Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng trong sáng tác của vương mông...

Tài liệu Biểu tượng trong sáng tác của vương mông

.PDF
141
133
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Lan Ngọc BIỂU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VƯƠNG MÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Lan Ngọc BIỂU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VƯƠNG MÔNG Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Phan Thị Lan Ngọc 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  Quý thầy cô trong khoa Ngữ văn và phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài này.  Cô Đinh Phan Cẩm Vân, người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Qua đây, tôi xin gửi tới cô lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.  Gia đình, bạn bè, người thân luôn hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian và khả năng còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2013 Phan Thị Lan Ngọc 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................6 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................10 7. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 12 1.1. Giới thuyết chung về biểu tượng ..............................................................................12 1.1.1. Khái niệm biểu tượng ............................................................................................ 12 1.1.2. Biểu tượng văn hoá ............................................................................................... 14 1.1.3. Biểu tượng nghệ thuật ........................................................................................... 15 1.2. Trung Hoa – biểu tượng truyền thống văn hóa ......................................................17 1.3. Vương Mông – biểu tượng sóng gió cuộc đời ..........................................................19 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỂU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VƯƠNG MÔNG ..................................................................................... 22 2.1. Ý nghĩa của biểu tượng .............................................................................................22 2.1.1. Biểu tượng chia li .................................................................................................. 22 2.1.2. Biểu tượng biến hóa .............................................................................................. 25 2.1.3. Biểu tượng hy vọng ............................................................................................... 36 2.1.4. Biểu tượng “hiện đại”............................................................................................ 41 2.2. Chức năng của biểu tượng ........................................................................................43 2.2.1. Biểu tượng và kết cấu tâm lý................................................................................. 43 2.2.2. Biểu tượng và giọng điệu u mua ........................................................................... 46 2.2.3. Biểu tượng và trò chơi tiếp nhận ........................................................................... 48 CHƯƠNG 3: THỦ PHÁP XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC CỦA VƯƠNG MÔNG............................................................................................... 58 3.1. Biểu tượng và nhan đề tác phẩm ..............................................................................58 3.2. Biểu tượng và khả năng tạo nghĩa............................................................................63 3 3.3. Biểu tượng và thời gian ý thức .................................................................................69 3.4. Biểu tượng và khả năng ảo hóa ................................................................................77 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 88 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 100 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung Quốc, đất nước nổi tiếng với những câu chuyện huyền thoại, đất nước với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, kết tinh trong mình những dấu ấn văn hóa đặc sắc. Nền văn chương Trung Hoa, “một nền văn xuôi và thơ ca nhiều màu vẻ từng làm xúc động biết bao thế hệ người đọc” [54, tr.10] đã và đang mang trong mình dòng chảy những tác phẩm huyền thoại. Từ ngàn xưa, Trung Hoa đã có những tác phẩm được coi là kinh điển không chỉ của nền văn học truyền thống nói riêng mà còn của nền văn chương Thế giới nói chung. Từ những tác phẩm cổ điển như Kinh thi, Sở từ, Tam Quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký, Thủy Hử, Sử ký, Đông Chu liệt quốc, Liêu Trai chí dị, Hồng lâu mộng,... đến các tác phẩm thời hiện đại như sáng tác của Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Ba Kim,... hay gần đây nhất là những sáng tác của Mạc Ngôn, Vương Mông, Lưu Tâm Vũ, Giả Bình Ao, Thiết Ngưng, Trương Vệ Tuệ, Quách Kính Minh,... đều gây được sự chú ý. Văn học Trung Quốc từ xưa đến nay luôn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu lẫn độc giả chính vì sự đa dạng trong phong cách sáng tác, sự tìm tòi đổi mới về mặt nghệ thuật, sự tiếp thu truyền thống và sự tiếp biến có chọn lọc trong tác phẩm. Điều này đem đến cho văn chương Trung Hoa sự phong phú về đề tài, thể loại, khuynh hướng sáng tác và sự điêu luyện trong bút pháp thể hiện. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên cứu mong muốn tìm hiểu nền văn học mang đậm bản sắc Á Đông. Trong số những nhà văn tiêu biểu, làm nên diện mạo nền văn học hiện đại Trung Quốc không thể không nhắc đến Vương Mông, nhà văn đi đầu trong việc vận dụng sáng tạo thủ pháp “dòng ý thức” Tây phương hiện đại. Điểm nhấn trong sáng tác của nhà văn chính là hệ thống biểu tượng phong phú. Nghiên cứu tác phẩm của ông từ phương diện văn hóa là hướng đi có nhiều ý nghĩa vì: Thứ nhất, nghiên cứu biểu tượng là hướng nghiên cứu mới mẻ, được nhiều tác giả quan tâm. Biểu tượng được sử dụng như một phương thức nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống và liên quan đến vấn đề văn hóa, tìm hiểu biểu tượng phần nào hiểu được nền văn hóa của dân tộc đó. 5 Thứ hai, nghiên cứu để thấy được sự giao lưu văn hóa trong sáng tác, không chỉ tiếp thu từ truyền thống mà Vương Mông còn sáng tạo những biểu tượng độc đáo. Nhà văn được nhiều nhà nghiên cứu nhận định đi đầu trong việc đổi mới tiểu thuyết Trung Hoa hiện đại, do vậy những biểu tượng được sử dụng không chỉ thuần túy có trong dân tộc mà chúng cũng mang những nét độc đáo của nhà văn. Từ những lí do trên, người viết mạnh dạn chọn đề tài: “Biểu tượng trong sáng tác của Vương Mông” với mong muốn kiếm tìm những thông điệp mà nhà văn gửi gắm cũng như mối liên hệ giữa các biểu tượng, khẳng định tính nhân văn của tác phẩm. Đồng thời, qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần tri thức vào việc giảng dạy, nghiên cứu tác phẩm văn học trong nhà trường theo hướng tiếp cận từ mã văn hoá. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Chúng tôi tìm thấy hai công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về biểu tượng trong nền văn hóa Trung Hoa cũng như biểu tượng trong sáng tác của Vương Mông như sau: + Luận án tiến sĩ “Biểu tượng văn hóa trong văn học hiện đại Trung Quốc” 1 F 0 (Символ в культуре повседневности современного китая) của tác giả Сюй Марина Вячеславовна (Xu Marina V) đã có những đóng góp thiết thực trong việc giải mã và đánh giá hệ thống biểu tượng Trung Quốc. Luận án triển khai trong hai chương. Chương 1 Biểu tượng truyền thống văn hóa Trung Quốc tác giả triển khai các nội dung quan trọng: các khái niệm cơ bản, phân loại các biểu tượng, bối cảnh cho sự tồn tại các biểu tượng và đại diện trong nền văn hóa, trong đó tác giả chủ yếu trình bày những biểu tượng về quyền lực, thuyết giáo, cây cối, trang sức, màu sắc,... Chương 2 Phương thức tượng trưng trong cuộc sống hàng ngày là truyền thống văn hóa Trung Quốc được triển khai ở các nội dung: chức năng văn hóa trong đời sống hàng ngày ở Trung Quốc, việc đưa các biểu tượng văn hóa và chức năng các nhân vật trong văn hóa hàng ngày ở Trung Quốc. 1 Nguồn: http://www.dissers.ru/avtoreferati-kandidatskih-dissertatsii1/a281.php 6 Như vậy, luận văn nghiên cứu trên bình diện khá rộng những biểu tượng văn hóa xét trên nhiều lĩnh vực như văn học, quân sự, thể thao, tôn giáo, mỹ thuật,… xem xét trong mối quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu giúp người đọc tiếp cận nền văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, luận văn chưa tập trung đi sâu vào một tác giả cụ thể để thấy được biểu tượng văn hóa biến đổi hay sản sinh ý nghĩa khi đi vào tác phẩm. + Luận án tiến sĩ “Khái niệm sự sáng tạo, cá tính sáng tạo trong văn xuôi và báo chí của nhà văn Trung Quốc Vương Mông” 2 (Концепция творчества и F 1 творческой личности в прозе и публицистике китайского писателя Ван Мэна) của tác giả Шулунова, ЕвгенияКонстантиновна (Shulunova, Eugene K) năm 2005 với độ dài 139 trang đã khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn trên nhiều lĩnh vực. Tác giả đánh giá Vương Mông là nhà văn vượt ra ngoài tầm cỡ quốc gia vì tư tưởng và tài năng sáng tạo không ngừng từ cuộc đời truyền kì cho đến tác phẩm mang đầy cá tính. Chương 1 tác giả khái quát cá tính sáng tạo trong phê bình văn học và báo chí. Tác giả cho rằng bản chất của văn học là sáng tạo và văn học có khả năng lãnh đạo chính trị. Chương 2 tác giả khẳng định giá trị những tác phẩm văn xuôi với việc người nghệ sĩ cải tạo xã hội và chứng minh bằng cuộc đời riêng tư. Chương 3 tác giả đi vào nghệ thuật tiêu biểu, làm nên phong cách sáng tạo, đầy chất Vương Mông chính là việc sử dụng biểu tượng để phản ánh thế giới. Tác giả dành trọn một tiểu mục cho biểu tượng nước và tiểu mục hai dành cho hệ thống các biểu tượng khác. Biểu tượng theo tác giả chính là phương thức giúp nhà văn thể hiện đa chiều tư duy sáng tạo, là sự trở về quan niệm truyền thống thế giới trong sự mở rộng tư duy con người. Như vậy, luận án có sự phong phú về đối tượng nghiên cứu xét ở các lĩnh vực sáng tác như báo chí, văn xuôi và phê bình của nhà văn Vương Mông. Cá tính sáng tạo được triển khai ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong đó, nghệ thuật góp phần không nhỏ trong việc phản ánh tư duy sáng tạo chính là biểu tượng. Ở đây, biểu tượng được tác giả nhắc đến và đề cập tuy nhiên chưa đi sâu khai thác và giải nghĩa trong hệ thống cũng như tìm hiểu những thủ pháp xây dựng ý nghĩa. 2 Nguồn: http://www.dissercat.com/content/kontseptsiya-tvorchestva-i-tvorcheskoi-lichnosti-v- proze-i-publitsistike-kitaiskogo-pisately 7 Trên đây là hai trong số những công trình nghiên cứu biểu tượng trong nền văn hóa Trung Hoa và sáng tác của Vương Mông, mỗi đề tài đều có hướng nghiên cứu riêng xét theo mục đích của từng ngành khoa học cụ thể vì vậy chưa đi sâu tìm hiểu biểu tượng trong sáng tác của nhà văn một cách bao quát nhưng phần nào giúp chúng tôi định hướng và hoàn thiện cơ sở lý luận. Từ những ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, đánh giá biểu tượng trong tác phẩm của nhà văn một cách toàn diện và hệ thống. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu trong nước về Vương Mông không nhiều, có thể nói hạn chế về nguồn tài liệu. Người viết chỉ tìm thấy hai bài nghiên cứu tương đối khái quát về tác phẩm của nhà văn như sau: + Bài nghiên cứu “Vương Mông – Nhà văn đi tiên phong trong việc đổi mới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc” [111, tr.27-34] của GS Lê Huy Tiêu đã khái quát những đặc trưng cơ bản trong phong cách nghệ thuật, đồng thời đề cập sơ qua về các biểu tượng được sử dụng. Tác giả đã định hình phong cách nghệ thuật chính của Vương Mông xét trên các phương diện: dòng ý thức, kết cấu tâm lý, chủ đề đa nghĩa, bút pháp tượng trưng, giọng điệu u mua. Đặc biệt trong bút pháp tượng trưng, giáo sư cho rằng nhà văn thường sử dụng hình ảnh mang tính chất ẩn dụ và nêu vài biểu tượng nhưng chỉ ở mức khái quát chứ chưa đưa ra hệ thống phân loại cụ thể cũng như chưa chỉ ra thủ pháp nghệ thuật xây dựng biểu tượng. Tuy nhiên bài viết cũng là hướng đi mới giúp người viết có hướng tiếp cận sâu sắc. + Bài nghiên cứu “Nhà văn nổi tiếng Vương Mông” của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp trong công trình nghiên cứu Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới [46, tr.246-258] cũng nhắc đến hình ảnh ẩn dụ như hồ điệp. Tuy nhiên bài viết chỉ tập trung giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn chứ chưa đi sâu vào vấn đề nghệ thuật, đặc biệt là biểu tượng. Ngoài hai bài viết tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, những tài liệu, công trình nghiên cứu chỉ nhắc đến Vương Mông như một tác gia sơ lược khi đề cập đến tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Đối với đề tài: “Biểu tượng trong sáng tác của Vương Mông” hiện tại trong nước chưa có công trình nghiên cứu. Từ đó, 8 người viết nhận thấy nghiên cứu tác phẩm của nhà văn xét từ biểu tượng là hướng đi mở cần được tìm hiểu kỹ lưỡng. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm phân loại hệ thống biểu tượng, cắt nghĩa, lý giải từ nguồn gốc đến nội dung trong mối quan hệ văn hóa nói chung và tác phẩm nói riêng. Đồng thời, tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật xây dựng biểu tượng cũng như chức năng mà biểu tượng đem lại cho toàn bộ tác phẩm. Nghiên cứu biểu tượng không chỉ nằm ở yếu tố riêng rẽ mà phải đặt chúng trong hệ thống tác phẩm để thấy được đầy đủ những nét nghĩa cũng như cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các biểu tượng trong sáng tác của nhà văn Vương Mông (bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn) 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát các tác phẩm: - Tiểu thuyết: Hoạt động biến nhân hình, Cáo xanh - Truyện vừa: Hồ điệp - Truyện ngắn: Chiếc lá phong, Sáu cây cầu trên đê mùa xuân, Cát-xet viêm, Mắt đêm, Dải cánh diều, Tiếng mùa xuân. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đề tài nghiên cứu biểu tượng có liên quan đến hệ thống các ngành khoa học khác như triết học, tôn giáo, văn hóa, dân tộc,... Do vậy, phương pháp này là không thể thiếu. - Phương pháp thống kê: Phân loại hệ thống biểu tượng để sắp xếp theo yêu cầu cũng như làm rõ tần số xuất hiện của biểu tượng. - Phương pháp nghiên cứu văn học: Nghiên cứu biểu tượng dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá với việc biểu đạt nội dung ý nghĩa. - Phương pháp nghiên cứu văn hóa học: Dựa trên cách tiếp cận biểu tượng, 9 đi sâu giải mã nền văn hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng biểu tượng. - Phương pháp tiểu sử: Nghiên cứu biểu tượng trên cơ sở tìm hiểu cuộc đời nhà văn để làm sáng tỏ những nét tư tưởng cũng như quan niệm sống của tác giả. - Phương pháp cấu trúc: Biểu tượng chỉ trở thành phương thức nghệ thuật khi nhà văn đặt nó trong hệ thống cấu trúc tác phẩm. - Phương pháp ký hiệu học: Nghiên cứu biểu tượng dưới góc độ ký hiệu học giúp giải mã các nét nghĩa cũng như cách thức phái sinh nghĩa trong tác phẩm. - Phương pháp so sánh: Biểu tượng không phải là tài sản riêng của cá nhân mà là của chung nhân loại. Cùng một biểu tượng mỗi nhà văn lại có cách sử dụng, cách giải nghĩa trái chiều bởi mỗi nền văn hóa có những cách giải nghĩa khác nhau. So sánh để thấy được sự đa dạng trong cách tiếp nhận biểu tượng của từng tác giả. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn bước đầu xác lập hệ thống biểu tượng trên cơ sở tìm hiểu nghĩa gốc và sự vận dụng sáng tạo trong tác phẩm đồng thời chỉ ra nét khác biệt với những nhà văn khác. Qua đó thấy được những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, chức năng cũng như thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng biểu tượng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Lời cảm ơn, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm ba chương chính: Chương 1. Những vấn đề chung Trình bày khái quát biểu tượng, biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật dưới những góc độ khác nhau. Đồng thời giới thiệu sơ lược về thời đại, cuộc đời giàu ý nghĩa của Vương Mông. Chương 2. Ý nghĩa và chức năng của biểu tượng trong sáng tác của Vương Mông Phân loại, giải nghĩa các biểu tượng nhằm làm rõ nguồn gốc các biểu tượng có trong truyền thống văn hóa Trung Hoa cũng như những biểu tượng riêng của Vương Mông. Qua đó thấy được chức năng của biểu tượng trong việc triển khai tác phẩm. 10 Chương 3. Thủ pháp xây dựng biểu tượng trong sáng tác của Vương Mông Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật xây dựng biểu tượng để hình thành ý nghĩa biểu tượng, thấy được sự khác biệt trong cách thức xây dựng cũng như nét sáng tạo độc đáo của nhà văn. 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết chung về biểu tượng 1.1.1. Khái niệm biểu tượng Biểu tượng xuất hiện sớm trong tư duy nhân loại ngay từ thời nguyên thuỷ, khi chưa có ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng những tín/kí hiệu để đánh dấu và giao tiếp. Khởi nguyên của biểu tượng (Symbol) bắt nguồn từ tập quán Hy Lạp cổ đại, một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi người giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này, ráp hai mảnh với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa, món nợ cũ hay tình bạn ngày trước. Biểu tượng chia ra và lại kết lại với nhau như vậy nên nó chứa hai ý nghĩa phân ly và tái hợp. Điều này cũng có nghĩa mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ trong cái vừa gãy vừa nối kết những phần đã bị vỡ ra. Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày, trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng nhằm diễn đạt một ý nghĩa mang tính trừu tượng. Trong lịch sử đã có nhiều triết gia đã đề cập đến biểu tượng như Chu Hy - Nhà dịch số Trung Hoa thần bí, Hêghen - nhà triết học duy tâm khách quan Đức, sau này là Singmund Freud - Bác sĩ thần kinh, tâm thần người Áo rồi đến C.G.Jung… Theo quan niệm của Freud: "Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng" [55, tr.XXIV]. Đối với C.G.Jung, ông cho rằng: "Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh" [55, tr.XXIV] hay "Cái mà chúng ta gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng những ý nghĩa khác, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của nó" [55, tr.XXIV]. 12 Theo Chu Hy, nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống (1131-1200) trong "Dịch thuyết cương lĩnh" khi bàn về biểu tượng đã viết: "Tượng là lấy hình ảnh này để tỏ nghĩa kia" [12, tr.58] Biểu tượng được nghiên cứu và tiếp nhận khá sớm trong lịch sử, đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau nhưng mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra khái niệm riêng phù hợp với ngành khoa học của mình như Triết học, Tâm lí học, Xã hội học. Theo Từ điển Tâm lý học Biểu tượng là “hình ảnh các vật thể, bối cảnh và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính chất khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai" [16, tr.41] Dưới góc độ xã hội học, biểu tượng được hiểu là “hình thức dùng hình này để tỏ nghĩa nọ” hay nói khác đi “mượn một cái gì đó để tượng trưng cho một cái gì khác” [36, tr.11] Dưới góc độ văn hóa học, biểu tượng “là bất kì thực thể nào có chứa nghĩa và có thể quy chiếu sang thực thể khác, chúng được sử dụng và được diễn giải như là một đại diện cho một loại thông tin nào đó căn cứ vào một tương ứng loại suy” [19, tr.71]. Cũng theo tác giả, “Để con người có thể tư duy và thông báo với nhau bức tranh về thế giới ý niệm nằm trong đầu anh ta, con người đã sáng tạo ra một thế giới biểu tượng làm vật thay thế, làm cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới thực tại bằng cách mô phỏng một hiện tượng tự nhiên và cấp cho nó một ý nghĩa, một thông tin” [19, tr.72]. Dù đứng trên quan điểm của những ngành khoa học khác nhau nhưng chúng ta vẫn có thể thấy điểm chung của biểu tượng: Biểu tượng không hoàn toàn là thực tế nhưng cũng không hoàn toàn là chủ quan xuất phát từ hoạt động tâm trí của chủ thể. Nó vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp, được hình thành do sự phối hợp bổ sung lẫn nhau của các giác quan và sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp. Vì vậy, biểu tượng phản ánh đặc trưng của các sự vật, hiện tượng một cách khái quát nhất. Nhà nghiên cứu Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng: "Tự bản chất của biểu tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các 13 thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng" [55, tr.XIV, XXIV]. Nói như Georges Gurvitch: "Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ" [55, tr.XIV] Con người với khả năng biểu trưng hóa có thể tiếp nhận hình ảnh trong thực tại bằng các biểu tượng và mở rộng khả năng nội hàm của nó. Theo phạm vi nghiên cứu và mục đích của luận văn, chúng tôi làm rõ nội hàm của hai khái niệm cơ bản: biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật. 1.1.2. Biểu tượng văn hoá Văn hoá là một khái niệm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau dưới con mắt của nhiều ngành khoa học, văn hóa liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người. Theo tác giả Nguyễn Văn Hậu, “Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi như “hạt giống” của đời sống văn hóa”. “Cách tiếp cận văn hoá bằng các hình thái biểu tượng không có sự đối lập hoàn toàn với các cách tiếp cận văn hoá khác. Bởi ở góc độ nào đó để nghiên cứu về văn hoá đi chăng nữa thì văn hoá không có gì khác là toàn bộ sự hiểu biết của con người tích luỹ được trong quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử được đúc kết thành các giá trị và chuẩn mực xã hội. Hệ thống giá trị xã hội đó được khách thể hoá - biểu tượng hoá trở thành các biểu tượng nhờ vào năng lực tượng trưng hoá - một năng lực đặc trưng cơ bản của hoạt động người. Biểu tượng được xem như là "tế bào"của văn hoá, nó làm nên toàn bộ đời sống văn hoá và chi phối mọi hoạt động, mọi ứng xử của con người trong đời sống xã hội.”3 F 2 Biểu tượng văn hóa bao gồm những biểu tượng vật thể như trong các ngành hội họa, điêu khắc, kiến trúc (tượng Nữ thần tự do là biểu tượng của nước Mỹ, chợ Bến Thành là biểu tượng của Việt Nam,…) đồng thời là biểu tượng phi vật thể (tín ngưỡng, phong tục, văn học),… Biểu tượng có khả năng mở rộng ý nghĩa hơn chính hình thức cảm tính, tồn tại và phát triển trong một hệ thống ổn định, đặc trưng cho 3 Nguyễn Văn Hậu (19/4/2009), “Biểu tượng như là đơn vị cơ bản của văn hóa”, Tạp chí Văn hóa học (http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-chung/1186-nguyen-van-hau-bieu-tuongnhu-la-don-vi-co-ban-cua-van-hoa.html) 14 nền văn hóa từng dân tộc. Tác giả Jean Chevalier cho rằng “biểu tượng có khả năng cùng lúc thâm nhập vào tận bên trong cá thể xã hội”, hiểu ý nghĩa biểu tượng là tiếp cận bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Các biểu tượng văn hóa xuất hiện sâu rộng và có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần mỗi dân tộc, là nguồn mạch dân gian nuôi dưỡng những giá trị tâm linh. Mối quan hệ giữa biểu tượng văn hóa và con người tạo nên thế tương liên, đối thoại và sự quy ước chung theo chiều sâu. Mỗi quốc gia có những biểu tượng đặc trưng cho mình, có khi cùng một biểu tượng nhưng ở mỗi nước lại có cách giải thích nghĩa khác nhau. Biểu tượng văn hóa cùng với sự phát triển trong đời sống ngày càng bồi đắp thêm ý nghĩa, ngày càng có nhiều biểu tượng mới xuất hiện theo cá tính sáng tạo của nhà văn. Đó là sự mở rộng nội hàm ý nghĩa, một đặc trưng của biểu tượng làm cho văn bản trở nên đa chiều tiếp thu và tiếp biến. Con người tư duy bằng biểu tượng, giao tiếp bằng biểu tượng và thể hiện tâm tư, tình cảm sâu kín nhất, những khát vọng của mình cũng bằng biểu tượng. Vì thế đi sâu tìm hiểu những biểu tượng văn hoá là tìm thấy những giá trị khoa học và nhân văn của cả dân tộc. 1.1.3. Biểu tượng nghệ thuật Biểu tượng nghệ thuật là một biến thể của biểu tượng văn hóa xét trên một ngành khoa học cụ thể như hội họa, âm nhạc,... Biểu tượng văn học là loại biểu tượng đa nghĩa, được xây dựng trong sáng tác văn chương. Theo C.G.Jung: “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên cận, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta” [55, tr.29] So với hình tượng, khả năng tạo nghĩa của biểu tượng vô cùng phong phú, hình tượng chỉ gói gọn trong phạm vi nghĩa nhất định còn biểu tượng tạo chiều sâu cho văn bản. Từ một biểu tượng, chúng ta có thể hiểu nhiều hình tượng riêng biệt, tạo nên tính thống nhất hệ thống biểu tượng. Biểu tượng gần gũi với kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ… nhưng nếu kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ tạo ra những mối liên hệ lâm thời, rời rạc, những quy ước đơn giản giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, có tác dụng biểu 15 nghĩa thì biểu tượng tạo được sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa khác. Các tác giả “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” đã chỉ ra rằng: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu là một qui ước tuỳ tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [55, tr.XIX]. Gilbert Durand cũng khẳng định: “biểu tượng rộng lớn hơn cái ý nghĩa được gán cho nó một cách nhân tạo, nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh” [55, tr.XIX]. “Như vậy, biểu tượng phong phú hơn là một dấu hiệu, ký hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ra ngoài ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiên hướng nào đó. Nó đầy gợi cảm và năng động. Nó không chỉ vừa biểu hiện, theo một cách nào đó, vừa che đậy; nó còn vừa thiết lập, cũng theo một cách nào đó, vừa tháo dỡ ra” [55, tr.XX]. Mặt khác, cần nhấn mạnh rằng dung lượng của cái biểu trưng và cái được biểu trưng trong biểu tượng không phải là quan hệ 1-1, biểu tượng luôn mang tính đa trị, “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt, hoặc giản đơn hơn…cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt”, đây chính là “tính không thích hợp giữa tồn tại và hình thức, sự ứ tràn của nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó” như cách nói của Tevezan Todorov [55, tr.XXVII] Theo nghĩa rộng, có thể xem tác phẩm văn học là một biểu tượng, một chỉnh thể thẩm mỹ chứa nhiều thông điệp bởi văn học phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua những hình tượng nghệ thuật đặc biệt. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt, độc đáo của tác phẩm. Văn học phản ánh thế giới hiện đại theo những cách rất riêng, trong đó biểu tượng là phương thức phản ánh có hiệu quả đối với người nghệ sỹ. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng “là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có sức biểu hiện lớn” [2, tr.24]. Nhìn ở góc độ này, biểu tượng văn học là một “nhân vật” đặc biệt, được hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng… nhằm biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Đó là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo. 16 Biểu tượng nghệ thuật được cấu tạo thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Trong phạm vi ngôn từ nghệ thuật, biểu tượng được chuyển sang các từ-biểu tượng (word – symbol). Các tín hiệu này mở rộng khả năng tạo nghĩa của văn bản. Tiểu kết Biểu tượng là hình ảnh cụ thể gợi đến một ý nghĩa trừu tượng mà mối quan hệ giữa chúng mang sự gắn kết nhất định, được hình thành, phát triển, gắn bó trong đời sống văn hóa xã hội, là công cụ của tư duy trong tiến trình nhận thức, là sự mã hóa các giá trị tinh thần của loài người. Biểu tượng mang trong mình giá trị vĩnh hằng các tầng ý nghĩa văn hóa của một đất nước đồng thời cũng luôn có sự luân chuyển, bồi đắp ý nghĩa thông qua vốn hiểu biết và tài năng của người nghệ sĩ, do vậy “biểu tượng là một sinh thể có khả năng mở rộng nghĩa theo thời gian” [65, tr.110]. Từ đó, chúng tôi rút ra những đặc trưng chủ yếu của biểu tượng nghệ thuật trong văn học: tính dân tộc, tính sáng tạo, tính hàm súc và tính khái quát. Hệ biểu tượng mang ý nghĩa cơ bản, tồn tại trong tiềm thức loài người (tính dân tộc) và ở mỗi quốc gia, đến lượt mình, mỗi nhà văn lại tiếp thu và tiếp biến theo cách riêng của mình làm nên thế giới biểu tượng phong phú trong việc phản ánh thế giới (tính sáng tạo). Với giá trị tiềm ẩn cùng khả năng mở rộng ý nghĩa, biểu tượng vừa mang tính hàm súc, đồng thời gợi lên tầng ý nghĩa khái quát sâu rộng. Vì vậy, việc nghiên cứu biểu tượng văn học là việc làm thiết thực nhằm giải mã ý nghĩa nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, khẳng định giá trị văn học cũng như phong cách tác giả. 1.2. Trung Hoa – biểu tượng truyền thống văn hóa Trung Hoa là đất nước của nhiều tôn giáo, sự giao thoa giữa các nền văn hóa là điều không tránh khỏi. Chiều sâu tư tưởng, bề dày triết lý trong những tác phẩm đã từng làm kinh ngạc bao thế hệ bạn đọc. Đó là Liêu Trai chí dị với những câu chuyện được bao phủ bởi lớp sương huyễn hoặc kì ảo của giấc mộng mà phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc, đó là Hồng lâu mộng với bao câu chuyện trong Đại Quan Viên để rồi người đọc nhận ra tất cả những vinh hoa đó chỉ là màu hồng phù du, đó còn là Tây Du Ký với câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh mà ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc,... Như vậy, những tác phẩm có giá trị phải mang ý nghĩa xã hội, phải được viết từ trái tim chân thành của chính nhà văn và phải mang trong mình ý nghĩa nhân 17 bản. Ta còn nhớ tác phẩm Linh Sơn được giải thưởng Nobel của Cao Hành Kiện cũng đã đề cập đến vấn đề nhân sinh, về con đường đời mà chúng ta đi tìm. Linh Sơn như đưa ta bước vào thế giới đầy tâm linh, đi tìm bản thể, cội nguồn hay như tiểu thuyết Mạc Ngôn thông qua những câu chuyện đan xen những tình tiết hư ảo, những giấc mơ mà phản ánh hiện thực, mang đậm giá trị nhân văn. Gốc rễ những tác phẩm ấy chính là triết lí mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm, là bài học mà độc giả muốn chiêm nghiệm và khám phá. Điều dễ nhận thấy trong văn chương Trung Hoa là tính triết lý vô cùng thâm thúy và hơn cả, biểu tượng nghệ thuật góp phần không nhỏ trong việc phản ánh hiện thực cũng như thể hiện ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Tác giả Trần Lê Bảo cho rằng “đó là lối tư duy thiên về nhận thức những biểu tượng cụ thể” [4, tr.45]. Mô hình tư duy triết học cổ đại nhất Kinh Dịch chỉ với triết lý âm-dương mà tạo được hệ thống tín hiệu, biểu tượng phong phú trong việc nhận thức thế giới. Từ những hào, quẻ trong hệ thống đều mang ý nghĩa biểu trưng nào đó. “Tư duy mỹ học cụ tượng hình thành trong Chu Dịch đã tạo ra tư duy độc đáo Trung Hoa”, “là đặc điểm tư duy phương Đông, trong đó có tư duy nghệ thuật”, “vì bản thân các phù hiệu tượng trưng trên đã chứng tỏ năng lực tư duy đương thời có thể bao quát bản chất sự việc vào một số tượng, một số phạm trù cụ thể” [4, tr.46]. Bên cạnh đó, kho tàng truyền thuyết vô cùng phong phú, bề dày lịch sử đã để lại biết bao biểu tượng văn hóa đa dạng. Chính việc sử dụng hệ biểu tượng mà các tác phẩm ở những mức độ khác nhau có thể truyền đạt nội dung tư tưởng một cách chân thực nhất. Biểu tượng là thủ pháp đắc dụng, một mặt các nhà văn Trung Quốc tìm đến biểu tượng như tìm về truyền thống cội nguồn, tính hàm súc, ít ý ngoài lời, gợi nhiều hơn tả như các thể thơ Đường luật. Mặt khác, những câu chuyện đậm chất huyền thoại, thực ảo đan xen là mảnh đất cho những liên tưởng thú vị cùng hình tượng những giấc mơ, người - vật, hình tượng con đường,… đều để lại dư ba. Văn học hậu hiện đại ngày nay có xu hướng tìm về truyền thống từ cách tân về mặt thi pháp, sử dụng yếu tố kì ảo, những hệ biểu tượng phong phú nhằm xóa nhòa đường biên lịch sử, đem những yếu tố mới lạ vào tác phẩm nhằm phản ánh thế giới. Chúng tôi sẽ đề cập đến nguyên tắc trò chơi đa chiều nhìn từ góc độ biểu tượng trong 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan