Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bộ đề thi dành cho cán bộ, công chức với công tác quản lý nhà nước...

Tài liệu Bộ đề thi dành cho cán bộ, công chức với công tác quản lý nhà nước

.DOC
13
12824
72

Mô tả:

Bộ đề thi dành cho cán bộ, công chức với công tác quản lý Nhà nước BỘ ĐỀ 1 CÁN BỘ CÔNG CHỨC VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Phần 1. Trắc nghiệm (chọn đáp án đúng) Câu 1. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây? A. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. B. Vì nhân dân phục vụ. C. Tận tụy với công việc được giao. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Nguyên tắc nào sau đây không được quy định trong các nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức? A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. B. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. C. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. D. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Câu 3. Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, cán bộ, công chức có nghĩa vụ gì sau đây? A. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. B. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. C. Cả A và B đều đúng. D. A đúng, B sai. Câu 4. Luật cán bộ, công chức, quy định về đạo đức của cán bộ, công chức như thế nào? A. Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. B. Cán bộ, công chức phải học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ. C. Cán bộ, công chức phải vì nhân dân phục vụ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Luật cán bộ, công chức, quy định về văn hóa giao tiếp ở công sở như thế nào ? A. Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp. B. Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. C. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6. Luật cán bộ, công chức, quy định về văn hóa giao tiếp với nhân dân như thế nào ? A. Phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. B. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng. Câu 7. Những chức danh, chức vụ nào sau đây được quy định là cán bộ ở cấp xã? A. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ. B. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. C. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8. Những chức danh nào sau đây không được quy định là công chức ở cấp xã? A. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. B. Tư pháp - hộ tịch. C. Tài chính - kế toán. D. Văn hóa – Xã hội. Câu 9. Ai sau đây có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã? A. Sở Nội vụ. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Câu 10. Các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua hình thức nào sau đây? A. Văn bản. B. Điện thoại. C. Phiếu ý kiến. D. Cả 3 hình thức trên. Câu 11. Cá nhân, tổ chức có thể chuyển văn bản đến cơ quan tiếp nhận thông qua một trong những cách thức nào sau đây? A. Trực tiếp chuyển đến cơ quan tiếp nhận; B. Thông qua dịch vụ bưu chính; C. Gửi thông điệp dữ liệu qua mạng máy tính điện tử (thư điện tử, trang tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử). D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12. Để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của nhân dân thì cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm gì sau đây? A. Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị B. Lắp đặt số điện thoại chuyên dùng, kết nối mạng máy tính điện tử và thiết lập địa chỉ website, email. C. Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 13. Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị được quy định như thế nào? A. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định. B. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 14. Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, thông qua hình thức nào sau đây? A. Đăng tải trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan. B. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. C. Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị. D. Một hoặc cả 3 hình thức trên. Câu 17. Thủ tục hành chính được hiểu như thế nào theo các khái niệm sau đây? A. Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. B. Là hình thức nhận trả hồ sơ một cửa, một dấu. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 16. Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương? A. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. B. Viện Kiểm sát cấp tỉnh. C. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. D. Cả A, B, C. Câu 17. Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện. B.Tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 18. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính được quy định như thế nào? A. Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện. B. Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính. C. Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính được quy định như thế nào? A. Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định. B. Không tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật. C. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 20. Khi cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thì cơ quan nào sau đây có trách nhiệm bồi thường? A. Cơ quan cấp trên của cơ quan quản lý cán bộ công chức. B. Tất cả các cơ quan hành chính. C. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. D. UBND các cấp. Câu 21. Quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại được gửi cho ai sau đây? A. Người bị thiệt hại. B. Cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. C. Người thi hành công vụ gây ra thiệt hại. D. Tất cả các đối tượng trên. Câu 22. Căn cứ nào sau đây xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước: A. Có lỗi của người thi hành công vụ. B. Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại. C. Có đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. D. Câu B, C đúng. Câu 23. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định, trong thời hạn mấy ngày, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại? A. 10 ngày làm việc. B. 15 ngày làm việc. C. 05 ngày làm việc. D. 03 ngày làm việc. Câu 24. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi cho ai sau đây? A. Người bị thiệt hại. B. Cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. C. Người thi hành công vụ gây ra thiệt hại. D. Tất cả các đối tượng trên. Câu 25. Khi phó chủ tịch UBND huyện bị tố cáo vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ thì ai sau đây có quyền giải quyết tố cáo đó ? A. Chủ tịch UBND huyện. B. Bí thư huyện ủy. C. Chủ tịch UBND Tỉnh. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 26. Khi nhận được tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải : A. Chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. B. Chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. C. Chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu. D. Chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Câu 27. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định nào sau đây ? A. Mỗi tuần ít nhất một ngày. B. Mỗi tháng ít nhất hai ngày. C. Mỗi tháng ít nhất một ngày. D. Theo yêu cầu của công dân. Câu 28. Người tố cáo có những quyền gì sau đây? A. Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; B. Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình và yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; C. Trình bày trung thực nội dung tố cáo và yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; D. Cả A, B, C đều đúng Câu 29. Cơ quan nhà nước nhận được đơn khiếu nại do các cơ quan báo chí chuyển đến, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì xử lý như thế nào? A. Gửi trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; B. Gửi trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển đơn biết; C. Chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; D. Không gửi trả lại, chỉ thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; Câu 30. Chính sách nào sau đây được quy định trong Luật bình đẳng giới? A. Nghiêm cấm hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của phụ nữ. B. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. C. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 31. Cơ quan nào sau đây quản lý nhà nước về bình đẳng giới? A. Cơ quan Trung ương quản lý về dân số, gia đình, trẻ em. B. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. C. Công an nhân dân các cấp. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 32. Việc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây? A. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. B. Mọi hành vi bạo lực gia đình đều phải bị xử lý trước pháp luật. C. Phòng, chống bạo lực gia đình là nghĩa vụ của mọi người. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 33. Gia đình có trách nhiệm gì trong phòng, chống bạo lực gia đình? A. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. B. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. C. Hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 34. Nội dung nào sau đây thể hiện nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? A. Việc sử dụng tài sản Nhà nước do thủ trưởng đơn vị quyết định. B. Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. C. Tài sản Nhà nước phải được sử dụng hợp lý. D. Nhà nước quản lý, cá nhân sử dụng. Câu 35. Có thể có bao nhiêu hình thức xử phạt chính A. 2 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 36. Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính mà trong quá trình thẩm tra, xác minh lại phát hiện vi phạm mới. Người có thẩm quyền thi hành công vụ phải làm gì? A. Viết thêm vào biên bản cũ B. Lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi mới C. Viết thêm vào biên bản cũ và đóng dấu đã bổ sung, sửa đổi D. Cả A, B, C đều sai Câu 37. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính quá thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải làm gì? A. Lập biên bản vi phạm hành chính mới và ban hành ngay quyết định xử phạt. B. Ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. C. Đề nghị người vi phạm tự nguyện khắc phục hậu quả. D. Ban hành quyết định cảnh cáo và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Câu 38. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp: A. 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. B. 01 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính. C. 10 ngày đối với trường hợp đơn giản, 30 ngày đối với trường hợp phức tạp kể từ ngày lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. D. 60 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Câu 39. Hành vi nào sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính A. Chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước 7 ngày theo quy định B. Chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công C. Hành vi vi phạm quy định về lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 40. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định các hoạt động nào sau đây nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường? A. Trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. B. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. C. Trong lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. D. Trong lĩnh vực lập pháp. Câu 41. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì mức bồi thường do tổn thất về tinh thần tối đa là bao nhiêu theo các mức sau đây? A. 300 tháng lương tối thiểu. B. 360 tháng lương tối thiểu. C. 30 tháng lương tối thiểu. D. 24 tháng lương tối thiểu. Câu 42. Hành vi nào sau đây bị cấm theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước? A. Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường. B. Không giải quyết bồi thường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 43. Nhà nước không có trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. Do lỗi của người bị thiệt hại. B. Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 44. Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính gồm căn cứ nào sau đây? A. Có lỗi của người thi hành công vụ. B. Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại. C. Có đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. D. Cả A; B; C đều đúng. Câu 45. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi cho ai sau đây? A. Người bị thiệt hại. B. Cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. C. Người thi hành công vụ gây ra thiệt hại. D. Tất cả các đối tượng trên. Câu 46. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính sai được xác định như thế nào theo các quy định sau đây? A. Hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính. B. Ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính. C. Năm ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính. D. Mười ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính. Câu 47. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định có thể có bao nhiêu biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 48. Theo pháp luật về tố tụng hành chính thì Người khởi kiện bao gồm những đối tượng nào sau đây: A. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri B. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri C. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri D. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách người ứng cử. Câu 49. Cá nhân là người nước ngoài khi tham gia tố tụng hành chính phải sử dụng ngôn ngữ nào sau đây: A. Ngôn ngữ Tiếng Việt. B. Ngôn ngữ của dân tộc mà người nước ngoài đó mang quốc tịch. C. Tất cả các ngôn ngữ. D. Ngôn ngữ của dân tộc mà người nước ngoài đó mang quốc tịch nhưng phải có người phiên dịch Câu 50. Trong tố tụng hành chính, nguyên tắc nào sau đây là đúng: A. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Toà án ưu tiên giải quyết cho các đương sự là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, có công cách mạng. B. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Toà án ưu tiên giải quyết cho các đương sự là những người có học hàm, học vị cao, có nhiều đóng góp cho xã hội. C. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 51. Những người nào sau đây có thể là Người đại diện trong tố tụng hành chính: A. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. B. Người thứ ba được người ủy quyền ủy quyền lại bằng văn bản. C. Cảnh sát khu vực đối với người chưa thành niên mà cha, mẹ người chưa thành niên đã chết. D. Cả A, B đều đúng. Câu 52. Theo Hồ Chí Minh thì người làm công tác dân vận phải: A. Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. B. Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, tâm vững. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Câu 53. Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn về mặt: A. Chính trị B. Tư tưởng. C. Tổ chức D. Cả A, B, C đều đúng Câu 54. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng đạo đức mới, phải: A. Nói đi đôi với làm. B. Xây đi đôi với chống. C. Tu dưỡng đạo đức suốt đời D. Cả A, B, C đều đúng Câu 55. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức có vai trò: A. Là nền tảng lý luận của người cách mạng. B. Là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng. C. Là định hướng lý tượng của người cách mạng. D. Là cơ sở tư tưởng của người cách mạng. Phần 2: Câu hỏi tình huống Tình huống 1. A nói với B: Trong khi cơ quan ta đang học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nếu anh phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật trong cơ quan mà không báo cáo cho Thủ trưởng cơ quan là làm trái nghĩa vụ của công chức khi thi hành công vụ. Hỏi: A nói vậy là đúng hay sai? Vì sao ? Tình huống 2. Anh A năm nay 40 tuổi và đã học xong đại học Luật tại chức, nay anh A muốn thi tuyển vào làm công chức của quận 1 nhưng anh B cho rằng anh A đã quá tuổi nên không thể thi tuyển vào công chức được Hỏi: anh B nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 3. Sau khi tốt nghiệp đại học, A bị dính vào ma túy và xin làm đơn tự nguyện đi cai nghiện 1 năm tại Nhị Xuân, đầu năm 2010, A cai nghiện xong và làm đơn xin thi tuyển công chức. Biết chuyện, B nói với A: cậu vừa đi cai về làm sao đủ điều kiện mà thi tuyển công chức vào đợt cuối năm 2011? Hỏi: B nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 4. A được cử đi học đào tạo thạc sĩ 2 năm tại Trường Đại học Luật thành phố nhưng vẫn được cơ quan cho hưởng nguyên lương, B thắc mắc cho rằng A chỉ được hưởng 75% lương mới đúng quy định. Hỏi: B thắc mắc như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 5. Công chức được phân loại đánh giá theo các mức nào? Trường hợp năm 2010, công chức được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng cuối năm 2011 bị đánh giá không hòan thành nhiệm vụ thì có bị giải quyết cho thôi việc không? Tình huống 6. Công chức A có hành vi tham nhũng khi thi hành công vụ nên bị Ủy ban nhân dân quận 1 ra quyết định buộc thôi việc. Công chức A không đồng ý với quyết định buộc thôi việc đó nên quyết định khởi kiện vụ án hành chính. Hỏi: A có quyền khởi kiện ở Tòa án nào? Thời hiệu A được khởi kiện là bao nhiêu ngày? Tình huống 7. Một công chức khi thi hành một quyết định của cấp trên nhưng có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải xử lý như thế nào? Tình huống 8. Một công chức viết thư phản ảnh lên cấp trên về việc ở cơ quan mình thiếu dân chủ, hành xử của công chức thiếu văn hóa, vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Tình huống 9. Văn hóa giao tiếp ở công sở của cán bộ, công chức được biểu hiện như thế nào trong Luật cán bộ, công chức? Tình huống 10. Cán bộ công chức không được làm những việc gì có liên quan đến đạo đức công vụ? Tình huống 11. Cô A là Bí thư đoàn phường nhưng 2 năm liên tiếp cô A bị xếp loại là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác khác, cô A có thắc mắc, khiếu nại về việc bố trí này. Hỏi: việc thắc mắc của cô A là đúng hay sai? Vì sao ? Tình huống 12. Anh B được điều động về nhận công tác tại cơ quan X của quận 1, trong 15 ngày đầu, công chức B đến công sở nhưng không thấy ai giao nhiệm vụ và cũng không được bố trí nơi làm việc, thiết bị làm việc. Khi anh B hỏi một người trong phòng thì được trả lời cứ nghiên cứu quy chế đi đã rồi sẽ được giao việc cụ thể sau và anh B rất chán nản.. Hỏi: việc làm của cơ quan X là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 13. Trong năm 2011, công chức A không có nhu cầu nghỉ phép. Trưởng phòng gặp và cho nghỉ phép thì công chức A nói: "nhà em ở gần cơ quan và nếu nghỉ phép thì cũng chẳng có việc gì mà làm cả, nên em không nghỉ phép đâu" Hỏi: Trong trường hợp trên công chức A có được thanh toán số tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ không? Vì sao? Tình huống 14. Bà A là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường X, có đơn xin từ chức. Mọi người biết chuyện nên xì xào, bàn tán. Anh B trong cơ quan cho rằng bà A không vi phạm kỷ luật gì trong thời gian làm việc nên không thể từ chức được. Hỏi: Việc anh B nói như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 15 A hỏi B hiện nay UBND phường đang thiếu một số công chức. Vậy cuối năm 2011, Chủ tịch phường có tổ chức tuyển dụng công chức cho phường không? B nói: Việc tuyển dụng công chức cho Ủy ban phường thuộc thẩm quyền của Chủ tịch quận chứ đâu phải của Chủ tịch phường mà Chủ tịch phường tổ chức Hỏi: B nói vậy là đúng hay sai ? Vì sao? Tình huống 16. Chị A là công chức địa chính phường, vừa qua do có nhiều vi phạm trong khi thi hành công vụ nên bị Ủy ban nhân dân quận kỷ luật cảnh cáo. Chị A không đồng ý với hình thức kỷ luật trên nên viết đơn kiện hành chính Ủy ban nhân quận ra Tòa án quận Hỏi: Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án quận có thụ lý giải quyết vụ kiện không? Vì sao? Tình huống 17 Bà A là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường, nếu trong quá trình làm việc bà A có nhiều vi phạm và bị xử lý kỷ luật thì bà A có được khởi kiện hành chính tại Tòa án quận không? Vì sao? Tình huống 18 Bạn hãy nêu đầy đủ khái niệm "Quyết định hành chính" và "Hành vi hành chính" trong Luật Tố tụng hành chính Tình huống 19. Anh A đang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tháng 9/2011 được Chủ tịch quận điều về làm Phó phòng Tư pháp. Anh A không đồng ý với quyết định này liền làm đơn kiện Chủ tịch quận ra Tòa án thành phố. Hỏi: Trong trường hợp trên Tòa án nhân dân thành phố có thụ lý giải quyết không? Vì sao? Tình huống 20 Ông A bị Ủy ban nhân quận phạt hành chính về việc xây nhà không phép, ông A không đồng ý với quyết định xử phạt trên liền làm đơn khởi kiện hành chính đối với Ủy ban nhân dân quận. Do bị tai nạn đột xuất nên ông A liền ủy quyền cho B là con mình đang là công chức của quận 1 làm người đại diện ra Tòa án Hỏi: Trong trường hợp trên Tòa án có chấp nhận quyền đại diện của anh B không? Vì sao? Tình huống 21. Bạn hãy nêu đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan