Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bình giảng đoạn văn...

Tài liệu Bình giảng đoạn văn

.DOCX
13
82
53

Mô tả:

Bình giảng đoạn văn Tiếng trống canh thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bấn chòi g nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy nhưmuốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trông thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốcanh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kẻng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thẳm thẳm của nội cỏ sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó cắn ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ nhữnn từ biệt vũ”. Bài làm Đoạn văn nằm ở phần mở đầu tác phẩm, sau cuộc trò chuyện của ngục quan và thầy thơ lại về Huấn Cao. Đấy là bức tranh của nhà tù tỉnh Sơn đêm trước khi Huấn Cao vào trại giam. Đoạn văn thể hiện bút lực già dặn bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc tả cảnh ngụ tình, hé mở cho người đọc về con người thật của viên quản ngục, góp phần khẳng định sức tỏa sáng của hình tượng Huấn Cao giữa chốn ngục tù tăm tối. Khung cảnh nhà tù tỉnh Sơn hiện lên trong không gian tối mịt với những âm thanh quen thuộc vọng lên chút sự sống quạnh quẽ nơi đầy. Tiếng trống thu không, tiếng kiểng mõ đều đặn, thưa thớt nhịp vào không gian thêm quạnh vắng hoang vu. Cảnh ở đây yên tĩnh và đầy bất trắc, đầy rùng rợn với tiếng dội chó ma sủa từ làng xa đi lại. Lấy động để tả tĩnh, Nguyễn Tuân đã dùng âm thanh làm nền để bật lên khung cảnh hoang vu, tĩnh mịch đến lạnh lẽo của chốn tù láo – nơi ngự trị của cái ác và bóng tối, cảm tưởng như lẫn khuất đâu đây chỉ toàn những bóng ma, không một chút sự sống. Có âm thanh nhưng chỉ vẳng lại từ xa thưa thớt và heo hắt, có hình ảnh của mặt đất nhưng chĩ thấy thăm thẳm cỏ đẫm sương. Nguyễn Tuân tả cảnh qua đôi mắt nhìn của viên quản ngục – đôi mắt chứa đầy tâm trạng, gợi bao suy tư, trăn trở. Đi qua vùng tâm tưởng ấy, những con song vô tư bỗng vô hình giam hãm, trói buột những nhân cách, số phận con người. Những con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời như vạch ranh giới hư ảo vào chốn ngục tù nơi đây. Trong màn đêm đen bao trùm cảnh vật, điểm vào những mảng sáng nhỏ nhoi của lốm đốm tinh tú, nhưng nếu chỉ có thể thì hẳn chốn tù lao sẽ mãi chìm khuất sau bóng tối dày đặc đang ngự trị. Nhà văn đã điểm vào nền tối ấy, ánh sáng của ngôi sao Hôm nhấp nháy, ngôi sao ấy như muốn trụt xuống phía chân trời không định, muốn từ biệt vũ trụ. Hình ảnh sao Hôm xuất hiện hai lần với cách nhân hóa gợi ấn tượng về người anh hùng Huấn Cao. Qua con mắt của viên quản ngục, Huấn Cao như một ngôi sao sáng, rực lên giữa cái tối tăm của chốn tù ngục. Hình ảnh ngôi sao Hôm xuất hiện mang vẻ đẹp lung linh hiếm có và giàu chất thơ. Nguyễn Tuân sử dụng bút pháp lấy động để tả tĩnh, thủ pháp đối lập, dựng lên khung cảnh chốn tù lao hoang vắng, yên tĩnh. Cảnh tĩnh nhưng không chêt, âm thanh, màu sắc kết nối với nhau bằng những sợi dây vô hình, toát lên nền ây là tâm trạng của viên quản ngục. Đoạn văn tả cảnh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảnh và tình Quản ngục xuất hiện trong cái dáng người lặng lẽ đầy ưu tư trăn trở. Dường như ngục quan đang bâng khuâng về hoàn cảnh sống của mình giữa chốn tù lao bức bối trói buộc con người, trói buộc nhân cách đang khát khao cái đẹp. Quản ngục trân trọng và cảm phục Huấn Cao bởi tài hoa và khí phách anh hùng, âm thầm tiếc nuối cho một nhân cách lớn sắp rơi vào tay tử thần. Cái nhìn của ngục quan hướng tới ngôi sao Hôm cũng là cái nhìn hướng đến cái đẹp, cái cao cả của tâm hồn. Bởi vậy mà giữa cái tối tăm của ngục tù, ngục quan vẫn hiện lên với vẻ đẹp của con người lương thiện, khao khát cái đẹp và trân trọng người tài là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản làng mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Khơi được nét tâm trạng này của quản ngục, Nguyễn Tuân càng khẳng định thêm sức tỏa sáng của hình tượng Huấn Cao. Chính tài hoa và khí phách anh hùng của Huấn Cao đã đánh thức một tâm hồn lâu nay ngủ quên trong bóng tối để tâm hồn ấy tìm được trái tim đồng cảm, tri âm, tri kỉ. Phải chăng đó cũng là một ngôi sao sáng giữa màn đêm đen? Đoạn văn là sự kết hợp giữa cảnh và tình. Cảnh được khúc xạ qua tình và tình được bật lên từ cảnh. Nghệ thuật phục bút của Nguyễn Tuân cùng việc sử dụng lớp từ cổ: nội cỏ, thành phủ, tiếng, kiễng, tiếng mõ canh đã tạo được không khí truyện, đưa người đọc trở về thời xa xưa. Đoạn văn mang đậm phong khí cổ điển với chất văn đĩnh đạt và bút lực tài hoa. Chỉ một đoạn văn ngắn, Nguyễn Tuân đã tạc thêm một ít hồn xưa vào lòng người. CÁI ĐẸP TRONG XIỀỀNG GỒỀNG Giảng dạy bao nhiêu năm bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tuôn ra không biết bao nhiêu lời hay ý đẹp về đối lập Bóng tối – Ánh sáng, về hiện thân của cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên lương, bị ám không ít bởi bài viết của thầy Nguyễn Đăng Mạnh hết lời ca ngợi con người vô úy… Thế nhưng, khi tự mình đọc lại tác phẩm, mới thấy một tình tiết đáng suy ngẫm, không dám phán bừa mà từ sự cẩn trọng cần thiết của cái gọi là “hoài nghi khoa học”, viết để cùng trao đổi với những người quan tâm. Trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, cảnh cho chữ được nhiều người tâm đắc. Bản thân tôi từng giảng say sưa về “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” khi Huấn Cao – người tử tù – đang dồn hết tâm lực viết những dòng chữ cuối cùng trên “tấm lụa bạch trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ”. Đó là thời điểm để cho ba con người – ba đốm sáng nhỏ cô đơn hội tụ trong tình yêu cái Đẹp… Nét chữ của Huấn Cao là hiện thân của “hoài bão tung hoành một đời con người” để cho một người cả đời sống trong bóng tối và sự sợ hãi đã được đón nhận trọn vẹn Cái Đẹp ấy trong khoảnh khắc thốt lên lời nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”… Có nghĩa là theo chiều hướng phân tích xưa nay, tác phẩm là một đỉnh cao tư tưởng Nguyễn Tuân, hàm chứa quan niệm Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám về Cái Đẹp. Cụ Nguyễn được tán tụng nhiều, nên có lẽ khi nghe phản biện này không biết Cụ có về vặn cổ thằng lắm chuyện hậu sinh này không? Nhưng không nói ra thì ấm ức, mà cũng chưa thấy ai nói! Thôi thì có bị chửi là dốt, là ngạo mạn như Trần Đăng Khoa cũng đành!!! Đoạn khiến cho kẻ hậu sinh này băn khoăn là khi nhà văn đặc tả Huấn Cao trong vai trò người nghệ sĩ sáng tạo cái Đẹp: “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồngtiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực…“. Bây giờ đọc kĩ, ngẫm lại, thấy sao mà người-sáng-tạo-Cái-Đẹp bị đối xử một cách tàn tệ đến thế! Vì trước đó, viên quản ngục được biết đến như là người có “lòng biết giá người, biết trọng người ngay”, đã từng bị Huấn Cao xua đuổi mà chỉ biết im lặng lui ra với lời “Xin lĩnh ý”! Nhân vật này cũng từng tự biết mình khi so với Huấn Cao “những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”! Ông ta cũng biết để có chữ của Huấn Cao cho thỏa sở nguyện thì không thể dùng quyền lực hay dụ dỗ mà có được nên rất khổ tâm… Ấy vậy mà trong buổi tối cuối cùng, viên quan coi ngục kia lại để tâm hết vào nét cỉhữ Huấn Cao mà quên khuấy phải đối xử thật sự trọng thị với người cho chữ. Ông ta chỉ quan tâm đến nét chữ – “báu vật trên đời” mà để cho người nghệ sĩ sáng tạo vẫn phải “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”! Quả là một tình tiết vô lý, nếu như không muốn nói là vô đạo, trong hoàn cảnh chỉ có ba người: Huấn Cao – quản ngục – thầy thơ lại trong căn buồng nhà ngục! Phải hiểu ra sao dụng ý của cụ Nguyễn Tuân đây? Thử đưa ra vài cách cắt nghĩa: – Cụ Nguyễn muốn “tô đậm nét độc đáo phi thường” nhấn mạnh bằng thủ pháp đối lập Cái Đẹp với Cái Xấu, Tội ác… nên sẵn sàng tạo một khung cảnh đối lập con người – hoàn cảnh theo tinh thần lãng mạn, bất chấp thực tế! – Cụ Nguyễn muốn nói lên tình trạng sáng tác của người nghệ sĩ trong chế độ thực dân phong kiến, sáng tạo cái Đẹp trong gông xiềng, nhưng không muốn cái Đẹp tồn tại trong nhà ngục (như lời Huấn Cao nói ở phần sau: “Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”). Nếu lí giải theo cách đó, có lẽ sẽ đẹp lòng những ai muốn đề cao Huấn Cao, đề cao Cái Đẹp! Nhưng nếu như vậy thì ta phải đánh giá ra sao đây về nhân vật quản ngục? Ông ta là người đứng đầu bộ máy đàn áp, là kẻ có thừa mánh khóe và luôn cẩn trọng trong công việc mẫn cán của một viên quan coi ngục. Thử xem ban đầu ông ta sợ hãi tái mặt như thế nào khi nghe lời nói buột miệng của thầy thơ lại: “Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ ra lại vạ miệng thì khốn.”. Đối xử với tù, ông ta cũng cùng một giuộc với bọn lính cậy quyền uy. Bằng chứng thầy tớ hiểu nhau là khi “Mấy tên lính, khi nói đến tiếng “để tâm” có ý nhắc viên quan coi ngục còn chờ đợi gì mà không giở những mánh khóe hành hạ thường lệ ra” (nhưng hôm ấy lại là Huấn Cao – người sở hữu “báu vật” – nên ông ta đối xử khác ngày thường mà thôi!). Thủ đoạn của viên quan coi ngục này cao hơn nhiều, khi ngày ngày dâng rượu thịt cho Huấn Cao xơi (nhưng hậu quả là bị bẽ mặt khi dùng trò mua chuộc bị Huấn Cao lật mặt!). Cuối cùng, vì sự thèm khát có nét chữ Huấn Cao, viên quản ngục này đã bất chấp cả phép nước, cùng đồng phạm là thầy thơ lại táo gan xin chữ Huấn Cao trong nhà ngục – một hành động có thể mất đầu! Huấn Cao hoặc là ngây thơ, hoặc là không thèm chấp, hoặc là bao dung với quản ngục, vì “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục mà bỏ qua không thèm đếm xỉa gông trên cổ và xiềng dưới chân mình! Trớ trêu và bi hài thay cho người nghệ sĩ vào phút sáng tạo cuối cùng của mình đã giao báu vật cho một kẻ vô đạo, lại nói với hắn những lời như tri âm tri kỉ! Nhiều người say sưa với ý tưởng đề cao quản ngục như là người biết yêu Cái Đẹp thật sự, thậm chi cho rằng hành động chắp tay cảm động thốt ra lời “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!” chẳng khác nào cái chắp tay của Chu Thần Cao Bá Quát “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (một đời chỉ biết cúi đầu chắp tay trước hoa mai). Giả sử không có cái chi tiết cụ Nguyễn Tuân đưa vào “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng…” thì kẻ viết bài này cũng tin như thế! Còn chi tiết này tồn tại trong tác phẩm thì xin phép tất cả những ai yêu mến đề cao viên quản ngục mà thốt lên rằng : viên quản ngục này là một thằng đểu thượng thừa! Bởi nếu là một người đã thật sự vượt qua sự sợ hãi quyền uy và tội ác, thật sự hết lòng vì Cái Đẹp, thì trước hết phải đối đãi với Huấn Cao như với một kẻ sĩ thật sự! Chua chát thay, một kẻ như vậy mà lại là “biết đọc vỡ nghĩa sách Thánh Hiền” sao? Tất nhiên trong hoàn cảnh ấy, không thể mời Huấn Cao về nhà mà khoản đãi rượu thịt, đốt trầm thắp bạch lạp cho Huấn Cao viết chữ, vì có thể làm cho tội vào thân mà chữ cũng mất! Nhưng nơi nhà ngục, ông ta có toàn quyền sinh sát, có thể tháo gông mở xiềng, sao ông ta không làm? Chỉ có thể kết luận: đến giờ phút ấy, ông ta vẫn là một ngục quan cẩn trọng, sợ phép nước, có biến cố gì thì có thể phủi tay chối tội! Còn được nét chữ Huấn Cao rồi, tiếc gì vài giọt nước mắt cá sấu mà không nhỏ ra cho đẹp tư thế người “biệt nhỡn liên tài”? Không thể nghĩ khác được: đây là kẻ có thủ đoạn đối nhân xử thế bậc thầy, không chỉ lừa được Huấn Cao, lừa thầy thơ lại mà lừa…cả bao người đọc dễ tính! Không biết cụ Nguyễn có định dựng chân dung một ngụy quân tử ở viên quản ngục không mà để cái chi tiết Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ” Cụ Nguyễn viết về thú chơi thư pháp, ắt hẳn phải biết đầy đủ những nghi lễ thư pháp đích thực để có nét chữ thể hiện trọn vẹn thần thái khí phách người viết chữ! Hay cụ cũng muốn phút giây ấy Huấn Cao chơi ngông không thèm tháo gông mở xích? Liệu nét chữ ra đời trong khi cổ vướng gông, chân vướng xiềng có thể thỏa chí tung hoành không? Một chi tiết như vậy tồn tại trong văn bản, nếu như cụ Nguyễn Tuân muốn đề cao quản ngục và Huấn Cao, thì tiếc thay, “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”! Đềề bài: Bình luận lời khuyền của Huấấn Cao khi cho chữ viền qu ản ng ục: “Ở đấy lấẫn lộn… cũng đềấn nhem nhuốấc mấất cái đ ời lương thi ện đi” (Ch ữ người tử tù của Nguyềẫn Tuấn) Từ đó hãy nều lền ý nghĩa sấu sắấc của việc Huấấn Cao cho ch ữ viền qu ản ngục Bài làm Tôi muốn gọi phút giây ấy là phút giây xanh, lời khuyên ấy là những tiếng lòng còn xanh mãi – lời khuyên của người tử tù sau khi cho chữ quản ngục, “trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà” nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân giánBởi làm sao không xúc động, không trân trọng những lời tâm huyết như thế này: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái ghế này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Không gian, thời gian như ngưng lại để lời người tử tù đĩnh đạc, cất lên và hóa thành bất tử. Không chỉ là lời khuyên, đó là những nhịp đập bồi hồi của trái tim Huấn Cao – người nghệ sĩ chân chính với quản ngục – kẻ tri âm có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Sang sảng “đĩnh đạc” mà ấm áp ân tình, Huấn Cao khuyên Quản ngục hãy thay chỗ ở đi, hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Bởi đây, “không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”; bởi “ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”… Lời khuyên hay chính là lời khẳng định dõng dạc cho một chân lí: cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, thấp hèn; con người chỉ có thể thưởng thức được cái đẹp nếu như giữ được bản chất trong sáng? Lời khuyên ấy chỉ có thể phát ngôn từ một con người hết lòng trân trọng, nâng niu cái đẹp, một con người đã qua nhiều suy nghĩ, trải nghiệm trong cuộc đời. Lời dặn dò cuối cùng là lời trăn trối của một đời hào kiệt. Nó không chỉ có ý nghĩa với viên quản ngục, với thầy thơ lại, nó còn có ý nghĩa với muôn người. Bởi, đó là những quan niệm đẹp đẽ về cuộc đời, về nghệ thuật mà Nguyễn Tuân gửi gắm qua Huấn Cao – “quan niệm thống nhất giữa tâm và tài, giữa cái đẹp và cái thiện mà ông gọi là “thiên lương” (Nguyễn Đăng Mạnh). Ai đó từng nói “nghệ thuật không chỉ cho người ta nhận thức thẩm mĩ mà còn giúp người ta cải tạo cuộc sống theo yêu cầu thẩm mĩ”, phải chăng là đúng trong trường hợp này? Tiếng nói của cái đẹp đã hướng dẫn con người, thức tỉnh con người. Không phải là phép thần thông của tiên, của Phật, đưa cái thiện vượt bao gian nan để về bến bờ hạnh phúc, vẹn nguyên cái đẹp trắng trong mà đây là điều kì diệu trong đời thực. Chẳng bạo lực xích xiềng, chẳng đao to búa lớn mà rất gần gũi, thân thương, cái đẹp đã chinh phục lòng người bằng tự bản chất của nó: “Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?…”. Ta có lầm chăng khi lắng nghe lời tâm tình sâu lắng, thiết tha ấy? Một kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” chỉ ngày mai là bị giải tới nơi pháp trường. Những lời nói cất lên từ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đất bừa bãi phân chuột, phân gián…”. Hiện thực khắc nghiệt nhường ấy, những tưởng con người cững tàn héo đi mà sao thốt ra những tiếng lòng tươi xanh đến thế? Người bình thường đâu dễ có được cảm xúc như thế, đây lại là một tử tù. Vâng, đúng như vậy! Nhưng đây là kẻ tử tù mang trái tim nghệ sĩ! Ngục tối, cái chết làm sao có thể mang run sợ đến cho Huấn Cao khi ông đang sống với những phút giây thật nhất của lòng mình! Người nghệ sĩ tài hoa say mê với mùi thơm của chậu mực, say đến mê mẩn. Như không biết đến ngày mai… Tưởng như trái tim ông đang rạo rực, bồi hồi. Lời nói như trầm lắng hơn, thiết tha hơn. Thiết tha như hơi thở dập dồn… Không phải ngẫu nhiên những tiếng lòng ấy lại xen giữa lời khuyên gan ruột của Huấn Cao với quản ngục. Có lẽ chính Huấn Cao cũng không biết mình đang nói gì bởi đó là lời tâm thức. Chỉ Nguyễn Tuân biết điều ấy. Những khoảng trống giữa lời (?…) là tiếng gọi lòng đồng cảm, là nơi hò hẹn của tấm lòng hướng về cái đẹp, cái “thiên lương”. Cùng nhau thưởng thức mùi thơm của mực, họ cùng sống trong những phút giây trong sáng nhất… Ngắn ngủi nhưng không vô nghĩa, không lạc lõng. Phảng phất mà quyến rũ đến không ngờ – hương thơm ấy đã chạm đến nơi sâu nhất của lòng người – làm rung lên những âm thanh tế nhị. Đó chính là sức mạnh chinh phục của nghệ thuật chân chính. Làm nên sức chinh phục ấy là sự đồng hóa của cái tài, cái tâm nghệ sĩ. Nó đã sinh thành ra một sự thật đầy tính lãng mạn – sự thật về những tác phẩm hướng về con người, chinh phục trái tim khối óc con người bằng ánh sáng kì diệu hướng con người tới thiên lương, gìn giữ bản chất trong sáng nguyên sợ của con người – bản chất lương thiện, bản chất nghệ sĩ. Từ “Truyện Kiềủ” (Nguyễn Du) tới “Chí Phèo” (Nam Cao), văn học dân tộc đã không xa rời chức năng cao cả ấy. Trở lại với lời khuyên của Huấn Cao, ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn sự chinh phục diệu kì của cái đẹp. Là suy tư trải nghiệm mà cũng là gan ruột, trái tim, lời khuyên giống như ngọn lửa châm vào cành khô, làm bùng cháy lên khát vọng về một sự đổi thay – đổi thay khỏi cái hiện thực trói buộc của cái nghề thất đức, bất lương để trở về quê sống với bản chất lương thiện sẵn có, để được chơi chữ, được sống hết mình với cái đẹp trong sâu thẳm tâm hồn quản ngục. Và rồi: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cái cúi đầu của quản ngục là cái cúi đầu khuất phục trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Thêm một lần, ta được chứng kiến cái cúi đầu làm cho người ta cao quý, lớn lao hơn: “Nhất sinh đè thủ bái mai hoa” (Cả đời chỉ biết cúi đầu trước vẻ đẹp của hoa mai) (Cao Chu Thần) Ở đây, vị thế của nhân vật đã hoàn toàn thay đổi. Không phải quản ngục mà chính Huấn Cao – người tử tù hiện lên lồng lộng với lời khuyên sang sảng, đĩnh đạc. Không còn cách ngăn, Huấn Cao – quản ngục và thầy thơ lại đã “đỡ nhau, đứng dậy, thực sự hòa đồng… tỏa sáng cho nhau: Lửa đóm cháy rừng rực. Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau…” (Vũ Dương Quỹ). Cái đẹp đã gắn kết con người, đã đặt thiên lương lên trên tù ngục xấu xa, đã làm nên sự chiến thắng của tài hoa, khí phách. Xây dựng được tình huống đó, Nguyễn Tuân đã bộc lộ tư tưởng nghệ thuật tiến bộ của mình. Tư tưởng tiến bộ cùng với tài năng sẵn có khiến những trang văn – trang lòng của nhà văn “Cháy lên mà tỏa sáng” (Raxun Gamzatốp). Từ “Vang bóng một thời” tới ”Người lái đò sông Đà”, văn Nguyễn Tuân rất bay bổng lãng mạn nhưng là cái lãng mạn bắt nguồn từ hiện thực nên mang ý nghĩa tích cực. Nó hướng con người tới cái đẹp, làm “lòng nguởi thêm trong sạch và phong phú hơn”, nhắc ta tránh xa cái xấu để luôn giữ “thiên lương lành vững”. Nó khiến con người gần gũi gắn bó với nhau hơn trong niềm đam mê cái đẹp. Nó “làm sáng lên những gì vốn đã trong sáng lung linh”, cho ta cách nhìn nhận đánh giá con người trên cơ sở thống nhất của chân – thiện – mĩ. Những điều thánh thiện ấy thể hiện chính trong thế giới nhân vật Nguyễn Tuân. Mỗi hành động của nhân vật đều xuất phát từ cái tâm đẹp đẽ của nhà văn, lấp lánh ánh sáng nhân văn làm rung động lòng người. Hành động Huấn Cao cho chữ quản ngục đã mang thứ ánh sáng huyền diệu đó. Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, nhưng “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”, “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Nhưng sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành của ông quản ngục, ông đã cảm động nói: “thiếu chút nữa ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Và ông nhận lời cho chữ. Như vậy, uy vũ xích xiềng không làm Huấn Cao sợ mà “tấm lòng trong thiên hạ” đã khiến ông xúc động. “Những tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục và thầy thơ lại đã có sức để Huấn Cao chấp nhận họ như những kẻ tri kỉ, tri âm” (Vũ Dương Quỹ). Nghĩa là, ông đã coi họ như những người bạn thân thiết của mình. Không dễ dàng có được tình cảm đó”, nhất là giữa những người khác nhau hoàn toàn, thậm chí đối lập về chỗ đứng trong xã hội. Huấn Cao tôn trọng họ bởi ông hiểu bản chất tốt đẹp của họ – những kẻ “tôi tớ nhưng tâm hồn không tôi tớ”. Nhẹ nhàng mà sâu sắc, Nguyễn Tuân cho ta một chân lí để đánh giá con người: “Thân phận không phải là hệ quả của bản chất” (Văn Tâm). Quan niệm nhân sinh ấy rnang chiều sầu trí tuệ và tình cảm giúp ta sống nhân ái hơn; và những tác phẩm văn học thể hiện nội dung ấy có giá trị chân chính, làm xúc động lòng người. Phải chăng đó cũng là điểm gặp gỡ của những nhà văn – nhà tư tưởng vĩ đại như V.Huygô (Những người khốn khổ), Đốxtôiépxki (Tội ác và trừng phạt), Nam Cao (Chí Phèo) và Nguyễn Tuân với Chữ người tử tù? Huấn Cao cho chữ “để đáp lại một tấm lòng, để thức tỉnh lương tâm, góp phần đinh hướng nhân cách, bảo vệ thiên lươrig chò một người’ Vĩ hoàrin.cảnh trôrtrêu mà bị đày ải giữạ một đông cặn bã”. Là lời nói mà cũng là hành động, mục đích cao cả utự bản thân nó đã là cái đẹp. Cái đẹp là nơi gặp gỡ của những tấm lòng tri kỉ, cái đẹp hướng con người tới thiên lương – hành động. Huấn Cao cho chữ quản ngục đã nhân nhân mãi cái đẹp – tác phẩm chói ngời vẻ đẹp thẩm mĩ. Nó làm nên sức mạnh diệu kì đổi thay vị thế con người, thể hiện sâu sắc trong cảnh Huấn Cao cho chữ: “… Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa ống. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”. Khoan hãy nói đến tính kịch, đến chất tạo hình và điện ảnh trong đoạn văn rất giàu tính nghệ thuật này. Ở đây, “cả ba nhân vật cùng thăng hoa thành những hình tượng kì vĩ phi thường – xây dựng những cốt cách phi phàm, những “con người khổng lồ” nhưng có khi phải ngụp lặn dưới đáy xã hội; đó cùng là một đặc trưng nổi bật của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa nói chung” (Văn Tâm). Nhưng đâu chỉ đơn thuần là một thủ pháp, đó lả cả tấm lòng của Nguyễn Tuân. Yêu cái đẹp tác giả đã bất tử hóa giây phút sinh thành của cái đẹp, bất tử hóa giây phút thiêng liêng – giây phút chuyển giao nhân cách – nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp. Người tử tù đang “đậm tô nét chữ”, đang dồn cả tâm hồn vào những dòng chứ cuối cùng của một đời người – lần cuối cùng khẳng định tài hoa khí phách của mình cho những người tri âm tri kỉ. Quản ngục vì xót xa trước tài năng bị hủy diệt mà xin chữ Huấn Cao. Ông đã đạt được sở nguyện. Hạnh phúc được chiêm ngưỡng nghệ thuật thư pháp mà sao nghe lòng cứ rưng rưng. Xây dựng nhân vật ngục quan đã hết lòng trân trọng, “giữ gìn đến cùng thái độ tôn kính rất mực trước thiên lương và thư pháp kiệt xuất của người tù”… “Nguyễn Tuân như đã cất lên khú văn ca đối với một mảng văn hóa truyền thông mà đến thời Nguyễn chỉ còn vang bóng”. (Văn Tâm). Bất tử hóa văn hóa cổ truyền dân tộc, tác giả đã thể hiện “nỗi xót xa oán hờn” thế cục Tây Tàu nhố nhăng đã phạm tội với văn hóa Việt. Thì ra, ý nghĩa sâu xa là ở đó. Thể hiện lòng yêu nước thiết tha kín đáo, đoạn văn rất giầu tính dân tộc. Đồng thời cũng rất giàu sắc thái thẩm mĩ. Tất cả hài hòa đan xen bằng cái TÂM, cái TÀI Nguyễn Tuân. Lớp lớp ý nghĩa trong một hành động, đoạn văn như bông hoa ngát hương cứ nở mãi trong lòng người đọc, làm “sáng lên những cái gì vốn đã trong sáng lung linh”. Xây dựng hành động cho chữ quản ngục và lời khuyên của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cuộc sống và những quan điểm nghệ thuật tiến bộ của mình – đó là sự thống nhất giữa cái TÂM và cái TÀI, cái ĐẸP và cái THIỆN – cái THIÊN LƯƠNG. Thể hiện tâm niệm của mình bằng nghệ thuật bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, khắc họa nhân vật – đó là một bằng chứng sống về cái TÂM, cái TÀI Nguyễn Tuân – mang bản sắc Nguyễn Tuân, “người ca sĩ của những vẻ đẹp”. Nó hướng con người tới vẻ đẹp thánh thiện với những chân lí, nhân sinh cao cả. Ở đây, thêm một lần nữa tôi muốn khẳng định, Nguyễn Tuân là một nhà tư tưởng – tài hoa, một nhà văn chân chính với thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ của mình. Cái TÂM, cái TÀI của người nghệ sĩ luôn đặt ra với muôn đời. Cái đẹp luôn là đích hướng tới của con người. Và bởi thế, lời khuyên của Huấn Cao sau khi cho chữ quản ngục – tiếng lòng Nguyễn Tuân, “người ca sĩ của những vẻ đẹp” gửi gắm – sẽ còn xanh mãi. Bút pháp lãng mạn trong chữ người tử tù của Nguyễn Tuân Trong sự nghiệp Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” là một mốc son đậm nét giúp người đọc hiểu và gần Nguyễn Tuân hơn, một Nguyễn Tuân tài ba, uyên bác và làm chủ gần như tuyệt đối vốn tiếng Việt phong phú, dồi dào và đầy sáng tạo. Tập truyện ngắn này của Nguyễn Tuân cũng là một thành tựu rực rỡ của văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, hội tụ trong đó những yếu tố thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác này. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một trong số đó. tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân Trong “Chữ người tử tù” nói riêng và tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” nói chung, Nguyễn Tuân đã dựng lại những mảnh của cuộc sống một thời đã qua, một thời vang bóng. Cả một dấu xưa vàng son, quá vãng nay trở về sáng lại trên mỗi trang văn với vẻ đẹp mê hồn, có khi rùng rợn mang đầy nuối tiếc, bâng khuâng. Truyện tuy ngắn nhưng cũng đủ để nhà văn vẽ ra một sự tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái Thiện và cái Ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Nhân vật Huấn Cao, quản ngục, thầy thư lại là một bộ ba nhân vật mà trong đó chỉ Huấn Cao là có tên (một cái tên cũng khá mơ hồ gồm tên gọi tắt của chức vụ (Huấn) đi kèm với họ (Cao)) nhưng vẫn sáng lên như những nốt nhấn giữa một mặt bằng tăm tối. Có thể nói hoàn cảnh nhà lao nói riêng và hoàn cảnh xã hội nói chung đã giam hãm những con người trong sạch đó vào cái lồng thiên địa chật hẹp và bó buộc, là một không gian thù địch và luôn ẩn chứa sức phá hoại đối với cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương. Nhân vật quản ngục và thư lại là những con người trung gian mà Huấn Cao là nhân vật lý tưởng, mẫu hình lý tưởng đối lập với cuộc sống đang níu giữ, kéo ghì quản ngục và thư lại xuống. Quản ngục và thư lại sống lẫn trong cuộc sống đó, Huấn Cao vượt lên khỏi cuộc sống đó nhưng xét đến cùng họ đều là nhân vật của văn học lãng mạn. Huấn Cao sống một cuộc sống mà bình sinh chọc trời khuấy nước mặc dầu với những hình tích và hành trạng bí ẩn đầy màu sắc truyền thuyết. Con người ấy đối lập mình với thế giới, với chế độ mà mình đang sống bởi tự ý thức được mình, ý thức được phẩm giá của mình, kiêu hãnh đứng riêng ra và cao hơn với xung quanh và cảm thấy cô độc trong niềm kiêu hãnh đó. Tuy quản ngục và thầy thư lại không được như Huấn Cao nhưng họ vẫn là những người xa lạ với hoàn cảnh của mình đang sống. “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người (…) của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Họ sống lạc lõng với xung quanh, là những người chọn nhầm nghề bởi nơi họ sống là một nơi “lẫn lộn (…) khó giữ thiên lương”, là nơi mà những cái thuần khiết bị đày ải giữa một đống cặn bã. Giữa cảnh sống đó, nhân cách và tài năng của Huấn Cao càng rực sáng hơn, Huấn Cao đã vượt lên khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh để sống với chính bản thân mình dù rằng ông đang ở trong cảnh tù đày, cá nằm trên thớt. Nguyễn Tuân đã dùng những lời thật đẹp để tả lại khung cảnh “một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định (…); bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao dần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ…”. Những câu văn bay bổng, tài hoa đó đã nói lên phần nào lòng yêu mến của nhà văn với các nhân vật lý tưởng của mình. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bức tranh gồm nhiều mảng màu khác nhau, phân rõ tối sáng, đậm nhạt mà trong đó cái Thiện và cái Ác, ánh sáng và bóng tối luôn tương phản với nhau. Có thể nói, ngay ước muốn xin chữ Huấn Cao của viên quản ngục đã là một ý định đầy chất lãng mạn. Ước mơ đó đã là cái nền nâng đỡ cho hàng loạt chi tiết sau này để những mảng màu tương phản được bày ra. Cảnh tượng Huấn Cao cho chữ là tột đỉnh của quan điểm lãng mạn mà tại điểm hội tụ đó cái Thiện chiến thắng cái Ác, ánh sáng đã lấn át bóng tối và quan trọng hơn là sự phát triển của tính cách nhân vật không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Tính cách, cảm xúc của nhân vật đã vượt lên trên hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đã nói đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” và chúng ta có thể nói nếu theo logic thông thường của cuộc sống thì đó là một cảnh tượng “không thể có”. Ở đây các nhân vật đã quên đi tất cả, quên đi địa vị, danh phận, địa điểm mình đang đứng mà chỉ sống với cái đẹp, hướng tới ánh sáng, thưởng thức chung một nét chữ, cảm nhận cùng một mùi thơm của mực. Trong bức tranh sơn dầu đó, Huấn Cao có cái đẹp lan toả của một người nghệ sĩ còn viên quản ngục và thầy thư lại có cái đẹp của lòng biệt nhỡn liên tài, vẻ đẹp của thiên lương còn giữ được giữa bao quay cuồng đen trắng. Từ hành động rỗ gông của Huấn Cao ở đầu truyện tới việc Huấn Cao viết chữ ở cuối truyện là sự thống nhất nhân cách của một nhân vật lãng mạn. Quản ngục, thư lại là hai nhân vật nâng đỡ nhưng cũng đẹp và đầy chất thơ – chất thơ của cái đẹp, của tài hoa đối lập và vượt lên khỏi thực tại tầm thường, tăm tối. Câu nói “Xin lĩnh ý” của viên quản ngục khi bị Huấn Cao quát đuổi ra ngoài chỉ đơn thuần là một sự nhũn nhặn nhưng câu nói “Xin bái lĩnh” của chính nhân vật này ở cuối truyện, nói sau khi được Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo lại là một nét đẹp của một tâm hồn hướng thiện, yêu mến tài hoa. Trong sáng tác của các nhà văn lãng mạn, người ta có thể nhận ra được hình bóng nhà văn trong nhân vật lý tưởng của mình. Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” là một nhân vật như thế. Hành trạng một đời tung hoành không biết trên đầu có ai cùng sự tài hoa, ngông nghênh của ông Huấn cũng là một phần tâm hồn Nguyễn Tuân gửi vào trong đó. Con người Nguyễn Tuân ở ngoài đời cũng như con người ông trong văn chương và các nhân vật của ông có những nét chồng khít đến kỳ lạ mà trong đó sự tài hoa, ngang tàng, phóng túng là mẫu số chung của những phân số đó. Con người nghệ sĩ ấy không chấp nhận cái tầm thường xung quanh, muốn nổi loạn với tất cả mà ở đây hình mẫu lịch sử của nhân vật Huấn Cao (một số nhà nghiên cứu nói là Cao Bá Quát) chỉ còn tiếng vọng. Cũng chính con người nghệ sĩ trong Nguyễn Tuân đã giúp ông bỏ đi phần kết của truyện này khi in trên báo, không đưa vào trong tập sách “Vang bóng một thời”. Khi truyện ngắn “Vang bóng một thời” in lần đầu trên báo, sau khi nói “Xin bái lĩnh”, viên quản ngục đã nghĩ rằng mình đã có “lời”, có “lãi” khi biệt đãi Huấn Cao và nhận được bức châm do chính tay Huấn Cao viết. Cái kết này đã bị lược bỏ khi truyện được in thành sách và chính sự lược bỏ đó đã làm cho truyện thành công hơn, cuốn hút hơn. Truyện cuốn hút vì nó là một khối lãng mạn thực sự mà không bị những ý nghĩ vụ lợi xen vào dù chỉ trong từng chi tiết nhỏ. Đó chính là quan niệm cái Đẹp không gắn liền với cái hữu ích, cái Đẹp đối lập với cái vụ lợi, như Nguyễn Tuân từng nói: “Nghệ thuật là cái mà bọn con buôn coi là vô giá trị…”. “Vang bóng một thời” là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945 và “Chữ người tử tù” là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ nhìn từ tình huống truyện 1) Xác định tình huống truyện Câu hỏi : Toàn bộ truyện ngắn này xoay quanh sự kiện chính nào ? Hay Sự kiện nào đóng vai trò chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Sau khi lướt qua các tình tiết chính ( Huấn Cao rỗ gông Huấn Cao nhận cơm rượu Huấn Cao xúc phạm Quản Ngục Huấn Cao ân hận Huấn Cao cho chữ…) ta thấy không phải một trong những tình tiết ấy đóng vai trò chi phối. Trái lại chúng chỉ là những tình tiết họp lại để làm thành một sự kiện lớn hơn và trong đó mới chứa cái "tình thế nảy ra truyện". Sự kiện lớn ấy là : cuộc gặp gỡ oái oăm giữa Huấn Cao và Quản ngục. 2. Phân tích tình huống. a. Diện mạo của tình huống. Nó oái oăm ít nhất vì ba lí do sau : a.1. Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ. Không gian là nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ. Người ta vẫn nói : có hai nơi mà con người không nên gặp nhau là nhà tù và bệnh viện. Vì thế nhà tù chỉ là nơi gặp gỡ ngoài ý muốn trái khoáy bất đắc dĩ. Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao. Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống. : a.2. Sự éo le trong thân phận hai nhân vật. Trước hết xét ở bình diện xã hội họ là hai kẻ đối địch : Huấn Cao là "giặc" của triều đình - Quản ngục lại là quan của triều đình. Nói một cách khác : Một người dám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát - Một người lại là viên quan đại diện cho bộ máy cai trị của chính triều đình much nát ấy. Sau nữa xét ở bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ trên cả hai chiều của quan hệ. Chiều đã hiện hình : Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn Quản ngục lại ngưỡng mộ khí phách và tài hoa. Chiều tiềm năng : Huấn Cao chỉ cúi đầu trước Thiên lương cao khiết của con người trong khi đó Quản ngục lại là "một tấm lòng trong thiên hạ". Người nào cũng có những phẩm chất cao quí mà người kia khát khao ngưỡng mộ. Sự éo le càng tăng gấp bội bởi vì về hành động Quản ngục bị đẩy đến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột. Ông ta chỉ được chọn một trong hai cách hành động mà không thể dung hoà cả hai : Một là muốn tròn chức phận quan lại thì chà đạp lên lòng tri kỉ. Nếu hành động theo hướng này QN là kẻ tầm thường. Vì ông ta không dám thuỷ chung với những gì mình cho là cao quí sẵn sàng phản bội lại những gì mình tôn thờ. Và câu chuyện sẽ là khúc bi ca hoặc trang phẫn nộ về thực tại chỉ có chỗ cho sự tầm thường. Thực tại này chỉ có sự tầm thường ngự trị. Hai là nếu trọn đạo tri kỉ thì phải phớt lờ chức phận quan lại. Hành động theo hướng này QN là người cao quí. Vì thuỷ chung với những giá trị cao quí mình tôn thờ ông ta đã dám bất chấp sự thiệt thòi về quyền lợi lẫn sự an nguy đến tính mệnh. Và câu chuyện sẽ là khúc ca ca ngợi chiến thắng của cái đẹp. Từ tình huống như vậy có thể đặt thêm cho truyện ngắn này một phụ đề nữa : Số phận của cái đẹp. a.3. Cuộc đối mặt ngang trái. Nhìn phía này đó là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù nhân. Huấn Cao là tử tù theo nghĩa đen. Còn Quản ngục là kẻ bị tù chung thân không hoàn toàn theo nghĩa bóng. Trước đến giờ bề ngoài QN vẫn là một viên quan của cái triều đình thối nát nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị cao quí tương phản với triều đình ấy (thuộc về những người chống đối triều đình). Con người chức phận trói buộc cầm tù con người khát vọng. QN vẫn sống theo lối "xanh vỏ đỏ lòng". Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân đã chọn một so sánh rất đẹp để viết về QN :"Giữa cái chốn người ta sống bằng lừa lọc phản trắc thì tấm lòng biết giá người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ". Ông ta bị cầm tù chính trong môi trường sống của mình. Nếu không gặp Huấn Cao chẳng phải ông ta cứ bị cầm tù thế đến chung thân sao ? Nói cách khác : người này bị cầm tù về nhân thân nhưng luôn tự do về nhân cách còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Nhìn phía kia đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù. Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình. Còn Quản ngục bị cầm tù trong cái nhà tù vô hình. Điều này cũng dẫn đến một kết cục không kém phần oái oăm : thoát khỏi cái nhà tù hữu hình đã khó nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình còn khó hơn ; QN không cứu được HC và cũng không tự cứu được mình còn HC chẳng những không cần giải cứu mà trước khi ra pháp trường lại còn cứu được QN. Vẻ độc đáo mà truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có được chẳng phải chủ yếu do tình huống đặc sắc này đem lại hay sao ? Và chính nó sẽ chi phối những thành tố khác tạo nên chỉnh thể tác phẩm. b. Diễn biến của tình huống. Nhìn chung diễn biến là : cuộc kì ngộ thành cuộc hạnh ngộ. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển biến trong quan hệ giữa HC và QN : quan hệ có phần đối địch nhường chỗ cho quan hệ tri kỉ hoàn toàn. Nhìn trong mạch truyện thì diễn biến này gắn liền với hai phiến trát mà QN phải tiếp nhận. Trước tiên là chuyển biến trong thái độ về sau là trong hành động. Ban đầu. QN vẫn có một tấm lòng nhưng HC chưa biết. Tấm lòng ấy chính là "biệt nhỡn liên tài" nó bộc lộ chủ yếu ở tâm nguyện lớn này : vừa nương nhẹ và biệt đãi vừa muốn xin chữ HC. Nhưng sở nguyện ấy xem ra khó đạt được vì HC tuy có tài viết chữ song lại khoảnh nghĩa là rất khí khái. Ông chỉ cho chữ người nào là tri kỉ. Nên người muốn có chữ HC trước hết phải bước qua một khó khăn là phải được HC "kết nạp" vào số tri kỉ hiếm hoi của ông đã rồi hãy nghĩ đến việc xin chữ. Trong khi đó thái độ của HC dành cho QN là khinh bỉ không cần giấu diếm vì bấy giờ ông mới chỉ coi QN là một kẻ tiểu nhân làm nghề thất đức. Một người như thế làm sao có thể thành tri kỉ của HC ? Thái độ đối địch của HC đã tạo ra một vực sâu ngăn cách giữa họ. Về sau. Quan hệ đã hoàn toàn biến đổi. Nhận được phiến trát thứ hai QN đã choáng váng : thế là con người cao quí mà ông cảm phục ngưỡng mộ đã không thoát khỏi được cái chết và thế là ông sẽ chẳng bao giờ có được chữ của HC nữa rồi. Tình thế ấy buộc QN phải hành động gấp. Ông cần bày tỏ con người thật của mình cho HC hiểu. Bằng cách nào ? Thông qua viên Thơ lại. Việc này cho thấy tâm nguyện lớn đã khiến QN bất chấp mối nghi ngại vây khốn bao năm không còn nghĩ đến cảnh giác giữ thân như trước đó nữa. Thế là thoạt tiên tấm lòng QN đã chinh phục được khoảng cách với viên TL. Rồi sau khi nghe TL kể tường tận HC đã vô cùng cảm động và ân hận. "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Ta biết đâu một người như thầy Quản đây lại có được một sở thích cao quí đến thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ"- Đúng là sự ân hận của HC- nghĩa là rất chân thành nhưng cũng rất kiêu sang. Có thể nói kể từ câu nói ấy QN đã trở thành tri kỉ trong lòng HC. Tấm lòng thuần khiết của QN đã xoá bỏ hoàn toàn vực sâu ngăn cách giữa hai nhân cách ấy. Thế là quan hệ có phần đối địch đã nhường chỗ cho một quan hệ tri kỉ hoàn toàn. QN cúi đầu trước HC mà HC cũng cúi đầu trước QN. Cả hai đều cúi đầu trước những vẻ đẹp cao quí mà mình tôn thờ. Cả hai đều đang cúi đầu trước hoa mai của mình. Nhưng dầu sao đó mới chỉ ở trong thái độ. Sự đổi thay thực sự trong quan hệ phải được biểu hiện quyết định bằng hành động. Và HC thuận cho chữ. Việc này cho ta thấy một diễn biến rất tinh vi và rất cao đẹp trong cơ chế tinh thần và tâm lí sáng tạo nghệ thuật. Từ xúc động lớn HC đã cho chữ. Nghĩa là cái Tâm xúc động đã khiến HC mang cái Tài ra để thực hiện. Trong sự xúc động chân thành và mãnh liệt kia thấy có cả hai bình diện : Vừa là mối xúc động đạo đức của con người tri kỉ HC trước những nghĩa cử mà QN dành riêng cho mình nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi đáp nghĩa. Vừa là mối xúc động thẩm mĩ của con người nghệ sĩ HC bởi bất ngờ đối diện với cái đẹp mà mình suốt đời tôn thờ nó khiến ông phải cầm lấy bút để viết như một hành vi sáng tạo. Tức là trong hưng phấn sáng tạo ấy cái Tâm và cái Tài đang chuyển hoá sang nhau để sinh thành cái Đẹp. Thiếu một trong hai phía đó thì không thể có được cảnh cho chữ này. Và nhìn kĩ cái đẹp nghệ thuật (của những bức thư pháp đó) có ngọn nguồn từ cái đẹp của tình người. Cuối cùng. Cảnh cho chữ là tình tiết sau chót hoàn tất cuộc gặp gỡ oái oăm này. Đến đây mọi khía cạnh mới bộc lộ trọn vẹn. Nguyễn Tuân gọi đó là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Lí do trước hết có lẽ thuộc về không gian và thời gian diễn ra cảnh cho chữ. Cho chữ vốn là cử chỉ văn hoá của những tao nhân mặc khách nên thường diễn ra ở những địa chỉ văn hoá chẳng hạn thư phòng văn phòng trà thất xưởng họa… Còn ở đây nó lại diễn ra giữa nhà tù. Nghĩa là nơi ngự trị của Bóng Tối và Cái Ác. Nơi thù địch với Cái Đẹp. Thế mà Cái Đẹp lại chọn đúng chỗ thù địch với Cái Đẹp để diễn ra để chào đời. Khía cạnh bất thường này đã phần nào chứa đựng một tinh thần nổi loạn. Về thời gian cho chữ vốn là việc đường đường chính chính bạch nhật thanh thiên ở đây lại diễn ra vào canh khuya. Canh khuya đã đem lại cho cảnh tượng một không khí bí mật và thiêng liêng. Đồng thời đó lại cũng là những giờ khắc cuối cùng của HC. Lẽ thường ở vào thời điểm ấy một người sắp lìa đời phải lo làm chúc thư nói lời trăng trối với thân nhân. Thế mà HC lại dành những giây phút hiếm hoi cuối cùng ấy vào việc cho chữ việc sáng tạo những bức thư pháp. Bởi vậy chẳng phải những bức thư pháp kia cũng chính là những con chữ thiêng những di huấn di chúc đặc biệt của một nhân cách cao đẹp gửi lại cuộc đời này hay sao ? Tuy nhiên điều quyết định nhất khiến nó được xem là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" hẳn phải là một sự đảo lộn ghê gớm trong vị thế các nhân vật ở đây. Có thể thấy ít nhất ba khía cạnh sau. Về quyền uy : kẻ có quyền hành thì không có quyền uy (QN) uy quyền lại thuộc về người đã bị tước đi mọi thứ quyền kể cả cái quyền tối thiểu là quyền sống (HC). Về thái độ : kẻ không việc gì phải sợ thì "khúm núm sợ sệt" (QN) người đáng ra phải sợ thì lại "đường bệ ung dung "(thói thường HC phải sợ quan trước mặt sợ cái chết ngay sau lưng chứ !). Về chức phận : Cai tù không giáo dục tội phạm trái lại tội phạm lại đang giáo dục cai tù trong khi đó cai tù lại đang lắng nghe một cách thành tâm thành kính như nhận những lời chỉ giáo thiêng liêng của một bậc thầy về nhân cách. Đến đây một câu hỏi đặt ra là : ai đã tạo nên sự đảo lộn này ? HC chăng ? Không phải. QN chăng ? Càng không phải. Một cái gì đó còn lớn hơn những con người kia. Và câu trả lời là : Cái Đẹp. Họ đang sống theo tiếng gọi của Cái Đẹp. Họ đang đem những gì đẹp đẽ nhất cao cả cao quí nhất để dành cho nhau. Họ không sống theo vị thế và chức phận mà thể chế kia định đoạt. Không còn ngục quan. Không còn tội phạm. Chỉ còn những người bạn những tri kỉ tri âm đang qui tụ quây quần xung quanh cái đẹp của tình người và nghệ thuật. Cái đẹp đã phế bỏ cái trật tự mà xã hội sắp đặt ở chốn nhà tù để thiết lập một trật tự khác. Trật tự phận vị đã được thay thế bằng trật tự nhân văn. Cảnh cho chữ thực là cảnh tượng đăng quang của Cái Đẹp. Có thể nói đó là cuộc nổi loạn của Cái Đẹp trong thế giới nhà tù. Thì ra không chỉ có quyền lực của Cái Chết quyền lực của Cái Gông mà còn có quyền lực của Cái Đẹp. Cái đẹp vẫn có uy quyền riêng của nó. Gọi Cái Đẹp Nguyễn Tuân là Cái Đẹp Nổi Loạn chính là như thế. Rõ ràng. Cuộc kì ngộ đã hoàn toàn thành cuộc hạnh ngộ. QN thì bày tỏ được niềm ngưỡng mộ và có được chữ của HC đồng thời có được lối để vượt thoát ra khỏi tình trạng cầm tù chung thân của mình. Còn Huấn Cao vào giờ phút chót của đời mình lại bất ngờ được thấy một đoá hoa mai giữa thế giới ô trọc lại được số phận ban tặng một tri kỉ nữa. "Sống trong đời có được một tri kỉ chết cũng thoả lòng" chẳng phải đó là niềm hạnh phúc vô song mà người xưa coi là điều lí tưởng đó ư ? 3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng a. Tình huống ấy chứa đựng một quan niệm sâu sắc : Cái đẹp là bất diệt. Dù thực tại có hắc ám đến đâu cũng không tiêu diệt được cái đẹp. Nó mãi mãi là một lí tưởng nhân văn cao cả của cõi người này. b. Tình huống như thế cũng chứa đựng một niềm tin mãnh liệt rằng : Cái đẹp sẽ thanh lọc cuộc đời này. "Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại"- đó là tư tưởng của Đôtxtôiepxki người có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người nghệ sĩ lãng mạn Nguyễn Tuân. *****
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan