Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Bộ 90 đề thi HSG môn Địa lý 10 có đáp án...

Tài liệu Bộ 90 đề thi HSG môn Địa lý 10 có đáp án

.PDF
394
1825
117

Mô tả:

Bộ 90 đề thi HSG môn Địa lý 10 có đáp án
https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TR NG CP T NG N https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip ỜI BẠN Đ C T - Kho - - OT https://goo.gl/ugRPcH https://goo.gl/nuhrQ4 https://goo.gl/Ske5VP https://goo.gl/WDUUcX https://goo.gl/VbUcTg https://goo.gl/MkHW80 https://goo.gl/MXRmQU https://goo.gl/wGmkzO https://goo.gl/lOjzjJ -L https://goo.gl/NTfnsk https://goo.gl/uy5zKJ https://goo.gl/bmIkcn https://goo.gl/YPzAgn https://goo.gl/3dP8Xo https://goo.gl/Yu6rGy https://goo.gl/rNMVqE https://goo.gl/8ytG46 https://goo.gl/ipoFYL https://goo.gl/lmtM3y 2: https://goo.gl/2oJtUV https://goo.gl/ZosvFJ https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (3,5 điểm). a) Khí quyển là gì? Cấu trúc khí quyển được chia làm mấy tầng? Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí. b) Khí quyển có phải là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất không? Khí quyển có vai trò gì? Phân tích vai trò của hơi nước và lớp ôdôn trong khí quyển. Câu 2 (2,0 điểm). a) Trình bày khái niệm, ý nghĩa của: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số. b) Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? Câu 3 (2,0 điểm). Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Câu 4 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau: Sản lượng than, điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010 Năm 1990 1995 2000 2006 2010 Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 38,9 51,1 Điện (tỉ kwh) 8,8 14,7 26,7 59,1 80,0 Sản phẩm a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010. b) Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. -------------Hết----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……….………..…….………….….….; Số báo danh: ………………. https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐÁP ÁN MÔN: ĐỊA LÍ (Đáp án có 04 trang) (Dành cho học sinh THPT không chuyên) I. LƯU Ý CHUNG: - Đáp án chỉ trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu 1 Ý Nội dung trình bày Điểm 3,5 điểm a Khí quyển là gì? Cấu trúc khí quyển được chia làm mấy tầng? Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí. - Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. - Cấu trúc khí quyển được chia làm 5 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion (tầng nhiệt) và tầng ngoài. 0,5 0,5 - Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không 0,5 khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí. b Khí quyển có phải là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất không? Khí quyển có vai trò gì? Phân tích vai trò của hơi nước và lớp ôdôn trong khí quyển. - Có (khí quyển có là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất) - Khí quyển có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. - Vai trò của hơi nước trong khí quyển: + Không có hơi nước thì không có sự sống trên mặt đất: 0,25 0,5 0,25 Hơi nước ngưng tụ thành mây, mây gặp lạnh rơi xuống thành mưa, tuyết sinh ra nước chảy tràn trên mặt đất và nước ngầm, đây 0,25 là nguồn nước cho sinh vật tồn tại và phát triển. + Hơi nước còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ của không khí: ngày 1 0,25 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip đỡ nóng, đêm đỡ lạnh; ở hoang mạc ít hơi nước nên chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc trong năm rất lớn. - Vai trò của lớp ôdôn trong khí quyển: + Lớp ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm 0,25 cho cơ thể sinh vật nói chung và con người nói riêng. + Mất lớp ôdôn thì sinh vật trên Trái Đất sẽ bị hủy diệt. 2 0,25 2,0 điểm a Trình bày khái niệm, cách tính: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: + Khái niệm: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch 0,25 (hiệu số) giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính %. + Ý nghĩa: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc 0,25 gia và trên toàn thế giới, nó được coi là động lực phát triển dân số. - Gia tăng cơ học: + Khái niệm: gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất 0,25 cư và nhập cư, đơn vị tính là %. + Ý nghĩa: trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng 0,25 khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng. - Gia tăng dân số: + Khái niệm: gia tăng dân số bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự 0,25 nhiên và gia tăng cơ học, đơn vị tính %. + Ý nghĩa: gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng. 0,25 b Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? - Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân, đơn vị tính %. 0,25 - Nếu cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng rất lớn tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. 2 0,25 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip 3 2,0 điểm Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? * Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất,… trên thế giới và ở Việt Nam. 0,25 0,25 - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng, phân bố khoáng sản có ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu và tổ chức sản xuất của các xí nghiệp 0,25 công nghiệp. + Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp: thủy điện, luyện kim đen và 0,25 luyện kim màu, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,… + Khí hậu: tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế 0,25 biến thực phẩm. + Đất là nơi để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Rừng, sinh vật biển là cơ sở cho công nghiệp khai thác, chế biến 0,25 gỗ, hải sản,… * Trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? - Trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa 0,25 lí. - Vì: vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất,… từ đó sẽ hội tụ được nhiều nhân tố khác cho phát triển và phân bố công nghiệp. 3 0,25 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip 4 2,5 điểm a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010. * Xử lí số liệu: - Lấy sản lượng năm 1990 = 100% - Tính tốc độ tăng trưởng: Bảng tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: %) Năm 1990 1995 2000 2006 2010 Than 100 182,6 252,2 845,7 1110,9 Điện 100 167,0 303,4 671,6 909,1 Sản phẩm 0,5 * Vẽ biểu đồ: biểu đồ đường biểu diễn (vẽ biểu đồ khác không cho điểm). Yêu cầu: vẽ bằng bút mực, chính xác (số liệu, khoảng cách năm), trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Cần ghi đủ: số liệu, hai đường có kí 1,0 hiệu khác nhau, chú giải, đơn vị, năm, tên biểu đồ. Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. b Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. * Nhận xét: - Cả hai sản phẩm than và điện đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng 0,25 khác nhau. - Cụ thể: than có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tăng từ 100% (năm 1990) lên 1110,9% (năm 2010), điện có tốc độ tăng trưởng chậm 0,25 hơn, tăng từ 100% (năm 1990) lên 909,1% (năm 2010) * Giải thích: - Cả hai sản phẩm than và điện đều tăng do: nước ta có nhiều tiềm năng (trữ lượng), nhu cầu sản xuất và tiêu dùng than, điện ngày càng 0,25 lớn,... - Than có tốc độ tăng trưởng lớn hơn điện là do than là năng lượng truyền thống, trữ lượng lớn. Trong khi đó trình độ khoa học nước ta còn hạn chế nên chưa khai thác hết được tiềm năng của ngành điện,… nên điện có tốc độ tăng trưởng chậm hơn. ----------Hết---------4 0,25 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP (TỈNH) HẬU GIANG TRƯỜNG : THPT CHUYÊN VỊ THANH KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ XVI ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÝ ; LỚP : 10 Số phách Số phách Câu hỏi 1: ( 4,0 điểm) Một điểm A ở Bắc bán cầu, vĩ độ qua A là 82 o .Hãy cho biết: 1.Góc nhập xạ lúc giữa trưa trong năm tại A lớn nhất là bao nhiêu? Xảy ra vào lúc nào? 2.Trong năm, A có thời gian ban ngày dài 24 giờ bao nhiêu ngày? Kéo dài từ ngày nào đến ngày nào? Đáp án câu 1: 1.Góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm tại A: (2,0 đ) -A có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa trong năm khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên vĩ độ cao nhất về phía Bắc. Tức là lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc. Lúc đó góc nhập xạ tại A là: 90 o – (82 o – 23 o 27’) = 31 o 27’. -Lúc đó là ngày 22/06. 2.Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là:(2,0 đ) -Thời gian ban ngày dài 24 giờ tại A là: 145 ngày.Bắt đầu từ ngày 11/4 đến ngày 2/9 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip Câu hỏi 2: ( 4,0 điểm) 1. Trình bày bằng hình vẽ: Ngày hạ chí, đông chí ở Bắc bán cầu 2. Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên các vĩ độ khác nhau trong hai ngày đó. Đáp án câu 2: 1. Hình vẽ: Ngày hạ chí và ngày đông chí(2,0 đ) Vẽ đúng 2 ngày hạ chí và dông chí ở Bắc bán cầu. Chú thích đầy đủ: chí tuyến B-N, vòng cực B-N, xích đạo, tia ánh sáng Mặt Trời song song với nhau, đường phân chia sáng, tối. 2. Giải thích:(2,0 đ) Qua hai ngày hại chí (22/6) và đông chí ( 22/12) ta thấy: - Hiện tượng ngày đên dài ngắn khác nhau ở các nơi trên Trái Đất . - Vào ngày hạ chí ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, vào ngày đông chí ở Bắc bán cầu đêm dài hơn ngày. Ở Nam bán cầu thì ngược lại, chỉ có ở xích đạo ngày dài bằng đêm. - Ở xa xích đạo độ chênh lệch ngày đêm lớn - Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có ngày hoặc đêm dài 24 giờ - Ở cực Bắc có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm trong một năm. https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip Câu hỏi 3: ( 4,0 điểm) 1.Phân tích vai trò của khí quyển đối với đời sống? 2. Trình bày và giải thích những tác nhân đã làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Đáp án câu 3: 1.Vai trò của khí quyển đối với đời sống ( 1,5 đ) - Bảo vệ sự sông trên Trái Đất - Cung cấp lượng khí O2 cần thiết cho hoạt động sống của mọi sinh vật - Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển - Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất Do đó khí quyển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. 2.Những tác nhân đã làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu toàn cầu ( 2,5 đ) *Hiệu ứng nhà kính làm khí hậu Trái Đất nóng dần lên: - Khí thải công nghiệp đặc biệt là CO2 làm cho nhiệt độ của lớp khí quyển sát mặt đất có thể gia tăng từ 0,9 đến 2,60 trong một thế kỉ. - Trái Đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ra dẫn đến những đợt lạnh dự dội từ hai cực tràn về đới xiz độ thấp.băng tan khiến mực nước biển dâng cao làm ngập các vùng đất trũng, những đồng bằng châu thổ trồng lúa, nơi cung cấp phần lớn lương thực cho nhân loại. * Sự phá hoại tầng ôdôn: -Tầng ôdôn có tác dụng hấp thụ 90% tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời tới Trái Đất thủ phạm chính gây ra thủng tầng ô dôn là chất CFCs, một chất khí gas được nạp vào các thiết bị làm lạnh, khi các dụng cụ này bị hỏng, CFCs thoát ra và xâm nhập lên cao gây phản ứng hóa học với O3 làm hủy hoại tầng ô dôn, gây ra bệnh ung thư da và các bệnh về mắt,… * Hiện tượng mưa Axit: -Các khí độc như: SO2, NO2 thải ra từ các nhà máy thường bao quan các hạt bụi trong khí quyển mà các hạt bụi này là các hạt nhân ngưng đọng hới nước để tao ra các giọt nước rơi, sự chuyển đổi các khí độc trên thành axit tạo ra mưa axit. https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip Câu hỏi 4: ( 4,0 điểm) 1.Giải thích vì sao các khu công nghiệp ngày càng có xu hướng di dời về phía biển? Cho ví dụ? 2.Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp? Đáp án câu 4: 1.Các khu công nghiệp ngày càng có xu hướng di dời về phía biển vì ( 2,0 đ) -Khu công nghiệp không được làm ô nhiễm đầu nguồn nước ngọt của khu dân cư, không làm mất đi tiềm năng dịch vụ của lãnh thổ kế cận -Gần các cảng biển để thuận tiện cho việc xuất khẩu, sự kết hợp của các loại hình đường giao thông. -Nhà máy thải khói độc không được phân bố ở đầu hướng gió của một vùng dân cư nên không phân bố nhà máy sâu trong nội địa. - Khu công nghiệp sẽ tách biệt khỏi khu nghỉ ngơi, dịch vụ, sinh hoạt của dân cư từ 10 đến 30 km. Ví dụ: Ở Việt Nam các trung tâm công nghiệp lớn điều giáp biển hoặc gần biển: Hải Phòng, Đà Nẳng,..... Ở Trung Quốc đã đóng cửa trên 200o doanh nghiệp ở sâu trong nội địa gây ô nhiễm , khả năng giao thông kém để xây dựng các khu dịch vụ. 2.Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp( 2,0 đ) *Nhân tố tự nhiên -Đất:Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng,vật nuôi, năng suất. cơ sở để tiến hành sản xuất, chọn giống -Khí hậu-nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bên của sản xuất nông nghiệp. -Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, cơ sở thức ăn cho gia súc. *Nhân tố kinh tế-xã hội: -Dân cư-lao động: thị trường, kinh nghiệm…. -Các quan hệ sở hữu ruộng đất : ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. -Tiến bộ khoa học kĩ thuật: giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng. -Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng cmh. https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip Câu hỏi 5: ( 4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950- 2003 Năm Sản phẩm Than ( triệu tấn ) Dầu mỏ ( triệu tấn ) Điện ( tỉ kWh) Thép ( triệu tấn ) 1950 1960 1970 1980 1990 1820 523 967 189 2603 1052 2304 346 2936 2336 4962 594 3770 3066 8247 682 3387 3331 11832 770 1.Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950- 2003. 2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét cần thiết. Đáp án câu 5: 1. Vẽ biểu đồ (2,5 đ) Xử lí số liệu (1,0 đ) (%) Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143 161 207 186 291 Dầu mỏ Điện 100 100 201 238 447 513 586 823 637 1224 746 1535 Thép 100 183 314 361 407 460 Sản phẩm Vẽ biểu đồ:( 1,5 đ) đúng, đẹp, chính xác đủ các yếu tố https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng m ột số sản phẩn công nghiệp của thế giới giai đoạn 1950-2003 % 1800 1600 1535 1400 1200 1224 Than 1000 Dầu mỏ 800 823 600 586 513 447 400 314 238 201 200 0 Điện 746 100 100 1950 143 161 637 361 407 207 186 Thép 460 291 năm 1960 1970 1980 1990 2003 2.Nhận xét (1,5 đ) - Tất cả sản phẩm công nghiệp trên của thế giới giai đoạn 1950-2003 đều tăng trưởng khá nhanh - Than là năng lượng truyền thống, giai đoạn đầu tăng khá đều, thời kì 1980-1990 có giảm đôi chút do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế, tuy nhiên đến năm 2003 vẫn tăng hơn 2 lần so với năm 1950. -Dầu mỏ: do có nhưng ưu điểm nên đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh trung bình 14%/năm -Điện : là ngành năng lượng trẻ phát triển cùng với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trung bình 29%/năm. -Thép: tốc độ tăng trưởng khá đều và đạt 460% năm 2003. https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC —————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ Dành cho học sinh các trường THPT chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ———————————— Câu 1. a. Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất. b. Vì sao giữa bờ đông và bờ tây của lục địa nhiệt độ có sự khác nhau? Câu 2. a. Vì sao lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi trọc? Nêu mối quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất. b. Con người có tác động như thế nào đến sự phân bố sinh vật? Cho ví dụ. Câu 3. a. Vì sao ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta ngoài việc chú ý đến sản xuất lương thực phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ? b. Để sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá cần phải làm gì? Câu 4. a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. b. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội. c. Nêu biện pháp giải quyết đối với cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. Câu 5. Cho bảng số liệu về sản lượng than, dầu mỏ, điện trên thế giới thời kì 1950 – 2003. Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 1820 2603 2936 3770 Than (triệu tấn) 3387 5300 523 Dầu mỏ (triệu tấn) 1052 2336 3066 3331 3904 967 Điện (tỉ Kwh) 2304 4962 8247 11832 14851 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ, điện trên thế giới thời kì 1950 – 2003. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp trên. Câu 6. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Tìm sự khác biệt về địa hình giữa hai vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc. b. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu của hai vùng này. -----Hết----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: …………………………..………….. Số báo danh: …………... https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC —————— Câu 1 (1,5đ) 2 (1,5đ) 3 (1,0đ) 4 (2,0đ) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ Dành cho học sinh các trường THPT chuyên ———————————— Nội dung Điểm a. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất: - Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: + Vùng vĩ độ thấp (gần xích đạo) có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt hấp thụ nhiều nên có nhiệt độ cao, chênh lệch thời gian chiếu sáng ít nên biên độ nhiệt thấp. 0,25 + Vùng vĩ độ cao có góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ ít nên có nhiệt độ thấp, chênh lệch thời gian chiếu sáng nhiều nên biên độ nhiệt cao. 0,25 - Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương: + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. 0,25 + Lục địa thường hấp thụ nhiệt nhanh, phản xạ nhiệt nhanh nên nhiệt độ chênh lệch nhau lớn (biên độ nhiệt cao), hải dương thường hấp thụ nhiệt chậm, phản xạ nhiệt chậm nên nhiệt độ chênh lệch nhau nhỏ (biên độ nhiệt thấp). 0,25 - Nhiệt độ phân bố theo địa hình: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao (lên cao 100m giảm 0,6 0C) và thay đổi theo hướng sườn (nhưng chỉ ở tầm thấp). 0,25 b. Trong cùng một vĩ độ, giũa bờ đông và bờ tây của lục địa nhiệt độ khác nhau do: ảnh hưởng của dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh. 0,25 a. * Lượng mùn trong đất giảm ở khu vực đất trống đồi núi trọc do: - Mất lớp phủ thực vật vì thế mất nguồn vật chất tạo mùn. 0,25 - Độ dốc nên khi mưa bị xói mòn rửa trôi (ví dụ vùng đất trống đồi trọc). 0,25 * Quan hệ giữa lượng mùn và độ phì của đất: Độ phì cao phản ánh lượng mùn lớn, tính chất cấu tượng của đất tốt, giàu dinh dưỡng, nhiều nguyên tố vi lượng với cây trồng. 0,5 Học sinh phân tích đủ mới cho điểm tối đa. b. Con người có ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật: - Tích cực: Con người mở rộng phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi (dẫn chứng). 0,25 - Tiêu cực: Con người làm thu hẹp diện tích rừng làm mất nơi sinh sống của động vật, làm tuyệt chủng nhiều loại động, thực vật. 0,25 a. Ở các nước đang phát triển ngoài việc chú ý sản xuất lương thực phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vì: - Chú ý đến sản xuất lương thực vì dân đông, đảm bảo đủ lương thực là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội, xuất khẩu,… 0,25 - Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vì: Công nghiệp và dịch vụ có giá trị thặng dư cao, bền vững, chủ động hơn so với nông nghiệp. 0,25 - Phát triển công nghiệp, dịch vụ sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đồng thời nó sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển. 0,25 b. Để nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá cần: Hình thành các vùng chuyên canh vừa có sức sản xuất hàng hoá cao, ổn định; vừa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. 0,25 a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ. 0,5 Nhóm tuổi Dân số già (%) Dân số trẻ (%) 0 – 14 tuổi <25 >35 60 tuổi trở lên >15 <10 b. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội. * Dân số già: - Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip 5 (2,0đ) 6 (2,0đ) xuất, nhiều thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao. - Khó khăn: Thiếu lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi người già lớn. * Dân số trẻ: - Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào và bổ sung lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, năng động, nhạy bén trong tiếp thu khoa học kỹ thuật. - Khó khăn: Gây sức ép đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống, thiếu kinh nghiệm trong SX, thiếu thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao. c. Biện pháp giải quyết. * Đối với dân số già: Khuyến khích lập gia đình, sinh con và nhập khẩu lao động một cách hợp pháp. * Đối với dân số trẻ: Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. a. Vẽ biểu đồ. * Kết quả tốc độ tăng trưởng 1 số sản phẩm công nghiệp (năm 1950 = 100) Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003 Than 100 143,0 161,3 207,1 186,1 291,2 Dầu mỏ 100 201,2 446,7 586,2 636,9 746,5 Điện 100 238,3 513,1 852,9 1223,6 1535,8 * Biểu đồ đồ thị gốc 100 (Nếu vẽ biểu đồ khác không cho điểm). * Yêu cầu: Đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ; ghi đủ đơn vị, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ,...(Nếu thiếu 1 tiêu chí trừ 0,25 điểm). b. Nhận xét. - Than tăng chậm nhất (191,2%), riêng giai đoạn 1980 – 1990 giảm (21%). - Dầu mỏ tăng liên tục (646,5%). - Điện tăng liên tục và nhanh nhất (1435,8%). a. Sự khác nhau về địa hình giữa hai vùng vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: Vùng Đông Bắc Tây Bắc - Vị trí, giới - Nằm ở tả ngạn sông - Nằm giữa sông Hồng và hạn Hồng. sông Cả. - Độ cao địa - Chủ yếu là núi thấp và - Cao nhất nước ta. hình trung bình. - Cấu trúc và - Với 4 cánh cung lớn - Hướng tây bắc – đông hướng địa hình chụm đầu ở Tam Đảo. nam với 3 dải địa hình. Hướng nghiêng TB – ĐN. - Các dạng địa - Khu vực núi cao ở - Phía đông là dãy núi cao hình chính Thượng nguồn sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, phía tây là các khối núi đá vôi đồ sộ ở dãy núi trung bình chạy dọc Hà Giang, Cao Bằng, trung biên giới Việt – Lào, ở giữa tâm là vùng đồi thấp. là các dãy núi thấp xen các cao nguyên, sơn nguyên,… Nếu học sinh nêu nguyên nhân khác nhau về độ cao là do ảnh hưởng yếu hoặc mạnh hơn của vận động Tân kiến tạo thưởng 0,25 điểm nếu điểm ý a chưa tối đa. b. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của hai vùng: - Địa hình hình thành các đai cao của khí hậu (dẫn chứng). - Tạo hiệu ứng phơn cho phía đông của các dãy núi. - Hướng địa hình vùng Đông Bắc song song với hướng gió mùa đông tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc di chuyển nhanh hơn. - Sườn đón gió mưa nhiều (dẫn chứng qua Atlat), gió mùa Đông Bắc đến Tây Bắc chậm hơn do dãy Hoàng Liên Sơn chắn. ----------Hết---------- 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT Chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (1,5 điểm). Phân tích mối quan hệ giữa sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời với hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Nguyên nhân của mối quan hệ đó là do đâu? Câu 2 (1,5 điểm). Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của một số nguồn năng lượng sau đây: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, sức gió, thủy triều và năng lượng mặt trời. Câu 3 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm của khí hậu ôn đới và khí hậu xích đạo. Câu 4 (2,0 điểm). Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ ở Việt Nam để chứng minh. Vì sao nước ta phải hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Câu 5 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a) Phân tích đặc điểm của đất (thổ nhưỡng) ở nước ta. b) Giải thích nguyên nhân của sự hình thành đất feralít ở nước ta. -------------Hết------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………..…….………….….….; Số báo danh: …………… https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 (Đáp án có 04 trang) ĐÁP ÁN MÔN: ĐỊA LÍ (Dành cho học sinh THPT Chuyên) I. LƯU Ý CHUNG: - Đáp án chỉ trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 1,5 điểm Phân tích mối quan hệ giữa sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời với hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Nguyên nhân của mối quan hệ đó là do đâu? Mối quan hệ giữa sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời với hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: - Trong năm dương lịch Mặt Trời chuyển động biểu kiến trong vùng nội chí tuyến của Trái Đất từ 23027’B – 23027’N, sinh ra hiện tường 0,25 ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. - Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến đến bán cầu nào thì bán cầu đó 0,25 có thời gian chiếu sáng nhiều hơn (ngày dài hơn đêm) và ngược lại. + Từ 21/3 đến 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc, vào thời gian này ở bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ, thời 0,25 gian ngày dài hơn đêm. Còn ở bán cầu Nam là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày. + Từ 23/9 đến 21/3 Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam, vào thời gian này bán cầu Nam lại là mùa xuân và mùa hạ, thời 0,25 gian ngày dài hơn đêm. Còn bán cầu Bắc lại là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày. Nguyên nhân của mối quan hệ đó: - Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elíp. Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất tạo nên một góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo, không đổi và cùng một hướng, vì thế bán cầu Bắc và Nam lần lượt ngả về phía Mặt 0,5 Trời làm cho góc nhập xạ và đường phân chia sáng tối có sự thay đổi tương ứng, từ đó làm thay đổ thời gian chiếu sáng theo mùa và theo vĩ độ. 2 1,5 điểm Cho biết những ưu điểm và nhược điểm của một số nguồn năng lượng sau đây: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, sức gió, thủy triều và năng lượng mặt trời. 1 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip - Chú ý: Học sinh có thể kẻ bảng hoặc trình bày ưu, nhược điểm của từng nguồn năng lượng đều được. Năng lượng Nhiệt điện Thủy điện Điện nguyên tử Năng lượng gió Năng lượng thủy triều Năng lượng mặt trời 3 Ưu điểm Nhược điểm Diện tích xây dựng Sử dụng nhiều nguyên, không rộng, chủ động nhiên liệu (than, dầu khí) gây được việc sản xuất cạn kiệt tài nguyên và ô điện. nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính. Không ô nhiễm môi Tốn diện tích xây dựng hồ trường, tạo cảnh quan thủy điện, không chủ động môi trường mới. được việc sản xuất điện (phụ thuộc vào nguồn nước). Diện tích xây dựng Nguy hiểm khi có sự cố như nhỏ, tốn ít nguyên, rò rỉ phóng xạ => ảnh hưởng nhiên liệu. đến tự nhiên, con người. Đòi hỏi kỹ thuật cao. Không gây ô nhiễm, Diện tích xây dựng rộng, có đầu tư không lớn. gây tiếng ồn, phụ thuộc vào tự nhiên (gió). Không gây ô nhiễm, Đòi hỏi kĩ thuật cao, thủy không chiếm diện triều cao, ảnh hưởng đến giao tích đất liền. thông đường biển ở nơi xây dựng. Không gây ô nhiễm, Diện tích lớn để lắp các tấm nguồn năng lượng vô fanen Mặt Trời, hay chịu tác tận. động của thời tiết: sự chiếu sáng, bão, dông, mưa đá,… 2,0 điểm Trình bày đặc điểm khí hậu ôn đới và khí hậu xích đạo. * Khí hậu ôn đới: - Đặc điểm chung: khí hậu ôn hòa, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất không tới 200C, lượng mưa ở mức trung bình, thời tiết luôn thay đổi nhất là phía Tây các lục địa. - Ôn đới hải dương: + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vẫn trên 00C, biên độ nhiệt năm nhỏ. + Thường phân bố ở phía Tây các lục địa, gió Tây ôn đới ảnh hưởng mạnh, hay có mưa. 2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 https://sites.google.com/site/thuvientailieuvip 4 + Thời tiết thay đổi nhanh do tác động của khí xoáy, mưa quanh năm, lượng mưa trung bình 1500mm/năm, lượng mưa giảm về mùa hạ. - Ôn đới lục địa: + Nhiệt độ tháng thấp nhất xuống dưới 00C, biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít, phân bố ở trung tâm các lục địa. - Ôn đới gió mùa: khí hậu phân hóa theo mùa, mùa đông có gió từ lục địa thổi ra, thời tiết lạnh, mùa hạ có gió ẩm từ đại dương vào gây mưa. Phân bố ở rìa phía Đông các lục địa. * Khí hậu xích đạo: Nhiệt độ trung bình năm cao (khoảng 250C), biên độ nhiệt năm nhỏ, độ ẩm không khí cao, lượng mưa trung bình năm lớn. Phân bố ở khu vực xích đạo. 2,0 điểm Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp. Lấy ví dụ ở Việt Nam để chứng minh. Vì sao nước ta phải hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp? * Sự khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp: - Khu công nghiệp hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. - Về quy mô: Khu công nghiệp có quy mô diện tích nhỏ hơn, có ranh giới rõ ràng. Trung tâm công nghiệp có quy mô diện tích lớn, gắn với đô thi vừa và lớn, có thể gồm một hay nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp. - Khu công nghiệp không có dân cư (nhà dân) sinh sống, trong khi trung tâm công nghiệp có nhiều điểm dân cư. - Khu công nghiệp có nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, được hưởng quy chế ưu đãi riêng. Trong khi trung tâm công nghiệp có một vài ngành chuyên môn hóa liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, kinh tế và quy trình công nghệ. * Ví dụ ở Việt Nam: + Về thời gian hình thành và phát triển: ở nước ta khu công nghiệp mới được hình thành từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước đến nay trong khi trung tâm công nghiệp có quá trình phát triển lâu đời. + Khu công nghiệp: Khai Quang, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc); Nội Bài, Bắc Thăng Long (Hà Nội);… Trung tâm công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên;… * Vì sao nước ta phải hình thành các tổ chức lãnh thổ công nghiệp: 3 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan