Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Lịch sử Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn lịch sử ...

Tài liệu Bộ đề thi thử thpt quốc gia 2016 môn lịch sử

.PDF
67
392
139

Mô tả:

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM CỤM CHUYÊN MÔN 11 ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút; Không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………………………………lớp:…………… SBD:…………………………….Phòng thi………………………………………… Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)? Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta có tác dụng như thế nào trong quan hệ quốc tế? (3 điểm) Câu 2: Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936-1939? (2 điểm) Câu 3: Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946? Phân tích nội dung của Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? (3 điểm) Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, em hãy chứng minh tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975). (2 điểm) ============= HẾT ============ HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN: LỊCH SỬ. Thời gian: 180 phút uâC ạt đượcđ ộcCiứột niộk gdộd iộN Câu 1: (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) * Hoàn cảnh lịch sử: - Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra: Nhanh chóng đánh bại phát xít. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Phân chia thành quả chiến thắng trận - Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến 11-2-1945, lãnh đạo 3 nước Mỹ (Ru-dơven), Anh (Sớc-sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta … * Những quyết đing quan trọng của hội nghị: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật . - Thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc. - Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á. * Tác dụng: Những quyết định của hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới: "Trật tự hai cực Ian-ta". Câu 2: Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông (2 điểm) Dương giữa thời kì 1930 – 1931 với thời kì 1936 - 1939? - Về đối tượng cách mạng: m iĐ ộ ộ ộ ộ ộ 0.75 0.5 0,1 0.75 0.5 + Phong trào cách mạng 1930-1931 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai + Phong trào cách mạng 1936-1939 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc phat xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng. - Nhiệm vụ: 0.5 + Phong trào cách mạng 1930-1931: Chống ĐQ đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống, chống khủng bố trắng, đòi thả tù chính trị + Phong trào cách mạng 1936-1939: Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. - Lực lượng tham gia 0.5 + Phong trào cách mạng 1930-1931: Công nhân, nông dân. + Phong trào cách mạng 1936-1939: Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương - Hình thức, phương pháp đấu tranh + Phong trào cách mạng 1930-1931: Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp. + Phong trào cách mạng 1936-1939: Đấu tranh chính trị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp. 0.5 Câu 3: Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946 )? (3 điểm) * Vì hoàn cảnh lịch sử - Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước Việt - Pháp 14-9-1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12-1946) - Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946. - Trước những hành động xâm lược trắng trợn của Pháp buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. - Trong hai ngày 18 và 19/ 12/1946, Ban thường vụ trung ương Đảng họp và phát động toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. - Đêm 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Thực Dân Pháp. * Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống Thực Dân Pháp Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì , tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải đánh chúng toàn diện . Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “ kháng chiến” vừa “ kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện. Kháng chiến lâu dài: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch , địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù. Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm. * Ý nghĩa của đường lối kháng chiến: Đường lối kháng chiến có tác dụng dộng viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược đến thắng lợi cuối cùng. Câu 4: Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, em hãy chứng minh tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì kháng chiến (2 điểm) chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975). Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) - 4/1953 bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pha thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa...... căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam. - 12/1953 phối hợp với bộ đội Pha thét Lào, bộ đội Việt Nam mở chiến dịch Trung Lào, giải phóng thị xã Thà khẹt... - Đầu năm 1954 phối hợp với một số đơn vị Pha thét Lào , bộ đội Việt 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Nam mở chiến dịch Thượng Lào...... - Thắng lợi của nhân dân Việt Nam - Lào buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954.... Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) - 24 -> 25/4/1970 ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp hội nghị cấp cao, biểu thị tinh thần quyết tâm đoàn kết chống Mĩ. - Nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum xiêng khoảng ở Lào.... - Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1971 quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, chiếm giữ đường 9 - Nam Lào diệt 22.000 tên. - Thắng lợi của cách mạng Việt Nam buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa Ri (27/1/1973). Sau đó buộc Mĩ phải kí Hiệp định Viêng chăn với Lào (21/2/1973). Tình đoàn kết phối hợp chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Lào đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến ở mỗi nước. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2016 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ===================== Câu 1: (3,0 điểm) Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) lại tổ chức Hội nghị quốc tế Ianta (2-1945)? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị này. Câu 2: (2,0 điểm) Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX và phân tích tác động của nó đối với các nước đang phát triển. Câu 3: (3,0 điểm) Xác định mốc thời gian tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phân tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Người. Câu 4: (2,0 điểm) Hãy đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1929. ------------------- HẾT------------------(Đề thi gồm 01 trang) Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................ Họ và tên, chữ ký: Giám thị 2:........................................................................................ SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Yêu cầu chung: - Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Ở từng nội dung, tuỳ theo mức độ trình bày và diễn đạt cho điểm từ 0 đến tối đa. - Giám khảo chấm theo hướng mở: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng làm nổi rõ nội dung yêu cầu, giám khảo vẫn cho điểm đến tối đa. Câu hỏi Câu 1 Đáp án Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) lại tổ chức Hội nghị quốc tế Ianta (2-1945)? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị này. a. Vì sao… - Đầu năm 1945, chiến tranh TG II… kết, nhiều vấn đề quan trọng đặt ra với các nước Đồng minh là: Nhanh chóng đánh bại CN phát xít; tổ chức lại thế giới sau CT; phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. - Từ ngày 4-11/2/1945, HN quốc tế diễn ra tại Ianta (Liên Xô)… Anh, Mĩ, Liên Xô để giải quyết các vấn đề trên. b. Những quyết định… - Các nước thống nhất việc tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật… - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoàn bình và an ninh TG - Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. + Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền đông nước Đức; đông Béc lin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền tây nước Đức, tây Béc lin và các nước Tây Âu. Vùng đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Áo và Phần Lan là những nước trung lập. + Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật Bản; giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. + Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; Ở bán đảo Triều Tiên…; Trung Quốc…; Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á)…thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây c. Nhận xét - Hội nghị thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. Đồng thời là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau - Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã trở thanh khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947, thường được gọi là trật tự 2 cực Ianta. Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Điểm 3.00 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2 Câu 3 - Từ sự phân chia này đã dẫn tới tình trạng đối đầu Đông – Tây và cuộc chiến tranh lạnh trong nhiều thập kỉ tiếp theo Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX và phân tích tác động của nó đối với các nước đang phát triển. a. Những biểu hiện - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, thể hiện nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là những công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: IMF, WB,WTO, EU, NAFTA, ASEAN, APEC, ASEM… b. Tác động… - Tác động tích cực: Thúc đẩy mạnh và nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế… - Tác động tiêu cực: Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn, hoặc tạo nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia… Xác định mốc thời gian tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phân tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Người. a. Mốc thời gian… - Sau nhiều năm bôn ba, trải nghiệm, tìm kiếm, tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương giúp Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta – “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác – con đường cách mạng vô sản”… - Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp… b. Phân tích những yếu tố… - Yếu tố thời đại đầy biến động đã giúp Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lí luân và khảo sát thực tiễn để tìm kiếm, xác định một con đường cứu nước đúng đắn… + Cuối K XIX, đầu TK XX, CNTB chuyển sang CNĐQ, nhiều mâu thuẫn xảy ra: Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ với với các nước ĐQ dẫn tới CTTG1, mâu thuẫn giữa ĐQ với các dân tộc thuộc địa, dẫn tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc; mâu thuẫn giữa TS và VS dẫn tới sự phát triển của PTCN và CM xã hội. Trong quá trình tìm đường cứu nước, bằng những khảo sát thực tế từ chính các nước tư bản (Anh, Mĩ, Pháp trông những năm 1911-1917), Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được bản chất của CNTB và từ đó không chọn con đường CMTS… + CM tháng Mười Nga thành công (1917) là cuộc cách mạng vô sản, đồng thời là CM giải phóng dân tộc đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho 0.25 2.00 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 4 các dân tộc bị áp bức, vì thế NAQ tin tưởng và đi theo con đường CM tháng Mười… + Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) được thành lập, các Đảng Cộng sản ra đời: ĐCS Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc (1921)… - Xuất phát từ yêu cầu giải phóng dân tộc: + Các phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân ta chống TD Pháp theo nhiều con đường khác nhau nhưng bị thất bại… Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối TK XIX theo hệ tư tưởng phong kiến và sự thất bại của phong trào yêu nước đầu TK XX theo khuynh hướng DCTS không thể thắng lợi… + Cách mạng Việt Nam đang có sự khủng hoảng về đường lối cứu nước…, đặt ra yêu cầu bức thiết là cần tìm ra con đường cứu nước mới… - Yếu tố chủ quan: + Do trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén của NAQ... Người khâm phục tinh thần yêu nước của ông cha, của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám nhưng không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối… + Trong quá trình tìm đường cứu nước, NAQ đã kết hợp nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, rút ra nhiều kết luận: CMTS là cách mạng chưa đến nơi… Người tìm thấy con đường cứu nước mới trong Luận cương của Lênin, từ đó đã quyết định lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc ta theo khuynh hướng vô sản… Hãy đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1929. - Hội VNCMTN đã truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam, từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX… - Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam; có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức Tân Việt, nhất là về đường lối giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản… - Hoạt động của Hội VNCM TN làm cho GCCN ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển, chuyển sang đấu tranh tự giác; khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam… - Hội VNCMTN là tổ chức tiền thân, một bước chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 2.00 0.5 0.5 0.5 0.5 -------------------- Hết -------------------- (Đáp án gồm 03 trang) SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - KHỐI 12 NĂM HỌC 2015- 2016 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (3 điểm) Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2 (2.5 điểm) Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản? Câu 3 (3 điểm) Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Câu 4 (1.5 điểm) Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930. -------------- Hết -------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….……….….……………. Số báo danh:…………… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Câu HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL LẦN 2 KHỐI 12 NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: Lịch sử (Hướng dẫn chấm có 04 trang) Nội dung trình bày Điểm Câu 1 (3 điểm) Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. a. Điều kiện lịch sử 1đ - Sau CTTG II, các nước châu Á là nơi tập trung mọi mâu thuẫn của thời đại ..... Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp hết sức 0.25đ căng thẳng. - Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Giai cấp 0.25đ vô sản phát triển về số lượng, trưởng thành về chất lượng, với sự xuất hiện của hàng loạt các Đảng Cộng sản... Giai cấp tư sản dân tộc không ngừng lớn mạnh... - CTTG II kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít quân phiệt, các nước đế quốc có nhiều thuộc địa ở Đông Nam Á cũng 0.25đ suy yếu bởi chiến tranh, sự lớn mạnh của hệ thống XHCN cùng với phong trào cộng sản quốc tế có tác động cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA. - ĐNA trở thành nơi sôi động nhất trong chiến tranh lạnh, nơi đối 0.25đ đầu quyết liệt nhất giữa hai lực lượng quốc tế...... Như vậy, ĐNA có những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. b. Thành phần lãnh đạo: 0.75đ -Một số nước do giai cấp vô sản lãnh đạo, đại biểu của nó là Đảng Cộng sản đã đi đến thắng lợi như VN, Lào... - Nhiều nước do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Mã Lai... tất cả đều giành độc lập với mức độ khác nhau... c. Lực lượng tham gia: - Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân gồm: 0.5đ nông dân, trí thức, công nhân, tiểu tư sản, phong kiến tư sản hóa, tư sản dân tộc... - Là những nước thuộc địa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp còn non trẻ nên nông dân là lực lượng đông đảo, còn công nhân chỉ đóng vai trò quan trọng. 0.75đ d. Phương pháp và hình thức đấu tranh: - Diễn ra dưới nhiều hình thức, tùy vào điều kiện lịch sử từng nước và tác động chủ quan, khách quan. Tuy nhiên có hai phương pháp và hình thức đấu tranh chủ yếu là bạo lực và không bạo lực. - Hình thức bạo lực cách mạng được sử dụng dưới hai hình thức: bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang và kết hợp cả hai hình thức đó, như Việt Nam, Cam-pu-chia... - Hình thức đấu tranh hòa bình, ít đổ máu, sau độc lập còn phải đấu tranh bảo vệ độc lập, chống lại các nước thực dân trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao... Câu 2 Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh (2.5 điểm) thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản? 1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản : - Thất bại trong CTTG II, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa, đất 0.25đ nước lại bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. Kinh tế Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 34% máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển... bị hư hại, sản - xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với mức trước chiến tranh. Từ 1945-1950, kinh tế Nhật phát triển chậm chạp và phụ 0.25đ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng sau nhờ chiến tranh - - - Triều Tiên (5-1950), công nghiệp Nhật phát triển mạnh mé hẳn lên nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ. 0.25đ Từ những năm 60 trở đi, khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật lại có thêm cơ hội để đạt được bước phát triển “thần kì” đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ. 0.5đ Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thé giới, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nhật đã vượt xa Mĩ. Hàng hóa của Nhật từ đó có sức cạnh tranh lớn và có mặt khắp thị trường thế 0.25đ giới. Như vậy, từ một nước chiến bại, nhưng sau vài ba thập niên, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế, nhiều người gọi đó là “thần kì Nhật Bản”. 2. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản - Nhật Bản lợi dụng những nguồn lợi từ bên ngoài để phát - triển như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam... Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân 1đ Mỗi 2ý 0.25đ tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. Các công ti có tầm nhìn xa trông rộng . quản lí tốt, có tiềm - lực và sức cạnh tranh cao. Biết lợi dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành, năng cao chất lượng sản - phẩm. Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế nhà nước gọn nhẹ nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế. - Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã tạo điều kiện - cho kinh tế Nhật phát triển. Truyền thống tự lực tự cường vươn lên xây dựng đất nước giàu mạnh trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn của nhân dân Nhật Bản. Câu 3 (3 điểm) Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. 1. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929 - Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng + Từ cuối 1928-đầu 1929, sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào đấu tranh của nhân dân đòi hỏi phải thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản. Cuối tháng 3-1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập tại Hà Nội. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách 0.5đ mạng thanh niên. + Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN... Tháng 6-1929, Đông Dương cộng sản đảng được thành lập thông qua Tuyên ngôn, tiếp tục mở rộng tổ chức. - Sự ra đời của ANCSĐ 0.25đ Đông Dương cộng sản đảng ra đời đã thúc đẩy sự ra đời của hai tổ chức còn lại. Tháng 8-1929, các cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kì bộ Nam Kỳ của Hội VNCMTN cùng quyết định lập ANCSĐ. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Tháng 111929, ANCSĐ họp đại hội để thông qua đường lối chính trị và bầu BCHTW đảng. 0.25đ - Sự ra đời của DDCSLĐ Tháng 9-1929, những người giác ngộ trong Tân Việt CMĐ tuyên bố Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức thành lập. Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng đã có ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở nước ta. 0.5đ 2. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc đó phản ánh xu thế phát 0.25đ triển khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, đã 0.5đ đáp ứng được nguyện vọng của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở đảng và quần chúng trong nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh theo con đường cách mạng vô sản. - Nhưng các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách 0.5đ mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này là phải có một đảng thống nhất trong cả nước để lãnh đạo phong trào. - Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện vai trò lịch sử thống nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng- Trung Quốc. 1đ 3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị... - Với tư cách là phái viên của QTCS có quyền quyết định các vấn đề về cách mạng Đôgn Dương, người có uy tín lớn đối với các nhà hoạt động cách mạng và nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. - Người đã có công thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiện của Đảng bao gồm... - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 4 Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt (1.5 điểm) Nam từ năm 1919 đến năm 1930 - Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, mở cuộc vận động “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại 0.25đ hóa”. Năm 1923, ...chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì. Năm 1923, thành lập Đảng Lập hiến.... - Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 0.5đ 25-12-1927, Nguyễn Thái Học,....thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.... - Tháng 2-1929, tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội.... - Tháng 2-1930, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái .... sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt 0.5đ Nam Quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. -----HẾT------- 0.25đ Câu 1 (3.0 điểm) SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 Môn: LỊCH SỬ 12 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá tác động của nó đối với tình hình thế giới. Câu 2 (3.0 điểm) Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Câu 3 (2.0 điểm) Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ. Câu 4 (2.0 điểm) Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức đó ? ----------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.............................................. Số báo danh: ....................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 Môn: LỊCH SỬ 12 Nội dung cần đạt Câu Câu 1 Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá Điểm 3.0 tác động của nó đối với tình hình thế giới. * Nội dung - Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới 2 bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi các nước đồng minh cần giải quyết. 0.5 -Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 , một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên 0.5 xô, Mĩ, Anh. Nội dung: - Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật -> kết thúc chiến tranh - Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới 1.5 - Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á -Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta". 0.25 + Biểu hiện (năm 1949 hai nước Đức ra đời; Châu Âu hình thành 2 chế độ KT, CT đối lập nhau; khu vực khác cũng phân chia thành hai hệ thống xã hội ) 0.25 Câu 2 Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài 3.0 học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Gåm Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin và Inđônêxia). Chiến lược phát triển kinh tế chung của 5 nước sáng lập ASEAN gồm: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại. Nội dung Chiến lược KT hướng nội 0.5 Chiến lược KT hướng ngoại Thời gian Từ những năm 50, 60 của Từ những năm 60, 70 thế kỉ thế kỉ XX XX trở đi Mục nhanh chóng xoá bỏ nghèo Tiến hành công nghiệp hoá 0.25 tiêu nàn, lạc hậu, xây dựng nền lấy xuất khẩu làm chủ đạo kinh tế tự chủ. 0.5 Nội - Tiến hành công nghiệp hoá - Mở cửa nền kinh tế, thu hút dung thay thế nhập khẩu vốn và công nghệ tiên tiến của - Lấy thị trường trong nước nước ngoài, xuất khẩu hàng làm chỗ dựa để phát triển hoá. 0.5 sản xuất Thành Đạt được một số thành tựu Tốc độ tăng trưởng của 5 tựu bước đầu về kinh tế - xã hội, nước này khá cao; trong sản xuất đã đáp ứng được những năm 70 của thế kỉ XX, nhu cầu cơ bản của nhân dân tốc độ tăng trưởng của 0.5 trong nước, phát triển một số Inđônêxia là 7% - 7,5%, ngành chế biến, chế tạo. Malaixia là 7,8%, Xingapo là 12% (1966-1973) … Hạn chế Thiếu vốn, nguyên liệu và Khủng hoảng, cạnh tranh. công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ, tệ tham nhũng, 0.25 quan liêu phát triển… Bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Xây dựng kinh tế tự chủ; Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Xây dựng nền kinh tế mạnh, tăng cường quốc phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng. Câu 3 Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai ? Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ. 0.5 2.0 * Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai - Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà bác học lỗi lạc trên thế giới sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và phương tiện đầy đủ để nghiên cứu. 0.5 - Chính phủ Mĩ lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc. Chỉnh phủ đầu tư lớn cho giáo dục và khoa học kĩ thuật. 0.5 * Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ. - Thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi. 0.5 - KHKT không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mà còn ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. 0.5 Câu 4 Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế 2.0 lớn nhất hành tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức đó ? * Tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh là Liên minh châu Âu (EU) 0.25 - Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 25-3-1957, sáu nước trên đã kí Hiệp ước Rôma, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” 0.25 (EEC). Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành “Cộng đồng Châu Âu” (EC). Ngày 7-12-1991, các nước EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1-1-1993, đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. Liên minh Châu Âu từng bước đi tới hợp nhất (nhất thể hoá) về chính trị và kinh tế như: thành lập Nghị viện Châu Âu (từ năm 1979); ngày 1- 0.25 1-1999, phát hành đồng tiền chung Châu Âu (Euro) và chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU từ ngày 1-1-2002 thay cho đồng bản tệ. - Mục tiêu: không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh 0.25 vực kinh tế, tiền tệ mà cả trong lĩnh vực chính trị. - Vai trò Ngày nay, Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực về kinh tếchính trị lớn nhất hành tinh, chiếm1/4 GDP của thế giới, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất. 0.25 * Liên hệ - Tích cực học tập, trau dồi kiến thức về kinh tế, Lịch sử, văn hóa Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Tích cực tìm hiểu về Liên minh châu Âu … 0.75 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2NĂM 2015-2016 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn : LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1 (3,5 điểm) Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Câu 2 (3,5 điểm) Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và tác động của nó đối với các nước. Câu 3 (3,0 điểm) Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1. ------------------- Hết------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên:……………………………………..; SBD…………………………………… SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC HDC KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN LẦN 2 NĂM HỌC 2015-2016 Môn: LỊCH SỬ 12 Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa 2 phe XHCN và TBCN. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết 3,5 định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? * Các sự kiện: - Đầu những năm 70 của thế kỉ XX xu thế hòa hoãn Đông- Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô- Mĩ. - Ngày 9-11-1972, hai nước Đức kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, làm cho tình hình ở Tây Âu bớt căng thẳng. - Năm 1972 Xô- Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, kí hiệp ước ABM, SALT-1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân 0,5 0,5 0,5 chiến lược giữa hai cường quốc. - Tháng 8- 1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã kí hiệp ước Hen-xin-ki khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề lien quan tới hòa bình an ninh ở châu lục này. 2 * Nguyên nhân: - Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt. 0,5 - Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mĩ. 0,5 - Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng trì trệ…Do đó Xô- Mỹ muốn thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình. 0,5 Toàn cầu hóa là gỉ? Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ngày nay và tác động của nó đối với các nước. 3,5 - Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ… 0,5 - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế… 0,5 - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia… 0,5 - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước… - Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực. Các tổ chức này ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vần đề kinh tế chung của thế giới và khu vực… 3 0,5 0,5 0,5 - Tác động tích cực: 0,5 - Tác động tiêu cực: 0,5 Trình bày sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần 1. 3,0 - Giai cấp địa chủ phong kiến: Là giai cấp thống trị cũ đã đầu hàng, được đế quốc nuôi dưỡng làm tay sai là chỗ dựa của Pháp, là kẻ thù là đối tượng của cách mạng. Tuy nhiên sau cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp 0,5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan