Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử chuyên đề góp phần sáng tỏ tác phẩm “đường cách ...

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử chuyên đề góp phần sáng tỏ tác phẩm “đường cách mệnh” trong giảng dạy lịch sử

.PDF
9
1244
120

Mô tả:

GÓP PHẦN SÁNG TỎ TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ A. Đặt vấn đề Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 không chỉ là kết quả tất yếu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp của dân tộc Việt Nam mà còn là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX. Trong quá trình vận động thành lập Đảng, tác phẩm “ Đường cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được coi là cuốn sách giáo khoa về lí luận chủ nghĩa cộng sản, về con đường độc lập và chủ nghĩa xã hội đầu tiên được truyền bá qua Việt Nam. Tác phẩm “Đường cách mệnh” được xuất bản đầu tiên năm 1927 có vị trí ý nghĩa đặc biệt trong di sản lí luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Tác phẩm này đã đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ lí tưởng cộng sản đến sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự chuẩn bị trực tiếp về tư tưởng chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự thành lập Đảng cộng sản và thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XX góp phần quyết định sự thắng lợi cách mạng Việt Nam sau này. Vì lẽ đó, tác phẩm “Đường cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dù ra đời cách đây gần 90 năm nhưng vẫn còn nguyên những giá trị lí luận và thực tiễn, vẫn còn mang tính thời sự trong hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở nhà trường THPT nói riêng và công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam nói chung. 1 B. Nội dung I. Bối cảnh ra đời của tác phẩm “ Đường cách mệnh” 1. Trên thế giới Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng chuẩn bị cho bước ngoặt lớn của tiến trình phát triển nhân loại : chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và xác lập sự thống trị trên phạm vi thế giới. Trong thời đại đó mâu thuẫn giữa vô sản với tư bản, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa phụ thuộc ở châu Á, châu Phi, Mĩ - Latinh với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc…ngày càng trở nên gay gắt. Học thuyết Mác - Lênin trở thành vũ khí lí luận vô cùng sắc bén của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết chống lại chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Năm 1917 cuộc Cách mạng tháng Mười Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích đã giành thắng lợi: lật đổ ách thống trị áp bức của chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản Nga. Đó là bằng chứng sinh động khẳng định giá trị lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới tiến lên theo phương hướng, đường lối và phương pháp cách mạng tháng Mười Nga . Năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập. Nối tiếp sau đó là sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp ( 1920), Đảng cộng sản Trung Quốc ( 1921) … đều là những sự kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự chuyền bá chủ nghĩa Mác Lênin sang các nước Phương Đông , tạo điều kiện cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Phương Đông và cách mạng vô sản trên thế giới ngày càng gắn bó mật thiết. 2. Ở Việt Nam 2 Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Việt Nam vẫn là nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn chằng chéo song chủ yếu vẫn là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, mâu thuẫn giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với giai cấp phong kiến. Dưới ách thống trị bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo ý thức hệ phong kiến rồi sau đó là phong trào yêu nước giải phóng dân tộc theo ý thức hệ dân chủ tư sản đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại bởi các phong trào yêu nước đó thiếu đường lối chính trị, phương pháp đúng đắn. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành ( sau này đổi tên là Nguyễn Ái Quốc) đã nổi lên như một vì sao sáng trên bầu trời Việt Nam. Sau gần 10 năm (1911 – 1920 ) bôn ba khắp châu lục trên thế giới để tìm đường cứu nước, Người đã tìm được cho dân tộc Việt Nam con đường cách mạng đúng đắn : đó là con đường cách mạng vô sản trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm vụ giải phóng giai cấp, kết hợp con đường độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản theo tấm gương của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Tháng 11- 1924, sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở về Quảng Châu ( Trung Quốc ) để chuẩn bị về tổ chức thành lập chính Đảng vô sản. Tại đây, Người tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” , ra tờ báo Thanh niên, trực tiếp mở các lớp đào tạo bồi dưỡng lí luận cách mạng. Đầu năm 1927, các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp bị áp bức ở Á Đông tập hợp và xuất bản thành cuốn sách “ Đường cách mệnh”. Đây là tác phẩm lí luận cách mạng trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác3 Lênin vào thực tiễn nước ta, làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam và thành lập chính Đảng cộng sản. II. Giá trị lí luận của tác phẩm “ Đường cách mệnh” 1. Vấn đề lí luận cách mạng và mục đích của tác phẩm Mở đầu tác phẩm “ Đường cách mệnh” lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định tầm quan trọng của lí luận đối với sự phát triển của cách mạng. Đó là “Không có lí luận cách mệnh thì không có phong trào cách mệnh”. Trên cơ sở đó Người ta nêu rõ mục đích của tác phẩm “ Đường cách mệnh” là “ Nói cho đồng bào ta biết rõ vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh”, “ Vì sao cách mệnh là sự nghiệp chung của quần chúng”, “ Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi, đem phong trào thế giới để cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn? Ai là thù? Cách mệnh phải làm thế nào?”. 2. Xác định tư tưởng người cách mạng Với nhãn quan chính trị và quan niệm mới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao vị trí, vai trò của đạo đức và coi đạo đức là cái gốc của cán bộ, là nhân tố quyết định của sự thành công của cách mạng. Nội dung đạo đức cách mạng trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” không chỉ bao hàm những phẩm chất cá nhân mà còn cả những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng trên lập trường của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính để tiến tới xây dựng một chính đảng vô sản chân chính. Đây cũng là bài học quan trọng hàng đầu đối với tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam sau này. 3. Về con đường cách mạng 4 - Bàn về con đường cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra khái niệm thật dễ hiểu “ cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. - Người còn xác định các loại cách mạng trên thế giới : Đó là cách mạng tư sản Pháp 1789, cuộc đấu tranh giành độc lập ở Mĩ 1776, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc 1911, cách mạng Nga 1917. Các cuộc cách mạng này nổ ra bắt nguồn từ những mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp. Đồng thời trong tác phẩm Người chỉ ra rằng chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là “ thực sự thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự” … Từ đó Người đã hướng cho cách mạng Việt Nam là đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin. - Với tinh thần vận dụng sáng tạo lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta, Người đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn là cách mệnh dân tộc và cách mệnh XHCN trong đó nhiệm vụ của cách mệnh dân tộc là phải đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến, xoá bỏ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. 4. Về lực lượng cách mạng Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao vai trò to lớn của quần chúng bởi “ công nông là người chủ của cách mệnh vì công nông bị áp bức cực khổ nhất trong xã hội, có tinh thần cách mạng cao. Trong cuộc đấu tranh giai cấp công nông nếu mất chỉ là mất kiếp khổ nếu được thì được cả thế giới. Vì lẽ đó ta phải xây dựng khối đoàn kết công nông và các tầng lớp yêu nước khác nhằm tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để đưa cách mệnh đi đến thành công”. Vai trò của chính Đảng vô sản 5 Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” cũng nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Người chỉ rõ: “ Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng muốn vững mạnh thì phải có chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. 5. Vấn đề đoàn kết quốc tế Về vấn đề đoàn kết quốc tế, Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra rằng cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới “ Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả với đảng cách mệnh để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Cụ thể là “ Phải xây dựng quan hệ chặt chẽ với quốc tế cộng sản, với phong trào cách mạng thế giới trong đó có cả cách mạng Pháp”. Người còn nêu rõ những vấn đề cơ bản trong việc đoàn kết quốc tế. Đó là : - Cách mệnh Việt Nam phải đứng hẳn về phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới - Phải xác định rõ quan hệ lợi ích dân tộc và cách mệnh thế giới - Xác định rõ quan hệ giữa cách mệnh thuộc địa và cách mệnh chính quốc. Với các luận điểm đó, tác phẩm “ Đường cách mệnh” đã đặt nền tảng cho quan hệ giữa Đảng ta với quốc tế cộng sản và các chính Đảng cộng sản các nước trên thế giới ngày càng gắn bó khăng khít. 6. Về phương pháp cách mạng Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tổng kết những bài học kinh nghiệm của cách mạng các nước trên thế giới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” đã nêu lên những quan niệm cơ bản về phương pháp cách mạng Việt Nam. Đó là : - Phải làm cho nhân dân giác ngộ - Phải giảng giải lí luận và chủ nghĩa Mác-Lênin cho dân hiểu 6 - Phải hiểu phong trào thế giới, phải bày sách lược cho dân - Tập trung sức mạnh Bắc – Trung - Nam “ Sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng có cách mệnh” - Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, phải biết chọn thời cơ như bài học từ cách mệnh tháng Mười Nga năm 1917. III. Giá trị thực tiễn của tác phẩm “ Đường cách mệnh” Tác phẩm “ Đường cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc với những nguyên lí khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin – tinh hoa của thời đại. Tác phẩm này có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập chính Đảng vô sản cách mạng Việt Nam. - Về tư tưởng : Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc cho cán bộ và quần chúng. Qua đó sẽ có tác dụng giác ngộ lí luận cách mạng, thống nhất tư tưởng để chuẩn bị thành lập Đảng và xác lập hệ tư tưởng mới của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam - Về chính trị : Tác phẩm này còn góp phần xây dựng những quan điểm chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn, đặt cơ sở cho việc hình thành cương lĩnh chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, khắc phục tình trạng khủng hoảng về đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam. - Về tổ chức : “Đường cách mệnh” được ví như là cuốn sách giáo khoa đầu tiên về lí luận cách mạng vô sản trong thời đại mới, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo lớp cán bộ cách mạng kiểu mới, có lí luận cách mạng, có óc tổ chức sáng tạo, tạo điều kiện chuẩn bị cho sự thành lập Đảng năm 1930. Trong thực tiễn cách mạng từ năm 1926 – 1929, nhờ sự hoạt động tích cực của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm chiến lược sách lược của Nguyễn Ái Quốc đã được truyền bá rộng rãi trong giai cấp công nhân và các giai cấp tầng lớp yêu nước khác góp phần thúc đẩy phong trào công nhân phát triển 7 mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng: các cuộc đấu tranh đã có ý thức tự giác nổ ra liên tục, sôi nổi, quyết liệt trên phạm vi toàn quốc dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức với yêu sách và khẩu hiểu chính trị ngày càng cao. Cùng với phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương, học sinh, sinh viên cũng diễn ra sôi nổi tạo nên một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ theo xu hướng vô sản dâng lên mạnh mẽ, góp phần quyết định cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Đông Dương cộng sản Đảng ( 6/1929), An Nam cộng sản Đảng ( 8/1929), Đông Dương cộng sản Liên đoàn ( 9/1929) và Đảng cộng sản Việt Nam ( 6/1/1930) đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam chuyển sang bước ngoặt lịch sử mới. C. Kết luận Với chủ nghĩa yêu nước chân chính và thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành lãnh tụ xuất sắc – nhà kiến tạo vĩ đại của cách mạng Việt Nam với những lí luận có giá trị sáng tạo nổi bật mà đã được Người đề cập trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” như : xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vấn đề xây dựng đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, vấn đề xây dựng Đảng vô sản và phương pháp cách mạng… Những luận điểm cách mạng đúng đắn sáng tạo đó không chỉ là sự thể hiện tài năng xuất chúng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mà nó còn thể hiện sự thành công trong việc thực hiện những mục đích cao cả của tác phẩm “ Đường cách mệnh” góp phần thúc đẩy tiến trình lịch sử Việt Nam phát triển và giành nhiều thắng lợi to lớn. Bắc Giang, ngày 12 tháng 4 năm 2014 Nguyễn Thị Nguyệt 8 Tài liệu tham khảo 1- Hổ Chí Minh –Biên niên tiểu sử. Viện nghiên cứu CN Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh .T1-NXB chính trị Quốc gia 1992. 2- Giới thiệu tác phẩm Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. NXB Chính trị Quốc gia 1999. 3- Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 2006. 4- Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945) .NXB Hà Nội 2001. ------ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan