Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bổ sung vitamin a cho gà sinh sản isa ja57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gi...

Tài liệu Bổ sung vitamin a cho gà sinh sản isa ja57 nuôi trên lồng tại xí nghiệp giống gia cầm lạc vệ tiên du bắc ninh

.PDF
95
187
125

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O tr¦êNG ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi NGUYỄN THẾ VƯƠNG BỔ SUNG VITAMIN A CHO GÀ SINH SẢN ISA JA57 NUÔI TRÊN LỒNG TẠI XÍ NGHIỆP GIỐNG GIA CẦM LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh: ch¨n nu«i M· sè: 60.62.40 Người hướng dÉn khoa häc: pgs.ts. TÔN THẤT SƠN Hµ Néi - 2012 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thế Vương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… i LỜI CẢM ƠN Có ñược công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô giáo và các bạn ñồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Tôn Thất Sơn ñã ñộng viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã góp ý và chỉ bảo ñể luận văn của tôi ñược hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Xí nghiệp giống Gia cầm Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài tốt nghiệp. ðể hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ của những người thân trong gia ñình, ñồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý ñó. Tác giả luận văn Nguyễn Thế Vương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii 1 ðẶT VẤN ðỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục ñích – ý nghĩa 2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 ðại cương về vitamin 3 2.2 Vitamin A 5 2.2.1 Tính chất lý hoá, cấu trúc và hoạt tính của vitamin A và β – caroten 5 2.2.2 Sự hấp thu và chuyển hoá vitamin A 7 2.2.3 Vai trò của vitamin A 8 2.2.4 Nhu cầu và nguồn cung cấp vitamin A 13 2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng ñến ñộ bền của vitamin A và β – caroten 17 2.2.6 Mối quan hệ giữa vitamin A và các chất dinh dưỡng khác 20 2.2.7 Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin A ở gia cầm 22 2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 23 2.3.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 26 2.4 Giới thiệu về giống gà ISA JA57 28 3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1 ðối tượng thí nghiệm 30 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… iii 3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31 3.2.1 ðịa ñiểm nghiên cứu 31 3.2.2 Thời gian nghiên cứu 31 3.3 Nội dung nghiên cứu 31 3.4 Phương pháp nghiên cứu 32 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 32 3.4.2 Phương pháp trộn vitamin A vào thức ăn 34 3.5 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 34 3.6 Phương pháp xử lý số liệu 37 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 4.1 Khối lượng gà trong giai ñoạn thí nghiệm 38 4.2 Tỷ lệ ñẻ 40 4.3 Năng suất trứng của gà thí nghiệm 44 4.4 Tỷ lệ trứng giống của ñàn gà thí nghiệm 47 4.5 Năng suất trứng giống của ñàn gà thí nghiệm 49 4.6 Lượng thức ăn thu nhận của ñàn gà thí nghiệm 52 4.7 Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai ñoạn ñẻ trứng 54 4.8 Tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình của ñàn gà thí nghiệm 61 4.9 Khối lượng trứng của ñàn gà trong giai ñoạn thí nghiệm 63 4.10 Tỷ lệ trứng có phôi của ñàn gà thí nghiệm 67 4.11 Tỷ lệ trứng chết phôi 69 4.12 Tỷ lệ nở của ñàn gà thí nghiệm 71 4.13 Tỷ lệ gà con loại I 74 4.14 Hiệu quả của việc bổ sung vitamin A 76 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 80 5.1 Kết luận 80 5.2 ðề nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 81 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ðC ðối chứng 2. ðvt ðơn vị tính 3. HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn 4. NLTð Năng lượng trao ñổi 5. NST Năng suất trứng 6. NS Năng suất 7. NXB Nhà xuất bản 8. TĂ Thức ăn 9. TAHH Thức ăn hỗn hợp 10. TATN Thức ăn thu nhận 11. TB Trung bình 12. TN Thí nghiệm 13. TL Tỷ lệ 14. TTTA Tiêu tốn thức ăn 15. TT Tuần tuổi 16. Tr Trang 17. VNð Việt Nam ñồng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp Dabaco cho gà 33 lông màu sinh sản 33 4.1 Khối lượng cơ thể gà trong giai ñoạn ñẻ trứng 39 4.2 Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 42 4.3 Năng suất trứng của ñàn gà thí nghiệm 45 4.4 Tỷ lệ trứng giống của ñàn gà thí nghiệm 48 4.5 Năng suất trứng giống của ñàn gà thí nghiệm 50 4.6 Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm 53 4.7a Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của ñàn gà thí nghiệm 55 4.7b Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống của ñàn gà thí nghiệm 58 4.8 Tỷ lệ trứng dị hình từ 24 – 40 tuần tuổi của gà thí nghiệm 62 4.9 Khối lượng trứng giai ñoạn từ 23 – 40 tuần tuổi của gà thí nghiệm 64 4.10 Tỷ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm 68 4.11 Tỷ lệ trứng chết phôi của ñàn gà trong giai ñoạn thí nghiệm 70 4.12 Tỷ lệ nở của ñàn gà trong giai ñoạn thí nghiệm 72 4.13 Tỷ lệ gà con loại I của ñàn gà trong giai ñoạn thí nghiệm 75 4.14 Hiệu quả của việc bổ sung vitamin A từ 22 – 40 tuần tuổi 77 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… vi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Cấu trúc hoá học của vitamin A và β - caroten 3.1 Gà ISA - JA57 ở lồng thí nghiệm 30 3.2 Gà ISA JA57 ở các lô thí nghiệm 31 4.1 Tỷ lệ ñẻ của ñàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 44 4.2 Tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng 60 4.3 Tiêu tốn thức ăn trên 10 qủa trứng giống 60 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 6 vii 1. ðẶT VẤN ðỀ 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài Chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất ñã có từ lâu và ngày càng ñược phát triển trong hệ thống chăn nuôi hiện nay. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, (2011) [17], năm 1995 tổng ñàn gia cầm của Việt Nam là 140 triệu con ñến năm 2011 ñã tăng lên 321,9 triệu con. Năm 2011 ñã cung cấp cho thị trường 6,9 tỷ quả trứng và 696.000 tấn thịt ước chiếm 16,7% lượng thịt trên thị trường. Ngành chăn nuôi gia cầm ñã góp phần ñưa giá trị sản phẩm chăn nuôi trong tổng sản phẩm nông nghiệp từ 18,9% năm 1995 lên 28% năm 2011. Trong thời gian qua, ñể nâng cao năng suất của ngành gia cầm, nước ta ñã nhập nhiều giống gia cầm có năng suất cao và nuôi ở nhiều ñịa phương. Chế ñộ nuôi dưỡng của các giống gia cầm này thường theo khuyến cáo của nước ngoài. Trong ñiều kiện khí hậu nóng ẩm và nguyên liệu thức ăn khác nhau thì các nhu cầu dinh dưỡng ñó chưa phù hợp với Việt Nam. ðã có nhiều nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho gà nuôi công nghiệp, các nghiên cứu này phần lớn chỉ tập trung ñến nhu cầu năng lượng, protein, acid amin (Bùi Thị Oanh, 1996 [12], Vũ Duy Giảng và cộng sự, 1999 [6]), còn các vitamin rất ít ñược nghiên cứu. Năm 2009, Bùi Hữu ðoàn [4] nghiên cứu bổ sung vitamin C cho gà ñẻ giống thịt. Trong nhóm các vitamin tan trong dầu mỡ thì vitamin A rất cần cho sinh trưởng, dinh dưỡng của mắt, sinh sản, khả năng kháng bệnh… của gà nuôi công nghiệp (Squires và Naber, 1993 [52]; Lin và cộng sự, 2002 [41]). Khi thiếu vitamin A ñối với gà làm giảm sinh trưởng của gà thịt, tỷ lệ ñẻ trứng, tỷ lệ ấp nở trứng giống giảm (McDowell, 2000 [43]; 2009 [44]). Do vitamin A bị phân hủy nhanh dưới tác ñộng của ánh sáng, oxy không khí, pH, nhiệt ñộ cao, thời gian bảo quản, quá trình chế biến thức ăn: ép ñùn, ép viên…(Scott, 1972; Gadient, 1986; Killeit, 1988; Coehlo, 1991) (dẫn theo Gerald và cộng sự, 1997 [30]); Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 1 (Diaz và cộng sự, 2009 [26]). Do những yếu tố này nên nhu cầu vitamin A cho gà ở các nước nhiệt ñới thường cao hơn 42% so với các nước ôn ñới (Rashid và cộng sự, 1999 [56]). Lin và cộng sự, (2002) [41], cho biết: trong ñiều kiện stress nhiệt ñộ cao, bổ sung vitamin A cho gà ñẻ thương phẩm ñã làm tăng tỷ lệ ñẻ trứng từ 57,9% (mức vitamin A 10.000 UI/kg thức ăn, lô ñối chứng) lên 64,3% (mức vitamin A: 16.000 UI/kg thức ăn). Trong thời gian gần ñây, phương thức chăn nuôi gà ñẻ giống trên lồng, thụ tinh nhân tạo ñã ñược một số xí nghiệp giống gia cầm áp dụng. Phương thức chăn nuôi này có một số ưu ñiểm: chăm sóc nuôi dưỡng giảm, theo dõi và thu nhặt trứng dễ hơn, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ gà con loại 1 tăng,… Tuy nhiên, nuôi gà trên lồng có một số bệnh liên quan ñến vitamin hay xảy ra: gà bị sã cánh, cong lườn (do thiếu vitamin D3), giảm khả năng ñề kháng bệnh (thiếu vitamin A), giảm tỷ lệ ñẻ trứng…Hybrid, (2010) [37], DSM, (2011) [27], ñã khuyến cáo các nhu cầu vitamin mới cho gà. Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, chúng tôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Bổ sung vitamin A cho gà sinh sản ISA JA 57 nuôi trên lồng tại Xí nghiệp giống gia cầm Lạc Vệ - Tiên Du Bắc Ninh”. 1.2. Mục ñích – ý nghĩa - Xác ñịnh ảnh hưởng của các mức vitamin A trong thức ăn ñến sức sản xuất của gà ñẻ giống ISA JA57 nuôi trên lồng. - Xác ñịnh mức bổ sung vitamin A thích hợp trong thức ăn của gà ñẻ sinh sản ISA JA57 nuôi trên lồng. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ðại cương về vitamin Năm 1912, Casimir Funk nhà hoá sinh học người Mỹ gốc Ba Lan ñã ñưa ra thuật ngữ vitamin và danh từ vitamin ñược dùng cho ñến ngày nay. Theo Tôn Thất Sơn và cộng sự, (2005) [16], vitamin là hợp chất hữu cơ, phân tử bé, tự nhiên hoặc tổng hợp, cần với lượng rất nhỏ giữ vai trò xúc tác các phản ứng sinh học trong quá trình chuyển hoá giúp sinh vật duy trì, phát triển và hoạt ñộng bình thường, khi thiếu vitamin trong khẩu phần hay không ñược hấp thu và sử dụng ñầy ñủ sẽ gây bệnh hay có những triệu chứng thiếu. Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] cho biết, trước ñây số lượng vitamin còn ít, người ta ñạt tên vitamin theo bệnh xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin ñó. Ví dụ: vitamin A trước ñây gọi là Axerophtol (A: anty chống; xerophtol: khô giác mạc) vitamin chống ñược bệnh khô giác mạc. Vitamin PP phòng bệnh da dần sùi (PP: Pellagra preventive phòng da sần sùi). Theo Tôn Thất Sơn và cộng sự, (2005) [16], khi số lượng vitamin ñược phát hiện ngày càng nhiều, trong ñó có vitamin liên quan ñến những bệnh hoặc triệu chứng không ñặc hiệu lắm và cùng một vitamin có nhiều vai trò khác nhau nên gọi tên vitamin theo bệnh là không chính xác. Nên Mac Collumn ñã ñề nghị dùng các chữ cái La Mã ñặt tên cho các vitamin như: vitamin A, D, E, K, B, C… Nếu trong họ có nhiều loại thì người ta ñánh dấu thêm bằng các chữ số như A1; A2; D1; D2; K1; K2 B1; B2; ….. Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] cho biết, cùng với sự phát triển của hoá sinh những tên gọi trên không nói lên ñược bản chất sinh học và chức năng của các vitamin. Ví dụ: Nicotiamit hiện nay gọi là vitamin B3 nhưng trước kia lại gọi là B5; biotin là vitamin B8 nhưng có thời gian lại gọi là vitamin H hay vitamin Bc trong khi ñó vitamin Bc lại dùng phổ biến ñể chỉ acid folic. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 3 ðể khắc phục những hạn chế của cách gọi trên, theo ñề nghị của Hiệp hội Quốc tế hoá học tinh khiết và ứng dụng (IUPAC: International Uinon of Pure and Applied Chemistry) người ta thống nhất tên gọi các vitamin bằng tên hoá học ñể phản ánh chính xác tính chất hóa học và công dụng của chúng với cơ thể sinh vật. Tên hoá học phải ñược thể hiện trong các nhãn thuốc, sản phẩm có vitamin ngoài tên thương mại. Theo Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] vitamin là một nhóm hợp chất hữu cơ rất khác nhau về mặt cấu trúc hoá học. Nếu dựa trên quan ñiểm cấu tạo hoá học ñể phân loại vitamin thì rất khó dành cho vitamin một ñịnh nghĩa chung. Tính chất vật lý của vitamin cũng rất khác nhau cho nên cũng không dựa vào ñấy ñể sắp xếp ñược. Tác dụng sinh lý của vitamin cũng rất khác nhau và bản chất các vitamin cũng hoàn toàn khác nhau nên không ñủ tiêu chuẩn phân loại thoả ñáng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ñã căn cứ vào tính chất hoá lý của vitamin ñặc biệt là tính hoà tan ñể phân loại vitamin thành hai nhóm. Nhóm vitamin tan trong chất béo (dầu mỡ, dung môi chất béo,…) gồm vitamin A; D; E; K. Và nhóm vitamin tan trong nước: gồm vitamin nhóm B (B1; B2; B12); C; acid pantotenic, Biotin,... Tôn Thất Sơn và cộng sự, (2005) [16] cho biết, các vitamin có cấu trúc hoá học, vai trò và cách thức hoạt ñộng khác nhau nhưng tất cả các vitamin ñều có chung các tính chất. Vitamin là chất hợp hữu cơ không cung cấp năng lượng, không cung cấp protein khi cơ thể thu nhận vitamin. Vitamin có vai trò rất quan trọng trong hoạt ñộng của cơ thể nhưng chỉ cần với một lượng rất nhỏ. Liều tối thiểu hàng ngày ñủ cho nhu cầu của các tổ chức trong cơ thể thay ñổi theo từng vitamin, từ vài microgam (µg) (vitamin B12) ñến vài chục miliigram (mg) (vitamin C). Một số tác giả nghiên cứu cho biết mặc dù cơ thể ñộng vật cần với một lượng vitamin rất nhỏ hàng ngày nhưng cơ thể người và ñộng vật phần lớn không tổng hợp ñược ngay cả khi cung cấp ñầy ñủ các yếu tố cần thiết cho cơ thể. Trong mọi trường hợp vitamin ñược cung cấp bởi thức Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 4 ăn. Các vitamin không thể thay thế lẫn nhau, thiếu một loại vitamin này không thể dùng vitamin khác ñể thay thế. Ví dụ như khi thiếu vitamin C gây bệnh hoại huyết thì không thể dùng vitamin A ñể bổ sung ñể chữa bệnh hoại huyết ñược. Vitamin rất cần thiết cho hoạt ñộng và quá trình phát triển của cơ thể. Vitamin ñóng vai trò chính xác của chất xúc tác, bằng cách hoạt hoá quá trình oxy hoá của thức ăn và hoạt ñộng chuyển hoá, tức là tất cả những quá trình mà nhờ ñó thức ăn ñược biến ñổi và ñồng chuyển hoá bởi các tổ chức. Người ta nói rằng ñó là những tia sáng khởi ñộng ngọn lửa, vitamin tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng, tham gia tích cực vào hoạt ñộng của tế bào. Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] cho biết, vitamin tham gia cấu tạo các enzym và coenzym như vitamin B12 tham gia cấu tạo enzym izomeraza và coenzym cobamit. Mặt khác, khi cơ thể thiếu vitamin gây ra những rối loạn: Thiếu vitamin sẽ gây những triệu chứng thiếu hoặc bệnh ñặc hiệu. Ví dụ: Thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù ở người. 2.2. Vitamin A 2.2.1. Tính chất lý hoá, cấu trúc và hoạt tính của vitamin A và β – caroten Theo Tôn Thất Sơn và cộng sự, (2005) [16] vitamin A kết tinh màu vàng nhạt, không tan trong nước nhưng tan trong dầu mỡ hay dung môi của chất béo. Do cấu trúc hoá học gồm nhiều ñơn vị isopren với các liên kết ñôi nên vitamin A dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của tia tử ngoại, nhiệt ñộ cao, dễ bị oxy hoá ở ngoài không khí hay trộn lẫn với dầu mỡ bị ôi. Tiền vitamin A ñược xếp vào một nhóm có tên gọi là carotenoid gồm nhiều loại như α – caroten, β – caroten, caroten, criptoxanthine… β – carotene tinh khiết có màu ñỏ, trong dung dịch có màu vàng da cam. Tất cả các carotene ñều không tan trong nước nhưng tan trong chất béo và dầu mỡ. Carotene bị phân hủy bởi tia tử ngoại (ánh sáng), ñộ ẩm và nhiệt ñộ cao. Theo Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] thì vitamin A có Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 5 2 loại : Vitamin A1 và vitamin A2 Vitamin A1 gồm có dạng andehyt ñược gọi là retinal và dạng ancol gọi là retinol. Vitamin A dạng andehyt (retinal) ñược tạo thành từ β – caroten do phản ứng của oxy với hai nguyên tử cacbon trung tâm của caroten tạo hai phân tử vitamin A1, gồm một vòng β – ionon gắn vào chuỗi prolen có chứa andehyt ở ñầu. Vitamin A dạng ancol (retinol) ñược tạo thành do sự khử chức andehyt của retinal thành chức rượu dưới tác dụng của retinol reductaza có coenzym NADH tham gia. Vitamin A2 (3 - dehydro retinol) có ñặc ñiểm là thêm một liên kết ñôi giữa cacbon 3 và 4 của vòng β – ionon. Hiệu lực của vitamin A2 chỉ bằng 40% vitamin A1. (Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, 1987) [18]. Hình 2.1 : Cấu trúc hoá học của vitamin A và β - caroten ðể tiện cho việc tính toán và sử dụng trong khi phối hợp công thức thức ăn và bổ sung vitamin A vào khẩu phần thức ăn cho vật nuôi, các nhà khoa học ñã ñưa ra ñơn vị Quốc tế ñể quy ñịnh hoạt tính của vitamin A như sau: 1mg vitamin A = 3.300UI; 1 UI = 0,300 microgram retinol; 1UI = 0,344 microgram retinilacetat; 1UI = 0,440 microgram retinilpalmitat. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 6 2.2.2. Sự hấp thu và chuyển hoá vitamin A Vitamin A trong thức ăn ở dạng retinol hay retinol este ñược thủy phân bởi men lipaza tuyến tụy thành retinol. Retinol ñược hấp thu trong niêm mạc ruột ở ñó nó ñược este hoá thành retinil palmitat. Theo Scott và cộng sự, (1982) [50], vitamin A và β – carotene chuyển thành mixen, chuỗi phân tử trước khi hấp thu ở ruột. Những chuỗi phân tử này hỗn hợp với muối mật và monoglyxerit (acid béo mạch dài), cholesterol và có thể với vitamin D và vitamin K giúp cho vitamin A và β – carotene dễ dàng ñược hấp thu vào ruột. Vũ Duy Giảng, (2007) [7] cho biết, β - carotene chuyển thành vitamin A trong tế bào niêm mạc ruột, hiệu suất chuyển hoá carotene thành vitamin A phụ thuộc vào loài ñộng vật, tình trạng dinh dưỡng vitamin A và sự ñầy ñủ protein khẩu phần. Ở gà 1mg carotene có hoạt tính vitamin A (tính theo UI) chuyển thành 536 – 1660 UI vitamin A. Con vật trong tình trạng thiếu vitamin A hay carotene kéo dài thì hiệu suất chuyển carotene thành vitamin A cũng kém. Theo NRC, (1994) [49] gia cầm có hiệu quả chuyển hoá β - carotene thành vitamin A tương ñương với chuột 1mg β – carotene tương ñương với 1667 UI retinol. ðối với gà thịt thương phẩm thì hiệu suất chuyển hoá 1mg β – carotene tương ñương với 400UI vitamin A (Johannsen và cộng sự, 1998) [38]. Vitamin A ñược lưu thông trong huyết thanh cả ở dạng alcahol và dạng este. Dạng este liên kết với lipoprotein còn dạng alcohol liên kết với protein ñặc hiệu α2 – glubolin của máu. Gan là nơi dự trữ và duy trì mức vitamin A bình thường trong máu. Vitamin A dự trữ ở gan dưới dạng retinyl este. Khi cơ thể cần thì retinyl este ñược chuyển thành retinol và chỉ có thể chuyển vào máu khi ở dạng retinol binding protein. Hàm lượng vitamin A có ở trong máu có thể nói lên tình trạng dinh dưỡng vitamin A của vật nuôi. Nó có liên quan mật thiết với lượng vitamin A dự trữ ở gan và vitamin A hàng ngày của thức ăn, khi sử dụng ñồng vị phóng xạ có ñánh dấu cho thấy retinol trong gan luôn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 7 luân chuyển. (Tôn Thất Sơn và cộng sự, 2005) [16]. Gà có thể sử dụng vitamin A trong cả thức ăn ñộng vật và thức ăn thực vật. Khi gà bị thiếu vitamin A nếu cho ăn β – carotene thì sau 1 giờ xuất hiện vitamin A ở vách ruột, sau 3 giờ thì xuất hiện ở gan. Khoảng thời gian 6 giờ sau khi cho gà ăn β – carotene thì tỷ lệ vitamin A trên một gram mô tổ chức thường xuyên cao hơn ở vách ruột. Khi cung cấp trực tiếp một lượng lớn vitamin A cho gà con thì vitamin A ở vách ruột tăng lên không ñáng kể ở ngày thứ 2 sau khi cho ăn, trong khi ñó lượng vitamin A ở gan ñã tăng lên ñáng kể. Carotene và vitamin A ñược gà con sử dụng từ một tuần tuổi. Hiệu quả chuyển hoá carotene thành vitamin A ở gà mái ñẻ cao. Vitamin A tổng hợp ñược tích lũy trong trứng như khi có gà ăn vitamin A tinh khiết. Trong lòng ñỏ trứng sự tích lũy carotene hầu như không ñáng kể mà chủ yếu là tích lũy xantofil. 2.2.3. Vai trò của vitamin A 2.2.3.1. Vai trò của vitamin A với thị giác Theo Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] vitamin A cấu tạo rhodopsin trên võng mạc mắt, có trọng lượng phân tử khoảng 40.000 còn gọi là chất màu tím thị giác. Cấu tạo rhodopsin gồm một phần protein là opsin và một phần không phải protein là retinen. Chất rentinen ñược xác ñịnh là vitamin A andehyt và gọi là retinal. Khi ánh sáng chiếu vào võng mạc, rhodopsin phân ñôi thành opsin và retinal. Ở chỗ tối lại xảy ra quá trình tổng hợp rhodopsin do ñó làm tăng ñộ nhạy cảm của mắt với ánh sáng. Ánh sáng Rhodopsin Opsin + Retinal Tối Retinol Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 8 Trong ñiều kiện bình thường, sự phân giải và tổng hợp rhodopsin ñược duy trì ở thế cân bằng. Khi thiếu vitamin A tốc ñộ tái tạo rhodopsin chậm lại. Thời gian mắt thích ứng bình thường là 8 phút, thiếu vitamin A thì thời gian mắt thích ứng chậm lại tới 30 – 45 phút sinh ra quáng gà. Mạch nhánh của retinal có nhiều liên kết ñôi nên có thể tồn tại dưới nhiều dạng ñồng phân khác nhau. Trong các dạng ñồng phân có hai dạng thường gặp là cis – retinal và trans – retinal nhưng chỉ có dạng ∆11 cis – retinal là có cấu trúc thích hợp có thể kết hợp ñược với opsin ñể thành rhodopsin còn dạng trans – retinal không kết hợp ñược. (Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, 1987) [18]. 2.2.3.2. Vitamin A tham gia vào dinh dưỡng biểu mô và thượng bì Lê Văn Trị và Nguyễn Ngọc Ngoãn, (1987) [18] cho biết, vai trò của vitamin A thường thể hiện ở da, niêm mạc tuyến tiết, ñường hô hấp, tiêu hoá, ñường ruột, mắt. Vitamin A có tác dụng giữ cho biểu mô ñược toàn vẹn. Thiếu vitamin A các biểu mô trụ sẽ teo, bị thay thế bởi những biểu mô lát. Thiếu vitamin A kéo dài, nhãn cầu mắt bị chai cứng sinh ra bệnh khô mắt (xerophtalmie). Vitamin A tham gia vào sự cân bằng và ñổi mới biểu mô, vai trò này ñược xác ñịnh bởi vai trò ñặc biệt của acid retinoic giúp tái tạo nhanh tế bào biểu mô, giúp liền sẹo, sinh tiết chất nhày, hoạt ñộng ñiều hoà trên tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi, ức chế sừng hoá tế bào biểu mô. Theo Vũ Duy Giảng, (2007) [7], vitamin A có ảnh hưởng ñến sự biệt phân của tế bào mầm, khi cơ thể ñủ vitamin A thì tế bào mầm biệt phân thành các tế bào tiết niêm dịch (mucus – secreting cells; tế bào cuboidal columna và goblet), còn khi cơ thể thiếu vitamin A thì tế bào mầm biệt phân thành tế bào sừng hoá (keratinizing cells). Niêm mạc cấu tạo chủ yếu bằng tế bào tiết niêm dịch thì mềm mại và ẩm ướt, còn cấu tạo bằng tế bào sừng hoá thì khô ráp, dễ bong tróc. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 9 Vitamin A ức chế chuyển hoá protein và ARN ở lớp hạt, tác dụng này sẽ mạnh hơn nếu là da bệnh nhân vẩy nến. ðối với lớp gai ñang thoái hoá, vitamin A lại làm tái hoạt chúng nghĩa là ức chế sừng và kích thích tổng hợp muco – polysacharit. Ngoài ra vitamin A còn kích thích tiết enzym thủy phân acid ở lớp ñáy và như vậy có thể tránh ñược sừng hóa do ñó vitamin A có tác dụng nuôi lớp da (Lê Văn Tri và Nguyễn Ngọc Ngoãn, 1987) [18]. Tôn Thất Sơn và cộng sự, (2005) [16] cho biết, khi thiếu vitamin A, sự tái tạo lớp tế bào thượng bì bị ngăn cản gây sừng hoá, khô da, vẩy nến làm giảm thấp hoặc mất khả năng bảo vệ của da, niêm mạc ruột, khí quản, ñường sinh dục... vi khuẩn dễ xâm nhập. Thiếu vitamin A dễ bị viêm phổi, ỉa chảy gia cầm sinh sản thì tăng tỷ lệ trứng không có phôi và chết phôi. 2.2.3.3. Vitamin A và sự tổng hợp kháng thể Theo Vũ Duy Giảng, (2007) [7] vitamin A có vai trò ñiều chỉnh sao chép kháng thể. Vitamin A làm tăng cường tổng hợp immunoglobin và kích thích tổng hợp kháng thể protein do ñiều khiển tổng hợp acid nhân (Herlyn và Glasser, 1977) [34]. Vitamin A làm to lách và tuyến ức là những cơ quan có trách nhiệm tạo ra các tế bào sản sinh ra kháng thể. Khi cấy các kháng nguyên như virus bệnh cúm, hồng cầu của gia súc khác vào cơ thể gia súc thí nghiệm thì các cơ quan trên phình to, ñồng thời lượng kháng thể này ñược tạo ra nhiều hơn. Kháng thể ñược tạo ra trong những con vật thí nghiệm có vitamin A sớm hơn, hàm lượng trong huyết thanh cao hơn và tồn tại lâu hơn. Vitamin A trực tiếp kích thích hoạt tính của các tế bào limpho là các tế bào chịu trách nhiệm sản sinh kháng thể bằng cách nhân nhanh các kháng thể này. Như vậy vitamin A có tác ñộng ở mức ñộ tế bào. Theo Scott và cộng sự, (1982) [50], lượng kháng thể chống bệnh Salmonella Pullorum giảm ñáng kể ở lô gà thiếu vitamin A. Stowe, (1982) [53] cho biết, vitamin A là yếu tố duy trì lượng kháng thể ở con vật sơ sinh. Thiếu hụt vitamin A có liên quan ñến suy giảm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 10 chức năng miễn dịch và tăng khả năng nhiễm khuẩn, thiếu vitamin A còn làm rối loạn quá trình trao ñổi globulin miễn dịch (Davis và cộng sự 1986, dẫn theo Ataur Rahman Bhuiyan, 2002) [20]. Zintzen và Grobke, (1974) [59] cho biết, vitamin A tăng khả năng chống chịu stress gây ra bởi nhiệt ñộ quá cao và nhiệt ñộ quá thấp ở ñộng vật nuôi. Vitamin A ñóng vai trò thiết yếu làm tăng sức ñề kháng của niêm mạc khi vi sinh vật xâm nhập, vitamin A giữ vai trò quan trọng tham gia ñáp ứng miễn dịch dịch thể của cơ thể (Davis và Sell, 1989) [25]. Vitamin A rất cần cho sự phát triển của túi Bursa Fabricius, tuyến ức và khả năng miễn dịch ở gà. (Chauhan, 1993 [23] và Raza và cộng sự, 1997) [57]. Thiếu vitamin A làm tăng mức ñộ nhiễm khuẩn cùng với sự suy giảm miễn dịch của các hệ thống trong cơ thể (Bang và cộng sự, 1975 [21]; Matsumoto và cộng sự, 1991 [42]). Carotenid dự trữ trong cơ thể, có ở gan nó không chỉ cung cấp nguồn vitamin A mà còn thực hiện nhiều chức năng khác. β – carotene ngoài vai trò như tiền vitamin A nó còn có chức năng chống ung thư và bệnh ñường hô hấp, vitamin A và β – caroten còn làm cho vết thương mau lành. 2.2.3.4. Vai trò của vitamin A và β – caroten với sinh sản Tejada và cộng sự, (1983) dẫn theo Ataur Rahman Bhuiyan, (2002) [20], bổ sung vitamin A làm tăng tỷ lệ ñẻ trứng của gà. Vitamin A và β – carotene cần cho gà con, vì vitamin A dự trữ trong cơ thể gà con sử dụng hết trong 5 – 6 ngày sau khi nở, nếu không bổ sung thêm lần nào sẽ gây thiếu vitamin A nghiêm trọng. Tagwernker, (1962) [54] cho biết, gà ñẻ bị nhiễm Capillaria columbae với khẩu phần chỉ cung cấp 3.600UI vitamin A trong một kg thức ăn hỗn hợp làm giảm tỷ lệ ñẻ từ 44 xuống còn 35%. Trong khi ñó gà ăn thức ăn ñược bổ sung 10.800UI vitamin A trong một kg thức ăn thì tỷ lệ ñẻ tăng từ 41 lên 50%. Ở gia cầm sinh sản, thiếu vitamin A còn ảnh hưởng ñến sự phát triển Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 11 bình thường của tế bào sinh dục do ñó làm giảm sức ñẻ trứng ở con mái, còn ở con trống tinh trùng bị biến dạng và sau nữa là mất khả năng thụ tinh. Khi gia cầm mái bị thiếu vitamin A thì làm tăng tỷ lệ chết phôi ở giai ñoạn từ 18 – 21 ngày ấp (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009) [10]. Cuca và cộng sự, (1982) dẫn theo Tôn Thất Sơn, (1994) [15] cho biết, gà mái hậu bị ăn khẩu phần thiếu vitamin A liên tục trong 4 tháng thì mất khả năng ñẻ trứng. Một số tác giả nghiên cứu về vitamin A còn cho biết, ñối với gà mái ñẻ khi thiếu vitamin A, trong ống dẫn trứng, lớp biểu bì tiết lòng trắng, màng vỏ và vỏ trứng bị tổn hại dẫn ñến giảm khả năng ñẻ trứng. Vitamin A tham gia vào nhiều quá trình sống của ñộng vật: như tham gia vào nhóm ghép của men phân giải, hấp thu chất dinh dưỡng thông qua các quá trình oxy hoá khử. Vitamin A làm tăng sức ñề kháng cho cơ thể, làm tăng khả năng sinh sản (sức sống và số lượng tinh trùng, chống sừng hoá các tế bào niêm mạc ống dẫn trứng). ðối với gà ñẻ khi thiếu vitamin A làm giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hoá, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết phôi cao. 2.2.3.5. Vai trò của vitamin A với một số bệnh và ñộc tố nấm mốc Scott và cộng sự, (1982) [50] cho biết, mặc dù các kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa vitamin A và bệnh CRD trên gà là khác nhau nhưng các tác giả ñều nhất trí rằng, sử dụng mức vitamin A cao hơn nhu cầu tối cho thiểu sinh trưởng trong thức ăn của gà ñẻ ñã ngăn ngừa thương tổn nặng và giảm tỷ lệ chết ở gà bị nhiễm CRD. Khi gà bị thiếu vitamin A thì dễ bị nhiễm ký sinh trùng ñường ruột như Ascaridia galli, Syngamus Trachea, Capillaria Obsignata (Miller, 1975) [45]. Gà con bị nhiễm cầu trùng Eimeria Tenella khi bổ sung vitamin A vào khẩu phần ñã làm tăng dự trữ vitamin A ở gan và giảm tỷ lệ chết từ 73% xuống còn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất