Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử thpt chuyên đề lựa chọn vấn đề dạy và phương phá...

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử thpt chuyên đề lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử việt nam 1919 1930

.DOC
12
3065
79

Mô tả:

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ -HỘI THẢO LẦN THỨ VII- Chuyên đề HỘI THẢO KHOA HỌC Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930 Tháng 8-2013 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nội dung ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia thì phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 là phần mở đầu của thời kì lịch sử Việt Nam hiện đại, với những nội dung hết sức cơ bản,có liên quan một cách sâu sắc tới những nội dung của giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn lịch sử diễn ra cuộc đấu tranh và thống nhất của các khuynh hướng cách mạng, để dẫn đến sự ra đời của một chính Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam: Đảng cộng sản Việt Nam (2/1930). Vì thế, việc ôn tập tốt giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 – 1930 sẽ tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở kiến thức mở đầu vững chắc để các em dễ dàng hơn khi tìm hiểu kiến thức phần sau, nhất là giai đoạn lịch sử 1930 - 1945. Trên thực tế, khi giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn này, một số giáo viên trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, do nội dung rất phức tạp, nhiều khái niệm mới hình thành và dễ sa vào việc "làm rối" vấn đề. Nếu không xử lý khéo các vấn đề lịch sử giai đoạn này, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhận thức lịch sử cũng như cách nhìn nhận đánh giá vấn đề lịch sử của học sinh. Vì thế, tham gia vào việc viết chuyên đề của hội thảo năm nay, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm mang tính chủ quan của mình về việc "Lựa chọn vấn đề dạy và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930" nhằm chia xẻ kinh nghiệm và lĩnh hội thêm những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các anh chị, em, các bạn đồng nghiệp giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử này. Chuyên đề gồm 2 phần chính: Phần 1. Lựa chọn vấn đề dạy cho học sinh giỏi quốc gia phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930. Phần 2. Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 B. NỘI DUNG 2 I. Lựa chọn vấn đề dạy học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930: Khi lựa chọn vấn đề dạy học sinh giỏi quốc gia, chúng tôi thường chia làm 2 phần: Nội dung kiến thức cơ bản và nội dung kiến thức nâng cao. Cụ thể trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930 chúng tôi lựa chọn những nội dung sau: Nội dung kiến thức cơ bản: Vấn đề 1: Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Thực dân Pháp ở Việt Nam 1919-1929. 2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam. Vấn đề 2: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1930. 1. Những chuyển biến của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của nó đến Việt Nam. 2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930. 3. Phong trào công nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng. Vấn đề 3: Nguyễn Ái Quốc và quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời một chính Đảng cộng sản ở Việt Nam (1919- 1929). Vấn đề 4: Những tổ chức yêu nước cách mạng ở Việt Nam từ 1919 đến trước năm 1930. Vấn đề 5: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản ở việt Nam năm 1929. 2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam . 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam. 4. Ý nghĩa lịch sử của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Nội dung kiến thức nâng cao: 3 1. Sự chuyển biến của các giai cấp trong xã hội Việt Nam qua các thời kì. 2. Sự chuyển biến trong các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, phong trào công nhân ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước thành lập Đảng. Vị trí của các phong trào đó đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 3. Nguyễn Ái Quốc và quá trình truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin về nước. Vai trò của Người đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 4. Sự kết hợp các nhân tố cấu thành nên Đảng cộng sản Việt Nam. 5. Tính đúng đắn và sáng tạo của Chính cương, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại hội nghị thành lập Đảng. 6. Ý nghĩa lịch sử của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. II. Phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930. 1. Việc ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia của chúng tôi thường trải qua các bước sau đây: - Trước tiên, giáo viên giúp các em tìm hiểu kiến thức khái quát và cơ bản theo sách giáo khoa. Đây là nội dung kiến thức không thể thay đổi, hay đó là "phần cứng" của nội dung kiến thức cần cung cấp cho các em trước khi đi sâu khai thác các vấn đề lịch sử. - Bước 2: Giáo viên và học sinh đi tìm hiểu và khai thác các vấn đề lịch sử, bao gồm kiến thức cơ bản và nâng cao như đã nêu ở phần I. Trong giai đoạn này,chúng tôi áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Chúng tôi thường đưa ra các vấn đề lịch sử, yêu cầu các em tập trung khai thác lần lượt một vấn đề nào đó, sau đó các em phân nhóm tự trình bày ý tưởng của mình, nêu thắc mắc của mình, rồi giáo viên mới chốt lại và cung cấp kiến thức cho học sinh. - Bước 3: Giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh, rút kinh nghiệm và rèn cách làm bài thi, cách trình bày vấn đề lịch sử… 2. Các dạng câu hỏi thường gặp và hướng dẫn học sinh cách trả lời những câu hỏi đó. 4 Theo tôi, trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930 thường có các dạng câu hỏi sau: Dạng 1: Câu hỏi liệt kê kiến thức. - Ví dụ: Câu 1. Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh(chị) hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX ? Câu 2.Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng? Vị trí của phong trào công nhân đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 3. Bằng các sự kiện lịch sử, anh (chị) hãy trình bày quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời 1 chính Đảng cộng sản ở Việt Nam? - Đối với học sinh giỏi thì dù là câu hỏi thuộc dạng liệt kê kiến thức nhưng vẫn cần tư duy cao, sự chọn lọc tinh tế và chính xác sự kiện, bám sát yêu cầu câu hỏi. Dạng 2: Câu hỏi so sánh và rút ra nhận xét. - Ví dụ: Câu 1. Lập bảng so sánh mục đích, nội dung, hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919 - 1929) với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1 (1896 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam, để từ đó tìm ra những điểm mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ? Câu 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa Luận cương chính trị của Trần Phú (10/1930) với Chính cương sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc soạn thảo (2/1930). Từ đó làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Chính cương? - Loại câu hỏi này, học sinh có thể lập bảng so sánh từng mặt của vấn đề . Nhưng phần quan trọng là việc rút ra nhận xét, nhận định của bản thân cũng như lập luận chặt chẽ về sự giống và khác nhau đó. Để làm tốt câu hỏi này,học sinh cần nhớ kiến thức cơ bản chắc, có nhận thức lịch sử sâu sắc, hiểu biết rộng. Trình bày ngắn gọn, thoát ý. Dạng 3: Câu hỏi nguyên nhân. 5 - Ví dụ: Câu 1. Vì sao, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp bắt tay ngay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2(1919-1929) ở Việt Nam? Cuộc khai thác đó đã diễn ra như thế nào? Câu 2. Vì sao nói, Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam? Câu 3. Từ sự phân hoá của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng, sự tan dã của Việt Nam Quốc dân Đảng, em hãy tìm ra nguyên nhân chung dẫn đến những hiện tượng đó? -Những câu hỏi dạng này thường xoáy sâu vào 1 điểm nhưng kiến thức trả lời lại rất rộng nên đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lịch sử vững, sâu sắc, tinh tế. Cách trình bày ngắn gọn, sát với yêu cầu của đề, tránh hiện tượng trả lời cụt ngủn hoặc lại lan man dài dòng. Dạng 4: Câu hỏi phân tích và chứng minh. - Ví dụ: Câu 1. Phân tích thái độ chính trị và khả năng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Từ đó anh(chị) hãy chứng minh giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam? Câu 2. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh(chị) hãy phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ? Câu 3. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX ? - Đây là dạng câu hỏi khó, yêu cầu học sinh phải hệ thống hoá được kiến thức, xác định đúng yêu cầu câu hỏi và phải được rèn cách viết bài tốt, tránh rơi vào tình trạng sa đà phân tích, chứng minh rườm rà hoặc xác định không đúng yêu cầu đề dẫn đến lạc đề. 6 Dạng 5: Câu hỏi thể hiện mối liên quan chằng chéo: Mối liên quan giữa lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam, giữa giai đoạn sau với giai đoạn lịch sử trước và ngược lại. -Ví dụ: Câu 1.Trình bày những chuyển biến mới của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Những chuyển biến đó có tác động đến phong trào cách mạng ở Việt Nam như thế nào? Câu 2. Khi đánh giá về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, các ý kiến đều nhất trí cho rằng, đó là "bước ngoặt vĩ đại' trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Anh (chị) có nhất trí với ý kiến đó không? Hãy chứng minh điều đó? Câu 3. Hãy phân tích nét độc đáo trong quá trình tìm đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước của Nguyễn ái Quốc? - Dạng câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải hiểu đúng yêu cầu của đề, nắm kiến thức một cách sâu sắc, biết cách liên hệ, đối chiếu, so sánh. Đây là dạng câu hỏi có yêu cầu cao đối với học sinh. Dạng 6. Một số câu hỏi tình huống. - Ví dụ: Câu 1. Khi nói về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, sách "lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam" (sơ thảo tập 1 - trang 102, NXB sự thật, 1981) đã viết: "Sau 10 năm chuẩn bị đầy đủ về các mặt chính trị tư tưởng và tổ chức, Đảng … đã ra đời trong 1 điều kiện hoàn toàn chín muồi, bước vào lãnh đạo cao trào cách mạng trong cả nước". Bằng các sự kiện lịch sử có chọn lọc, em hãy trình bày quá trình chuẩn bị của Nguyễn ái Quốc về tư tưởng chính trị, tổ chức và những điều kiện chín muồi cho việc thành lập Đảng ta? Câu 2. Nghị quyết UNESCO về kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết:” Người là một biểu tượng kiệt xuất vầ quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam…” 7 1. Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh tự năm 1911 đến năm 1969, anh(chị) hãy: - Nêu những công lao to lớn của Người đối với dân tộc. - Rút ra những phẩm chất tiêu biểu của anh hùng dân tộc hồ Chí Minh và giảI thích nguồn gốc của những phẩm chất đó. 2. Từ đó anh(chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự đánh giá của UNESCO đối với chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 3. a. Viết lại tên sự kiện với thời gian tương ứng các sự kiện sau: - Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng - Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. - Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam - Tân Việt Cách Mạng Đảng ra đời - Thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long Hà nội - Thành lập An Nam Cộng Sản Đảng b. Chọn ra và giải thích 2 sự kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị tiến đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 4. Sau đây là đoạn viết về lí do và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930) “Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, nên có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản đã giao cho Bác Hồ chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một đảng cộng sản duy nhất. Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng). Bác Hồ thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị có đủ đại biểu của ba tổ chức cộng sản. Hội nghị đã 8 nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Bác Hồ khởi thảo. Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng…” Đoạn viết trên có những chi tiết nào sai, hãy sửa lại những chi tiết sai cho đúng? - Dạng câu hỏi trên học sinh ít gặp trong lối ra đề mấy năm gần đây. Nhưng học sinh cần tham khảo để rèn luyện cách xác định đúng yêu cầu của đề và xác định đúng hướng làm bài. 3. Một số cách giúp học sinh dễ nhớ kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930. - Nhớ theo trình tự thời gian hoặc theo các vấn đề lịch sử . - Lập bảng thống kê kiến thức cơ bản. Ví dụ: + Lập bảng về cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam lần thứ 1 (1984 - 1914) và lần 2 (1919 - 1929). Nội dung 1. Thời gian Cuộc khai thác lần 1 1897 - 1914 (18 năm) Cuộc khai thác lần 2 1919 - 1929 (10 năm) 2. Vốn đầu Khoảng 514 triệu Frăng tư Chỉ tính từ 1924-1929: 4 tỉ Frăng 3. Lĩnh vực - Khai mỏ khai thác - Giao thông vận tải chủ yếu - Khai mỏ và phát triển công nghiệp nhẹ - Kinh doanh nông nghiệp - Độc quyền tài chính, thương mại - Giao thông vận tải. 4. Hậu quả - Tài nguyên thiên nhiên cạn - Nước ta có sự du nhập những kiệt, đời sống nhân dân đói yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa. khổ Bộ mặt kinh tế có thay đổi - Xã hội xuất hiện một số nhưng mang tính cục bộ. 9 giai cấp, tầng lớp mới: giai - Về cơ bản, nước ta vẫn là nước cấp công nhân, tầng lớp tư có nền kinh tế phong kiến, ngày sản và tiểu tư sản càng lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nước Pháp. - Xã hội bị phân hoá sâu sắc. Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt. +Lập bảng về phong trào đấu tranh của công nhân từ 1919 -1929. Thời gian Phong trào đấu tranh Nhận xét Giai đoạn - Năm 1920 công nhân Sài gòn - - Mục tiêu đấu tranh nặng về 1919-1925 Chợ Lớn thành lập công hội do kinh tế, chưa có tổ chức và lãnh Tôn Đức Thắng đứng đầu. đạo. Vì thế, phong trào công - Năm 1922 công nhân viên nhân thời kì này mang tính tự chức Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ phát. ngày chủ nhật có lương. - Riêng cuộc bãi công của công - Năm 1924 công nhân các nhà nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu máy dệt Nam Định, xay sát Hải bước tiến mới của phong trào Dương, Rượu Hà Nội đấu tranh công nhân Việt Nam, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. đòi tăng lương… - 8/1925 công nhân thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn) bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Gia đoạn - Từ 1926-1927, nước ta liên 1926-1929 tiếp nổ ra các cuộc bãi công của công nhân viên chức, học sinh. Tiêu biểu là cuộc bãi công nhân của 1000 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền cao 10 - Các phong trào đấu tranh mang tính chất chính trị, bước đầu liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương. - Các cuộc đấu tranh có tổ chức su Phú Riềng… và lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ. - Từ 1928 - 1929 có 40 cuộc đấu tranh nổ ra trong toàn quốc, tiêu biểu là phong trào công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy diêm cưa Bến Thuỷ, công nhân Ba Son (Sài Gòn)… Họ đòi tăng lương, đòi Pháp thi hành luật lao động… - Khẩu hiệu đấu tranh được nâng cao, ngoài đòi quyền lợi kinh tế thì họ còn đấu tranh đòi quyền lợi chính trị. => Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và phong trào công nhân mang tính tự giác. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn học sinh lập bảng về phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1926; Lập bảng thống kê các tổ chức yêu nước và cách mạng từ năm 1919 đến trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời; Lập bảng nêu nội dung của bản Chính cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc và Luận cương chính trị của Trần Phú.v.v.. - Sơ đồ hoá kiến thức: Giáo viên giúp học sinh lập một số sơ đồ thể hiện nội dung kiến thức cơ bản và khái quát cho dễ nhớ. Ví dụ: Sơ đồ về tác động của Chủ nghĩa Mác-Lênin tới phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta những năm 20 của thế kỉ XX. Sơ đồ về các tổ chức yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ năm 1920 đến khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam… - Học sinh sử dụng 1 quyển sổ con, ghi những sự kiện lịch sử theo thời gian hoặc theo chủ đề, khoanh tròn những sự kiện lớn trong dòng chảy lịch sử. C. KẾT LUẬN 11 Trên đây là một vài kinh nghiệm mang tính chủ quan của tôi về nội dung và phương pháp dạy học sinh giỏi quốc gia khi tìm hiểu về giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930. Hi vọng chuyên đề của tôi đem lại ít nhiều hữu ích cho các đồng nghiệp trong công việc của mình. Tôi là một giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng đội tuyển quốc gia, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp ở các trường Chuyên tham gia hội thảo để giúp tôi ngày càng hoàn thiện chuyên môn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan