văn học của HS tiểu học. 5 - Điều tra thực trạng dạy và học của công tác bồi dƣỡng năng lực cảm thu văn học cho học sinh tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học. - Thực nghiệm kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất. 5. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: - Luận văn tập trung vào vấn đề bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 ở huyện Vĩnh Tƣờng - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2013-2014 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp: - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết - Phƣơng pháp điều tra - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp thực nghiệm 7. Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng thành công các biện pháp mà luận văn đã đề xuất thì hiệu quả của công tác bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn chƣơng cho HS tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng nói riêng sẽ đƣợc nâng lên. 8. Bố cục luận văn Luận văn gồm các phần: - Mở đầu - Nội dung + Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 4 6 + Chƣơng 2: Các biện pháp bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn học cho HS lớp 4 + Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về cảm thụ văn học 1.1.1.1. Khái niệm cảm thụ văn học Trong từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) chỉ giải thích các thuật ngữ: tiếp nhận văn học, thƣởng thức văn học, không có thuật ngữ cảm thụ văn học. Nhƣ vậy có thể suy ra rằng, cảm thụ văn học không đƣợc coi là một thuật ngữ, một khái niệm hay nó đƣợc coi là một thuật ngữ bao trùm tất cả các khái niệm sau đây. Có thể hiểu cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp đƣợc chứa đựng trong thế giới ngôn từ, hệ thống tín hiệu thứ hai của loài ngƣời. Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ của văn học đƣợc thể hiện trong tác phẩm [10]. Theo: “Giáo trình cảm thụ văn học” (dành cho hệ dào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học của tác giả Dƣơng Thị Hƣơng, NXB Đại học Sƣ phạm 2009), “Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chƣơng ở mức độ cao nhất, ngƣời đọc không chỉ nắm bắt thông tin mà còn phải thẩm thấu đƣợc thông tin, phân tích, đánh giá đƣợc khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo đƣợc mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho ngƣời khác”. Theo cuốn: “Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ văn chƣơng cho HS tiểu học”, các tác giả cho rằng: “cảm thụ văn học cũng nhƣ các khái niệm tiếp nhận, thƣởng thức, phê bình văn chƣơng là hết sức đa dạng và vô cùng phong phú 8 đến mức khó thể khái quát thậm chí trong phạm vi một cuốn sách ”, từ đó “có thể sơ lƣợc mà nói rằng dù hiểu theo cách nào thì cảm thụ văn học cũng bao gồm ít nhất là khả năng nhận thức và rung cảm trƣớc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng, các hoạt động tâm lí đó mang tính chủ quan và cảm tính”. 1.1.1.2. Đặc trưng của cảm thụ văn học Đây là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Những tính chất này do đối tƣợng nhận thức tác phẩm văn học quy định.[14] Để hình dung rõ những điều trên, ta hãy tìm hiểu đôi dòng tâm sự của các nhà văn, nhà thơ khi tiếp xúc với văn học. Hồi nhỏ, khi đọc những câu ca dao: Giã ơn cái cối cái chày, Nửa đêm gà gáy có mày có tao. Giã ơn cái cọc bờ ao, Nửa đêm gà gáy có tao có mày. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã rất xúc động. Ông nhớ và kể lại: “Trái tim non nớt của tôi láng máng nhận ra cái vị đắng của cuộc đời đi ở xƣa kia. Khi đó, tôi chƣa thể hiểu hết ý nghĩa của câu ca, nhƣng tôi thấy nó thật gần gũi. Cái cối cái chày, cái cọc bờ ao, những thứ ấy quá quen thuộc với tôi nhƣng cứ lạ mãi, tại sao nó lại trở thành tiếng nói buồn tủi, bắt ta phải thƣơng xót, cảm thông? Trí tƣởng tƣợng của tôi phát ra một bóng ngƣời cô độc, bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị loại ra khỏi cái thế giới ngƣời, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tƣ cùng những vật vô tri vô giác.” [6] Nhƣ vậy, CTVH có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ,… ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tƣởng tƣợng và thật gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc… 9 Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cũng từng nhớ lại tuổi ấu thơ và viết nhƣ sau: “Dế Mèn phiêu lưu kí giúp tôi phát hiện tình bạn nhƣ một sức mạnh kì diệu của tâm hồn,… Khi đói quá sắp chết thì Dế Trũi đã đƣa càng cho Dế Mèn đề nghị bạn ăn lấy thịt mình để mà sống. Tôi nhận ra rằng chính Mèn và Trũi mới là nhân vật của tâm hồn tôi, đã làm tôi chảy nƣớc mắt.” [6] Rõ ràng, đọc có suy ngẫm, tƣởng tƣợng (hay liên tƣởng) và rung cảm thật sự sẽ giúp ta CTVH tốt. Đúng nhƣ nhà văn Anh Đức đã tâm sự: “khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ, mà còn thấy cảnh tƣợng ở sau dòng chữ, trí tƣởng tƣợng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị” [6] Cũng cần nói thêm, CTVH diễn ra ở mỗi ngƣời không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết định nhƣ: vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với văn học,… Ngay cả ở một ngƣời, sự cảm thụ về một bài văn, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có nhiều biến đổi. Chính nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng cũng đã từng bộc lộ: “Riêng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm thì ở mỗi độ tuổi của đời ngƣời, tôi lại cảm nhận một cái hay riêng của nó, và cho đến bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chƣa đi thấu tận cùng vẻ đẹp của bài học thuộc lòng thuở nhỏ ấy.” [6] 1.1.2. Năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi tiểu học 1.1.2.1. Khái niệm năng lực cảm thụ văn học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Năng lực CTVH là tổ hợp các yếu tố nhƣ kiến thức, kĩ năng, vốn sống, kinh nghiệm, ý chí, hứng thú… đƣợc huy động, vận dụng vào việc phát hiện, khám phá, thƣởng thức và thể nghiệm những giá trị độc đáo, đặc sắc của tác phẩm văn học. 10 1.1.2.2. Đặc trưng năng lực cảm thụ văn học ở lứa tuổi tiểu học Trƣớc khi đến trƣờng, HS đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên các em đƣợc tiếp xúc với hình tƣợng văn học. Ngay từ nhỏ các em đã đƣợc nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nghi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca… Dù chƣa có ý thức rõ rệt, nhƣng các em đã tiếp xúc với thơ, văn từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời bà, lời hát mẹ ru. Ví dụ: “Con ong làm mật yêu hoa Con cá yêu nƣớc, con chim ca yêu trời” Âm điệu ngọt ngào của lời ru đã đƣa những câu ca ấy đến với các em, giúp các em tiếp xúc với “thơ” một cách hồn nhiên. Tình yêu cuộc sống đặt trong sự gắn bó hài hòa giữa thế giới bao la, một hình ảnh khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết… đƣợc tác giả dân gian khái quát bằng hình thức những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đã đi vào đời sống tâm hồn của mỗi con ngƣời và đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Ngay cả khi còn chƣa biết chữ, mỗi lần đƣợc đắm mình vào thế giới những câu chuyện cổ tích kì diệu, trong trí tƣởng tƣợng của các em có thể phần nào hình dung và nhớ đƣợc một số chi tiết. Sở dĩ các em có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hay khoog thích câu chuyện kia… là vì các em đã có những “cảm nhận chủ quan” về câu chuyện đƣợc nghe. Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em đƣợc tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết, chữ viết tiếp tục đƣa các em đi xa hơn nữa trong việc cảm thụ thế giới văn chƣơng. Mở trang sách Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học: học chữ, học vần, học tập đọc, làm văn, kể chuyện… dần dần các em thấy tự tin hơn, hứng thú hơn với việc mình tự đọc một đoạn văn, đoạn thơ và có khi các em thuộc lòng đoạn văn, đoạn thơ ấy từ lúc nào không biết. 11 Trƣờng Tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực cẩn thiết cho cảm thụ văn học. Học sinh bắt đầu làm quen với các thao tác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý chính hay nội dung của bài thơ, bài văn hoặc tìm từ, ngữ “chìa khóa” làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn bản… Học sinh cũng đƣợc trang bị một số kiến thức về hình tƣợng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài của bài tập đọc Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng, rất dễ rung động trƣớc những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. Chẳng hạn: Học sinh lớp 1 chuẩn bị đƣợc nghỉ hè để năm học tới lên học lớp Hai, trong bổi cuối các em luyện đọc: Lớp Một ơi! Lớp Một Nay giờ phút chia tay Đón em vào năm trƣớc Gửi lời chào tiến bƣớc! Chào bảng đen cửa sổ Làm theo lời cô dạy Chào nơi ngồi thân quen Cô sẽ luôn ở bên Tất cả! Chào ở lại Lớp Một ơi! Lớp Một Đón các bạn nhỏ lên Đón em vào năm trƣớc Chào cô giáo kính mến Nay giờ phút chia tay Cô sẽ xa chúng em Gửi lời chào tiến bƣớc (Gửi lời chào lớp Một – Hữu Tƣởng) Chia tay lớp Một, các em nhƣ đang trong tâm trạng khó tả: vừa vui mừng khôn xiết vì đã đƣợc nghỉ hè, vì sắp đƣợc lên lớp Hai; song nghỉ hè, cũng phải chia tay cô giáo đã dạy mình để sang năm cô sẽ đón những học sinh lớp Một mới. Ngập ngừng, lƣu luyến, các em chào cô giáo kính mến, đồng 12 thời không quên chào bảng đen, cửa sổ, chỗ ngồi, những đồ vật biết bao thân thiết từng gắn bó với mình. Đọc bài thơ mà trào dâng nỗi niềm da diết, trào dâng nỗi xao xuyến, bồi hồi! Từ ví dụ trên cho ta thấy: từ nghe đến đọc, rõ ràng không phải chỉ là việc chúng ta nghe hay đọc một cách thuần túy, mà thực sự là trong nghe có hiểu, trong đọc có hiểu, vừa nghe – hiểu vừa đọc – hiểu. Hiện tƣợng đó dù là ở những dấu hiệu sơ khai nhất chính là các em thực sự đã tham gia cảm thụ văn học. Tuy nhiên, lứa tuổi tiểu học cũng gặp khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tƣợng, khái quát và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là do tƣ duy logic ở các em chƣa phát triển ở ngƣời trƣởng thành. Trong cảm thụ văn học, học sinh tiểu học có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên lợi thế trong cảm quan tuổi thơ. Đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quý ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên. Ngƣời ta thƣờng nói tới “nhãn quan trẻ thơ” tức cách nhìn từ góc độtrẻ thơ. Thật vậy, dƣới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thƣờng nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn. Đó chính là “tính ngạc nhiên” trong quan sát và thể hiện trong cuộc sống của tuổi thơ. “Tính ngạc nhiên” là sự tất yếu trong cách nhìn của trẻ. Đó là vì lần đầu tiên, các em đƣợc chứng kiến tất cả những gì đang diễn ra, đang phát triển trƣớc mắt mình. “Tính ngạc nhiên” làm nên đặc trƣng riêng biệt cho nhãn quan trẻ thơ: vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu, lại vừa cho ta thấy vẻ đẹp trung thực, trong sáng, cội nguồn của tinh thần con ngƣời. Trong văn học của trẻ em và dành cho trẻ em, tính “ngạc nhiên” là điều kiện không thể thiếu trong mọi tác phẩm. Do vậy, cảm thụ văn học đối với trẻ thơ cũng phải luôn chứa đầy “tính ngạc nhiên”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan