Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bổ ngữ phức hợp “起来” và những từ ngữ tương đương trong tiếng việt...

Tài liệu Bổ ngữ phức hợp “起来” và những từ ngữ tương đương trong tiếng việt

.PDF
93
745
67

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BỔ NGỮ PHỨC HỢP“起来”VÀ NHỮNG TỪ NGỮ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT NGUYỄN MINH KHẢI BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BỔ NGỮ PHỨC HỢP“起来”VÀ NHỮNG TỪ NGỮ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Sinh viên thực hiện : NGUYỄN MINH KHẢI Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S TRẦN THỊ MỸ HẠNH BIÊN HÒA, THÁNG 12/2012 谢词 Lời Cảm Ơn 我本人是雒鸿大学东方系中文专业的学生-阮明凯。在学习过程中,我 受到各位老师的关心与帮助。尤其是,学校已经为我创造到台湾留学、实习 的条件,因此我汉语水准不断地提高。 Em là sinh viên Nguyễn Minh Khải sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, khoa Đông Phương, ngành Trung Quốc Học. Trong quá trình học em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô. Đặc biệt, nhà trường đã tạo điều kiện để em có cơ hội đi du học và thực tập ở Đài Loan, nhờ đó mà trình độ Hán ngữ không ngừng được nâng cao. 在写报告论文的过程中,我受到导师认真的指教。老师为了我完成这篇 论文,已经创造了顺利的条件。我真诚感谢。 Trong quá trình làm nghiên cứu em nhận được rất nhiều những lời chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn. Cô đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn. 最后,我谨向各位老师,特别是导师、反辩老师,表示由衷的感谢。祝 各位老师身体健康,以培训出来越来越多优秀的学生。 Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện của em. Chúc Thầy Cô nhiều sức khỏe, để đào tạo ngày càng nhiều sinh viên giỏi. 再一次,我非常感谢。 Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. 大学生 sinh viên 阮明凯 Nguyễn Minh Khải MỤC LỤC A. PHẦN DẪN LUẬN ............................................................................................... 1 1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ....................................................................................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài........................................................................................................... 3 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5 Chương 1: Chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”................. 5 1.1. Chức năng ngữ pháp của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán .................6 1.1.1. Quan niệm về bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. ........................................6 1.1.2. Hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. ................................................7 1.2. Chức năng ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán hiện đại. ......9 1.2.1. Phân loại từ đặc điểm kết cấu...................................................................10 1.3. Phân loại từ ý nghĩa chỉ hướng. ......................................................................13 1.3.1. Phân loại theo hạng mục. .........................................................................13 1.3.2. Phân loại quan hệ. .................................................................................... 15 1.4. Lặp lại chức năng ý nghĩa của bổ ngữ xu hướng“起来”trong tiếng Hán. ......16 1.4.1. Nghĩa xu hướng ........................................................................................ 17 1.4.2. Nghĩa trạng thái ........................................................................................ 17 1.4.3. Nghĩa kết quả............................................................................................ 18 Chương 2: Chức năng ngữ pháp, ý nghĩa của động từ xu hướng tiếng Việt ............ 19 2.1. Động từ xu hướng tiếng Việt ..........................................................................19 2.2. Sự khác nhau của việc phân tích động từ xu hướng tiếng Việt ...................... 19 2.3. Chức năng ngữ pháp của động từ xu hướng tiếng Việt. .................................22 2.3.1. Làm vị ngữ ............................................................................................... 23 2.3.2. Làm bổ ngữ............................................................................................... 26 2.4. Chức năng ngữ pháp của động từ xu hướng tiếng Việt. .................................29 Chương 3: So sánh đối chiếu Hán-Việt, Việt-Hán giữa bổ ngữ phức hợp“起来”và các từ tương đương trong tiếng Việt ......................................................................... 40 A. So sánh Việt-Hán .................................................................................................. 40 3.1.Nghĩa xu hướng. .............................................................................................. 40 3.1.1.Đi(去) ...................................................................................................40 3.1.2.Lên(上/起来) ........................................................................................ 41 3.1.3.Dậy(起床/起来) ...................................................................................42 3.1.4.Ra(出)...................................................................................................43 3.1.5.Vào(进/入) ........................................................................................... 44 3.1.6.Lại(来/过来)......................................................................................... 45 3.2. Nghĩa trạng thái. ............................................................................................. 45 3.2.1.Đi(去) ...................................................................................................45 3.2.2.Lên(上/起/起来)...................................................................................47 3.2.3.Dậy(起床/起来) ...................................................................................48 3.2.4.Ra(出)...................................................................................................48 3.2.5.Lại(来/过来)......................................................................................... 49 3.3.结果义 Nghĩa kết quả ...................................................................................... 49 3.3.1.Đi(去) ...................................................................................................49 3.3.2.Lên(上/起/起来)...................................................................................50 3.3.3.Ra(出)...................................................................................................50 3.3.4.Vào(进/入) ........................................................................................... 51 3.3.5.Lại(来/过来)......................................................................................... 52 B. So sánh Hán-Việt .................................................................................................. 54 3.4. Nghĩa xu hướng .............................................................................................. 54 3.5. Nghĩa trạng thái. ............................................................................................. 56 3.6. Nghĩa kết quả. .................................................................................................58 3.6.1. Biểu thị nghĩa từ phân tán đến tập trung, gom lại. ...................................58 3.6.2. Nghĩa thu giữ, cất giữ. ..............................................................................60 3.6.3. Nghĩa hồi phục ký ức. ..............................................................................60 3.6.4. Nghĩa đánh giá, phán đoán ước lượng. .................................................... 62 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 65 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 66 1 A. PHẦN DẪN LUẬN 1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu gồm có ba phần: Thứ nhất, nghiên cứu thảo luận những thành quả nghiên cứu của những người nghiên cứu trước đó về chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”, đặc biệt là so sánh, đối chiếu ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起 来”đồng thời đánh giá và đưa ra kết luận sao phù hợp với kết cấu, hệ thống ngữ pháp của tiếng Hán và phù hợp cho người học. Hy vọng với bài nghiên cứu này sẽ có ích cho người Việt Nam học tiếng Hán. Thứ hai, trên cơ sở những thành quả nghiên cứu động từ xu hướng tiếng Việt của những người nghiên cứu trước đó, giúp ta hiểu thêm về chức năng ngữ pháp ngữ nghĩa, của nó đồng thời làm rõ những vấn đề định ngữ trong quan niệm không gian của người Việt Nam. Thứ ba, thông qua sự so sánh, phân tích bổ ngữ phức hợp“起来” tiếng Hán và các động từ tương ứng tiếng Việt từ đó tìm ra được sự khác nhau về vấn đề xác định phương hướng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Đồng thời kết hợp với việc thu thập những tài liệu về những lỗi sai thường gặp và nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai đó trong quá trình học tiếng Hán. Hy vọng với bài nghiên cứu này sẽ giúp cho người học tiếng Hán tránh được những lỗi sai thường gặp phải khi dùng“起来”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. Bổ ngữ phức hợp“起来”là một trong những đề tài đuợc nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm , và đã có nhiều đề tài liên quan đến bổ ngữ phức hợp“起来”được nghiên cứu như : - Phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa cấu trúc “ v/a+ qilai/ xialai/ xiaqu” trong tiếng Hán hiện đại (vận dụng trong giảng dạy tiếng Hán cho người Việt Nam), Phạm Thị Thu Hường, khoa văn hóa ngôn ngữ tiếng Trung Quốc,Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 2 - Phân tích lỗi sai của học sinh của học sinh Việt Nam trong sử dụng bổ ngữ xu hướng kép “QILAI” ở giai đoạn cao cấp, Phạm Thị Thu Hường, khoa văn hóa ngôn ngữ tiếng Trung Quốc Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. - Phân tích ngữ nghĩa ,ngữ pháp của kết cấu “A+起来”, Đoạn Mạc, luận văn Thạc sĩ Đại học Nội Mông Cổ, 2004. 3. Phạm vi nghiên cứu Bổ ngữ“起来” trong hán ngữ hiện đại có thể làm vị ngữ chính, đặt sau hình dung từ và động từ làm bổ ngữ. Lúc“起来”làm vị ngữ chính và bổ ngữ đứng trước nó thì rất đơn giản nhưng đứng sau nó thì lại rất phức tạp. Ý nghĩa, chức năng ngữ pháp đều xảy ra ở điểm này.Người học tiếng Hán thường xảy ra những lỗi sai hầu như cũng đều ở điểm này. Do đó luận văn chỉ nhằm nghiên cứu chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”để tìm ra những động từ xu hướng tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Trong tiếng Việt tổng cộng có 12 động từ xu hướng, những động từ xu hướng này ngoài ý nghĩa là xu hướng ra nó còn mang nghĩa bóng. Trong 12 dộng từ xu hướng này, chỉ có 6 từ “đi (去)”、“lên (上/起来)”、“dậy (起来/起床)”、 “ra(出)”、“vào(进)”、“lại(来)”là có quan hệ tương ứng về ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán. Do đó luận văn phân tích sơ lược những đặc trưng cơ bản về chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của 12 động từ xu hướng, sau đó mới đi sâu phân tích nghĩa xu hướng và nghĩa bóng của từng từ “đi (去)”、“lên (上/起 来”、“dậy (起来/起床)”、“ra (出)”、“vào (进)”、“lại (来)”. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tìm ra sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hán, luận văn lựa chọn phương pháp phân tích so sánh. Đầu tiên chúng ta sử dụng phương pháp so sánh giữa bổ ngữ phức hợp“起来”và các động từ tương ứng trong tiếng Việt, lấy bổ ngữ phức hợp“起来” làm nền tảng cơ bản. Phân tích so sánh giữa tiếng Hán và tiếng Việt để tìm ra những thành phần tương ứng với bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán.Qua hai bước so sánh Việt-Hán và Hán Việt của bổ ngữ phức hợp“起来”và các 3 động từ tương ứng trong tiếng Việt có thể thấy được sự khác nhau giữa tiếng Hán và tiếng Việt. 5. Kết cấu đề tài Luận văn có 3 chương: Chương 1: Chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp “起来” trong tiếng Hán hiện đại. Chương 2: Giới thiệu chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của động từ xu hướng trong tiếng Việt. Chương 3: So sánh đối chiếu Hán-Việt, Việt-Hán giữa bổ ngữ phức hợp “起来” và các từ tương đương trong tiếng Việt. B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起 来”trong tiếng Hán hiện đại 1.1. Chức năng ngữ pháp của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán. 1.1.1. Quan niệm về bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. 1.1.2. Hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. 1.2. Chức năng ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán hiện đại. 1.2.1. Phân loại từ đặc điểm kết cấu. 1.2.1.1.Sau động từ. 1.2.1.2.Sau hình dung từ. 1.3. Phân loại từ ý nghĩa chỉ xu hướng. 1.3.1. Phân loại theo hạng mục. 1.3.2. Phân loại theo quan hệ. 1.3.2.1. Nghĩa phương hướng. 1.3.2.2.Nghĩa bắt đầu. 1.3.2.3 Nghĩa hoàn thành. 1.3.2.4. Nghĩa điều kiện 1.4. Lặp lại chức năng ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán. 4 1.4.1. Nghĩa xu hướng. 1.4.2. Nghĩa trạng thái. 1.4.3. Nghĩa kết quả. Chƣơng 2: Chức năng ngữ pháp, ý nghĩa của động từ xu hƣớng tiếng Việt 2.1. Động từ xu hướng tiếng Việt. 2.2. Phân tích sự khác nhau của động từ xu hướng tiếng Việt. 2.3. Chức năng ngữ pháp của động từ xu hướng tiếng Việt. 2.3.1. Làm vị ngữ. 2.3.1.1. Vị trí của tân ngữ. 2.3.1.2. Động từ xu hướng trong câu liên động làm trợ từ thứ nhất. 2.3.2. Làm bổ ngữ. 2..3.2.1. Biểu thị vị trí của tân ngữ chỉ nơi chốn. 2.3.2.2. Biểu thị vị trí của tân ngữ chỉ sự vật. 2.4. Chức năng ý nghĩa của động từ xu hướng tiếng Việt. 2.4.1. Nghĩa xu hướng. 2.4.1.1. Nghĩa gốc. 2.4.1.2. Nghĩa bóng. 2.4.2. Xu hướng thời gian, tâm lý. 2.4.3. Nghĩa trạng thái, nghĩa kết quả. Chƣơng 3: So sánh đối chiếu Hán-Việt, Việt-Hán giữa bổ ngữ phức hợp“起来”và các từ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt A. So sánh Việt-Hán 3.1. Nghĩa xu hướng. 3.2. Nghĩa trạng thái. 3.3. Nghĩa kết quả. 5 B. So sánh Hán-Việt 3.4. Nghĩa xu hướng. 3.5. Nghĩa trạng thái. 3.6. Nghĩa kết quả. C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来” Trong Hán ngữ hiện đại“起来” là động từ phức hợp do hai động từ xu hướng“起 ”và“来”kết hợp thành đều biểu thị xu hướng của người hoặc sự vật, trong tiếng Hán“起来”sử dụng rất nhiều,“起来”có thể làm vị ngữ chính, đặt sau hình dung từ và động từ làm thành kết cấu thuật bổ. Trong đó đặt ở sau hình dung từ và động từ làm thành kết cấu thuật bổ chiếm số lượng lớn. Lúc làm động từ vị ngữ ý nghĩa của“起来”tương đối đơn giản. Lỗ Thúc Tương (1980) chỉ ra động từ vị ngữ“起来”có hai ý nghĩa: Một là từ nằm, ngồi mà đứng dậy hoặc từ đang nằm mà ngồi dậy. Hai là biểu thị từ trạng thái đứng im rồi hành động tích cực, lúc làm bổ ngữ thì ý nghĩa của“起来”rất phong phú và phức tạp không hoàn toàn chỉ phương hướng của động tác. Những người nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán đối với chức năng ngữ pháp, ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”đặt phía sau động từ và hình dung từ có cách nhìn nhận không giống nhau. Chương này đầu tiên là sắp xếp quy nạp, phân tích đánh giá những bài nghiên cứu của những người nghiên cứu trước đó rồi mới xét đến chức năng ngữ pháp, ý nghĩa của “起来”đặt ở phía sau động từ và hình dung từ, từ đó làm cho kết cấu thêm hoàn chỉnh. 6 1.1. Chức năng ngữ pháp của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán Bổ ngữ phức hợp“起来”có thể đảm nhiệm vị ngữ chính cũng có thể dùng ở sau hình dung từ và động từ. Trong đó, đặt ở sau hình dung từ và động từ biểu thị nghĩa xu hướng và nghĩa bóng chiếm đại đa số. Theo phân loại hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán,“起来”làm thành phần đứng sau động từ và hình dung từ được gọi là bổ ngữ xu hướng phức hợp. Nhưng bởi vì những nhà nghiên cứu tiếng Hán có sự lý luận về phân loại, phạm vi…của hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán cho nên vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau. Từ những năm 90 trở lại đây, có một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những ý tưởng mới về kết cấu của hệ thống bổ ngữ, như: Hà Bỉ Đức (1990), Mã Khánh Châu (1998), Trương Vượng Hi (1999), Lữ Văn Hoa (2001) và Trần Di Tịnh (2004). Vấn đề này làm cho chúng ta phải suy nghĩ và nhận biết về chức năng ngữ pháp của“起来” đặt phía sau động từ và hình dung từ. “起来” đặt phía sau, suy cho cùng cũng giống như bổ ngữ truyền thống gọi là “Bổ ngữ phức hợp”. 1.1.1. Quan niệm về bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. Hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại vì tính phức tạp của nó, cho nên nó là tiêu điểm được chú ý của các nhà nghiên cứu ngữ pháp, cũng là tâm điểm và điểm khó của người học tiếng Hán. Định nghĩa và chức năng ngữ pháp của bổ ngữ về cơ bản các nhà nghiên cứu đều có cách nhìn giống nhau: Bổ ngữ đứng sau động từ hoặc hình dung từ nói rõ thành phần của chúng được gọi là bổ ngữ. Nhưng thực ra bổ ngữ không chỉ hoàn toàn bổ sung, giải thích ý nghĩa cho động từ và hình dung từ, hơn thế nữa nó còn bổ sung, giải thích cho chủ thể của động tác và bị chịu sự chi phối của người hoặc sự vật. Các nhà nghiên cứu phân loại bổ ngữ về hình thức, ngữ nghĩa có sự nắm bắt phần cốt lõi là không giống nhau dẫn đến sự phân loại không giống nhau, nội hàm cũng khác nhau. Phạm vi, cách dùng, kết cấu rất rộng lại phức tạp. Ví dụ: Hình thức phủ định của kết cấu bổ ngữ là trước động từ vị ngữ thêm“没”, hình thức phủ định của bổ ngữ chỉ trình độ lại thêm ở sau“不”“得. Ngoài ra, bổ ngữ xu hướng lúc mang nghĩa bóng cũng có nghĩa kết quả, nghĩa hoàn thành. 7 Những nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán với quan niệm, phạm vi và nhận biết về cách phân loại của bổ ngữ đều tồn tại những tranh luận. Bây giờ chúng ta xem lại định nghĩa, phạm vi của hệ thống bổ ngữ truyền thống, rồi mới xét đến hệ thống bổ ngữ còn tồn tại những tranh luận, bất đồng gì? 1.1.2. Hệ thống bổ ngữ trong tiếng Hán hiện đại. Các nhà nghiên cứu tiếng Hán từ trước đến nay đều cho rằng“吃饱、站起 来、做完,学得好”đều là kết cấu động bổ hoặc thuật bổ đặt ở sau động từ hoặc hình dung từ bổ sung, giải thích cho thành phần phía trước gọi là bổ ngữ. Tiếp đến căn cứ theo từ loại và ý nghĩa của thành phần đứng sau mà đặt tên. Cùng một hiện tượng ngôn ngữ nhưng các nhà nghiên cứu có sự phân loại không giống nhau. Phạm vi nghiên cứu bổ ngữ rộng nhất phải kể đến Lưu Nguyệt Hoa (1983), Lục Kiệm Minh (1992) và rất nhiều sách giáo khoa tiếng Hán đối ngoại như Chu Khánh Minh (2005) Lưu Nguyệt Hoa Đẳng (1983) phân làm 6 loại: Bổ ngữ kết quả, bổ ngữ xu hướng, bổ ngữ khả năng, bổ ngữ tình thái, bổ ngữ số lượng, bổ ngữ cụm từ giới tân. Lục Kiệm Minh (1992) căn cứ theo kết cấu mà chia bổ ngữ thành 9 loại: A.Mang kết cấu thuật bổ của bổ ngữ kết quả, B. Mang kết cấu thuật bổ của bổ ngữ xu hướng, C. Mang kết cấu thuật bổ củabổ ngữ trình độ, D. Mang kết cấu thuật bổ của bổ ngữ khả năng, E. Mang kết cấu thuật bổ của bổ ngữ trạng thái, F. Mang kết cấu thuật bổ của bổ ngữ trình độ, G. Giữa thuật ngữ và bổ ngữ dùng“个”tổ hợp, H. Kết cấu giới từ làm bổ ngữ, I. Số lượng từ làm bổ ngữ… Hệ thống bổ ngữ của giáo trình dạy học tiếng Hán đối ngoại. Như năm 1958 xuất bản sách giáo khoa tiếng Hán1 và sau này Chu Khánh Minh (2005) đều phân thành 8 loại: Bổ ngữ kết quả, bổ ngữ xu hướng, bổ ngữ khả năng, bổ ngữ trình độ, bổ ngữ thời lượng, bổ ngữ động lượng, bổ ngữ số lượng, bổ ngữ giới tân. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng cả ba tác giả đều thống nhất với nhau bổ ngữ kết quả, bổ ngữ xu hướng, bổ ngữ khả năng và bổ ngữ cụm giới từ. Loại bổ ngữ còn lại có sự khác nhau. Trong ba tác giả, phạm vi, hệ thống bổ ngữ của Lưu 1 呂文华、世界汉语教学、2001 年第三期。 8 Nguyệt Hoa Đẳng (1983) là rộng nhất. Lưu Nguyệt Hoa Đẳng (1983) trong cuốn (实用现代汉语语法)căn cứ vào ý nghĩa của thành phần bổ ngữ và đặc điểm kết cấu, cụ thể phân loại như sau: 1.Bổ ngữ kết quả: Biểu thị kết quả xảy ra và sự thay đổi của động tác, do động từ hoặc hình dung từ đảm nhận. Ví dụ: 吃完 (ăn xong), 洗好(tắm xong), 卖光 (bán hết), 打扫干净(quét dọn sạch sẽ)… 2.Bổ ngữ xu hướng: Chỉ dùng sau động từ do các động từ biểu thị xu hướng như“来”、“去”và“上”、“下”、“进”、“出”、“回”、“过”、 “起” 、“ 开” 、“ 到” đảm nhận. Dùng sau động từ và hình dung từ do “上”、“下”、“进”、 “到”và“来”、“去”kết hợp thành bổ ngữ. Phần bổ ngữ xu hướng phía trước tương đối đơn giản nhưng phần bổ ngữ phía sau lại rất phước tạp. Ví dụ: 买来、拿去、走进去、爬上去、举起来、跳起来… 3. Bổ ngữ khả năng: Loại A“得/不+结果补语/趋向补语”; loại B“得/不+ 了”; loại C“不得”. Ví dụ: 吃得完、写不了、舍不得… 4. Bổ ngữ tình thái: Sau động từ hoặc hình dung từ dùng“得”、“得个”、 “个”liên kết hoặc do bổ ngữ“极了”、“透了”、“死了”、“坏了”đảm nhận. Ví dụ: 说得很流利、累极了、唱得不好… 5. Bổ ngữ số lượng: Biểu thị động tác, số lượng thay đổi, bổ ngữ chỉ số lượng có 3 loại: Bổ ngữ động lượng, bổ ngữ thời lượng, bổ ngữ so sánh số lượng. Ví dụ: 关三天、来五次… 6. Bổ ngữ cụm giới từ: Do cụm giới từ“于”、“向”、“自”tổ thành, dùng sau động từ hoặc hình dung từ làm bổ ngữ. Ví dụ: 生于 1979 年、走向胜 利、来自中国. Theo cách phân loại trên đây, “起来”thuộc về loại bổ ngữ xu hướng phức hợp. Dưới đây căn cứ vào ý nghĩa mà phân thành nghĩa gốc và nghĩa bóng. Nghĩa gốc biểu thị xu hướng của động tác(xem ví dụ 1-2). Nghĩa bóng có 3 loại: Một là làm cho sự vật từ phân tán đến tập trung( xem ví dụ 3-4), hai là biểu thị động tác và tình huống bắt đầu và tiếp tục(xem ví dụ 5), ba là biểu thị người nói nhìn về phương diện nào đó của sự vật mà tiến hành tổng kết và đánh giá(xem ví dụ 6). 9 例子: (1) 谁有问题请把手举起来。 (2) 突然间第一课信号弹升起来了。 (3) 团结起来、争取更大的胜利。 (4) 把头发系起来更好看。 (5) 姑娘说着说着突然哭起来了。 (6) 这件事说起来容易、做起来难。 1.2. Chức năng ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán hiện đại. Bổ ngữ phức hợp“起来”trong tiếng Hán hiện đại có hai động từ xu hướng “起”và“来”kết hợp thành, biểu thị xu hướng của người hoặc sự vật. “起来” có thể đảm nhiệm vị ngữ chính, cũng có thể đặt sau động từ hoặc hình dung từ làm bổ ngữ. “起来”lúc làm động từ vị ngữ, ý nghĩa của nó tương đối đơn thuần, không có gì tranh luận. Lữ Thúc Tương (1980) chỉ ra động từ vị ngữ có hai ý nghĩa: Một là biểu thị đang ngồi, nằm mà đứng dậy hoặc từ đang nằm mà ngồi, thức dậy, ví dụ (78); Hai là biểu thị từ trạng thái yên tĩnh rồi hành động tích cực, ví dụ (9). (7)你该起来了。 (8)别老躺着、起来活动活动。 (9)群众起来了、事情就好办了。 “起来”lúc làm bổ ngữ xu hướng, ý nghĩa của nó lại rất phong phú, vô cùng phước tạp, không chỉ biểu thị xu hướng của động tác: (10)张三跳起来。 (11)你怎么不把门关起来? (12)他们一下课、就热闹起来。 (13)我来台湾算起来已经四年了。 “起来”của ví dụ (10) biểu thị xu hướng của động tác, “起来”của ví dụ (11-13) lại không phải biểu thị nghĩa xu hướng mà biểu thị ý nghĩa khác.Chức năng, 10 ý nghĩa của“起来” lúc đặt sau động từ và hình dung từ phức tạp như vậy cho nên được rất nhiều nhà nghiên cứu tiếng Hán quan tâm, chú ý đến như: Lữ Thúc Tương (1980), Lưu Nguyệt Hoa Đẳng (1983), Ngô Khiết Mẫn (1984), Trương Thận Mẫn (1994), Dư Túc Vân (2004), Châu Khánh Minh (2005). Những nhà nghiên cứu tiếng Hán“起来”đứng sau động từ và hình dung từ kết cấu, ý nghĩa của nó là hoàn toàn không giống nhau. Tổng kết quy nạp lại, về cơ bản là có 2 loại: Loại thứ nhất từ đặc điểm kết cấu để làm nên kết cấu, ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp“起来”như: Lữ Thúc Tương (1980), Dư Túc Vân (2004), hai tác giả đều căn cứ vào từ loại của thành phần đứng trước“起来”để phân chia tình huống. Loại thứ 2 là trực tiếp chia ra từ chức năng ngữ nghĩa của bổ ngữ phức hợp “起来”đặt phía sau động từ và hình dung từ như: Lưu Nguyệt Hoa Đẳng (1983), Ngô Khiết Mẫn (1984), Lữ Thúc Tương (1980), Dư Túc Vân (2004). Dưới đây luận văn đi sâu tìm hiểu hai mục này, cuối cùng so sánh đối chiếu bổ ngữ phức hợp“起 来”để đưa ra kết cấu ý nghĩa của nó. 1.2.1. Phân loại từ đặc điểm kết cấu Lữ Thúc Tương (1980), Dư Túc Vân (2004) lúc nghiên cứu về ý nghĩa của bổ ngữ phức hợp “起来” có cùng đặc điểm chung đó là: đều căn cứ vào từ loại của thành phần đứng trước“起来”, lấy“起来”để phân chia thành ý nghĩa đứng sau động từ và sau hình dung từ. Dưới đây, luận văn phân biệt ý nghĩa của“起来”đứng sau động từ và hình dung từ, rồi từng bước miêu tả kết cấu ý nghĩa của“起来”của.hai tác giả Lữ, Dư. 1.2.1.1. Sau động từ Lữ Thúc Tương (1980) trong cuốn (现代汉语八百词) căn cứ vào chức năng ngữ pháp, phân chia động từ vị ngữ và bổ ngữ xu hướng. Bổ ngữ phức hợp“起 来” căn cứ vào hai trường hợp: đứng sau động từ và đứng sau hình dung từ, “起 来”, dùng sau động từ có hai ý nghĩa sau: + Biểu thị tùy động tác của người hoặc sự vật từ dưới lên trên, Ví dụ: (14)五星红其升起来了。 (15)我得了关节炎、右胳膊有点抬不起来。 11 + Biểu thị động tác hoàn thành, cũng có ý nghĩa là tập hợp hoặc đạt được kết quả, mục đích nhất định. Sự giải thích của Lữ Thúc Tương (1980) có phần đơn giản, nhưng từ những ví dụ được liệt kê của tác giả Dư Túc Vân có thể thấy được, ở đây bao gồm cả ý nghĩa từ phân tán đến tập trung, gom lại, thu giữ cất giữ, ý nghĩa hoàn thành động tác và hồi ức có kết quả. (16)火车一节一节练起来的。 (17)我想不起来了。 (18)你们那儿的工作展开起来吗? (19)他藏了起来。 + Biểu thị ý nghĩa động tác bắt đầu, kéo dài và tiếp tục, ví dụ: (20)飞轮旋转起来了。 (21)一句话把屋子里的人都逗得笑了起来。 + Làm thành phần thêm vào để giải thích hoặc thành phần trước câu, biểu thị ước đoán hoặc hướng mắt về phía nào đó. Ví dụ: (22)看起来、这件事他不会同意的。 (23)他说起话来、总是那么不慌不忙的。 Dư Túc Vân (2004) cũng giống như Lữ Thúc Tương đều cho rằng lúc“起 来”biểu thị xu hướng của động tác, Căn cứ vào từ loại đặt trước“起来”để chia thành: Đứng sau động từ và đứng sau hình dung từ. Đứng sau động từ như sau: + Biểu thị xu hướng của động tác Đứng sau động từ biểu thị sự di chuyển của động tác biểu thị xu hướng hành vi động tác hướng lên, nó còn bao gồm hướng lên theo chiều thẳng đứng và chiều nghiêng, ví dụ: (24)她马上很高兴地站了起来。 (25)水把她轻轻抛起来。 + Biểu thị sự hoàn thành của động tác hoặc kết quả Đứng sau động từ biểu thị động tác hoàn thành, cũng xuất hiện kết quả hoặc đạt được một mục đích nhất định nào đó. Ý nghĩa chi tiết như sau: 12 - Biểu thị nghĩa tiếp xúc, sát lại như: 接起来、并接起来、缝起来、拼凑起 来、关起来、赛起来、黏起来、堵起来等 (26)现在张老师将这两个选题合起来缩进了谷寿夫进城 - Biểu thị nghĩa tập trung, tập hợp: (27)张小燕没那么好脾气、好耐性、她受不了他的唠叨、便与马小双 联合起来、收拾张继庆 - Biểu thị nghĩa bó lại: 如缠起来、绕起来、编起来、套起来等 (28)老师把钱包起来放到房子最隐秘的地方。 - Biểu thị nghĩa ràng buộc, quản lý: 如管理起来、教育起来、抓起来等 (29)你说她和善从容、可是她管起部下来也有三分苛刻。 - Biểu thị nghĩa cất giữ, thu giữ, lúc này“起来” biểu thị hành vi hoàn thành hoặc kết thúc. Ví dụ: 收起来、保存起来、盖起来 (30)他已经想好了、他要跑到中国、然后找一个好的地方躲起来生 活。 - Biểu thị nghĩa ngưng tụ, đông lại, lúc này“起来”biểu thị kết quả hoặc hoàn thành sự thay đổi của trạng thái. Ví dụ: 如结起来、凝起来、冻起来. (31)他们之间的空气迅速凝固起来、没有其他的人从他们当中穿过。 - Biểu thị việc thực hiện hoạt động tư duy nghĩ, nhớ: 记起来、想起来、思念 起来. (32)但不管怎样、我不断地后悔起来后悔中还生出些同情来。 + Biểu thị sự bắt đầu và tiếp tục của động tác - Biểu thị sự bắt đầu thay đổi hình thái, hành vi động tác, có lúc trong câu còn xuất hiện một số phó từ như“渐渐、逐渐、一天天”hoặc“才、便、就”. Những phó từ này có thể chứng minh hoặc phân hóa ý nghĩa của“起来”, cũng có thể có tính lựa chọn động từ vào trong kết cấu để đạt đến một ảnh hưởng nhất định. Ví dụ: (33)他的话让我们一起沉思起来。 (34)表兄弟俩放开原本的抱谨的身子、有说有笑地抽起烟来。 13 (35)经过几天的努力、公司渐渐发展其起来。 (36)他的全身便颤抖起来。 1.2.1.2. Sau hình dung từ “起来”lúc đứng sau hình dung từ, biểu thị trạng thái bắt đầu phát triển, trình độ tiếp tục tăng lên, hình dung từ mang tính tích cực. Ví dụ: (37)她的身体正一天天好起来。 (38)天冷起来了、得多加点衣服。 “起来”đặt sau hình dung từ biểu thị tính chất trạng thái của sự vật tùy từng thời điểm di chuyển vị trí và địa điểm di chuyển mà bắt đầu thay đổi, ví dụ (38-39), đồng thời vẫn duy trì trạng thái đó lâu dài, ví dụ (40). (39)还没到端午节、气温明显高起来。 (40)还没到三亚、气温明显高起来。 (41)太阳升高了、天气很快就热起来。 1.3. Phân loại từ ý nghĩa chỉ hƣớng. 1.3.1. Phân loại theo hạng mục. Chu Khánh Minh (2005) cho rằng bổ ngữ xu hướng trong tiếng Hán, đặc biệt là bổ ngữ phức hợp, ngoài việc biểu thị xu hướng của động tác ra còn biểu thị nghĩa bóng.“起来”làm bổ ngữ xu hướng thực chất là ý nghĩa của động tác hướng lên trên, ví dụ:“做起来、站起来、跳起来”…Trên thực tế có thể có 5 loại nghĩa bóng dưới đây: + Biểu thị trạng thái của động tác bắt đầu và tiếp tục “起来”đứng sau động từ hoặc hình dung từ, biểu thị động tác bắt đầu và tiếp tục, Ví dụ: (42)别人没来、他就吃起来了。 (43)这雨昨天刚停、今天又下起来了。 (44)春天到了、人们又该忙起来了。 (45)这几天天气暖和起来了。 + Biểu thị thu thập, tập trung 14 “起来”đứng sau động từ, biểu thị những đồ vật bị phân tán tập trung lại, cũng có nghĩa cất giữ. Ví dụ: (46)下课了、把东西收起来吧。 (47)快把同学们集合起来、我们该出发了。 (48)你应该把钱存起来。 (49)你把东西藏起来干什么? + Biểu thị“Lúc, khi…” Trong trường hợp này, “起来”cũng được dùng ở sau động từ và hình dung từ biểu thị ý nghĩa giống nhau“Lúc, khi…”cũng thường dùng để so sánh, có lúc cũng biểu thị tổng kết đánh giá. Ví dụ: (50)这件事说起来容易、做起来难。 (51)这件衣服看起来漂亮、穿起来并不舒服。 (52)北京的夏天热起来可够人受的。 (53)看起来、今天不会再下雪了。 + Biểu thị sự nhớ lại ký ức. “起来”được dùng ở sau một số động từ như“nghĩ, hồi ức, nhớ”, biểu thị những sự việc đã quên nhớ lại trong ký ức.Ví dụ: (54)我想起来了、你是大卫。 (55)你回忆起来她是谁了没有? (56)你还记得起来我吗? + Biểu thị sự thay đổi. “起来”chỉ sự thay đổi từ tối đến sáng, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, thường có liên quan đến màu sắc, âm thanh, thể tích. Cũng có một chút biểu thị sự “bắt đầu”.Ví dụ: (57)天亮起来了、不会下雨了。 (58)你看、刚下课大家就热闹起来了。
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan