Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố hồ chí minh hiện n...

Tài liệu Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố hồ chí minh hiện nay

.PDF
166
683
77

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘIVIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÂN THỊ NGỌC PHÚC BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành, chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2016 i LỜI CẢM ƠN Phát triển ý tưởng nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh là sự tiếp nối của các nghiên cứu trước về bình đẳng giới trong khu vực công mà tôi đã may mắn có cơ hội được tham gia cùng PGS.TS. Nguyễn Thu Linh. Khi tôi trao đổi nội dung này vớiPGS.TS. Nguyễn Văn Thủ, người đã nhiều năm làm công tác tham mưu về tổ chức cán bộ cho Chính phủ, thầy đã ủng hộ, động viên tôi thực hiện ý tưởng này. Trong suốt gần 6 năm thực hiện luận án, nhìn lại chặng đường đã đi qua, tôi thực sự xúc động và luôn biết ơn về những gì mà người thầy đáng kính đã không tiếc thời gian, công sức chỉ bảo cho tôi không chỉ là những kiến thức khoa học mà còn động viên tôi luôn phải cố gắng để hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Ngọc Văn, tôi cũng đã may mắn được gặp thầy.Thầy đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho tôi về các tri thức và phương pháp nghiên cứu xã hội học về giới trong gia đình, gợi mở cho tôi những phát hiện mới trong thảo luận kết quả nghiên cứu. Ở công trình nghiên cứu này, tôi còn nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ những người thầy, cô khác của Khoa Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội nơi tôi học tập.Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy giáo, cô giáo, các cán bộ của khoa Xã hội học, của Học viện Khoa học Xã hội. Xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Hà Thúc Dũng, Ths. Trương Thị Thanh Thảo những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian dài. Bạn đã dành thời gian giúp đỡ tôi xử lý số liệu và thảo luận kết quả phân tích ban đầu. Để có được công trình nghiên cứu này, tôi không quên ơn các cán bộ công chức tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã trong mẫu khảo sát đã quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ, cung cấp thông tin cho tôi trong các cuộc thu thập thông tin bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Sau cùng, tôi xin đặc biệt cảm ơn các thành viên trong gia đình đã luôn động viên, quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần.Tin tưởng và cổ vũ cho tôi hoàn thành luận án. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………. i Mục lục………………………………………………………………………. ii Mục lục bảng………………………………………………………………… iv Danh mục hộp……………………………………………………………….. vi MỞ ĐẦU…………………………………………………………….. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU…………............. 12 1.1. Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình…................. 12 1.2. Các nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình.................... 15 1.3. Tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng..................................... 17 1.4. Nguyên nhân và các rào cản thực hiện bình đẳng giới trong gia đình........ 19 1.3. 1.5. Ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình đến phát triển nghề nghiệp của nam và nữ……………………………………………... 21 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 29 2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài ………………………………………….. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………. 59 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………… 64 3.1. Bình đẳng giới trong phân công lao động …………………………….. 64 3.2.Bình đẳng giới về quyền lực giữa vợ và chồng…………....................... 78 Tiểu kết………………………………………………………………………. 98 Chƣơng 4. ẢNH HƢỞNG CỦA THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA NAM VÀ NỮ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............. 101 4.1. Khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của nam và nữ CBCC Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………… 102 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp của nam và nữ cán bộ, công chức...................................................................................... 107 iii Tiểu kết.............................................................................................................. 127 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP............................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 140 PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................. 147 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Người phụ trách chính trong các công việc chăm sóc trong gia đình CBCC........................................................................................... 64 Bảng 3.2. Mức độ đồng ý của CBCC về phân công việc nhà trong gia đình..... 67 Bảng 3.3 Người phụ trách chính trong các công việc nội trợ trong gia đình CBCC................................................................................................. 67 Bảng 3.4. Thời gian làm việc nhà.............................................................. 68 Bảng 3.5. Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về chia sẻ công việc nhà của vợ/chồng.............................................................................................. 71 Bảng 3.6. Nhận định của nam và nữ CBCC về người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập trong gia đình................................................................ 73 Bảng 3.7. Thời gian làm thêm của nam và nữ CBCC............................... 74 Bảng 3.8. Ý kiến về chia sẻ việc nhà trong gia đình CBCC...................... 75 Bảng 3.9. Các ý kiến về vai trò của người phụ nữ..................................... 76 Bảng 3.10 . Người thực hiện chính các quyết định trong gia đình............ 79 Bảng 3.11. Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về quyền quyết định việc quan trọng trong gia đình.................................................................... 81 Bảng 3.12. Mức độ đồng ý của CBCC về vai trò của nam giới trong gia đình............................................................................................................. 83 Bảng 3.13. Nhận định các ý kiến về sự chia sẻ giữa vợ và chồng............. 85 Bảng 3.14. Thái độ vui mừng khi vợ/chồng được thăng tiến.................... 86 Bảng 3.15. Hình thức hỗ trợ cho vợ/chồng của CBCC trong công việc.... 86 Bảng 3.16. Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về việc tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp của vợ/chồng......................................................... 87 Bảng 3.17. Nhận định về quyền lực của chồng trong gia đình.................. 91 Bảng 3.18. Nhận định các ý kiến về áp lực giữa vợ và chồng trong gia đình CBCC................................................................................................. 92 Bảng 3.19. Các dạng hành vi bạo hành do vợ/chồng của CBCC gây ra… 93 v Bảng 3.20. Nam và nữ CBCC là nạn nhân của các dạng hành vi bạo lực ngôn từ........................................................................................................ 94 Bảng 3.21. CBCC là nạn nhân của các hành vi bạo lực tình dục và thể xác từ vợ/chồng.......................................................................................... 95 Bảng 4.1. Thống kê số lượng lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2014..................... 102 Bảng 4.2. Thay đổi công việc trong vòng 5 năm trở lại đây...................... 103 Bảng 4.3. Tỷ lệ CBCC nắm giữ chức vụ và CBCC hài lòng với công việc.... 104 Bảng 4.4. Lý do hài lòng với công việc..................................................... 104 Bảng 4.5. Nam và nữ cán bộ, công chức, ai có điều kiện phát triển tốt hơn.... 105 Bảng 4.6. Nhận định các lý do cản trở công việc của nam và nữ CBCC.. 110 Bảng 4.7. Ý kiến của nam và nữ CBCC về nhận định: “nữ CBCC hiện nay còn bị hạn chế nhiều trong công việc bởi gánh nặng gia đình”........... 112 Bảng 4.8. Quan niệm về vai trò giới của nam và nữ CBCC…………... 115 Bảng 4.9. Nhận định của cán bộ, công chức về ảnh hưởng của quan hệ giới giữa vợ/chồng trong gia đình đến công việc....................................... 121 Bảng 4.10. Nhận định của cán bộ, công chức về những khó khăn cản trở đến thăngtiến của bản thân......................................................................... 122 vi DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Phụ nữ phù hợp với công việc chăm sóc.................................... 66 Hộp 3.2. Mong muốn của nữ cán bộ công chức về chia sẻ việc nhà......... 69 Hộp 3.3. Cách thức phân chia vai trò phổ biến trong gia đình được ghi nhận..................................................................................................... 70 Hộp 3.4. Quyền quyết định trong gia đình................................................. 80 Hộp 3.5. Phụ nữ bị tổn thương sau bạo hành……………………………. 95 Hộp 3.6. Nỗi đau của nạn nhân bị bạo hành…………………………..... 96 Hộp 4.1.Quan niệm của nam giới về việc ủng hộ vợ thăng tiến ............... 108 Hộp 4.2. Nam và nữ, ai làm tốt công việc cơ quan.................................... 109 Hộp 4.3.Việc nhà chi phối như thế nào đến khả năng thực hiện nhiệm vụ trong công việc của nữ cán bộ, công chức............................................ 111 Hộp 4.4. Phụ nữ được chồng cảm thông, chia sẻ việc nhà sẽ hoàn thành nhiệm vụ cơ quan tốt hơn........................................................................... 112 Hộp 4.5. Những áp lực mà phụ nữ thành đạt hơn chồng thường gặp........ 116 Hộp 4.6. Chuẩn mực của người vợ trong con mắt của nam và nữ cán bộ, công chức................................................................................................... 117 Hộp 4.7. Những áp lực mà phụ nữ thành đạt hơn chồng thường gặp........ 123 Hộp 4.8. Phụ nữ nên làm gì....................................................................... 125 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường thực hiện bình đẳng giới. Mặc dù còn nhiều tồn tại, song những thành quả của bình đẳng giới đã góp phần quan trọng vào tiến bộ chung của thế giới. Thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ được xác định là “mục tiêu thiên niên kỷ”, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển xã hội. Chủ đềbình đẳng giới trong gia đình đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của xã hội nói chung và của giới khoa học nói riêng. Đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình được coi là yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên nhất đến việc thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội. Gia đình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới. Con đường nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới phải bắt đầu ngay từ trong gia đình. Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được đánh giá là động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu tổng quát là: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Các giải pháp nhằm cải thiện vị thế của phụ nữ, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đã được cụ thể hóa trong chính sách, pháp luật, trong các chương trình phát triển và hợp tác quốc tế và đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận:Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về các chỉ số bình đẳng giới trong nhiều năm qua, thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục cho trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới [UNICEF, 2013]; qua tỉ lệ nữ 2 tham gia vào thị trường lao động cao trên thế giới với 85% nam giới so với83% nữ giới ở độ tuổi từ 15 – 60 [Ngân hàng Thế giới, 2013].Chỉ số bất bình đẳng giới của Việt Nam xếp thứ 48/147 quốc gia xếp hạng [UNDP, 2013]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong tiến trình bình đẳng giới hiện nay thì tình trạng bất bình đẳng giới vẫn tồn tại. Các nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới đều chỉ ra rằng: Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặngnề của tư tưởng Nho giáo, định kiến về giới còn tồn tại trong đại bộ phận người dân, kể cả ở một số bộ phận là cán bộ, công chức, điều này làm cho việc thực hiện bình đẳng giới còn gặp nhiều khó khăn. Phụ nữ Việt Nam vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, nhất là ở những vùng, những khu vực kém phát triển [Võ Thị Mai, 2003]. Vị thế, vai trò của người phụ nữ vẫn chưa được ghi nhận một cách tương xứng. Đặc biệt là trong gia đình, các vấn đề chứa đựng trong gia đìnhvẫn được coi là vấn đề riêng tư [Mai Huy Bích, 2006]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy bình đẳng giới chưa thực sự đi vào cuộc sống gia đình. Bất kể là phụ nữ ở nông thôn hay đô thị, nữ trí thức hay nữ lao động chân tay, họ gần như đều có một mẫu số chung: đang chịu sự bất bình đẳng giớiở những mức độ khác nhau trong gia đình của mình. Tình trạng bạo hành, ngược đãi phụ nữ vẫn còn xảy ra từ gia đình ở vùng nông thôn hẻo lánh cho đến những gia đình trong đô thị hiện đại đang gây bức xúc trong xã hội [UNDP, 2010]. Tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc sản xuất ngày càng tăng lên ngang bằng với nam giới, trong khi tỷ lệ nam giới tham gia việc nhà tăng lên rất chậm và không bền vững đã tạo gánh nặng kép cho phụ nữ. Những vấn đề về quan hệ giới trong gia đình nêu trên đang là cản trở lớn đến sự tiến bộ của phụ nữ, hạn chế nỗ lực thực hiện bình đẳng giới của Chính phủ. Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giớinhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêu bình đẳng giới, rất cần đến sự phối hợp của nhiều thiết chế xã hội khác nhau, trong đó thực hiện bình đẳng giớitrong môi trường gia đình là một trong 07 giải pháp mà Chiến lược đặt ra. Gia đình không chỉ góp phần trong 3 thắng lợi của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội của đất nước, mà còn là thiết chế quan trọng trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, 1994 cũng đã khẳng định “Gia đình là nguồn lực và trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi”. Về phương diện lý thuyết, một số nhà lý thuyết hiện đại hóa tin rằng cùng với tác động của quá trình hiện đại hóa, bình đẳng giới cũng chuyển biến theo hướng tích cực hơn, thể hiện rõ nét nhất ở mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình. Trong lý thuyết Cuộc hành quân của sự tiến bộ củaYoung và Willmott (1973),các nhà lý thuyết nhấn mạnh đến sự thay đổi triệt để trong tính chất của mối quan hệ vợ chồng. Họ tin rằng chủ nghĩa tư bản công nghiệp được coi là đã khuyến khích chủ nghĩa bình đẳng trong hôn nhân. Young và Willmott (1973) trong tác phẩm Gia đình đối xứng đã đặt ra ba giai đoạn lịch sử rõ rệt trong các gia đình ở Anh. Theo họ, giai đoạn thứ 3, dưới tác động của yếu tố công nghiệp hóa sẽ làm xuất hiện mô hình gia đình đối xứng biểu hiện ở sự bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới và ít có sự phân biệt vai trò giữa hai giới. Young và Willmott nhấn mạnh đây là tính tất yếu của sự thích nghi giữa gia đình và nền kinh tế ở thế kỷ thứ XX. Giai đoạn cuối của cuộc kỹ nghệ hóa được đánh dấu bằng sự nổi lên của hôn nhân bình đẳng, trong đó các vai trò và quyền lực của chồng và vợ tùy thuộc lẫn nhau nhiều hơn và thiên về một bên ít hơn, hướng đến sự cân bằng giữa các nghĩa vụ của vợ và chồng. Chỉ dẫn mạnh mẽ nhất của điều này là bào mòn sự phân chia truyền thống về lao động thông qua giới tính; người đàn ông bị dính líu nhiều hơn vào công việc nội trợ và chăm sóc con cái, còn phụ nữ thì dính líu nhiều hơn vào lao động có lương ngoài gia đình. Hình ảnh một gia đình đối xứng liên hệ đến quan niệm phổ biến về những cặp vợ chồng nghề nghiệp đôi. Luận điểm cuộc hành quân của tiến bộ ủng hộ một xu thế mạnh mẽ hướng tới chủ nghĩa bình đẳng trong hôn nhân. Cuộc hôn nhân đang trở nên bình đẳng, và trào lưu này bắt đầu ở các cặp vợ chồng gia đình giai cấp trung lưu [Tony Billton, 1993: 242-256]. 4 Luận điểm này tỏ ra quan trọng trong bối cảnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới ở Việt Nam. Nó khiến chúng ta cần phải nghiên cứu xem, vậy ở những khu vực có mức độ công nghiệp hóa cao thì bình đẳng giới trong gia đình được thực hiện như thế nào. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), với đặc trưng là một trong những đô thị hiện đại nhất của cả nước, nơi đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mạnh mẽ, tạo ra những bước chuyển biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có những biến chuyển về quan hệ giới. Nằm trong xu hướng chung của cả nước, bình đẳng giới tại TP. HCM, thời gian qua, có những chuyển biến tích cực, cả trong nhận thức lẫn thực hiện, đặc biệt trong các gia đình cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức tại TP. HCM với tư cách là lực lượng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các xu hướng phát triển của xã hội, tiếp cận với những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giớinói riêng; thêm vào đó, họ là những lực lượng quan trọng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới; có vai trò gương mẫu trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Bình đẳng giớiđược nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt trong các gia đình cán bộ, công chứctại TP. HCM là điều kiện nâng cao nhận thức và thực hiện tốt bình đẳng giớicủa các tầng lớp nhân dân của TP. HCM, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giớitrên cả nước, như Chỉ thị 49/CTTW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dưng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađã khẳng định: “Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện”. Do đó việc hiểu biết và thực hiện pháp luật về bình đẳng giớicủa đội ngũ cán bộ, công chức có tác động ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều bộ phận, cá nhân khác trong xã hội. Nhóm gia đình này thực hiện bình đẳng giớinhư thế 5 nào, sẽ cho chúng ta thấy phần nào mức độ thực hiện bình đẳng giới toàn xã hội ra sao và tư tưởng tiên phong, tiến bộ của nhóm này cho ta hình ảnh của xã hội hiện đại trong việc thực hành bình đẳng giới. Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công chức tại TP. HCM không chỉ cho chúng ta thấy một bức tranh về việc thực hiện bình đẳng giới ở trong những gia đình tạm được gọi là kiểu mẫutrong khu vực có mức độ hiện đại hóa cao của cả nước, mà còn cho thấy mức độ thực hiện bình đẳng giới trong gia đình của đội ngũ cán bộ, công chức – đội ngũ tiên phong trong công tác thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới;kết quả của nghiên cứu thực trạng sẽ làm cơ sở để xem xét ảnh hưởng của nó đến phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp được cho là có tính cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong tiến trình thực hiện bình đẳng giớinói chung, và bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM nói riêng nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động công vụ và tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp lãnh đạo. Và, đó cũng chính là lý do lựa chọn của đề tài luận án: Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết liên quan, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về bình đẳng giới trong gia đình, đề tài tập trung làm rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM; Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức và tạo những chuyển biến mới trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 1. Sưu tầm tài liệu, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm cần dùng trong đề tài. 6 2. Tiến hành điều tra xã hội học và khảo sát thực tế để thu thập các thông tin về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM; 3. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, khảo sát thực tế, tiến hành việc xử lý, phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM.Đưa ra những nhận xét, đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên; 4. Phân tích thực trạng bình đẳng giớitrong gia đình đã tác động như thế nào đến phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ cán bộ, công chức; 5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chứctại TP. HCM. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nam và nữ cán bộ, công chức đã lập gia đình; Cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới tại TP. HCM. 3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi không gian Cuộc nghiên cứu tiến hành tại TP. HCM với đối tượng là cán bộ, công chức tại các sở, quận huyện và phường xã. Cụ thể: ở cấp Thành phố, luận án chọn 3 sở: Nội vụ, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động thương binh – xã hội. Các sở này là đơn vị trực tiếpnhất trong việc xây dựng và triển khai nội dung thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn Thành phố. Cấp quận/huyện, chọn 8 quận (quận: 3, 9, 10, 11, Gò vấp, Tân Bình, Tân Phú) và 2 huyện (huyện Cần giờ và huyện Bình Chánh). Việc chọn mẫu ở các quận này đảm bảo tính toàn diện của cơ cấu mẫu gồm quận trung tâm, quận gần trung tâm và huyện ngoại thành. Cấp phường/xã: từ quận/huyện đã chọn, luận án lập danh sách các phường/xã. Chọn ra mỗi quận/huyện 01 phường/xã làm đơn vị khảo sát. 7 3.3.2. Phạm vi thời gian Thực tiễn bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM được quan sát trong khoảng 10 năm kể từ khi Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được ban hành ngày 27/4/2007. Cuộc khảo sát của đề tài được tác giả thực hiện từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2014. 3.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề sau: Bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình của cán bộ, công chức tại TP. HCM. Tác giả tập trung vào nghiên cứu việc thực hiện bình đẳng giới của vợ và chồng trong gia đình cán bộ, công chức trên 2 lĩnh vực chủ yếu là: phân công lao động và quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình; Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM hiện nay: giới tính, chức vụ, độ tuổi, nhận thức về bình đẳng giới và đóng góp chính vào thu nhập gia đình; Việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức đã ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thực thi công vụ của công chức, đến khả năng phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ cán bộ, công chức. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học. Các lý thuyết được đưa vào phân tích bao gồm: Lý thuyết cấu trúc – chức năng; Lý thuyết nữ quyền và quan điểm giới; Lý thuyết hiện đại hóa. - Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng: phân tích tài liệu có sẵn; phương pháp định lượng (thu thập thông tin bằng bảng hỏi: dùng phần mềm SPSS 20.0, chạy tần suất, bảng chéo, hồi quy logistic); và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu; thảo luận nhóm). 8 4.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 4.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Cán bộ, công chức tại TP. HCM thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình của họ như thế nào? 2. Những nhân tố nào tác động đến thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức; 3. Thực trạng bình đẳng giớitrong gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển nghề nghiệp của mỗi giới. 4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu 1. Trong nhiều gia đình cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng phân công lao động theo giới vẫn tiếp tục được lưu giữ;quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình còn chưa bình đẳng; 2. Các nhân tố giới, nhận thức về bình đẳng giới, người đóng góp chính vào thu nhập trong gia đình của cán bộ, công chức có những ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến việc thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình; 3. Thực trạng thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức hiện nay đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nghề nghiệp của nữ cán bộ, công chức nhiều hơn nam. 9 4.2.3. Khung phân tích Nhận thức về bình Điều kiện kinh tế xã hội; Giới tính, Chức vụ, đẳng giớitrong gia Chính sách của Đảng và Nhà Tuổi, Địa bàn cư trú đình nước về bình đẳng giới Đặc điểm văn hóa: phong Người đóng góp chính vào thu nhập gia đình Bình đẳng giới trong gia tục, tập quán; chuẩn mực, đình cán bộ, công chức vai trò giới Phân công lao động Quan hệ quyền lực giữa trong gia đình vợ và chồng (Quyền quyết định, Quyền uy và bạo lực) Phát triển nghề nghiệp của nam và nữ cán bộ, công chức 5. Đóng góp mới về khoa học - Góp phần hoàn thiện hơn khái niệm bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Xây dựng khung đo bình đẳng giớ trong gia đình cán bộ công chức tại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn; - Kiểm chứng tính đúng đắn của lý thuyết được áp dụng so với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. ý nghĩa lý luận Thông qua việc thống kê, hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu, và trình bày làm rõ những khái niệm cơ bản như: gia đình, bình đẳng giới, bình đẳng giớitrong gia đình,… Luận án đã có những đóng góp nhất định vào việc làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho 10 việc nghiên cứu xã hội học về gia đình nói chung và bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức nói riêng. Góp phần hoàn thiện khái niệm “Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công chức”, xây dựng khung đo về bình đẳng giới trong mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình. Vận dụng một số lý thuyết xã hội học: lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết giới, lý thuyết hiện đại hóa vào nghiên cứu bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức; trên cơ sở đó, kiểm nghiệm tính đúng đắn và sát thực của các lý thuyết này trong nghiên cứu thực tiễn. Kết quả cho thấy, lý thuyết cấu trúc – chức năng tỏ ra hợp lý trong việc lý giải phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, các khía cạnh văn hóa hiện tồn trong cấu trúc có thể lý giải tốt cho việc chậm chuyển biến những khuôn mẫu xã hội dù các điều kiện xã hội đã thay đổi. Trong khi đó niềm tin của các nhà hiện đại hóa về xu hướng gia đình bình đẳng còn mờ nhạt dù là “vợ chồng nghề nghiệp đôi”. Nghiên cứu thực trạng cho thấy, bất bình đẳng về giới trong gia đình cán bộ, công chức vẫn còn là một hiện thực. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận án đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp cho người đọc những số liệu thực tế về việc thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình của cán bộ, công chức tại TP.HCM; Giúp các nghiên cứu khác so sánh việc thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình ở những nhóm xã hội khác. Qua đó chỉ ra sự khác biệt và nguyên nhân của chúng dựa trên những khác biệt về những đặc trưng xã hội; Những đề xuất của đề tài về các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM cũng có những ý nghĩa nhất định đối với thực tiễn công tác bình đẳng giới trên địa bàn nghiên cứu.Là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác trong chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới, phát triển tiềm năng của lao động nữ và cán bộ nữ đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. 11 Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học gia đình, xã hội học giới và công tác phát triển cán bộ nữ. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các bảng biểu, từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được chia thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài Chương 3: Thực trạng bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương 4: Ảnh hưởng của việc thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình đến phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức. 12 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hơn một thập niên trở lại đây, chủ đề nghiên cứu về giới đang nổi lên mạnh mẽ ở Việt Nam. Các nghiên cứu được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau, đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề bình đẳng giớitrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nghiên cứu này nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, cũng như nhấn mạnh các quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Các nghiên cứu đã đóng góp quan trọng cho tiến trình lập pháp có liên quan đến bình đẳng giới, tác động đến nhận thức và các hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới. Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả xin trình bày một cách tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án với mục đích giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể từ lý thuyết cho đến thực tiễn về nghiên cứu bình đẳng giới trong gia đình. Việc hệ thống hóa các chủ đề, các vấn đề mà những nghiên cứu trước đề cập là cần thiết để tác giả có được những bằng chứng khoa học, trên cơ sở đó học hỏi, kế thừa những thành quả nghiên cứu đi trước của các tác giả khác. Tổng quan tài liệu của luận án gồm có 5 nhóm vấn đề sau: (i) Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình; (ii) Tình trạng bình đẳng giớitrong quyềnra quyết định giữa vợ và chồng và phân công lao động trong gia đình; (iii) Tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng; (iv) Nguyên nhân và các rào cản thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; (v) Ảnh hưởng của tình trạng bình đẳng giớitrong gia đình đến phụ nữ trong phát triển nghề nghiệp. 1.1. Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình Việc phân chia vai trò được xem như điểm mấu chốt trong khung lý thuyết của phái nữ quyền. Họ cho rằng bất bình đẳng giới trong gia đình cần phải được giải thích dưới dạng sự phân công các vai trò giới mà đến lượt mình chỉ có thể hiểu được bằng việc chúng ta đã nuôi dạy con cái như thế nào, bằng sự phân công lao động theo giới tính, bằng các định nghĩa văn hóa 13 về cái gì là thích hợp đối với mỗi giới, và bằng các sức ép xã hội mà chúng ta đặt lên mỗi một trong hai giới [Mai Quỳnh Nam, 2004:32]. Những năm đầu 1980, Caroline Moser, đại học London, Anh đã xây dựng khung MOSER để làm công cụ phân tích giới. Trong đó vai trò giới là khái niệm công cụ quan trọng để phân tích tương quan giới trong gia đình và xã hội. Vai trò giới vẽ lên một bức tranh về phân công lao động. Moser cho rằng trong một ngày và trong một đời, phụ nữ và nam giới có xu hướng làm những công việc khác nhau, họ thực hiện những vai trò khác nhau, được gọi là vai trò giới. Khuôn mẫu giới này khác nhau giữa các xã hội, các nền văn hóa và trình độ phát triển cho nên sẽ có những cách đánh giá khác nhau về các vai trò. Sự biến đổi của khuôn mẫu giới gắn liền với biến đổi xã hội. Khung Moser dựa trên ba khái niệm chính: tam giác vai trò của phụ nữ; nhu cầu giới chiến lược và thực tế; và các tiếp cận chính sách phụ nữ trong phát triển (WID) và phụ nữ và phát triển (GAD) [Caroline O.N. Moser, 1996]. Trong các nghiên cứu về gia đình người ta thường xét trên các phương diện phân công lao động trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình, các vấn đề về phân công lao động theo giới trong gia đình, vai trò của vợ và chồng trong chăm sóc gia đình đã trở thành một trong những chủ đề được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn [N.Gerstel và H. Gross, 1995]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về bình đẳng giớivà sử dụng các lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình là tương đối phổ biến. Nghiên cứu mối quan hệ giới trong gia đình cần phải có khung đo lường để biểu thị tình trạng bấtbình đẳng giớitrong gia đình. Khung đo lường có 3 chỉ báo thường được dùng để biểu thị: (i) Mối quan hệ kinh tế, thu nhập, sở hữu tài sản; (ii) Thực hiện chức năng tái sản xuất: quyết định về số con, chia sẻ công việc nội trợ gia đình, quan tâm đến nhau về sức khỏe, công việc, cùng chăm lo cuộc sống gia đình; (iii) Quan niệm, nhận thức về bình đẳng giới, xử lý mâu thuẫn gia đình, chia sẻ trách nhiệm về nuôi dạy con cái; bạo lực giữa vợ và chồng [Nguyễn Hữu Minh, 2013].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan