Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng trong thơ kháng chiến việt nam 1945 1975...

Tài liệu Biểu tượng trong thơ kháng chiến việt nam 1945 1975

.PDF
168
259
98

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Ờ Ệ NAM 1945 - 1975 LUẬN ÁN TI SĨ Ă ỌC Hà Nội, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Ờ Ệ NAM 1945 - 1975 Ă Ọ Ệ 66 22 01 21 LUẬN ÁN TI SĨ Ă ỌC gười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Trọng hưởng Hà Nội, năm 2017 LỜ Ả Em xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn PGS.TS Phan Trọng Thưởng, các thành viên trong hội đồng chấm luận án và các thầy cô trực tiếp giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến để em đạt được kết quả này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam cùng các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người thân đã luôn động viên, ủng hộ để em có thêm ý chí, động lực phấn đấu học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được tiếp thu ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học và độc giả. Tác giả luận án Trần Thị ường L Ở 1. Ứ Ệ 1 45 - 1975 ...................................................................... 7 1.1. Nghiên cứu về biểu tượng: cái nhìn từ lý thuyết .................................................................. 7 1.2. Lịch sử nghiên cứu về biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975........... 18 2. HỆ BI NG VỚI TÂM THỨC DÂN TỘ CHI N VIỆT NAM 1945 -1975 2.1. Phác thảo về thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 .......................................................... 39 2.2. Hệ biểu tượng của chân lý...................................................................................................... 43 2.3. Hệ biểu tượng của niềm tin chiến thắng................................................................................ 59 2.4. Hệ biểu tượng về khát vọng hoà bình, độc lập, tự do, hạnh phúc ........ Error! Bookmark not defined. 2.5. Mẹ - Em: Căn tính Mẫu thời chiến ........................................................................................ 74 2.6. Hệ biểu tượng về thành quả cách mạng ................................................................................ 84 3. Ệ BI NG V CHI N VIỆT NAM 1945 -1975 3.1. Máu: Từ đau thương đến hành động ................................................................................... 102 3.2. Lửa: Biểu tượng đặc trưng ................................................................................................... 111 3.3. Biểu tượng về Kẻ thù............................................................................................................ 120 4. P ỨC KI N TẠO BI NG CHI N VIỆT NAM 1945 - 1975 ............................................................................................. 127 4.1. Quá trình kiến tạo biểu tượng .............................................................................................. 127 4.2. Sử dụng triệt để các sắc thái tượng trưng của cổ mẫu...................................................... 130 4.3. Mở rộng biên độ tượng trưng trên nền tảng quan niệm mới ........................................... 136 4.4. Con đường đi đến biểu tượng ............................................................................................ 140 4.5. Sự trỗi dậy của hệ thống biểu tượng tập thể ..................................................................... 143 4.6. Kiến tạo biểu tượng - cái nhìn từ ngôn ngữ, giọng điệu .................................................. 146 K T LUẬN ................................................................................................................................. 154 DANH M C CÁC Ô Ã Ô Ố CỦA TÁC GIẢ ............................... 157 DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 158 1 LỜ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị ường 2 Ở 1. nh p hi ủ i Lịch sử nghiên cứu, lí luận phê bình văn học đã chứng kiến một thời kì dài khi nghiên cứu về thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng, do tác động của của nhiều yếu tố khách quan, người ta cố tình tẩy chay những tác phẩm “có tính hai mặt”, tránh nói đến biểu tượng, phủ nhận tính đa nghĩa của văn học. Biểu tượng thường bị chìm sau hình tượng, hình ảnh, hoặc thậm chí bị đồng nhất là một khái niệm. Sau này, xuất hiện thêm một số công trình nghiên cứu về biểu tượng, song cũng chỉ dừng lại khảo sát ở các giai đoạn văn học trước, từ góc độ văn hóa, đặc trưng văn hóa. Ngày nay, với sự trưởng thành của tư duy lí luận, người ta trở lại tập trung nghiên cứu về biểu tượng. Biểu tượng nằm ở vị trí trung tâm và được coi là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng. “Một thế giới không có biểu tượng thì sẽ ngạt thở. Nó sẽ tức thì giết chết đời sống tinh thần của con người” (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới). Đối với văn học nghệ thuật - một biểu hiện của đời sống tinh thần con người thì biểu tượng là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất. Nó được sử dụng như một mã nghệ thuật quan trọng. Việc giải mã biểu tượng không chỉ đem lại những khám phá, lí giải về quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà còn giúp ta hiểu sâu hơn bản chất sáng tạo nghệ thuật. Chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, nhưng qua thời gian, đến nay vẫn có thể khẳng định thơ kháng chiến còn giữ nguyên giá trị trong lịch sử thơ ca. Những bài thơ hay vẫn sống trong lòng người yêu thơ nhiều thế hệ. Truyền thống của nó như một mạch ngầm vẫn tiếp tục lưu chuyển hồng cầu vào sự sống của thơ đương đại. Thơ kháng chiến đã góp phần không nhỏ làm nên diện mạo thơ ca dân tộc. Đây cũng là một chặng đường thơ với nhiều đặc điểm thách thức những cách nhìn nhận, đánh giá chưa dễ đồng thuận, đồng thời cũng chứa nhiều vấn đề đặt ra cho mối quan hệ giữa thơ ca với các phương diện thiết yếu. Do vị thế quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu Biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 rất được quan tâm, tuy nhiên các công trình trước đây chủ yếu tập trung tìm hiểu về thể loại, đặc điểm, diện mạo, phong cách tác giả... Chọn đề tài này để nghiên cứu, chúng tôi mong muốn tiếp cận một cách chuyên sâu về hệ biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 19451975 với cái nhìn bao quát và toàn diện nhất. 3 2. ụ . . h nhi m ụ nghi n ứ ủ ận n c đích của luận án - Nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện những biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, từ đó nhìn nhận rõ hơn sự sáng tạo và đặc điểm tư duy nghệ thuật của các nhà thơ, thấy được vai trò của hệ thống biểu tượng trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của đội ngũ tác giả sáng tác trong giai đoạn này. - Tìm hiểu hệ thống biểu tượng trong thơ Việt Nam thời kì kháng chiến 1945 - 1975 không chỉ là cơ sở để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của các tác giả mà còn giúp chúng ta nhận thức lại, đánh giá khách quan và toàn diện hơn về văn học giai đoạn này. - Xác định đúng vị trí và những đóng góp của các nhà thơ trong giai đoạn văn học kháng chiến đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. . . Nhiệm v của luận án - Giới thuyết khung l thuyết cơ bản liên quan đến việc nghiên cứu và giải mã hệ thống biểu tượng trong thơ kháng chiến 1945 - 1975, từ đó lựa chọn cách tiếp cận của luận án. - Khảo sát và phân loại hệ thống biểu tượng trong thơ kháng chiến 1945 - 1975 để rút ra những kết luận cần thiết. - Nghiên cứu và tìm hiểu phương thức kiến tạo hệ thống biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975. 3. i ượng phạm vi nghiên cứ ủ ận n 3. . Đối tượng nghiên cứu: - Biểu tượng trong thơ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Các tác phẩm thơ tiêu biểu chứa đựng hệ biểu tượng cơ bản về chiến tranh được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 1945 - 1975. Đây cũng chính là quan niệm của chúng tôi về khái niệm “thơ kháng chiến” được sử dụng trong luận án này. - Do khối lượng các tác phẩm khảo sát khá đồ sộ trong một khoảng thời gian tương đối dài nên chúng tôi xin được giới hạn không nghiên cứu các tác phẩm thơ trong vùng địch kiểm soát (vùng đế quốc Pháp tạm chiếm 1946-1954 và vùng Mỹ kiểm soát ở miền Nam từ 1964 - 1975). Chúng tôi dự kiến sẽ khảo sát mảng thơ này bằng cách tiếp cận khác trong công trình tiếp theo. 4. Phư ng ph p ận phư ng ph p ận nghi n ứ 4. . Phương pháp tiếp cận hệ thống: 4 Biểu tượng chỉ tồn tại và phát huy sức mạnh của nó như một loại năng lượng đặc biệt khi nó được đặt trong hệ thống. Bên cạnh khái niệm biểu tượng (symbol) còn có thuật ngữ hệ biểu tượng (symbolique). Tiếp cận biểu tượng chúng tôi đặt chúng trong hệ thống hình ảnh của mỗi tác phẩm, xâu chuỗi chúng trong thế giới thơ của mỗi tác giả và hình thành sợi dây liên hệ giữa các biểu tượng trong các tác phẩm thuộc giai đoạn 1945 - 1975. 4. .Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp thống kê giúp phát hiện và cho kết quả về tần số xuất hiện của các biểu tượng trong các tập thơ của các tác giả thuộc diện khảo sát. Từ đó chúng tôi tiến hành phân loại biểu tượng theo các phạm trù để đưa về các nhóm, tạo điều kiện cho việc giải mã biểu tượng. 4.3.Phương pháp phân tích - tổng hợp: Việc giải mã các biểu tượng chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa bề mặt ngôn từ và nghĩa biểu trưng. Trong quá trình phân tích, luận án chú trọng vào một số biểu tượng tiêu biểu. Từ đó tổng hợp và rút ra những kết luận mang tính khái quát. 4.4. Phương pháp so sánh văn học: So sánh, đối chiếu biểu tượng giữa các tập thơ của một tác giả hay giữa tác giả này với tác giả khác là một cách nghiên cứu để thấy nét riêng trong sự sáng tạo biểu tượng thơ của từng nghệ sĩ và thể hiện tính sống động, giàu có về nghĩa biểu trưng của biểu tượng. 4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Biểu tượng là đối tượng quan tâm của nhiều ngành khoa học, bởi trên con đường phát triển, mỗi ngành đều thấy xuất hiện các biểu tượng. Do đó, khi nghiên cứu chúng tôi vận dụng kết hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Văn hóa học… 5. ng g p mới ho họ ủ ận n Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách đầy đủ về hệ thống biểu tượng xuất hiện trong thơ Việt Nam thời kì kháng chiến 1945 -1975. Qua đó, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về diện mạo và quá trình đổi mới của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến; đồng thời xác định lại vai trò, vị trí của các nhà thơ trong nền thơ ca dân tộc. 6. 6. . ngh ận h i n ủ ận n ngh a lý luận: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 trên cơ sở coi thơ kháng chiến Việt Nam 1945 5 1975 là một diễn ngôn. Diễn ngôn thơ kháng chiến là một diễn ngôn nghệ thuật nhưng cũng là một diễn ngôn văn hóa, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn thức hệ, diễn ngôn thời đại, diễn ngôn cộng đồng… Luận án tập trung giải quyết một số vấn đề l thuyết nghiên cứu biểu tượng, giới thuyết biểu tượng, các hướng tiếp cận l thuyết, lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam, từ đó tạo nền móng cho việc nghiên cứu biểu tượng thơ kháng chiến. 6. . ngh a thực ti n: Công trình có thể là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập phần thơ kháng chiến cho giáo viên, học sinh ở các trường phổ thông; là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ văn, khoa Văn học ở các trường Cao đẳng, Đại học. Đồng thời, cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại khi tìm hiểu về thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. 7. ủ ận n Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975. Chương 2: Hệ biểu tượng với tâm thức dân tộc trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975. Chương 3: Hệ biểu tượng về chiến tranh trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975. Chương 4: Phương thức kiến tạo biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975. 6 1 Ứ Ệ 1.1. Nghiên cứu v biể 1 45 - 1975 ượng: cái nhìn từ lý thuy t 1.1.1. Giới thuyết khái niệm Trong truyền thống nhận thức phương Đông và phương Tây, biểu tượng luôn được hiểu là một dạng thức biểu đạt của thế giới tinh thần và tư tưởng. Trong ngôn ngữ cổ Hy Lạp - La Mã [29, 12] hay trong tiếng Hán [4, 64], tiếng Việt [90, 66] biểu tượng được hình dung là hình thức mang nghĩa, biểu đạt nội dung trong tâm tưởng, trong đó, nghĩa có xu hướng lớn hơn, phong phú hơn bản thân hình thức tri nhận được. Nói cách khác, nếu hình thức tri nhận của biểu tượng là A thì nghĩa của biểu tượng luôn luôn là A+… Sự dôi dư về nghĩa hay khả năng lưu giữ ký ức, khả năng tích hợp các sắc thái mới, là bản chất của biểu tượng. Do vậy, A+… về thực tế là một diễn giải bất tận về biểu tượng trong những tương quan tương đối về lịch sử, văn hoá, thời đại hay chủng tộc, quốc gia, thể chế, cộng đồng, cá nhân,… Từ điển Liungman xác lập rằng, biểu tượng: “có nhiều hơn một nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” [29, 12]. Điều này cũng được nhắc lại như là quan điểm của các tác giả Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới. Biểu tượng là một kết đọng của khả năng chuyển hoá nhận thức chủ quan thành các dạng thức tri nhận khách quan. Sự phóng chiếu kinh nghiệm cá nhân vào trong các hình thức biểu đạt làm giàu lên các hình thức ấy từ trong nội thể, hình thành một quyển biểu tượng, cho phép sự diễn dịch tham gia vào quá trình tạo dựng các hệ thống nghĩa, dựa trên những căn cứ liên đới từ hình thức tri nhận trực quan đến các kho ký ức liên tưởng. Cùng với sự trưởng thành của triết học nhân sinh, sự phát hiện ra chủ thể tính trong việc tiếp cận các thực thể khách quan, sự độc lập có tính tương đối của ngôn ngữ đối với chủ thể, các thành tựu của khoa tâm lý học, vật lý học,… đã tạo ra những đóng góp mới trong nghiên cứu biểu tượng. Có những phân vân giữa biểu tượng như là hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, tri giác với biểu tượng như là hình thức khách quan hàm chứa giá trị tượng trưng. Sự phân vân nằm ở giữa cái nhận thức bằng hình thức trực quan sau quá trình cảm giác và tri giác với những lớp biểu trưng hàm chứa phía bề sâu của biểu tượng. Hay nói cách khác, biểu tượng là kết quả của cảm giác, tri giác, đem đến nhận thức cho con người về thế giới. Quá trình Cảm giác - Tri giác - Biểu tượng đã nói lên khía cạnh nhận thức thực tiễn của con người thể hiện 7 qua sự tồn tại của biểu tượng. Tuy nhiên, biểu tượng mà chúng ta đang bàn đến trong luận án này là những hình thức mang giá trị tượng trưng - khía cạnh thứ hai của biểu tượng. Biểu tượng, như thế, là hình thức của những thông điệp, những ẩn giấu bên trong mà con người gửi gắm. Từ mặt trăng, mặt trời, đến đất đai, ruộng vườn, dòng sông, mái nhà, con đường,… đi vào nghệ thuật không chỉ là những hiện thực trực tiếp, cảm tính, mà đã được tôi luyện, làm giàu để mang giá trị của những biểu tượng. Ý nghĩa bên trong của hình thức này nói lên cái rộng lớn của tinh thần, tư tưởng mà con người đã sống, trải nghiệm và bày tỏ. Quá trình biểu tượng hoá có thể xem là một tiến trình tất yếu của lịch sử phát triển loài người. Trải qua thời gian, từ những viên đá, cành cây, ngọn lửa trong hang động đến chiếc lông chim trên mũ, hình xăm trên thân thể, mái nhà che mưa nắng, dụng cụ lao động, các vật dụng liên quan đến nghi lễ, phong tục,… được tích hợp các giá trị biểu đạt, trở thành biểu tượng. Chỉ khi trở thành biểu tượng, các vật dụng, hình thức trực quan này mới có thể dẫn truyền qua các thế hệ, qua thời gian, trở thành ký ức văn hoá, lịch sử, văn minh. Cũng từ các hệ thống biểu tượng này, người ta nhận ra dấu vết của lịch sử, cộng đồng, dân tộc, và các thông điệp từ quá khứ, từ những cộng đồng khác. Đối với văn chương nghệ thuật, do đặc tính giao tiếp gián tiếp, biểu tượng lại càng trở nên quan trọng do những tầng lớp nghĩa, thông điệp được gửi gắm dưới hình thức trực quan. Ở khía cạnh tư duy nghệ thuật cũng như năng lực biểu đạt cách viết, biểu tượng cho thấy tài năng của người nghệ sĩ. Tư duy phức hợp, giàu có, với trí tưởng tượng phong phú, những kênh liên tưởng bất ngờ, trường liên tưởng rộng lớn sẽ hình thành nên các biểu tượng với biên độ liên tưởng sâu xa. Điều đó thực sự chỉ tìm thấy nơi những tài năng sáng tạo có tầm vóc. Biểu tượng trong không gian nghệ thuật cũng như đời sống, phải đảm bảo đặc tính ổn định. Tính ổn định đến từ việc chúng xuất hiện nhiều lần, ám ảnh trong nghệ thuật, hiện diện trong đời sống. Bởi thế, trong những khả năng hiện diện, trong vị thế mà nó xuất hiện, duy trì những áp lực tri thức, kinh nghiệm, biểu đạt lên cộng đồng, “Các biểu tượng là một trong những yếu tố bền vững nhất của không gian văn hoá” [49, 220]. Sự xuất hiện và tồn tại liên tục, sự ổn định và bất biến của biểu tượng là một đặc tính để người ta căn cứ cho những diễn dịch về quá khứ, ký ức và lịch sử. Điều đó đưa biểu tượng vào phạm trù của những ký hiệu quan trọng, khả dĩ có thể làm sở cứ cho các tạo dựng thực tại xã hội đã qua cũng như đang hiện diện. Tuy nhiên, đúng như IU. Lotman đã luận giải, sự bất biến không phải đến từ khả năng bảo thủ, sự bền vững không thể thay đổi. Sự bất biến của biểu tượng lại do chính khả năng tiếp nhận, biến thể một cách linh hoạt mà có [49, 221]. Chẳng hạn, biểu tượng mặt trời, 8 xuất hiện trong hầu hết các nền văn hoá, các dân tộc. Nhưng, khi thì nó là ánh sáng, sự sống, khi thì là ấm áp, tươi vui, khi là biểu tượng của sức mạnh, nam tính, khi lại tượng trưng cho l tưởng, niềm tin, hi vọng, khi lại nóng bỏng huỷ diệt,… [1, 576]. Chính sự linh hoạt trong các biến thể này đã duy trì tính bất biến của biểu tượng trong các không gian văn hoá. Như thế, ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, dân tộc, thể chế, cộng đồng, cá nhân khác nhau sẽ có những phương diện hoặc là bất biến hoặc là biến thể, gìn giữ hoặc tích hợp thêm các giá trị. Trong một số công trình nghiên cứu biểu tượng ở Việt Nam, mỗi khi vấn đề biểu tượng được đặt ra, người ta luôn có một thao tác hết sức máy móc, là định nghĩa nó, sau đó đem so sánh với biểu hiện, ký hiệu, ẩn dụ, hoán dụ,… Trong khi đó, về mặt nội hàm, biểu tượng nhiều khi chưa thực sự được minh định. Biểu tượng dễ nhầm lẫn với ẩn dụ trong những mù mờ về nhận thức ấy. Trong hình dung căn bản, sơ khai và minh bạch nhất, nếu ẩn dụ nói A để chỉ B thì biểu tượng nói A để chỉ A, A+, A+… Như thế, ẩn dụ là những so sánh ngầm, dựa trên sự tương đồng giữa A và B. Trong khi đó, biểu tượng là sự tổ hợp của các trường ý niệm gợi lên từ A - không loại trừ A. A trước hết là A và toàn bộ những đặc tính liên quan đến nó có thể xuất hiện trong tri nhận của cá nhân, cộng đồng. Như thế, ẩn dụ ít mang tính đại diện, bởi trường diễn dịch của nó thường giới hạn trong những tương đồng và loại trừ hình thức trực quan. Khi nói, “mưa dầm thấm đất” thì người ta nghĩ đến một lời nói hay việc làm lâu dài, có hiệu quả mà không nghĩ đến hiện thực trực tiếp là “mưa dầm”, “đất”. Biểu tượng dung nạp cả hình ảnh trực quan này để hội ý và truyền dẫn các trường ý niệm: Trăng đi nhanh/ Hạt mưa trên lá/ Rơi lã chã (Basho) [72, 15]. Mưa là ẩn dụ và mưa là biểu tượng, phản ánh hai trường tư duy, liên tưởng khác nhau, cũng là hai cấp độ tư duy khác nhau. Đúng hơn, ẩn dụ phải mở rộng biên độ của mình mới có thể trở thành biểu tượng. Trong đó, quan trọng hơn cả, ẩn dụ gắn với ngữ cảnh - văn bản (Text) mà biểu tượng gắn với văn hoá (Culture). Do vậy, trong bối cảnh nghiên cứu rộng mở, liên ngành như hiện nay, trong nhận thức đầy linh hoạt về văn bản, ngữ cảnh, liên văn bản, liên văn hoá,… sự dịch chuyển của ẩn dụ sang phạm trù văn hoá đang được các nhà sáng tác để ý, xem như một vận động cần thiết của tư duy nghệ thuật. Tóm lại, để có một cách hiểu như là một công cụ, một trục lý thuyết trong quá trình nghiên cứu biểu tượng trong thơ kháng chiến 1945 - 1975, chúng tôi quan niệm: Biểu tượng là một hình ảnh (vật thể) tượng trưng mà ý nghĩa nội tại của nó giàu có, phong phú hơn bản thân nó. Biểu tượng mang tính ổn định, bất biến nhưng vô cùng linh hoạt. Biểu tượng gìn giữ ký ức và tích hợp các sắc thái tượng trưng mới. Biểu tượng gắn với văn hoá, lịch sử, quốc 9 gia, thể chế, cộng đồng, cá nhân. Biểu tượng là hiện thân của thế giới tinh thần phong phú, một khả năng tưởng tượng, liên tưởng phức tạp, có chiều sâu, sự ám ảnh liên tục. Đó là điểm hội tụ năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ, là tâm điểm của những diễn dịch nghệ thuật, lịch sử và văn hoá. 1.1.2. Nghiên cứu biểu tượng: những nhận thức lý thuyết Nghiên cứu biểu tượng cho đến thời điểm hiện tại không còn là một hướng đi mới lạ, nhưng giàu tính đột phá và tính khả dụng. Bởi lẽ, giới khoa học nhân văn và cả giới sáng tác đều có chung một nền tảng tri thức luận về vai trò của biểu tượng trong cấu trúc nghệ thuật, đặc biệt, từ bản chất của giao tiếp nghệ thuật. Mang đặc tính là một hình thái của tư tưởng, nghệ thuật nỗ lực tiến đến những khả năng biểu đạt thế giới tinh thần trong sự phong phú, phức tạp, tiệm cận với bản chất của đời sống tinh thần con người. Do đó, biểu tượng đã trở thành một hạt nhân tích trữ, hàm chứa năng lực thể hiện, biểu đạt bởi chính khả năng hội tụ, bồi đắp và tích nhập các dữ kiện thông tin mới, lưu giữ ký ức lịch sử diễn giải, cho phép trường hoạt động của biểu tượng là vô cực. Từ bản thân biểu tượng, từ những thành tựu nghiên cứu liên ngành, biểu tượng càng ngày càng cho thấy khả năng của mình trong việc diễn đạt thế giới của con người trong chiều kích sâu thẳm của tư tưởng. Từ góc độ lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu biểu tượng. Theo đó, những tiếp cận từ góc độ Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Nhân học, Phân tâm học, Xã hội học, Khoa học liên ngành,… dịch chuyển từ giai đoạn cấu trúc luận sang hậu cấu trúc, giải cấu trúc, liên văn bản, liên văn hoá, liên ngành,… cho thấy vị trí của biểu tượng trong diễn giải văn chương nghệ thuật cũng như thông hiểu các thông điệp của đời sống. 1.1.2.1. Hướng nghiên cứu biểu tượng từ Ngôn ngữ học Hướng nghiên cứu này xem biểu tượng như một ngôn ngữ (ngôn ngữ biểu tượng). Truyền thống của hướng này khởi dẫn từ F. Saussure. Căn cứ trên lập luận về cái sở biểu cái biểu đạt và cái năng biểu - cái được biểu đạt, F. Saussure đã đề xuất những diễn giải về ngôn ngữ như là một tập hợp các ký hiệu quy ước. Lập luận của Saussure đi đến chỗ cho rằng, ngôn ngữ là tín hiệu, bao gồm hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt chính là “hình ảnh âm thanh” và cái được biểu đạt chính là “khái niệm”. Hai mặt này hợp lại thành một “tín hiệu” [26, 122]. F. Saussure cũng cẩn thận để cảnh báo rằng, những đồng nhất cái “biểu trưng” với “cái biểu đạt” có chỗ bất tiện do việc cái biểu trưng hoàn toàn không võ đoán (Võ đoán là đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ - theo F. Saussure). Từ truyền thống Ngôn ngữ học của Saussure đến những diễn giải về sau lấy tính biểu trưng - biểu đạt và cái được 10 biểu đạt quy ước cho các hiện thực tri nhận khách quan, chúng ta nhận ra hướng đi về phía cấu trúc luận, trong đó, biểu tượng trở thành một ngôn ngữ [29, 25]. Đến đây, hướng nghiên cứu biểu tượng từ Ngôn ngữ học có những gặp gỡ với hướng nghiên cứu Ký hiệu học. Việc phân tích những bài giảng của F. Saussure về “hình hiệu”, “tín hiệu” hay “k hiệu” đã cho thấy những băn khoăn trong việc tìm kiếm một cách gọi tên bản chất của đối tượng đang được nói đến ở đây - Ngôn ngữ. Có lẽ, trong cái nhìn rộng rãi hơn, từ F. Saussure đến M. Bakhtin, T. Todorov, biểu tượng là một ký hiệu, đồng thời, vách ngăn có tính cấu trúc luận đã được giải toả bởi những quan điểm tiền phong hậu cấu trúc với đóng góp của R. Barthes hay M. Foucault. Theo đó, R.Barthes đã kế thừa và đẩy xa hơn quan điểm của F. Sausure khi cho rằng cái được biểu đạt trong cấu trúc sở biểu - năng biểu ngay lập tức chuyển hoá thành cái biểu đạt. Cấu trúc cái biểu đạt và cái được biểu đạt chính là một ký hiệu [98, 299], một diễn ngôn [75, 78]. Sự trương nở của các ký hiệu dẫn đến sự hình thành các huyền thoại là một vấn đề rất cốt lõi, chi phối to lớn đến giao tiếp xã hội cũng như việc kiến tạo các thực tại đời sống. Từ R. Barthes đến M. Foucault, tiếp gặp với truyền thống đối thoại, liên chủ thể của M. Bakhtin qua ngả J. Kristeva, biểu tượng đã trở thành trung tâm của những nghiên cứu liên văn bản, liên văn hoá và là một tấm thảm của những kiến tạo xã hội, văn hoá, lịch sử. Nhân đây, nối kết vào diễn dịch này, nghiên cứu biểu tượng từ góc độ ký hiệu học còn có thể nhắc đến Ch. Peirce như một nhánh phát triển ở Âu Mỹ. Ch. Peirce suy tư về tính “vô hạn định” của ký hiệu thực chất có những điểm gặp gỡ với hành trình xô ngã cái được biểu đạt thành cái biểu đạt trong lập luận của R. Barthes hay cấu trúc “tác phẩm mở” của U. Eco [29, 31]. Chính các học giả này đã nhận thấy tính chất vừa bất biến, ổn định, vừa linh hoạt vận động, biến đổi, tiếp nhập của các biểu tượng - ký hiệu. Từ đó, những khả năng của diễn dịch - đọc biểu tượng có cơ sở phát triển. Kết hợp với thành tựu của ngôn ngữ học tri nhận, triết học ngôn ngữ, nghiên cứu biểu tượng dần tiến đến những khả năng tạo nên hướng nhận thức mới về các thực tại xã hội trong tính tổng thể của nó. 1.1.2.2. Hướng nghiên cứu Nhân học biểu tượng Nhu cầu đọc - diễn giải biểu tượng trong tính tổng thể của một ký hiệu, một thực tại xã hội đã đưa các nhà nghiên cứu có thiên hướng này đến với ngành nhân (loại) học. Nhân học nghiên cứu biểu tượng như một dữ liệu đời sống. Trong dẫn nhập của mình, Đinh Hồng Hải trích lời Raymond Firth: “… các nhà nhân học được trang bị để giải thích nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hoá mà họ đang nghiên cứu, và sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [29, 11 37]. Như thế, nhân học nghiên cứu biểu tượng không tách rời với các liên quan xã hội, đời sống. Đúng như Đinh Hồng Hải đã tóm lược, nhân học biểu tượng: “nghiên cứu một cách khái quát các thành tố văn hoá có tính biểu tượng trong đời sống của con người [29, 39]. Từ hướng nghiên cứu nhân học, các học giả đi đến quan điểm: “chính chúng ta tạo nên bộ mặt thực tại của văn hoá” [97, 670]. Dù có những vận động khác nhau về phương pháp, cách thức tiếp cận, nhưng, cả Raymond Firth và những nhà nhân học biểu tượng khác như Clifford Geertz, Victor Turner, Mary Douglas,… đều rất chú trọng đến nghĩa, vai trò cũng như khả năng sinh tồn của biểu tượng trong các không gian văn hoá. Ở đó, họ tìm thấy những thông điệp, những con đường thâm nhập vào thế giới tinh thần của con người, những kiến tạo cho đời sống với những mẫu số chung về kinh nghiệm. Khái quát, không gian văn hoá là sinh thái của biểu tượng. Nghiên cứu nhân học biểu tượng hướng đến những nghĩa của biểu tượng trong đời sống văn hoá, lịch sử, xã hội đã cho thấy tương lai ngày càng đến gần nhau hơn của các ngành Văn hoá học, Nhân học, Xã hội học, Ký hiệu học, Phân tâm học,… Dường như, ở những nơi giao thoa, tiếp gặp ấy, vấn đề cốt lõi là đời sống con người trong những khả năng hiện diện phong phú nhất trở thành mối bận tâm của hầu hết các học thuyết, các phương pháp. Có thể, sự khác nhau nằm ở hướng tiếp cận, còn mục đích - như một ám ảnh tiên thiên, đã có cùng với sự tồn tại của lịch sử nhân loại. 1.1.2.3. Hướng nghiên cứu Phân tâm học Do tính quan thiết đối với tiến trình sống của con người, nên biểu tượng được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm. Cùng với Nhân học, như đã nói, Phân tâm học, Xã hội học cũng có những tìm kiếm của riêng mình với tham vọng giải mã được các hiện tượng đời sống, vốn vô cùng phong phú và phức tạp. Phân tâm học vốn là một ngành khoa học nghiên cứu thế giới tinh thần chìm trong vô thức - phần được giấu kín của đời sống, thường hiện lên thông qua các giấc mơ, các biểu tượng, cổ mẫu, các ám ảnh, mặc cảm, các trạng thái tâm lý vượt ra khỏi sự kiểm soát của ý thức. Có nhiều hướng nghiên cứu phân tâm học khởi đi từ S. Freud với những ám ảnh tính dục, nghiên cứu các xung năng thể hiện libido của con người, đến phân tâm học vật chất của G. Bachelard, phân tâm học cổ mẫu của C. G. Jung, phân tâm học tôn giáo của E. Fromm [96], [140], [139]. Đối với vấn đề biểu tượng, gắn với truyền thống (vô thức) cộng đồng, có lẽ, C.G. Jung là một trong những đại diện tiêu biểu. Không phủ nhận vai trò của biểu tượng như thành tố “chính yếu trong sự xây dựng xã hội loài người” [10, 136], Jung đặt biểu tượng vào trong thế giới, nơi con người tạo nên thế giới theo cả hướng xây dựng và huỷ diệt. Theo nhận định của Jung, các nhà phân tâm học để 12 đến biểu tượng bởi truyền thống có tính ổn định, gắn với những ký ức cổ sơ, nguyên thuỷ loài người. Chính yếu tố hoang sơ, nguyên thuỷ này lại tạo nên vẻ quyến rũ của những biểu tượng. Ở đây, ta thấy rất rõ chủ trường đề cao vô thức tập thể của Jung trong việc nghiên cứu biểu tượng. Nền văn minh kỹ nghệ, sự sùng bái toàn phần vào những thành tựu văn minh thức, khiến cho loài người dần rời xa thế giới thiêng liêng vốn là nguồn cội của chính họ. Lo lắng trước những động thái này, Jung đã kêu gọi con người trở về với những siêu tượng, những biểu tượng ẩn chứa những niềm tin phi ý thức. Chính khi đó, biểu tượng tôn giáo, giấc mơ, nghi lễ,… cất lời về những ký ức đã (không) ngủ yên trong đời sống con người. Jung khẳng định nhiệm vụ của biểu tượng giấc mơ: “Nhiệm vụ sáng tạo của những biểu tượng giấc mơ là sự cố gắng làm cho cái tâm thức đã tiến bộ, đã sáng suốt, nhớ lại tinh thần nguyên thuỷ của con người” [10, 144]. Bù lại những lỗ hổng trong ký ức loài người, giấc mơ, những siêu tượng, đã làm cái việc của một người trám vá, may lành những khuyết tật trong đời sống con người. Niềm tin vào ý thức, sự thực là một dạng tật nguyền của sự sống. Nơi đó, tiềm thức, vô thức bị khước từ, bị thất sủng, khiến cho những hiện diện trở nên thảm hại, đáng thương. Đó là một “mất mát thực sự” như nỗi âu lo của Jung. Không chỉ Jung, mà thực tế, trong tư tưởng nghiên cứu của Jung - người kế nhiệm đầy dang dở và bất đồng của S. Freud, sự nối kết vô thức, tiềm thức với ý thức, sự tìm về với những siêu tượng, những ký ức đã hoà giải mối xung khắc của ý thức và vô thức, giữa lý trí và tinh thần, giữa cảm xúc và suy tưởng. Như thế, nghiên cứu phân tâm tiến đến những khả năng làm toàn nguyên hơn sự sống của con người. Đó cũng là nền tảng cho những nhận thức/ tái nhận thức trong việc diễn giải hệ thống biểu tượng trong thơ kháng chiến sẽ được thể hiện cụ thể ở phần sau của luận án. 1.1.2.4. Hướng nghiên cứu Xã hội học Hướng nghiên cứu này cũng cho thấy những quan tâm thiết thực của mình với biểu tượng. Trong đó, các nhà xã hội học xem biểu tượng như là một hiện tượng xã hội ở cấp độ rất cao. Kiến tạo xã hội là quá trình “chính đáng hoá” các hiện tượng, biểu hiện. Với 4 cấp độ: Khách thể hoá, Gán cho ý nghĩa, Hình thành các khung quy chiếu, Những vũ trụ biểu tượng [123, 139-190], kiến tạo vũ trụ biểu tượng là cấp độ thứ tư trong quá trình kiến tạo một thực tại xã hội. Nhưng, trước hết, để thực hiện quá trình chính đáng hoá, con người cần hình thành các hệ thống tín hiệu, các vũ trụ biểu tượng. Các tác giả của công trình vừa nêu cho rằng: “Vũ trụ biểu tượng được hình dung như cái khung ma trận (matrix) của tất cả các ý nghĩa đã-được-khách-thể-hoá về mặt xã hội và có thực về mặt chủ quan, toàn bộ xã hội lịch sử và toàn bộ tiểu sử của cá nhân đều được coi là những biến cố diễn ra trong lòng vũ trụ 13 này” [123, 145]. Chính đáng hoá đề cao sự thống nhất của những dạng thái riêng lẻ vào trong những định chế chung, vì thế mà “cả một thế giới được tạo ra” [122, 145]. Một vấn đề cần nhận thức ở đây dưới tinh thần xã hội học chính là các vũ trụ biểu tượng - hệ thống biểu tượng trong thực tế là những hiện tượng, những thực tại xã hội. Nghiên cứu xã hội học về biểu tượng chính là việc tìm kiếm những mối liên hệ, giải thích và phân tích xã hội dựa trên những vũ trụ biểu tượng như là hình thức tối cao của quá trình kiến tạo đời sống. Ở đó, sự tương tác của các các nhân, các cộng đồng, lịch sử và những định chế làm nên thực tại (được phép) hiện diện. Các nhà xã hội học cũng nhắc đến điều này như là những “tương tác biểu trưng” gắn với bản chất liên chủ thể của xã hội loài người [25, 210]. Trong những tương tác biểu trưng ấy, vũ trụ biểu tượng hình thành, duy trì những định chế, trật tự, những chuẩn mực hay tính thống nhất trong những kinh nghiệm đời sống. Nghiên cứu xã hội học biểu tượng khám phá vào vũ trụ ấy để đọc ra những thông điệp của kiến tạo từ tiểu sử cá nhân đến lịch sử cộng đồng. Điều này, như một gợi ý, rất hữu ích cho việc khảo sát hệ thống biểu tượng trong văn học nghệ thuật nói chung và trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 nói riêng. Vũ trụ biểu tượng trong thơ kháng chiến đã nói lên những định chế, những lịch sử được kiến tạo, được hiện diện, dạng thái của những điều kiện chính đáng hoá trong không gian Việt Nam thời chiến. 1.1.2.5. Hướng nghiên cứu diễn ngôn và lựa chọn tiếp cận của luận án Diễn ngôn không đơn thuần chỉ là những phát ngôn hay văn bản. Các nhà nghiên cứu đã tiến đến một xem xét trong quan niệm về diễn ngôn như là tất cả những k hiệu biểu nghĩa. Từ M. Foucault đến R. Barthes đều dành sự quan tâm cho những ký hiệu, những hình thức thể hiện nghĩa trong đời sống của con người. Theo đó, diễn ngôn (discourse), “là bất cứ điều gì được viết hay được nói hay được trao đổi bằng cách dùng các ký hiệu” [98, 100]. Các ký hiệu đã mở rộng trường nhận thức của con người, hướng đến việc xem xét các biểu trưng, các dấu hiệu hàm chứa thông điệp [101, 128 - 152]. Có lẽ, chính việc khảo sát các tầng vỉa ý nghĩa biểu trưng, các quy ước thoả thuận trong ký hiệu mà M. Foucault đã đặt ra vấn đề “Từ và Vật”, “khảo cổ học tri thức” [102]. Hành trình đó dẫn con người đến với thế giới của những ký hiệu - quyển ký hiệu, của những nghĩa được tạo dựng xuyên không gian, thời gian, xuyên văn hoá. Là sự thoả thuận, quy ước và tạo dựng của cá nhân và cộng đồng trong quá trình sống, diễn ngôn là hình thái giao tiếp toàn diện nhất mà con người hiện có trước các sức ép của thời gian lịch sử và không gian địa lý. Trong bối cảnh hiện nay, khi những thành tựu của 14 khoa học công nghệ, của triết học, khoa học xã hội nhân văn,… ngày càng đem đến những nhận thức phong phú hơn, con người ngày càng thấy rằng, thế giới nói với chúng ta nhiều điều. Thế giới được tạo dựng bằng chính ngôn ngữ. Dễ hiểu hơn, ngôn ngữ tạo ra thế giới. Ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể, đó là tư tưởng căn bản trong triết học ngôn ngữ của M. Heidegger và cũng là nhận thức căn bản của chúng ta khi thấy rằng, chúng ta không thể nhận hiểu được thế giới nếu không có ngôn ngữ [67]. Tất cả những ngôn ngữ - ký hiệu góp phần kiến tạo thế giới đó đều gọi là diễn ngôn. Chúng ta có diễn ngôn khoa học, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn văn chương, diễn ngôn phương Tây, diễn ngôn phương Đông, diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn phê bình, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn trung tâm, diễn ngôn ngoại vi, diễn ngôn của quá khứ, diễn ngôn của tương lai, diễn ngôn người trẻ, diễn ngôn ý thức hệ, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn lịch sử,… Như thế, trang phục và lịch sử trang phục cũng là diễn ngôn, ẩm thực cũng vậy. Mái đình, cây đa, bến nước, con đò là những diễn ngôn trong quy ước về cộng đồng nông thôn, làng xã. Nét hoa văn trên váy áo, những hình vẽ trong hang động, những trang trí trên mặt trống đồng, trên công cụ lao động, trên nhà ở, lăng mộ,… có thể xem là những diễn ngôn. Có một sự thật là không có gì nằm ngoài diễn ngôn. Bản thân con người - mỗi người đều là những diễn ngôn. Chúng ta nhận ra nhau, nhận ra mình, nhận ra những không gian - thời gian mà con người hiện diện bằng chính những ý nghĩa, những quy ước do diễn ngôn tạo lập. Đi cùng với việc tạo lập các diễn ngôn là quá trình loại trừ. Trật tự của các diễn ngôn nói lên cái gì là chân lý, là tri thức và là sức mạnh. Trong nghĩa nguyên sơ có tính l tưởng, các diễn ngôn bình đẳng với nhau. Nhưng thực tế, các diễn ngôn luôn va chạm lẫn nhau, tiến đến sự loại trừ, phủ định, nhằm kiến tạo tri thức, quyền lực của mình [75, 8-9]. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ cơ chế này trong việc để đến các diễn ngôn quảng cáo hay diễn ngôn tranh biện của luật sư [98]. Diễn ngôn nào chiếm được ưu thế sẽ đồng thời nắm giữ quyền lực, sức mạnh. Sự cạnh tranh giữa các diễn ngôn, sự lên ngôi hay tiêu trầm của một diễn ngôn nào đó không hẳn là sự mất đi mà hình thành những quyển ký hiệu, những không gian biểu nghĩa khác, có thể khuất chìm, có thể không được biết đến nhưng nó vẫn tồn tại. Bởi thế, quan niệm về “khảo cổ học tri thức” của M. Foucault càng trở nên hữu dụng cho những nghiên cứu sâu về trật tự cũng những cơ hội của các diễn ngôn. Ở đó, lịch sử luôn được diễn dịch và tái diễn dịch, đồng thời tạo dựng những diễn ngôn tiếp theo như là bản chất vốn có của trật tự diễn ngôn. 15 Diễn ngôn là một ký hiệu, mang nghĩa, không đơn giản là lời nói hay văn bản. Diễn ngôn kiến tạo thực tại. Xuất phát từ nhận thức này, xem xét thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 như một diễn ngôn là hoàn toàn có căn cứ cũng như có tính khả thi. Theo đó, thơ kháng chiến đã thể hiện một cách sinh động, hay đúng hơn đã tạo lập một hình dung ở người đọc về Việt Nam những năm 1945 - 1975 dưới sự chi phối toàn diện của biến cố chiến tranh. Thơ kháng chiến Việt Nam là một diễn ngôn chiến tranh, mà trọng tâm, ngoài thể hiện “bên ta” với tâm thế: sở hữu chân lý, mang niềm tin chiến thắng, mang khát vọng hoà bình, tự do,… (chương 2) còn thể hiện hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh, gương mặt kẻ thù (bên địch),… Sự loại trừ hay thống nhất mọi diễn ngôn vào diễn ngôn kháng chiến đã hình thành một nền văn nghệ tiên phong chống đế quốc. Cũng với nền văn chương đó, chúng ta nhận diện được thực thể Việt Nam thời chiến, nhận diện kẻ thù, nhận diện những biểu hiện sinh động khác của một giai đoạn lịch sử hào hùng, bi tráng. Thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 còn là diễn ngôn chính nghĩa (Ta), diễn ngôn về sự phi nghĩa (Địch), diễn ngôn của “người chiến thắng” và diễn ngôn về kẻ thất bại. Nhưng bao trùm tất cả là diễn ngôn ý thức hệ [81, 3-21]. Diễn ngôn chiến tranh 1945 - 1975, cụ thể là thơ kháng chiến, từ những biểu tượng - như là sự kết tinh cao độ nhất, mang đến những nhận thức về Ta, về Địch, về hoàn cảnh, điều kiện chiến tranh, về các giai đoạn, diễn biến của cách mạng (Từ ấy: Xiềng xích - Máu lửa - Giải phóng) [81]. Xem xét thơ kháng chiến nói riêng và nền văn học kháng chiến của Việt Nam nói chung, từ các góc độ như: đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mỹ, ý thức hệ, phương pháp sáng tác, cấu trúc tác phẩm (chiến lược tự sự, trữ tình) đến cách thức xây dựng nhân vật, hình tượng, biểu tượng, sự phân tuyến thiện - ác, ta - địch, tốt - xấu, đúng sai,… trong việc kiến tạo thực tại, trong trật tự của các diễn ngôn, thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975 đã cho thấy những chiến lược lựa chọn cũng như bày tỏ những loại trừ của mình. Sự tham gia của các thiết chế chính trị trong vai trò là một siêu diễn ngôn đã đặt thơ kháng chiến và nền văn hoá văn nghệ trong tư thế của một diễn ngôn chính trị, một đạo quân vũ trang, một lực lượng vật chất (K. Marx). Dĩ nhiên, như Marx đã nhấn mạnh, lực lượng tinh thần này đã thực sự mang sức mạnh vật chất khi tham dự vào đời sống chính trị - xã hội những năm kháng chiến. Lã Nguyên, trong khi phân tích về “hệ hình giao tiếp” của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, tập trung vào khía cạnh lời, phát ngôn, vai giao tiếp, cho rằng: “Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là một hệ hình giao tiếp nghệ thuật. Nó là tiếng nói của một chủ thể phát ngôn vừa cụ thể, hữu hình, vừa giàu sức khái quát. Nó phát ngôn theo những nguyên tắc gắn chặt với một kiểu quan hệ liên chủ thể trong giao tiếp lời nói. Chủ thể 16 thực sự của lời nói nghệ thuật trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là người chiến thắng - chủ nhân của xã hội mới. Ở tư thế chủ nhân, người chiến thắng nhân danh “chúng ta” để trò chuyện với “chúng nó”. Đây là cuộc trò chuyện một phía, một bên, vì chúng nó là “vật”, không có ngôn ngữ và không hiểu được ngôn ngữ của con người. Người chiến thắng không chỉ trò chuyện với “chúng nó”, mà còn trò chuyện với “chúng mình”. “Chúng mình”, “chúng ta” là quan hệ nội tại giữa các chủ thể lời nói đại diện cho phe chính diện trong tác phẩm. “Chúng ta”, “chúng mình” còn là mối quan hệ tay ba giữa người trần thuật/nhân vật trữ tình (M.Bakhtin gọi là lời tác giả) - nhân vật trong tác phẩm - người đọc. Dẫu là ở mối liên hệ nội tại giữa các nhân vật trong tác phẩm, hay ở mối liên hệ ngoại quan giữa lời tác phẩm với người đọc, thì “chúng ta”, “chúng mình” bao giờ cũng là trật tự tầng bậc được đặt ở những thang nấc giá trị khác nhau, ứng với vị thế xã hội của quần chúng và cán bộ, của đảng, lãnh tụ và chiến sỹ, đồng bào” [81, 3-21]. Thơ kháng chiến nhìn từ chiến lược giao tiếp là một diễn ngôn “độc điệu”, “bè chủ”. Với vai giao tiếp, vị thế giao tiếp là người chiến thắng, “người sở đắc chân l ”, chính nghĩa, thơ kháng chiến là lời của người có quyền phát ngôn và kiến tạo thực tại cho tất cả. Như Perter L. Berger và Thomas Luckman đã chỉ ra, đó là quá trình “định chế hoá” và “chính đáng hoá” các thực tại xã hội [123, 73-173]. Chưa bao giờ ta thấy hiện lên một cách cụ thể, sinh động quan niệm về quyền lực của diễn ngôn khi sở đắc quyền được phát ngôn như thế. Đó là điều không thể nào khác được khi dân tộc, nhân dân cần sức mạnh tổng thể, với chiến lược: toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Bởi vậy, văn học nghệ thuật cần phải thể hiện sự can dự xã hội của mình một cách trực tiếp (mặc dù, trong bản chất của thể loại lời nói, văn học giao tiếp gián tiếp qua hình tượng nghệ thuật, qua mặt nạ ngôn ngữ). Ý thức thẩm mĩ đồng nhất với ý thức chính trị, tư cách nghệ sĩ đồng nhất vào tư cách chiến sĩ, điều đó chi phối gần như toàn diện nền văn học thời chiến của chúng ta, làm nên một hệ lời - phát ngôn, diễn ngôn kiến tạo Việt Nam những năm kháng chiến: “Diễn ngôn có thể tạo lập tri thức nhất định về một thời đại, một con người, sự kiện nào đó. Người phát ngôn và cả người diễn giải nó có thể sử dụng diễn ngôn để duy trì quyền lực, tái sinh các quyền lực” [3]. Có thể nói, với vai trò là một hiện tượng - một kí hiệu biểu trưng của thực tại, lịch sử và văn hoá, với sự giàu có từ trong bản chất, cấu trúc, biểu tượng chiếm được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học. Từ Ngôn ngữ học, Ký hiệu học, Phân tâm học, Nhân học, Xã hội học và nhiều hướng nghiên cứu liên ngành khác đã chú đến biểu tượng, xem đó như một khởi đầu của quá trình diễn dịch thế giới loài người. Tiếp nhận tri thức có tính liên ngành các 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan