Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bộ môn kinh kế kỹ thuật

.PDF
123
244
148

Mô tả:

bộ môn kinh kế kỹ thuật
-1- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM N TT U LI B KINH TẾ KỸ THUẬT Biên soạn: ThS. Lê Kiên Cường Lưu hành nội bộ Biên hòa 09-10-2010 -1- http://elib.ntt.edu.vn -2- Mở đầu “Tiến bộ trong vấn đề hóa học, môi trường là không thể thực hiện được nếu không hiểu rõ hệ thống kinh tế hoạt động trong môi trường như thế nào và những lựa chọn giải pháp nào có thể loại bỏ các vật cản đối với chất lượng môi trường”. Hội đồng chất lượng môi trường, báo cáo thường niên thứ nhất. “ Một con sông sạch sẽ có lợi ích gì nếu bạn không có lấy một việc làm?” Liên hiệp công nhân ngành thép ở N TT U LI B Youngstown, Ohio. -2- http://elib.ntt.edu.vn -3- Chương 1 Các Vấn Đề Chung Về Kinh Tế kỹ thuật 1.1. Khái quát về Kinh tế kỹ thuât Xét về bản năng, hầu hết mọi người đều không thích ý tưởng đo giá trị của một môi trường sạch hơn bằng tiền đồng, đôla và cents. Nhưng cũng có thể đồng ý rằng bỏ ra hai nghìn tỷ đôla để tránh được bệnh đục nhẵn mắt thì quả thật là quá đắt. Phải có sự cân bằng nào đấy giữa lợi ích của một môi trường sạch sẽ hơn và chi phí để thực hiện điều này. Kinh tế môi trường mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Để hiểu rõ hơn nội dung B nghiên cứu của môn khoa học non trẻ này, trước hết cần phải nắm bắn được cơ LI sở nền tảng của kinh tế học. U Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề người ta ra quyết định TT như thế nào, tại sao gây ra những hậu quả đối với môi trường và chúng ta có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đưa các tác động môi trường N vào thế cân bằng hơn, ổn định hơn với những mong muốn và yêu cầu của chúng ta và của bản thân hệ sinh thái. Cách lý giải thư nhất: Môi trường bị suy thoái là do hành vi và thái độ ứng xử của con người trái với luân thường, đạo lý. Cách trả lời thứ hai cho vấn đề tại sao người ta lại gây ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường bị suy thoái là cách xem xét về mặt kinh tế và xem xét các cơ quan, thiết chế kinh tế (và xã hội) được cấu trúc ra sao và hoạt động như thế nào mà có thể tạo điều kiện dễ dàng cho người ta phá hoại môi trường Có ý kiến cho rằng, người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì động cơ lợi nhuận. Do đó, cách duy nhất để giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường là làm giảm động cơ lợi nhuận. -3- http://elib.ntt.edu.vn -4- Điều này đúng, nhưng hoàn toàn chưa đủ, bởi vì không chỉ có các công ty, xí nghiệp do động cơ lợi nhuận thúc đNy, nên gây ra ô nhiễm môi trường, mà cả các cá nhân người tiêu dùng cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường khi đổ rác thải bừa bãi xuống các cống rãnh, ao, hồ hoặc sử dụng các phương tiện giao thông có động cơ cũ kỹ, lạc hậu, xả nhiều khói, v.v…, ở đây, các cá nhân người tiêu dùng không hề nghĩ đến lỗ hay lãi. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường có quan hệ rất mật thiết với tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Ở đây có hàng loạt các câu hỏi mà các nhà kinh tế môi trường cần phải tìm cho được các câu trả lời đúng đắn, thoả đáng. Ví dụ: Các chính sách môi trường nghiêm ngặt hơn có tạo ra khuynh hướng làm chậm sự tăng trưởng kinh tế và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp hay không? Nếu có, thì bao nhiêu? Các quy tắc, điều lệ về môi trường có tác động đến tỷ lệ B lạm phát hay không? Nếu có, thì tác động như thế nào? Tăng trưởng kinh tế có LI tác động đến chất lượng môi trường hay không? Nếu có, thì tác động như thế U nào? TT Môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu. Để giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu, N v.v…, cần động viên trí tuệ và nguồn lực của mọi quốc gia. 1.2. Đối tượng của môn học. Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường (hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm. 1.3. Nhiệm vụ của môn học. 1. Trang bị những cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường . 2. Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường trong bối cảnh của cơ chế thị trường. -4- http://elib.ntt.edu.vn -5- 3. Đánh giá những tác động (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động phát triển (kinh tế và xã hội) đến môi trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động tới môi trường. 4. Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường. 5. Góp phần thNm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển thông qua phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chi phí - hiệu quả. 6. Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển, những phương thức quản lý môi trường hợp lý. 7. Nâng cao nhận thức về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để mọi cá nhân, mọi cộng B đồng có hành vi đúng đắn vì mục đích phát triển bền vững. Đặc biệt là đối với N TT U LI các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh. -5- http://elib.ntt.edu.vn -6- Chương 2 Nguyên nhân suy thoái môi trường 2.1. Mối đe dọa của môi trường Lỗ thủng trong tầng ôzon và nhiệt độ của trái đất đang tăng lên là những mối quan tâm về môi trường hàng đầu hiện nay. Tất nhiên, những vấn đề môi trường còn có nhiều hơn nữa và cũng có từ rất lâu rồi. Ngay từ năm 61 sau công nguyên, Seneca, một nhà triết học và cũng là nhà chính sách có uy tín thời bấy giờ đã than phiền về những luồng khói tỏa ra từ những ống khói trong các gia đình ở Roma. Và các nhà sử học nhắc nhở chúng ta rằng những chiếc cống nối B chạy dọc phố phường đã một thời là cách xử lý chất thải chính ở đô thị và những LI dịch thương hàn là những sự trừng phạt thường tái diễn cho việc làm ô nhiễm U nước. Như vậy chúng ta không thể nói rằng, hủy hoại môi trường là một hiện TT tượng mới hoặc là hiện nay chúng nghiêm trong hơn trước kia. Thế nhưng hiện nay chúng ta biết nhiều hơn những thế hệ trước về những N nguyên nhân hủy hoại môi trường và chúng ta có điều kiện hơn để làm việc gì đó để bảo vệ môi trường và chúng ta có điều kiện hơn để làm việc gì đó để bảo vệ môi trường. Những hiểu biết của chúng ta về tính kinh tế của ô nhiễm môi trường tạo ra chi phí trực tiếp đối với nền kinh tế. Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khỏe và do vậy nó làm giảm các hoạt động của lực lượng lao động và sản lượng. Ô nhiễm môi trường còn phá hủy các công trình xây dựng cơ bản (ví dụ như những tác động với kết cấu thép) và làm hướng các nguồn lực vào các hoạt động không mong muốn (ví dụ như rửa xe, giặt và lau chùi). Ô nhiễm môi trường làm giảm trực tiếp phúc lợi xã hội của chúng ta bởi việc không cho chúng ta tận hưởng những bãi biển, nguồn nước và không khí trong sạch. -6- http://elib.ntt.edu.vn -7- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí cũng gần như tầm nhìn bị che mờ đi. Nhưng khói mờ chỉ là một dạng của ô nhiễm không khí. Có 5 chất gây ô nhiễm không khí chính là: ôxít cacbon (CO), toàn bộ các thành phần lơ lửng trong không trung (TSP), dioxit sul-phua (SO2), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và oxit nito (NOx). Ôxit cacbon (CO) là loại khí độc không màu không mùi. Nó được sinh ra bởi đốt cacbon trong các nhiên liệu trong điều kiện thiếu oxi. Nói chung, oxit cacbon làm giảm tốc độ phản ứng và gây ra nhiều bệnh tim, phổi. Nguồn chính gây ra ô nhiễm oxit cacbon là các động cơ ô tô. Mồ hóng và khói công nghiệp gây ra các vấn đề thuộc hô hấp và làm nhân tố chính trong việc làm giảm thị lực. Một vài chất đặt biệt như amiăng (trong B nguyên liệu xây dựng và các má phanh) và chì (trong chất thải của ô tô) cũng LI được xác định là rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Ôxit lưu huỳnh (SO2) là loại khí gây cay mắt, gây ra hiện tượng ăn mòn U và độc. Nó được tạo ra khi đốt nhiên liệu có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao. TT Ngành điện và các nhà máy công nghiệp đốt than lưu huỳnh cao hoặc dầu là những nguồn tạo ra SO2 chính. Việc đốt than chiếm 60% lượng SO2 thải ra. Ôxit N lưu huỳnh được xác định là thủ phạm chính của những thảm họa ô nhiễng không khí. Năm 1948, tại Donora, Pennsylvania, một nửa thị trấn 14.000 dân này đã nhiễm độc và 20 người đã chết. Năm 1952, ở London, một luồng khói độc đã giết chết 1.600 người. Mưa axit: Ô xít lưu huỳnh cũng là một thành phần chính tạo ra các cơn mưa axit. Mưa axit phá hoại các loại rau quả và được xác định là thủ phạm phá hoại những khu rừng ở Đức, Canada và Mỹ. Canada tố cáo rằng những trận mưa axit phá hoại những khu rừng và hồ của nước này do các nhà máy sử dụng năng lượng từ việc đốt than ở miền Trung Tây nước Mỹ. Khói mù: Ô xít nitơ (NOx), một thành phần nữa gây ra mưa axit còn là một thành phần chính tạo ra khói mù. Khói mù không chỉ gây viêm mắt làm hỏng khả năng nhìn mà còn làm hại cây cối, đệm thực vật và lá phổi con người. -7- http://elib.ntt.edu.vn -8- Động cơ ô tô thải ta 40% khói mù trong đô thị. Các lò bánh mì, máy tNy hóa học, sản xuất hàng tiêu dùng cũng sản sinh ra một lượng khói mù. Phần còn lại là của các nhà máy điện và các nồi hơi công nghiệp. Trái đất đang nóng lên - một thảm họa khủng khiếp: Ô nhiễm toàn cầu đang gây ra hiện tượng tích tụ các loại khí trong bầu khí quyển. Những khí này tạo thành một lớp ngăn cản sự bức xạ nhiệt và làm nóng Trái Đất. Vậy hiệu ứng nhà kính gây ra những nguy hiểm như thế nào? Mối đe dọa: Một số nhà khoa học nói rằng nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,6oC trong thế kỷ trước và xu hướng đang nóng lên đang trở lên nhanh hơn. Họ tiên đoán rằng nhiệt độ tăng thêm 3-5 độ vào năm 2030. điều này cũng đủ để mực nước các Đại Dương tăng 4 feet và khí hậu thế giới thay đổi một cách cơ B bản. LI Những người hoài nghi: Một số nhà khoa học khác hoài nghi cả về sự thay đổi nhiệt độ cũng như các nguyên nhân của hiện tường này. Một nghiên U cứu năm 1988 do cơ quan theo dõi khí quyển và Đại Dương quốc gia Mỹ thực TT hiện đã kết luận rằng không có hiện tượng nóng các Đại Dương trong thế kỷ trước. Bởi vậy, nhiệt độ lục địa tăng như đươc quan sát chắc chắn là do các hiện N tượng khác như là sự gia tăng đô thị hóa. Thêm vào đó nữa, lượng khí CO2 thải vào khí quyển do các hoạt động của con người (khoảng 7 tỷ tấn/năm) là một tỷ lệ quá nhỏ bé so với việc thải CO2 của tự nhiên (khoảng 200 tỷ tấn/năm) từ các núi lửa, các đám cháy và tia chớp. Những người hoài nghi cũng chỉ ra rằng các máy tính dự đoán nhiệt độ Trái Đất tăng lên trong thời gian tới cũng như trong thế kỷ trước đó tăng nhiều hơn so với thực tế. Núi lửa Pinatubô: Bản thân tự nhiên có thể đảm bảo bất cứ sự tăng nhiệt độ của Trái Đất nào trong thế kỷ này. Năm 1991, núi lửa Pinatubô ở Philipin hoạt động đã phun vào khí quyển tầng trên một lượng khói bụi chứa chất lưu huỳnh đủ để trái đất lạnh đi một độ F trong vài năm. Tác động làm mát này được đánh giá mạnh gấy hai lần tác động làm nóng gây ra bởi dioxit cacbon được đưa vào khí quyển kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. -8- http://elib.ntt.edu.vn -9- Không chắc chắn: Nếu xét theo những bằng chứng và cách thức mâu thuẫn như trên thì không có sự nhất trí nào về những bước thực hiện. Tại hội nghị tổ chức năm 1989, chính phủ Hà Lan đã đề nghị một sự ngừng gia tăng về mức độ lan tỏa nhà kính và giảm 20% chất thải vào năm 2005. Gần một nửa trong số 86 nước tham dự ủng hộ đề nghị này. Tại hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tổ chức năm 1992 ở Riô Đờ Janêrô do liên hiệp quốc tế chủ trì đã đạt được một thỏa thuận lớn về việc cần thiết phải thay đổi mức độ hủy diệt môi trường và cách thức sản xuất nhưng lại không đưa ra một thời gian biểu cụ thể. Với hậu quả tiềm năng bị ô nhiễm như chúng ta đã biết, việc đưa ra những giải pháp thực tế được thỏa thuận. Đây là một chính sách phức tạp. Hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính được lưu ý ở đầu chương này được gây ra bởi nhiều chất ô nhiễm không khí vừa đề cập. Dẫu sao, thủ phạm chính B trong hiệu ứng nhà kính là khí oxit cacbon (CO2) vô hại mà chúng ta thở ra. LI Đáng tiếc là bây giờ chúng ta thải ra quá nhiều khí oxit cacbon đến nỗi các đại U dương và cây cỏ không thể hấp thu được nữa. “Sự vượt quá mức” CO2 tạo ra TT một lớp khí xung quanh Trái Đất. Mặc dù việc tích tụ CO2 và các khí khác trong khí quyển là không phải N bàn cãi nhưng mức độ đe dọa môi trường lại được tranh luận rất sâu sắc. Dẫu sao mọi người đều đồng ý rằng đốt các nhiên liệu hóa thạch là nguồn gốc cơ bản của tích tụ CO2. Việc phá rừng, nơi hấp thụ CO2 cũng góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là một mối đe dọa môi trường nữa. Những biểu hiện của nó rất rõ ràng như là nước uống bị ô uế, cấm bơi, những dòng nước hôi thối, hang đàn cá chết và rác rưởi trôi lập lờ. Cơ quan bảo vệ môi trường ước tính rằng 1/3 nguồn nước của Mỹ bị ô nhiễm và về một nghĩa nào đó nó vi phạm tiêu chuNn chất lượng nước liên bang. Ô nhiễm do chất hữu cơ: Hình thức phổ biến nhất của ô nhiễm nước là dưới dạng các chất thải hữu cơ từ các nhà vệ sinh và rác thải. Những chất thải này đổ vào hệ thống cống và cuối cùng đổ vào dòng nước gần nhất. Vấn đề -9- http://elib.ntt.edu.vn - 10 - chính đặt ra là liệu các chất thải có được xử lý (phân tích và phân hủy) trước khi đổ vào hệ thống nước không. Các nhà máy xử lý nước thải phức tạp có khả năng giảm ô nhiễm do chất hữu cơ gây ra tới 99%. Thật đáng tiếc là chỉ có 70% dân số nước Mỹ được sử dụng hệ thống cống và các nhà máy xử lý thích hợp. Những hệ thống xử lý chất thải không tốt thường dẫn tới phải đóng cửa các dòng nước và các bãi biển. Bên cạnh các chất thải trong sinh hoạt gia đình, các dòng nước còn bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Hơn một nửa lượng chất thải công nghiệp này có nguồn gốc từ một vài ngành công nghiệp mà cơ bản là công nghiệp giấy, hóa hữu cơ, dầu và cơ khí. Và trong những ngàng công nghiệp nay chỉ có vài công ty lớn là đóng vai trò chính trong việc thải các chất ô nhiễm. Trong một nghiên cứu về ô nhiễm công nghiệp ở Đông Nam nước Mỹ, cơ quan bảo vệ môi B trường đã phát hiện ra rằng chỉ có 1% trong 1920 nhà máy đang hoạt động phải LI chịu trách nhiệm hơn 50% tổng số chất thải không được xử lý. U Cuối cùng là chất thải từ các loại gia súc, gia cầm. Chất thải hữu cơ của TT vật nuôi thâm nhập trực tiếp vào các dòng nước, đặc biệt là sau các trận mưa to. Chất thải của động vật không gây ra những vấn đề tram trọng như ở Boston và ở Texas và Kansas. N New York nhưng chúng lại có thể làm hỏng nặng các nguồn nước ở California, Ô nhiễm về nhiệt: Ô nhiễm nhiệt là sự tăng lên về nhiệt độ của dòng nước do hơi nước và nước nóng nhập vào. Tăng nhiệt độ có thể giết cá, cản trở chu kỳ tái sinh biển, và làm gia tăng quá trình hóa sinh trong nước, bởi vậy làm giảm khả năng giữ ôxy trong nước. Những nguyên nhân gây ô nhiễm nhiệt là rất ít và đặc trưng. Như là nước làm mát động cơ xe hơi. Các nhà máy điện chiếm hơn 80% tổng số tăng nhiệt và các nhà máy tuyển quặng, hóa chất, hóa dầu chiếm phần còn lại. “Eutrophication”. Một hình thức nữa ô nhiễm nước là kết quả của việc đổ trầm tích và những chất dinh dưỡng vào nước. Trầm tích có xu hướng làm nước cạn đi trong khi các chất dinh dưỡng làm tăng sự phát triển của tảo. Trong quá - 10 - http://elib.ntt.edu.vn - 11 - trình này đặc điểm của dòng nước bị thay đổi và số lượng cá thay đổi và cuối cùng là biến mất – Nấu quá trình này tiếp tục nữa thì hồ sẽ “chết”, cuối cùng chuyển thành vùng đất lầy và đầm lầy. Phốt phát trong chất tNy dung trong gia đình và phân hóa học là những nguyên nhân chính của hiện tượng này. Ô nhiễm chất thải rắn: Chất thải rắn thể hiện một mối đe dọa một mối đe dọa môi trường nữa. Ô nhiễm chất thải rắn hiển nhiên có ở mọi nơi từ vứt rác bừa bãi trên phố và bãi biển đến những mảnh vỡ trong nước và các đống rác lộ thiên. Dù rằng chúng ta có xu hướng nghĩ về tiêu dùng như là sự kết thúc của quá trình các hoạt động kinh tế nhưng một khối lớn chất thải rắn đã tạo ra trong việc tiêu dùng. Thực tế, xét theo quan điểm vật lý, chung ta tham gia và sản xuất và tiêu dùng làm thay đổi thể dạng của các nguồn lực cố định của Trái Đất. Một cây gỗ nguyên vẹn được chế biến thành bột giấy, bột giấy thành giấy in báo, B giấy in thành tờ, tờ báo được đọc (nghĩa là được tiêu dùng) và vứt bỏ; những tờ LI báo bỏ đi kết thúc ở những đống rác. Không vật chất nào mất đi mà chỉ chuyển U hóa từ dạng này sang dạng khác. Đó chính là cái mà nhà môi trường học đề cập TT như là “vấn đề cân bằng vật chất”. Các nguồn tài nguyên sẽ không mất đi một khi chúng ta sử dụng chúng mà ngược lại phải được xáo trộn để chuyển hóa N thành một cách sử dụng mới hoặc bị che lấp. Hàng ngày, những chiếc chai và can trống rống, kiện hàng không dùng nữa, các túi giấy, những chiếc lốp cũ và xương bò là những sự nhắc nhở để cân bằng vật chất. theo tính toán của cơ quan bảo vệ môi trường, chúng ta tạo ra hơn 5 tỷ tấn chất thải rắn hàng năm. Con số này gồm hơn 30 tỷ chai lọ, 60 tỷ can, 100 triệu lốp xe và hàng triệu ô tô thải và thiết bị chính. Hầu hết chất thải rắn được tạo ra trong nông nghiệp (các chất thải từ sự sát sinh, tỉa cây ăn quả, phần còn lại của vụ mùa) và khai khoáng (những đống xỉ). Tuy nhiên, khối lượng nhỏ hơn nhiều chất thải rắn tạo ra trong hoạt động thương mại và dân cư được xem là còn nguy hiểm hơn, đơn giản là chúng chất thành đống xung quanh nơi chúng ta sống. Thực tế, trong hầu hết các thành phố lớn, dân cư chỉ đơn giản chạy ra ngoài nơi của họ để đổ rác. Một mình thành phố - 11 - http://elib.ntt.edu.vn - 12 - New York tạo ra 24.000 tấn rác thải một ngày. Bởi vì nó không có cả khu đất cũng như lò thiêu cần thiết cho việc xử lý, thành phố phải chuyển rác sang các nơi khác. 2.2. Nguyên nhân suy thoái môi trường 2.2.1 Thất bại của thị trường Đạo đức của câu chuyện này và nhân tố phê bình trong hành vi gây ô nhiễm là mọi người có xu hướng tối đa hóa phúc lợi cá nhân, cân đối giữa lợi ích riêng và chi phí riêng. Đối với nhà máy điện điều này có nghĩa là đưa ra những quyết định sản xuất trên cơ sở doanh thu đạt được và chi phí gánh chịu. Sự thật mà nhà máy năng lượng gây ra những chi phí lên người khác dưới dạng B ô nhiễm không khí và nước là không liên quan tới quyết định tối đa hóa lợi LI nhuận của nó. Những chi phí này là ở bên ngoài đối với nhà máy và không xuất U hiện trong bảng kê khai của nhà máy. Những chi phí bên ngoài này hoặc là TT những ngoại ứng – là không thực tế chút nào nhưng chúng bắt xã hội chứ không phải là nhà máy phải gánh chịu nhiều hơn. N Những ngoại ứng trong sản xuất: Mỗi khi những ngoại ứng tồn tại, một công ty tư nhân sẽ không phân bổ nguồn lực của mình và điều hành nhà mày theo hướng tối đa hóa phúc lợi xã hội. Kết quả là xã hội chấp nhận việc nhà máy điện sử dụng tự do các tài nguyên giá trị như nước và không khí trong sạch. Nhà máy điện có một động cơ lớn để thay thế những tài nguyên này cho các loại khác (như là nguyên liệu giá cao, hoặc những tháp làm nguội nước) trong dây chuyền sản xuất. Tính không hiệu quả của một sự sắp đặt là hiển nhiên khi chúng ta cho rằng chức năng của thị trường là phân bố những nguồn lực hiếm theo những nhu cầu được thể hiện của người tiêu dùng. Vậy mà chúng ta đang công bố một giá cao cho nước sạch và không khí sạch và đang khuyến khích nhà máy điện sử dụng triệt để cả hai nguồn này bằng việc không bắt nhà máy không phải trả chi phí nào cho việc sử dụng chúng. - 12 - http://elib.ntt.edu.vn - 13 - Tính không hiệu quả của sự sắp đặt thị trường này có thể được thể hiện theo hướng phân biệt giữa những chi phí xã hội và những chi phí cá nhân. Những chi phí xã hội là toàn bộ những chi phí của tất cả các nguồn lực đươc sử dụng trong một hoạt động sản xuất cá biệt. Mặt khác, những chi phí cá nhân là những chi phí nguồn lực mà một sản xuất nhất định gánh chịu. Nói một cách lý tưởng là những chi phí các nhân của một nhà sản xuất sẽ bao trùm toàn bộ chi phí xã hội kèm theo và những quyết định sản xuất sẽ phù hợp với phúc lợi xã hội của chúng ta. Không may là đặc tính tốt này là không phải luôn luôn tồn tại như kinh nghiệm của chúng ta và những minh họa của nhà máy điện. Khi những chi phí xã hội khác với những chi phí cá nhân thì xuất hiện những chi phí bên ngoài. Thực tế những chi phí bên ngoài bằng chênh lệch giữa B những chi phí xã hội và những chi phí cá nhân. LI Những chi phí bên ngoài = những chi phí xã hội – Những chi phí cá nhân Khi xuất hiện những chi phí bên ngoài, cơ chế thị trường sẽ không phân U bổ nguồn lực có hiệu quả được. Đây là một trường hợp của thất bại thị trường. TT Tín hiệu giá cả đối với những nhà sản xuất là sai. Bằng việc không truyền đạt đầy đủ chi phí (xã hội) của các nguồn lực khan hiếm, thị trường khuyến khích ô N nhiễm môi trường quá mức. Một luật lệ chung là nếu những chi phí của ô nhiễm là bên ngoài thì các công ty sẽ sản xuất ra quá nhiều sản phNm gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta kết thúc bằng một hỗn hợp sản lượng không tối ưu và một dây chuyền sản xuất không đúng. Phúc lợi xã hội chung của chúng ta sẽ lớn hơn nhiều với một hành vi thị trường khác và một môi trường sạch hơn. Những ngoại ứng trong tiêu dùng: Sự phân kỳ giữa những chi phí cá nhân và chi phí xã hội có thể được lấy trong các hành vi tiêu dùng. Một người tiêu dùng cũng như một nhà sản xuất đều có xu hướng tối đa hóa phúc lợi bản thân. Chúng ta mua và sử dụng nhiều hơn lượng hàng hóa và dịch vụ tạo được sự hài lòng cao nhất (thỏa dụng biên) trên một đô la được tiêu. Bằng hàm ý (và quy luật cầu), chúng ta có xu hướng dùng một sản phNm nhiều hơn nếu như chúng ta - 13 - http://elib.ntt.edu.vn - 14 - có thể mua nó với sự khấu trừ, nghĩa là trả ít hơn mức giá. Không may là sự “khấu trừ” thường dưới dạng chi phí bên ngoài được đánh vào những người hàng xóm và những người bạn. Lái xe cơ giới phản ánh tình trạng này. Lượng sử dụng xe bị ảnh hưởng bởi giá một chiếc xe và những chi phí biên của việc sử dụng xe. Một minh họa thuyết phục trong một cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 là mọi người mua những xe nhỏ hơn và ít sử dụng hơn khi những chi phí kèm theo (như giá xăng) tăng một cách đáng kể. Nhưng việc sử dụng xe hơi không chỉ liên quan tới các chi phí cá nhân mà còn liên quan tới các chi phí xã hội. Như đã đề cập ở phần trên, các chất thải của ô tô (như CO, hydrocacbon và oxit nito) là nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm không khí. Thực tế, các lái xe đã có thể sử dụng nguồn không khí sạch có giá trị mà không trả bất kỳ chi phí nào. Rất ít lái B xe thấy được cái lợi bản thân trong việc lắp đặt các dụng cụ kiểm soát khí thải, LI bởi vì lượng không khí mà họ thở sẽ chỉ ảnh hưởng rất ít do những cố gắng của U họ. Do vậy những chi phí cá nhân thấp đã dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng và TT chỉ những chi phí xã hội cao mới có thể làm cho không khí sạch hơn. Sự phân kỳ giữa những chi phí xã hội và cá nhân có thể được quan N sát chỉ dưới các hành vi tiêu dùng nhỏ nhất như là ném một vỏ hộp bia ra ngoài cửa sổ xe ô tô. Giữ vỏ hộp bia lại sao đó bỏ vào thùng rác liên quan tới sự cố gắng cá nhân. Ném hộp bia ra khỏi cửa xe không những thú vị hơn mà còn chuyển giao gánh nặng của chi phí xử lý rác cho người khác hiệu quả nhất. Hình thức tương tự của sự phân kỳ giữa những chi phí xã hội và chi phí cá nhân giúp được hiểu tại sao mọi người thích bỏ xe cũ trên đường hơn là chở chúng đến bãi thải. Nó cũng giải thích tại sao mọi người dùng chỗ trống làm những bãi rác tự nhiên. Trong tất cả những trường hợp này, người gây ô nhiễm môi trường có lợi thay thế chi phí ngoại ứng cho chi phí cá nhân. Nói cách khác là thị trường đã thúc đ"y thiệt hại về môi trường. Thất bại của thị trường phát sinh do một số vấn đề như: - 14 - http://elib.ntt.edu.vn - 15 - Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quyết định sản xuất của các doanh nghiệp hướng tới điều kiện cân bằng chi phí cận biên và giá cả của hàng hoá và do vậy cũng bằng lợi ích cận biên đối với người tiêu dùng. Trong các ngành cạnh tranh không hoàn hảo, người sản xuất tối đa hoá lợi nhuận khi chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên; Trong khi đó người tiêu dùng lại cân bằng giá cả với những lợi ích biên thu được từ việc tiêu dùng đơn vị hàng hoá cuối cùng. Vì vậy, trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, lợi ích cận biên sẽ vượt quá chi phí cận biên, người sản xuất có xu hướng thu hẹp sản xuất và định giá sản phNm cao Tác động của các ngoại ứng: Yếu tố ngoại ứng xuất hiện khi một quyết B định sản xuất hoặc tiêu dùng của một/một số cá nhân tác động trực tiếp đến việc LI sản xuất hay tiêu dùng của những người khác mà không thông qua giá cả thị trường. U Ngoại ứng có thể tạo ra tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực (tạo ra TT chi phí) cho những người khác, dẫn đến sự chênh lệch giữa chi phí hoặc lợi ích cá nhân với chi phí hoặc lợi ích xã hội bởi vì không có hoạt động thị trường nào N chi phối được yếu tố ngoại ứng. 2.2.2 Vấn đề cung cấp các hàng hoá công cộng. Hàng hoá được gọi là hàng hoá công cộng nếu các đơn vị của nó không thể chia cắt và phân biệt rõ ràng. Đối với hàng hoá công cộng, mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi ích do hàng hoá đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm mất đi khả năng hưởng thụ của những người khác. Sẽ xuất hiện những "kẻ ăn không", đó là những người có thể tiêu dùng mà không phải thanh toán cho dù việc sản xuất ra hàng hoá đó là tốn kém. Nếu để các cá nhân riêng lẻ đảm nhận việc cung cấp các hàng hoá công cộng nói trên sẽ dẫn đến tình trạng cung không đủ với số lượng mong muốn ở mức có hiệu quả. Hàng hoá công - 15 - http://elib.ntt.edu.vn - 16 - cộng chính là một trường hợp đặc biệt của ngoại ứng mà tác động tạo ra hoàn toàn là có lợi. 2.2.3 Sự thiếu vắng của một số thị trường Khi thiếu vắng một số thị trường, sự cân bằng của thị trường tự do sẽ dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực không hiệu quả. Có thể giải thích các thị trường thiếu vắng bằng ba đặc tính: thiếu các hàng hoá tương lai, rủi ro và thiếu thông tin. +Thiếu các hàng hoá tương lai: + Rủi ro: Thực tế đã có những cơ chế thị trường như bảo hiểm cho phép rủi ro chuyển từ người ghét nó sang người sẵn sàng gánh chịu nó với một chi phí B nào đó. Phí bảo hiểm có thể làm cân bằng chi phí cận biên và lợi ích cận biên LI của gánh chịu rủi ro. Tuy nhiên, không có thị trường bảo hiểm dành cho các hiện U tượng như sự ấm lên của trái đất, mực nước biển dâng lên và các rủi ro dài hạn TT khác. + Thiếu thông tin: Thu thập thông tin là một việc tốn kém. Trong thực tế, N nhiều thông tin được giữ bí mật, một số thông tin khác như kiến thức kỹ thuật và một số hàng hoá phù hợp có thể vẫn tồn tại nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận. Bên cạnh đó, các thông tin về giá trị của các nguồn tài nguyên (ví dụ đa dạng sinh học…) hay thiệt hại do ô nhiễm… nhiều khi cũng không đầy đủ, rõ ràng; quyết định sản xuất hay tiêu dùng khi không có đầy đủ thông tin sẽ khó mà đạt được điểm hiệu quả tối ưu. + Trường hợp thông tin không hoàn hảo: Thông tin không hoàn hảo sẽ gây ra tình trạng không chắc chắn về các chi phí giảm thải cận biên và chi phí thiệt hại cận biên, dẫn đến việc xác định chuNn mức thải và/hoặc phí thải thấp hơn hoặc cao hơn mức cần thiết để đạt ô nhiễm tối ưu. Cụ thể hơn, có thể nói rằng thiếu thông tin sẽ dẫn đến việc ban hành các quy định về chuNn thải hay phí - 16 - http://elib.ntt.edu.vn - 17 - thải không hiệu quả và gây ra những phí tổn gia tăng cho xã hội. Chúng ta gọi đó là sự thất bại của chính sách. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý tất nhiên không muốn có sự thất bại về chính sách. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu thông tin, điều này là khó tránh khỏi. Các nhà hoạch định chính sách môi trường sẽ ưa thích sử dụng một công cụ nào đó nếu biết rằng việc sử dụng công cụ đó gây ra phí tổn N TT U LI B gia tăng cho xã hội nhỏ hơn so với khi sử dụng công cụ khác. - 17 - http://elib.ntt.edu.vn - 18 - Chương 3 Các vấn đề kinh tế về tài nguyên thiên nhiên. 3.1. Khái niệm về tài nguyên Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình. Với nhận B thức mới nhất hiện nay, người ta định nghĩa tài nguyên như sau: LI "Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người" U Như vậy, theo quan niệm mới này tài nguyên là đối tượng sản xuất của TT con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng N mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. 3.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay quan điểm của các nhà Kinh tế học môi trường đều thống nhất cách phân loại tài nguyên thiên nhiên như sau: Theo khả năng tái sinh và không có khả năng tái sinh Tài nguyên không có khả năng tái sinh là những nguồn tài nguyên có một mức độ giới hạn nhất định trên trái đất, chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng nguyên khai một lần, đối với loại tài nguyên này được chia thành ba nhóm: • Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh, ví dụ như đất, nước tự nhiên.... - 18 - http://elib.ntt.edu.vn - 19 - • Tái nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái sinh. Ví dụ như kim loại, thủy tinh, chất dẻo... • Tài nguyên cạn kiệt. Ví dụ như than đá, dầu khí.... 3.3. Khan hiếm tài nguyên không có khả năng tái sinh. 3.1.1. Giới thiệu chung. Tài nguyên không tái sinh như dầu mỏ, than đá, khí đốt…có thể bị cạn kiệt do đó con người phải tìm tài nguyên thay thế (như trồng rừng) hoặc tìm công nghệ sử dụng các loại năng lượng được coi là vĩnh cửu (như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều…). B Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong LI số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái sinh được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, đồng được 48 năm, nhôm được 55 năm, U vàng được 29 năm; Các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa TT sẽ bị đốn hết, trong đó mưa rừng nhiệt đới có thể hết hẳn sau 40 năm nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không tìm thấy một vùng đất N nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra sự khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra sự khủng hoảng sinh tồn của con người. Vì thế vấn đề hài hòa giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong môi trường với việc phát triển kinh tế có thể nói là rất quan trọng đối với một đất nước bởi nó có mối liên hệ rất chặt chẽ: tài nguyên thiên nhiên góp phần làm cho nền kinh tế phát triển và nền kinh tế có tác động mạnh đến môi trường. Đặc tính riêng biệt của những nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh là có một tổng trữ lượng cố định do thiên nhiên tạo ra, do vậy hiện tại càng sử dụng nhiều thì trong tương lai tính khan hiếm lại càng cao, khái niệm về sản lượng bền vững sẽ không phù hợp đối với nguồn tài nguyên này, thay vào đó điều cần quan tâm trong quản lý nguồn tài nguyên không tái sinh là tốc độ cạn - 19 - http://elib.ntt.edu.vn - 20 - kiệt dần và số lượng nên khai thác là bao nhiêu cho nền kinh tế. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta cần xem xét tới những nguyên tắc kinh tế trong khái niệm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và cách đo sự khan hiếm đó . Thuật ngữ kinh tế đơn giản, sự khan hiếm sẽ được phản ánh bằng chi phí và giá cả. Thực tế cho thấy việc đo lường và dự đoán khả năng sẵn có và sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên hiện nay và tương lai là rất phức tạp. Việc đó đòi hỏi phải có một sự kết hợp hài hoà của các ngành khoa học như vật lý, khoa học kỹ thuật, nguyên vật liệu và dữ liệu, các phương pháp và kỹ thuật phân tích kinh tế. Đem đối chiếu trữ lượng tiềm năng của các nguồn tài nguyên không tái sinh với tốc độ sử dụng tài nguyên trong tương lai (gắn với sự gia tăng dân số, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khả năng đáp ứng và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân v.v...) rõ ràng đây là một việc làm không chắc chắn. B Cho nên những sự tranh luận về khan hiếm sẽ là một phần của vấn đề ý thức hệ LI môi trường. U Quan điểm “Giới hạn về sự tăng trưởng” (LTG- Limits to growth) đồng TT nghĩa với “giới hạn khả năng có sẵn tài nguyên đối với sự tăng trưởng” bao hàm hai giới hạn thích hợp có thể đối với sự tăng trưởng kinh tế là : N * Khả năng hạn chế của môi trường thiên nhiên tiếp nhận chất thải do các hệ thống kinh tế thải ra * Tính chất giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái sinh: Chúng gắn liền với những nhìn nhận triển vọng của Malthus (theo tên của Malthus, người có bài viết nổi tiếng về sự khan hiếm được xuất bản năm 1798). Từ triển vọng này, sự khan hiếm vật chất tuyệt đối. Sự cạn kiệt hết nguồn tài nguyên thiên nhiên, được tiên đoán sẽ là hậu quả có thể xảy ra nhất trong tương lai gần và trung hạn. Một luận điểm khác liên hệ học thuyết tân Manthus nhấn mạnh sự quan trọng của các giới hạn môi trường đối với các hoạt động khai thác tài nguyên. Lập luận này chủ yếu cho rằng để tiếp tục khai thác các tài nguyên có chất lượng ngày càng thấp hơn sẽ phải đòi hỏi một khối lượng rất lớn năng lượng, do đó sẽ - 20 - http://elib.ntt.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan