Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Bộ câu hỏi tình huống vấn đáp môn luật hiến pháp việt nam...

Tài liệu Bộ câu hỏi tình huống vấn đáp môn luật hiến pháp việt nam

.DOC
12
4709
115

Mô tả:

BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VẤN ĐÁP MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Dành cho tất cả các hệ cử nhân luật học, luật kinh doanh và  chất lượng cao) 1. Luật sư Lý Ba (người Trung Quốc) nêu quan điểm: “Ở một  quốc gia tự do dân chủ, bản hiến pháp không chỉ ràng buộc  chính quyền mà còn ràng buộc nhân dân nữa. Thông qua  hiến pháp, tập thể dân chúng cam kết tuân theo một thủ tục tổ chức nhất định về cách thức quản trị công việc chung và giải  quyết xung đột xã hội.” Hãy bình luận về quan điểm trên. 2. Bộ trưởng Bộ A ban hành một Quyết định theo đó mỗi  người chỉ được sở hữu 01 xe gắn máy. Hãy bình luận từ góc  độ Hiến pháp đối với Quyết định trên. Giả sử Quyết định đó  được coi là bất hợp hiến thì cơ chế xử lý theo Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là như thế nào ? Hãy bình luận cơ chế đó. 3. Bộ C ban hành Thông tư quy định mỗi cá nhân chỉ được  đăng ký 01 xe gắn máy. Điều này có vi phạm luật và Hiến  pháp không? Nếu có thì cơ chế xử lý hiện hành như thế nào?  Đánh giá về cơ chế xử lý đó. 4. HĐND tỉnh N ra Nghị quyết quy định việc tuyển công chức  vào các cơ quan hành chính trong tỉnh sẽ hạn chế tiếp nhận  những người có bằng đại học tại chức hoặc đại học dân lập.  Điều này có vi phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì sẽ  được cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào? Đánh giá về cơ chế xử lý đó. 5. HĐND thành phố Đ (là thành phố trực thuộc trung ương), ra Nghị quyết dừng đăng ký thường trú mới vào khu vực nội  thành đối với những người không có nghề nghiệp hoặc có  nhiều tiền án, tiền sự. Nghị quyết của HĐND nói trên có vi  phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì cơ chế xử lý hiện  hành như thế nào? Đánh giá về cơ chế xử lý đó. 6. HĐND thành phố H (là thành phố trực thuộc trung ương), ra Nghị quyết dừng đăng ký thường trú mới vào khu vực nội  thành đối với những người không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Nhiều tổ chức và cá  nhân cho rằng Nghị quyết này vi phạm Luật cư trú (trái luật).  Trong khi đó, HĐND thành phố H lại cho rằng họ ban hành  Nghị quyết này theo quy định của Luật tổ chức và hoạt động  của HĐND, do đó không thể nói rằng Nghị quyết đó trái luật.  Hãy đánh giá về quan điểm trên. 7. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND thành phố H, một thành  phố trực thuộc trung ương về việc dừng đăng ký thường trú  mới vào khu vực nội thành đối với những người không có  nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự, UBND cùng cấp  đã không giải quyết các hồ sơ xin đăng ký hộ khẩu thường trú của những đối tượng trên. Hành vi của UBND nói trên có vi  phạm luật và Hiến pháp không? Nếu có thì cơ chế xử lý hiện  hành như thế nào? Đánh giá về cơ chế xử lý đó. 8. Ủy ban nhân dân tỉnh X ban hành một Quyết định theo đó  xe gắn máy ngoài ngoại tỉnh không được vào tỉnh X. Hãy bình luận từ góc độ Hiến pháp đối với Quyết định trên. Giả sử  Quyết định đó được coi là bất hợp hiến thì cơ chế xử lý  theo Hi   ến pháp  hiện hành của Việt Nam là như thế nào ? Hãy bình luận cơ chế đó. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh X ban hành một quyết định theo đó  người nào đua xe trái phép thì tịch thu xe và bán đấu giá. Giải sử điều này được xác định là không phù hợp với Luật xử lý vi  phạm hành chính. Hỏi phải xử lý như thế nào đối với Quyết  định nói trên ? Hãy bình luận về cơ chế xử lý đó. 10. Thông tư số 29/2001/TT­BVHTT ngày 05/06/2001 của Bộ  văn hoá thông tin hướng dẫn Quyết định số 46/2001/QĐ­TTg  của Thủ tướng Chính phủ, tại Điều 2.IV quy định: “Hàng hoá  nhập khẩu là các hàng hoá ấn phẩm, là tác phẩm điện ảnh  phải được Bộ văn hoá­thông tin phê duyệt nội dung và kế  hoạch nhập khẩu”. Trong khi đó, theo Bản phụ lục 3 được ban hành kèo theo Quyết định số 46/2001/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đối với các loại ấn phẩm và tác phẩm điện ảnh  nhập khẩu chỉ phê duyệt nội dung. Hỏi Thông tư có hợp pháp  không ? Nếu bất hợp pháp thì cơ chế xử lý như thế nào ? Hãy bình luận về cơ chế đó. 11. Luật sư X cho rằng một điều khoản trong Bộ luật Hình sự  không phù hợp với một quy định về quyền công dân trong  Hiến pháp hiện hành. Luật sư X có thể kiến nghị đến cơ quan  nào để xem xét? 12. Công dân A đã viện dẫn Hiến Pháp trong một phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích liên quan của mình. Hội đồng xét xử  không đồng ý cách viện dẫn của công dân A, vì cho rằng Hội đồng xét xử không có thẩm quyền căn cứ  vào  Hiến pháp để giải quyết vụ việc. Hãy bình luận về cách  giải quyết của Hội đồng xét xử. 13. Trong ngày bầu cử, công dân A đủ điều kiện đi bầu cử, có tên trong danh sách cử tri nhưng không đi bầu. Sau đó, khi  anh ta đến Ủy ban nhân dân xã X nơi anh ta cư trú để làm hổ  khẩu. Nhân viên của Ủy ban nhân dân đã không tiến hành làm thủ tục cho anh ta với lý do anh ta đã không đi bầu cử. Nhân  viên Ủy ban nhân dân hành động có đúng Hiến pháp không ? 14. Một cán bộ của một cơ quan nhà nước tham gia biểu tình  về một vấn đề chính trị­xã hội trong nước, nhưng bị cơ quan  đó kiểm điểm và kỷ luật, với lập luận là nước ta chưa có Luật  Biểu tình nên việc tham gia biểu tình là vi pham pháp luật.  Hãy bình luận vụ việc này từ góc độ các quy định liên quan  của Hiến pháp ? 15. Công dân H yêu cầu một Bộ cung cấp các thông tin về  một vấn đề mà Bộ đang chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp. Bộ không cung cấp với lập luận rằng Hiến pháp chỉ quy định  quyền tiếp cận thông tin, tức là quyền được truy cập các  thông tin mà cơ quan nhà nước công khai, chứ không quy  định quyền của công dân được yêu cầu cơ quan nhà nước  cung cấp thông tin mà cơ quan đó đang nắm giữ. Hãy bình  luận về hành động và sự giải thích của Bộ. 16. Công dân A không tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử  Quốc hội, vì cho rằng bầu cử là quyền chứ không phải là  nghĩa vụ. Nhưng các tổ chức chính trị­xã hội khu vực dân cư  nơi công dân A yêu cầu công dân A phải thực hiện nghĩa vụ  bầu cử. Hãy đánh giá về tranh cãi trên. 17. Qua những thông tin về vụ án oan 10 năm áp dụng đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), hãy làm rõ các quyền  con người nào không được bảo đảm theo quy định của Hiến  pháphiện hành. (Mới) 18. Trước kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa 12 ,một phóng viên  hỏi một vị lãnh đạo của Văn phòng Quốc Hội: “Trong kỳ họp  tới đây, nếu đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm một ứng cử  viên khác ngoài danh sách đề cử thì sẽ xử lý như thế nào,  thưa ông?”. Vị lãnh đạo trả lời: “Sau khi Chủ tịch nước, Thủ  tướng giới thiệu nhân sự, nếu đại biểu giới thiệu thêm ứng cử viên thì Quốc hội xem xét, quyết định danh sách.” Hãy đánh  giá về câu trả lời. 19. Một đại biểu Quốc hội có dự định đề xuất một dự án luật  nhưng không biết trình tự, thủ tục cho việc này như thế nào?  Hãy tư vấn cho đại biểu đó. 20. Có quan điểm cho rằng cho rằng việc Quốc hội không  thông qua luật để thực thi các quy định Hiến pháp là vi hiến.  Bình luận về quan điểm đó. 21. Sinh viên Nguyễn Văn A, không phải là đại biểu Quốc hội,  nhận thấy rằng cần thiết phải có một đạo luật về giữ gìn sự  trong sáng của tiếng Việt. Anh ta cũng đã có những ý tưởng  cơ bản thuộc nội dung của đạo luật đó. Anh A phải làm thế  nào để đề xuất ý tưởng của mình thành luật? 22. Một số cử tri trong cùng một khu vực dân cư cho rằng cần sửa đổi một đạo luật hiện hành để có thể gần hơn với thực  tiễn đời sống và áp dụng hiệu quả hơn. Các cử tri này nên  làm gì? 23. Sau khi Quốc hội thông qua một đạo luật và chuyển sang  cho Chủ tịch nước công bố nhưng Chủ tịch nước nhận thấy  đạo luật có dấu hiệu bất hợp hiến. Theo em Chủ tịch nước có  thể làm gì trong trường hợp này? Hãy bình luận về quy định  của Hiến pháp hiện hành về vấn đề này. 24. Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội ban thông qua một  Pháp lệnh và chuyển sang cho Chủ tịch nước công bố nhưng  Chủ tịch nước nhận thấy rằng pháp lệnh này có dấu hiệu bất  hợp hiến. Theo bạn, Chủ tịch nước có thể làm gì trong trường hợp này? Hãy bình luận về quy định của Hi   ến pháp  hiện  hành về vấn đề này. 25. Sau khi kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội  khoá X kết thúc, trả lời phỏng vấn của Phóng viên một tạp chí  chuyên ngành về về chức năng của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, một đại biểu  Quốc hội cho rằng trong thời gian qua, Quốc hội “chưa thực  sự thực hiện quyền quyết định của mình mà phần lớn là dựa  vào đề nghị của Chính phủ rồi đồng ý.” Hãy bình luận nhận  định trên. 26. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn A cho rằng hoạt động của  Bộ trưởng Bộ B không hiệu quả. Đại biểu A muốn Bộ trưởng  B phải bị bỏ phiếu tín nhiệm trước Quốc hội. Hỏi Đại biểu A  phải làm gì theo đúng trình tự của Hiến pháp hiện hành. 27. Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 27/11/2006,  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã nói: “Để đảm bảo chất  lượng công tác xét xử, cần phải có 5 điều kiện: (1) Người tiến  hành tố tụng tốt; (2) hệ thống pháp luật tốt; (3) người tham gia tố tụng tốt;(4) hệ thống các cơ quan hỗ trợ tư pháp tốt; (5) và  thực hiện tốt nguyên tắc độc lập tư pháp, tuân theo pháp  luật”. Hãy bình luận nhận định trên. 28. Chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Quốc hội  sáng ngày 27/11/2006, một đại biểu Quốc Hội có đề cập đến  vụ nhà số 83 Đội Cấn. Ông Chánh án tỏ ý thắc mắc về việc  đại biểu này ở tận Vũng Tàu mà sao có rất nhiều công văn  chất vấn, giám sát gửi đi các cơ quan về vụ việc ở tận Hà Nội. Hãy đánh giá về phát biểu của Chánh án. 29. Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm một đại biểu Quốc hội vì có  nhiều ý kiến cho rằng đại biểu không còn được cử tri tín  nhiệm. Có 60% tổng số đại biểu tán thành việc bãi nhiệm đại  biểu này. Kết quả bỏ phiếu này có giá trị như thế nào? Giá trị  của bỏ phiếu bãi nhiệm khác gì so với bỏ phiếu tín nhiệm? 30. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm một đại biểu Quốc hội vì có  nhiều ý kiến cho rằng đại biểu không còn được cử tri tín  nhiệm. Có 40% tổng số đại biểu tín nhiệm đại biểu này. Kết  quả bỏ phiếu này có giá trị như thế nào? Giá trị của bỏ phiếu  tín nhiệm khác gì so với lấy phiếu tín nhiệm? 31. Trong thời gian qua, Quốc hội đã tổ chức bỏ phiếu tín  nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn dựa  trên 3 mức đánh giá: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm  thấp. Hãy bình luận quy định pháp luật và thực tiễn thực thi  việc bỏ phiếu tín nhiệm ở nước ta. 32. Trong phiên thảo luận về dự án Luật Đầu tư Công tại Ủy  ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 21 tháng 2 năm 2014,  khi nói đến trách nhiệm của Quốc hội trong việc thông qua các chủ trương đầu tư kém hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội cho rằng:  Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận  khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng  không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả  500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông  Chủ tịch. Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ  kỷ luật ai. Hãy bình luận nhận định trên. 33. Trả lời phỏng vấn của các phóng viên tại kỳ họp thứ 5,  Quốc hội khóa 13, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu quan điểm về tình  trạng quá tải ở những bệnh viện tuyến trên, rằng: “Thiếu  giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước”. Hãy bình luận quan điểm trên của người đứng đầu ngành Y tế Nhà nước. 34. Trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 04 tháng 6 năm  2011, bàn về chương trình làm luật cho năm 2011, một đại  biểu nêu quan điểm: “Tôi đề nghị Quốc hội lên tiếng để Chính  phủ và các cơ quan giải thích vì sao đưa vào (đưa dự luật vào chương trình làm luật) rất nhiều lập luận, đưa ra (rút dự luật  khỏi chương trình làm luật) lại rất nhẹ nhõm. Nhiều bộ luật lấy lý do nhạy cảm liên quan quốc phòng an ninh hay quan hệ  quốc tế thì đồng ý, nhưng nhiều vấn đề không nhạy cảm thì  sao?” Hãy bình luận về vai trò của Chính phủ trong qui trình  lập pháp hiện nay thông qua phát ngôn trên. 35. Quốc hội tổ chức bỏ phiếu để kéo dài nhiệm kỳ của mình  thêm một năm. Kết Kết quả có 60% tổng số đại biểu tán thành việc kéo dài. Kết quả bỏ phiếu này đã đủ để Quốc hội kéo dài  nhiệm kỳ không? 36. Ông H. là Giám đốc Công ty điện lực tỉnh C, đồng thời là  đại biểu Quốc hội. Cơ quan Công an phát hiện ông H có hành vi tham ô, muốn ra lệnh bắt để tạm giam ông này phục vụ cho  việc điều tra. Để bắt ông H, cơ quan chức năng phải thực hiện thủ tục gì theo quy định của Hiến pháp hiện hành? 37. Trả lời phỏng vấn báo chí, một đại biểu Quốc hội phát  biểu về vai trò của luật sư: “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa  cho những người có tiền”. Phản ứng trước phát biểu này, Liên đoàn Luật sư đã có công văn đề nghị Chủ tịch Quốc hội và  Chủ tịch Ủy ban tư pháp xem xét tư cách và trách nhiệm của  đại biểu Quốc hội đó. Hãy bình luận về vụ việc trên. 38. Trên một diễn đàn blog cá nhân của mình, một đại biểu  Quốc hội đã có những nhận định rất gay gắt về một vị đại biểu Quốc hội khác. Cho rằng phát biểu của đại biểu Quốc hội này  là không phù hợp với chuẩn mực văn hóa tranh luận và làm  ảnh hưởng đến ủy tín của Đoàn đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc  hội đã họp yêu cầu đại biểu Quốc hội đó xin lỗi công khai. Hãy bình luận về vụ việc trên. 39. Sáng 30/7/2007, tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã  thuyết trình phương án thay đổi bộ máy Chính phủ từ 26 bộ,  cơ quan ngang bộ xuống còn 22. Những bộ, cơ quan nganh  bộ nào đã được điều chỉnh? Tại sao lại có sự điều chỉnh đó? 40. Bộ trưởng Bộ A cho rằng một lĩnh vực do Bộ mình đang  chịu trách nhiệm nhưng lại được giao cho một Bộ khác quản  lý. Bộ trưởng A có thể xử lý như thế nào?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan