Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người việt...

Tài liệu Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người việt

.PDF
316
743
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5.04.33 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. CHU XUÂN DIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2002 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 3 T 0 T 0 MỤC LỤC ............................................................................................................ 4 T 0 T 0 DẪN LUẬN .......................................................................................................... 8 T 0 T 0 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 8 T 0 T 0 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................... 9 T 0 T 0 3. Giới hạn của đề tài .......................................................................................................... 15 T 0 T 0 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 16 T 0 T 0 5. Đóng góp mới của luận án .............................................................................................. 17 T 0 T 0 6.Kết cấu của luận án .......................................................................................................... 18 T 0 T 0 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA T 0 DAO .................................................................................................................... 19 T 0 1.1. Khái niêm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật trong ca dao ..................................... 19 T 0 T 0 1.1.1. Khái niệm biểu tượng: .......................................................................................... 19 T 0 T 0 1.1.2. Các loại biểu tượng: ............................................................................................. 24 T 0 T 0 1.1.3. Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao: .................................................................... 26 T 0 T 0 1.2.Biểu tượng ca dao nhin dưới những góc độ khác nhau: ................................................ 31 T 0 T 0 1.2.1. Biểu tượng ca dao dưới góc độ ký hiệu học: ........................................................ 31 T 0 T 0 1.2.2. Biểu tượng ca dao dưới góc độ tu từ học ............................................................. 34 T 0 T 0 1.2.2.1.Dạng thức so sánh :........................................................................................ 36 T 0 T 0 1.2.2.2.Dạng thức ẩn dụ : ........................................................................................... 37 T 0 T 0 1.2.2.3.Dạng thức hoán dụ: ........................................................................................ 38 T 0 T 0 1.2.3. Biểu tượng ca dao dưới góc độ folklore học: ....................................................... 46 T 0 T 0 1.2.4. Biểu tượng ca dao dưới góc độ văn hóa học: ....................................................... 49 T 0 T 0 1.3. Biểu tượng ca dao thể hiện đặc trưng ngôn ngữ thể loại: ............................................ 52 T 0 T 0 CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC CỦA BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG T 0 CA DAO NGƯỜI VIỆT ................................................................................... 57 T 0 2.1. Những biểu tương xuất phát từ tín ngưỡng- nghi lễ và phong tục, tập quán của người T 0 Việt: ..................................................................................................................................... 57 T 0 2.1.1.Biểu tượng rồng: .................................................................................................... 57 T 0 T 0 2.1.2. Biểu tượng trầu cau: ............................................................................................. 60 T 0 T 0 2.1.3 Biểu tượng đôi đũa: ............................................................................................... 64 T 0 T 0 2.1.4. Biểu tượng cây đa: ................................................................................................ 65 T 0 T 0 2.1.5. Biểu tượng vuông - tròn: ...................................................................................... 66 T 0 T 0 2.2.Những biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc: ........................ 67 T 0 T 0 2.2.1. Các biểu tượng bắt nguồn từ văn học cổ Việt Nam: ............................................ 67 T 0 T 0 2.2.2. Các biểu tượng bắt nguồn từ văn học cổ Trung Quốc:......................................... 68 T 0 T 0 2.2.2.1.Biểu tượng chỉ hồng: ..................................................................................... 71 T 0 T 0 2.2.2.2.Biểu tượng Ngưu Lang- Chức Nữ: ................................................................ 72 T 0 T 0 2.2.2.3.Biểu tượng loan – phượng: ............................................................................ 73 T 0 T 0 2.2.2.4. Biểu tượng nhạn – én: ................................................................................... 74 T 0 T 0 2.2.2.5. Biểu tượng Châu - Trần: ............................................................................ 75 T 0 T 0 T 0 T 0 2.2.2.6.Biểu tượng Tấn- Tần: .................................................................................... 75 T 0 T 0 2.2.2.7.Biểu tượng đào thơ: ....................................................................................... 75 T 0 T 0 2.2.2.9. Biểu tượng đào- mận: ................................................................................... 77 T 0 T 0 2.2.2.10. Biểu tượng trúc- mai: .................................................................................. 79 T 0 T 0 2.2.2.11. Biểu tượng rồng - mây: ............................................................................... 81 T 0 T 0 2.2.2.12. Biểu tượng chim phượng - cây ngô đồng: .................................................. 82 T 0 T 0 2.3. Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên và đời T 0 sống hàng ngày của nhân dân ta:......................................................................................... 83 T 0 2.3.1. Biểu tượng con cò: ............................................................................................... 84 T 0 T 0 2.3.2. Biểu tượng sông: .................................................................................................. 85 T 0 T 0 2.3.3.Biểu tượng chiếc cầu: ............................................................................................ 86 T 0 T 0 2.3.4.Biểu tượng chiếc thuyền: ....................................................................................... 87 T 0 T 0 2.3.5. Biểu tượng bến: .................................................................................................... 89 T 0 T 0 2.3.6. Biểu tượng cá: ...................................................................................................... 89 T 0 T 0 2.3.7. Biểu tượng cây, hoa, trái: ..................................................................................... 91 T 0 T 0 2.3.8. Biểu tượng trăng: .................................................................................................. 92 T 0 T 0 2.3.9. Các biểu tượng khác: ............................................................................................ 93 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ BIỂU TƯỢNG NGHÊ THUẬT T 0 TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT.................................................................... 97 T 0 3.1.Một số vấn đề về tiêu chí phân loai và phương thức miêu tả biểu tượng nghệ thuật T 0 trong ca dao người Việt: ...................................................................................................... 97 T 0 3.2. Phân loai và miêu tả biểu tượng nghê thuật trong ca dao người Việt: ....................... 107 T 0 T 0 3.2.1. Hệ thống 1: Biểu tượng là các hiên tượng tư nhiên và môi trường tư nhiên:..... 107 T 0 T 0 3.2.2.Các hiện tượng tự nhiên: ..................................................................................... 108 T 0 T 0 3.2.1.2. Thực vật: ..................................................................................................... 111 T 0 T 0 3.2.1.3. Động vật: .................................................................................................... 116 T 0 T 0 3.2.2. Hệ thống 2: Biểu tượng là các vật thể nhân tạo: ................................................ 118 T 0 T 0 3.2.2.1. Các đồ dùng cá nhân và dụng cụ sinh hoạt gia đinh:.................................. 118 T 0 T 0 3.2.2.2. Các công cụ sản xuất: ................................................................................. 122 T 0 T 0 3.2.2.3. Các công trình kiến trúc:............................................................................. 125 T 0 T 0 3.2.3.Hệ thống 3: Biểu tượng là con người: ................................................................. 129 T 0 T 0 3.2.3.1. Các nhân vật lịch sử - văn hóa, văn học – nghệ thuật: ............................... 129 T 0 T 0 3.2.3.2. Các bộ phận trong cơ thể con người: .......................................................... 130 T 0 T 0 3.3. Một số đặc trưng của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt: ....... 132 T 0 T 0 CHƯƠNG 4: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỂU TƯỢNG NGHỆ T 0 THUẬT TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT .................................................. 139 T 0 4.1. Cấu tạo của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt: ..................................... 139 T 0 T 0 4.1.1.Biểu tượng đơn: ................................................................................................... 139 T 0 T 0 4.1.2.Biểu tượng đôi: .................................................................................................... 139 T 0 T 0 4.1.2.1. Biểu tượng đôi tương đồng: ........................................................................ 141 T 0 T 0 4.1.2.2. Biểu tượng đôi đối lập: ............................................................................... 142 T 0 T 0 4.2. Chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt: ................................ 144 T 0 T 0 4.2.1. Biểu tượng và ngôn ngữ ca dao: ......................................................................... 145 T 0 T 0 4.2.1.1. Biểu tượng và tính hàm sức của ngôn ngữ ca dao: ..................................... 145 T 0 T 0 4.2.1.2. Biểu tượng với tính công thức và tính sáng tạo trong ngôn ngữ ca dao: .... 147 T 0 T 0 4.2.2. Biểu tượng và đề tài, chủ đề ca dao: ................................................................... 152 T 0 T 0 4.2.2.1. Góp phần triển khai các đề tài, chủ đề: ....................................................... 152 T 0 T 0 4.2.2.2. Thể hiện độc đáo các đề tài, chủ đề: ........................................................... 156 T 0 T 0 4.2.3.Biểu tượng và kết cấu, cấu tứ ca dao: .................................................................. 161 T 0 T 0 4.2.3.1. Là hạt nhân quan trọng trong kết cấu song hành tâm lý ............................. 161 T 0 T 0 4.2.3.2. Hỗ trợ đắc lực cho kết cấu đối thoại: .......................................................... 164 T 0 T 0 4.2.3.3. Thiết kế văn bản trong kết cấu "công thức truyền thông" .......................... 166 T 0 T 0 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 178 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 185 T 0 T 0 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 199 T 0 T 0 QUI CÁCH TRÌNH BÀY ............................................................................... 199 T 0 T 0 DẪN LUẬN Trong kho tàng văn học dân gian người Việt, ca dao - dân ca là những sáng tác được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền vào bậc nhất. Giá trị về nhiều mặt đã đưa những câu hát dân gian này vượt qua thử thách thời gian hàng ngàn năm. Nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đã đến với ca dao, phát hiện những cái hay cái đẹp, những giá trị thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích của các câu hát dân gian. Nghiên cứu ca dao, nhiều người đã nhận thấy các biểu tượng nghệ thuật có vị trí quan trọng đặc, biệt trong ngôn ngữ của thể loại này. Có thể nói, ngôn ngữ ca dao phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng. Có thâm nhập vào thế giới biểu tượng ca dao, chúng ta mới hiểu được thấu đáo những nét đặc thù trong nếp cảm, nếp nghĩ, nếp diễn đạt của người lao động, những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa dân gian Việt Nam, cũng như mối quan hệ gắn bó giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước khác trong khu vực, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Biểu tượng nghệ thuật tồn tại trong ca dao không phải với tính chất là những yếu tố đơn lẻ, rời rạc mà đã hình thành nên một hệ thống hoàn chỉnh với những nội dụng, ý nghĩa, vai trò, chức năng rõ rệt. Con số 286 biểu tượng (dĩ nhiên đây chưa phải là con số chính xác tuyệt đối, con số cuối cùng) là con số khàng nhỏ. Với tư cách là một thành tố trong thi pháp ca dao, biểu tượng có nhiều tác động, thậm chí còn chi phối sự hình thành cấu trúc chung của các đơn vị tác phẩm. Do những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt" với mong muốn bước đầu phác họa được một cái nhin tổng quan về hệ thống biểu tượng trong thể loại trữ tình dân gian này. 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Trên cơ sở xác định tên gọi và số lượng các biểu tượng nghệ thuật trong ca dao, chúng tôi bước đầu tiến hành việc phân loại, miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tượng đó về nhiều mặt như: các nguồn gốc và con đường hình thành biểu tượng, sự vận động của biểu tượng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc nhóm đơn vị ca dao. Qua đó, góp phần nghiên cứu sâu sắc hơn về thi pháp ca dao, đặc trưng thể loại của ca dao. Bởi lẽ, biểu tượng là yếu tố thi pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong chỉnh thể nghệ thuật thuộc thể loại này. Luận án cũng cung cấp tư liệu thống kê một số lượng đáng kể các biểu tượng, qua đó giới thiệu với người đọc nguồn thi liệu dân gian phong phú làm cơ sở cho việc tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc, thị hiếu thẩm mỹ dân gian. Thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn được đóng góp một cách thiết thực vào việc nghiên cứu, phân tích, giảng dạy tác phẩm ca dao ở nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Việt Nam đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tủm. Ngày càng có nhiều hơn những khám phá, phát hiện mới của các nhà nghiên cứu từ thế giới các biểu tượng. Các tín hiệu thẩm mỹ này đang dần dần được đánh giá đúng với những giá trị vốn có của chúng. Những tiến bộ trong lĩnh vực nghiến cứu, phê bình, lý luận văn học dân gian thời gian gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc giải quyết nhiều vấn đề khoa học, trong đó có vấn đề biểu tượng ca dao. Một trong những người đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tượng trong ca dao là Vũ Ngọc Phan, soạn giả của bộ sách tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Ở đoạn viết về "Một đặc điểm trong tư dụy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc đời: đời người với đời con cò và con bống", ông cho rằng trong ca dao, người dân lao động Việt Nam đã mượn con cò, con bống để biểu hiện đời sống của minh. Ông viết: "Người dân lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao là đưa một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây để tượng trứng vài nét đời sống của minh, đồng thời cũng dùng những hình ảnh ấy để khêu gợi hồn thơ" [123, tr. 79]. Các nhà nghiên cứu khi khảo sát biểu tượng thường xem chúng như là những yếu tố truyền thống trong ca dao, trong văn học dân gian. Với cách xem xét đó, Đặng Văn Lung đã viết bài những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, đăng trên tạp chí Văn học năm 1968. Thuật ngữ "trùng lặp" ở đây được dùng để chỉ những nét đã định hình, đã thành truyền thống của ca dao. Theo tác giả, trong ca dao có nhiều yếu tố trùng lặp : hình ảnh, chủ đề, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ... tạo nên một đặc điểm quan trọng, một sắc thái thẩm mỹ của ca dao. Biểu tượng là một trong số những yếu tố đó (trùng lặp về hình ảnh và ngôn từ). Ông nêu vấn đề:."Khi nghiên cứu thần thoại, anh hùng ca và truyện cổ tích, nhiều tác giả đã lập được những hệ thống mô-tip trùng lặp và nhờ đó mà giải quyết được nhiều vấn đề lý thú. Riêng trong lĩnh vực thơ ca dân gian thi còn ít người-bàn tới vấn đề này. Phải chăng ta có thể bắt đầu từ những yếu tố trùng lặp trong ca dao mà tìm hiểu được phần nào cái mà chứng ta gọi là "chất ca dao" [118, tr.306]. Xu hướng khảo sát biểu tượng trong mối liên hệ với đặc trưng thể loại ca dao đã được đặt ra với bài viết này. Cùng một suy nghĩ với các nhà nghiên cứu trên, phó giáo sư Chu Xuân Diên trong bài về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian năm 1981 cho rằng; "Việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô- tip và cách cấu tạo cốt truyện... đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại và cuối cùng là việc nêu lên những đặc điểm phổ thông và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung" [17, tr.22]. Ông đã đặt vấn đề nghiên cứu thi pháp văn học dân gian một cách toàn diện ỏ nhiều cấp độ, trong đó có biểu tượng thơ ca. Đề xuất việc làm này có nghĩa là nhấn mạnh bản chất nghệ thuật của văn học dân gian, hướng sự chú ý vào việc nghiên cứu văn học dân gian trước hết với tính chất là những tác phẩm nghệ thuật, đồng thời khẳng định những giá trị độc đáo của thi pháp văn học dân gian (trong so sánh với văn học viết). Như vậy, tìm hiểu biểu tượng ca dao là công việc có ýtnghĩa quan trọng về nhiều mặt. ở một bài viết khác, ông còn nêu cụ thể cách hiểu về biểu tượng dưới góc độ là những yếu tố cấu trúc bên trong của tác phẩm văn học dân gian [119, tr.93]. Năm 1988, Bùi Công Hùng với bài Biểu tượng thơ ca [ 67] và Hà Công Tài với Biểu tượng trăng trong thơ ca-dân gian [145] đã trình bày những vấn đề về khái niệm biểu tượng nghệ thuật một cách chi tiết hơn, kết hợp với việc phân tích một số biểu tượng tiêu biểu trong ca dao. Năm 1991, trên tạp chí Văn hóa dân gian, Trương Thị Nhàn có bài viết về Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong ca dao. Tác giả đã tìm hiểu về ý nghĩa biểu trưng của các vật thể như : khăn, áo, chăn, chiếu, giường, đũa, mâm, bát, con thuyền, nhà, đinh,... và kết luận : "Khả năng biểu trưng hóa nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao góp phần tạo nên một nét đặc trưng rất cơ bản trong nghệ thuật ngôn ngữ của ca dao: ngôn ngữ nghệ thuật ca dao mang tính khái quát cao, điển hình của tính hàm súc và "ý tại ngôn ngoại" trong sáng tác văn học" [109, tr.52]. Tiếp sau đó, năm 1992, Trương Thị Nhàn lại công bố một bài viết về biểu tượng sông trong ca dao, gợi ra mội hướng tiếp cận đối với các tín hiệu thẩm mỹ dân gian. Tác giả cho rằng: "Là một yếu tố mang ý nghĩa thẩm mỹ, giàu sức khái quát hóa nghệ thuật, tham gia vào hệ thống biểu hiện của ngôn ngữ nghệ thuật ca dao, sông có giá trị của một tín hiệu thẩm mỹ. Quan điểm hệ thống mới và cách nhin nhận có tính hệ thống đối với ngôn ngữ nghệ thuật cho phép tìm ra giá trị của mỗi yếu tố tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, qua những mối liên hệ nội tại và ngoại tại của tác phẩm" [110, tr. 21]. Luận án phó tiến sĩ sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mỹ - không gian trong ca dao của Trương Thị Nhàn (năm 1995) đã ứng đụng cách tiếp cận đó để nghiên cứu một loạt biểu tượng như núi, rừng, sông, biển, bến, ruộng đồng, vườn, đinh, chùa, cầu, thuyền... [111]. Các công trình trên đây của Trương Thị Nhàn đã góp phần đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng ca dao trên cả hai phương diện: lý thuyết và ứng dụng thực hành. Mặc dù tác giả xem xét, giải quyết vấn đề chủ yếu dưới góc độ ngôn ngữ học nhưng đã đề xuất nhiều hướng nghiên cứu biểu tượng, từ đó, có thể đào xới được những lớp ngữ nghĩa tiềm ẩn trong mỗi biểu tượng. Năm 1992, trong công trình nghiên cứu về thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, một số biểu tượng đã được đề cập đến như trúc, mai, hoa nhài, con cồ, con bống. Tác giả đã nghiên cứu các biểu tượng về nhiều mặt, đề xuất một số cách hiểu riêng về ý nghĩa của biểu tượng (chẳng hạn về một nét nghĩa của biểu tượng con cò). Ông còn so sánh ý nghĩa của cùng một biểu tượng trong hai bộ phận văn'học khác nhau: văn chương bình dân và văn chương bác học. Từ đó, tác giã gợi lên một vấn đề cần được quan tâm khi xác định nghĩa của biểu tượng : "... tuy cùng viết về một biểu tượng nhưng dòng thơ dân gian và bác học đã miêu tả khác nhau, cấp cho nó những ý nghĩa khác nhau" [81, tr.215]. Việc Nguyễn Xuân Kính sắp xếp phần viết về các biểu tượng thành hẳn một chương (chương bảy) trong Thi pháp ca dao đã phần nào thể hiện được tầm quan trọng, sự cần thiết phải nghiên cứu các biểu tượng. Sự tìm hiểu các tín hiệu thẩm mỹ, mô-tip thơ ca này không còn là thao tác mang tính chất cảm tính, tự phát mà đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu khi phân tích, cảm thụ ca dao. Bài việt công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao - dân ca trữ tình đăng trên tạp chí Văn học năm 1997 của Bùi Mạnh Nhị là sự tiếp nối mạch nghiên cứu về biểu tượng của những người đi trước. Theo tác giả, công thức folklore là những kiểu mẫu ổn định, điển hình khác nhau của truyền thống. Công thức folklore đa dạng về hình thái, dụng lượng, nội dụng, ý nghĩa. Công thức truyền thống ở ca dao có nhiều loại, biểu tượng là một trong số đó. Trong bài viết này, tác giả đã chú trọng đến việc khảo sát các công thức, các biểu tượng gắn liền với những đặc trưng bản chất của văn học dân gian. Tác giả lưu ý người đọc tới tầng nền văn hóa, dân tộc học của các công thức, sự biến hóa, đổi mới của các công thức trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Tính truyền thống và sáng tạo thể hiện trong mỗi công thức là nguyên nhân dẫn đến sự trường tồn và sức hấp dẫn của công thức folklore. Xét ở phương diện cấu trúc, tác giả còn cho rằng công thức truyền thống chính là chia khóa mở bí mật đặc trưng cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian. Công thức có chức năng thiết kế văn bản. Văn bản bài ca phần nhiều được xây dựng từ các công thức. Kết thúc bài viết, tác giả còn gợi mở một hướng đi mới mẻ, đầy triển vọng cho những công trình nghiên cứu ở tương lai : "Nếu đối với truyền thuyết, truyện cổ tích thần kỳ, sử thi chúng ta đã bước đầu thống kê, miêu tả được những mô-tip cốt truyện, thi đối với ca dao - dân ca trữ tình, chúng ta cũng có thể và cần thống kê, miêu tả các mẫu đề truyền thống, cũng như các công thức chi tiết của từng mẫu đề. Có thể lập từ điển và các chương trình vi tính khác nhau cho những vấn đề này, mã hóa hình thức, ngữ nghĩa nghệ thuật, "cốt" văn hóa, dân tộc học của chúng. Những công trình như thế rất cần cho folklore học, không chỉ trong việc tìm hiểu cấu tróc các bài ca mà cả trong việc nghiên cứu các vấn đề nội dụng, ý nghĩa, đặc trưng địa phương, dân tộc và quốc tế của folklore" [118, tr.326]. Với bài viết này, Bùi Mạnh Nhị đã góp phần đắc lực vào việc xây dựng nền móng lý luận vững chắc cho công việc nghiên cứu biểu tượng ca dao. Năm 1997, một luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Phan Thị Bích Vân về đề tài "Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình cổ truyền Việt Nam" do 'Bùi Mạnh Nhị hướng dẫn cũng được hoàn thành [186]. Luận văn đã đi vào khảo sát biểu tượng dưới nhiều góc độ ( khái niệm, phân loại, nội dụng ý nghĩa, nguồn gốc), có nhiều lý giải khá thỏa đáng. Luận văn còn bước đầu lập bảng thống kê "Hệ thống những biểu tượng tiêu biểu và ý nghĩa của chúng ". Tuy nhiên, do sự hạn chế về dụng lượng của luận văn (42 trang chính văn và 24 trang phụ lục), nhiều vấn đề lý thuyết về biển tượng đã được đặt ra nhưng giải quyết còn sơ lược. Năm 1998, tác giả Phạm Thu Yến trong cuốn sách Những thế giới nghệ thuật ca dao đã dành một số trang thích đáng cho "Vấn đề nghiên cứu hiểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian" với ba phần : I. Biểu tượng và ẩn dụ II. Biểu tượng thơ ca dân gian - yếu tố nghệ thuật đặc thù gắn liền với đặc trưng thể loại III. Sự hình thành và phát triển của biểu tượng So với các công trình trước, Phạm Thu Yến đã cố nhiều nỗ lực để khảo sát biểu tượng một cách toàn diện hơn (chú ý khái niệm biểu tượng, phân biệt biểu tượng với ẩn dụ, khẳng định việc sử dụng biểu tượng gắn liền với đặc trưng thể loại, tính đan tộc của biểu tượng, phân loại biểu tượng, đặc điểm và ý nghĩa của việc sử dụng biểu tượng trong thơ ca dân gian Việt Nam, sự hình thành và phát triển của biểu tượng...). Tác giả đã vận dụng nhiều quan điểm lý luận và phương pháp nghiên cứu của các công trình khảo sát về biểu tượng thi ca ở ngoài nước vào thực tế nghiên cứu biểu tượng trong ca dao Việt Nam. Tuy nhiên, như tác giả đã viết : "Những điều trình bày trên vẫn mang ý nghĩa mở, ý nghĩa đặt vấn đề chứ chưa phải là sự giải quyết triệt để..." [196, tr.101]. Chuyên luận đã đề cập đến hàng loạt vấn đề cần được bàn luận ở hệ thống biểu tượng ca dao, nhưng chưa đi đến những kiến giải thật cụ thể, chi tiết về chúng. Gần đây (năm 2001), một số biểu tượng đã được nghiên cứu khá tỉ mỉ ở bình diện văn hóa cũng như văn học, đem lại cho người đọc nhiều hiểu biết thú vị và sâu sắc. Đó là biểu tượng hoa hồng trong bài viết của Nguyễn Phương Châm [9], chiếc áo trong bài viết của Nguyễn Thị Ngân Hoa [54]. Nhin chung, đây là đề tài thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học khi tìm hiểu về thi pháp ca dao. Nhưng việc nghiên cứu biểu tượng một cách toàn diện, hệ thống, nghiên cứu biểu tượng trong những mối quan hệ phức tạp với các thành tố khác của thi pháp ca dao, chú ý đến sự vận động của biểu tượng trong cấu trúc bài ca... vẫn là công việc còn đang chờ được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh. Trong nhiều công trình, cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đã được đặt ra, nhưng việc thực hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Một số biểu tượng đã được phân tích, tìm hiểu nhưng vẫn còn thiếu một cái nhin thật sự hệ thống. Với mục đích tiếp tục công việc nghiên cứu nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt. Bên cạnh một số thuận lợi nhất định có được từ việc tiếp thu thành quả nghiên cứu của những công trình trước, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như: đối tượng nghiên cứu phức tạp, khối lượng tư liệu phải xử lý rất lớn... Cách đây mấy năm, chúng tôi đã một phần thực hiện đề tài này qua luận án cao học Hình tượng trầu cau trong ca dao Việt Nam dưới sự hướng dẫn của phó giáo sư Chu Xuân Diên. Trong luận án, chúng tôi đã dành một chương để tìm hiểu những lớp nghĩa của biểu tượng trầu cau, vai trò của biểu tượng này trong hệ thống chủ đề và cấu tứ ca dao. Từ việc nghiên cứu một biểu tượng mở rộng ra toàn bộ hẹ thống các biểu tượng trong ca dao là điều không dễ dàng. Tuy vậy, chặng đường nghiên cứu đầu tiên đó đã giúp chúng tôi có thêm được một số nhận thức và kinh nghiệm quí báu để thực hiện đề tài này. 3. Giới hạn của đề tài Ở luận án này, chúng tôi khảo sát chủ yếu là các biểu tượng ương ca dao truyền thống (trước 1945), bộ phận ca dao của người Việt (không khảo sát cạ dao của các dân tộc ít người). Cụ thể là phần khảo sát của chúng tôi được giới hạn trong các tư liệu sau đây : -Tư liệu I: Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên. Tư liệu này gồm 4 tập, được tuyển chọn từ 37 tư liệu gốc (46 tập) vừa Hán Nôm, vừa quốc ngữ, chủ yếu tập hợp những lời ca dao ra đời từ trước Cách mạng tháng Tám. Đây là công trình biên soạn qui mô, công phu, khoa học với số lời ca dao đạt đến mức kỷ lục : 11.825 lời (chưa kể các dị bản). -Tư liệu II: Kho tàng ca dao xứ Nghệ do Ninh Viết Giao chủ biên cùng với sự cộng tác của nhiều người khác, gồm 2 tập. -Tư liệu III: Ca dao - dẫn ca Nam bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn. Tư liệu IV: Hát ví đồng bằng Hà Bắc do Mã Giang Lân, Nguyễn Đinh Bưu biên soạn. Việc lựa chọn bốn tư liệu này xuất phát từ nhiệm vụ của luận án: khảo sát biểu tượng ca dao ồ cả hai bình diện dân tộc và địa phương. Tư liệu I tập hợp ca dao ở cả ba miền đất nước, có tính cách đại diện chung để tìm hiểu biểu tượng ở tính dân tộc. Ba tư liệu còn lại, mỗi tư liệu tập hợp ca dao của một miền đất, góp phần tô đậm thêm sắc thái địa phương ở các biểu tượng. Danh mục biểu tượng, các số liệu thống kê được nêu trong luận án đều là kết quả nghiên cứu của chúng tôi với bốn tư liệu trên. • Luân án nhằm định hình, định vị một hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao đa dạng và phong phú (286 biểu tượng), cho nên chưa cố điều kiện để miêu tả kỹ lưỡng từng biểu tượng với đầy đủ những nét nghĩa của nó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng trong chừng mực có thể để người đọc tiếp cận với các biểu tượng cụ thể qua, một số trang viết ở phần nội dụng luận án và phần phụ lục. Số lượng các đơn vị ca dao mà chúng tôi phải xử lý là rất lớn, cơ sở để xác định biểu tượng trên lý thuyết khá rõ ràng, nhưng đi vào thực tế lại vô cùng phức tạp, vi vậy, việc khẳng định một sự vật, hiện tượng có phải là biểu tượng hay không cũng không dễ dàng, thuận lợi. Chúng tôi đã cố gắng để xây dựng một bảng thống kê về hệ thống biểu tượng nhưng có lẽ cũng khó tránh khỏi những sai sót. Những nét nghĩa của biểu tượng mà chúng tôi xác lập được trình bấy trong luận án đều theo nguyên tắc xuất phát từ các văn bản, lấy văn bản làm gốc, chứ không dựa vào những suy luận chủ quan của người viết. Trong luận án, khi chú thích địa chỉ các ví dụ, chúng tôi trình bày theo qui ước sau: Tư liệu I: TL I; Tư liệu II: TL II; Tư liệu III: TL III; Tư liệu IV: TL IV Kèm theo tư liệu là số tập, số trang. Ví dụ : TL II (1) - tr.59, có nghĩa là: ví dụ này nằm ở tư liệu II, tập I, trang 59. Để tiện theo dõi và kiểm chứng, mỗi khi dẫn các bài ca dao, chúng tôi đều ghi kèm theo phần điạ chỉ như trên. Các tư liệu I, II, III được sử dụng để trích dẫn khá nhiều. Còn tư liệu IV thi có hạn chế hơn do ở tư liệu này dụng lượng các bài ca dao dân ca thường rất dài, nếu dưa vào luận án nhiều chúng tôi sẽ gặp khó khăn khi xử lý số trang viết. VI vậy, chúng tôi chỉ trích đẫn một số lượng nhỏ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu tượng nghệ thuật ca dao. Tuy nhiên, trong đời sống, các biểu tượng này tồn tại luôn luôn gắn rất chặt với môi trường văn hóa, văn nghệ dân gian, liên quan với rất nhiều những yếu tố về địa lý, lịch sử... VI vậy, chúng tôi nhận thấy cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau để có thể tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn về biểu tượng. Ca dao là những văn bản thơ, nên việc nghiên cứu ca dao trước hết là bằng những cách thức của văn học thành văn. Bằng những cách thức này, luận án xác định nội dụng và cấu trúc ngôn từ của biểu tượng trong văn cảnh ca dao. Nhưng khi tìm hiểu sự hình thành những nội dụng và cấu trúc ngôn từ ấy không thể chỉ dựa vào những văn bản ca dao, mà còn phải dựa vào đời sống sinh động của ca dao (tức sinh hoạt ca hát dân gian) và nhất là vào đời sống văn hóa của những người sáng tạo và sử dụng ca dao. Điều này yêu cầu luận án khi sử dụng phương pháp nghiên cứu văn học (thi pháp học miêu tả), cần sử dụng phối hợp phương pháp nghiên cứu của văn hóa học (nghiên cứu một hiện tượng văn hóa). Do vậy, trong luận án, bên cạnh những phần phân tích biểu tượng thi ca, còn có những dữ kiện dân tộc học cần thiết để xác định không những nội dụng nghệ thuật mà cả nội dụng văn hóa của biểu tượng trong ca dao. Việc sử dụng phương pháp thống kê cho phép chúng tôi tính toán được số lần xuất hiện của các biểu tượng, qua đó, nhận biết được vị trí của biểu tượng trong thể loại ca dao, trong tâm thức dân gian, nhận biết đâu là những biểu tượng được ưa thích nhất, phổ biến nhất. Khi vận dụng phương pháp phân tích định lượng này, chúng tôi rất tán thành ý kiến của Nguyễn Xuân Kính: "Kết quả của việc thống kê khách quan cho phép nhà nghiên cứu đi đến những kết luận, những khái quát khoa học, tránh được những suy luận chủ quan, gò ép..." [191, tr.139]. Bài viết Phương pháp hệ thống và việc nghiên cứu giảng dạy ca dao của Phan Đăng Nhật [191, tr.142 - 162] cùng một số tài liệu khác bàn về phương pháp trên cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng trong đề tài này. Bên cạnh đó, biểu tượng nghệ thuật là những tín hiệu thẩm mỹ tồn tại ở nhiều loại hình nghệ thuật, nhiều bộ phận văn học, nhiều môi trường văn hóa, nhiều địa phương, dân tộc khác nhau. VI vậy, khi nghiên cứu, chúng tôi thấy cần thiết phải sử dụng phương pháp so sánh. 5. Đóng góp mới của luận án Cùng với việc tiếp thu các thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đã cố gắng để có được những đóng góp mới khi thực hiện đề tài này. Đó là : Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm khái niệm biểu tượng trong ca dao. - Xác lập một hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt. - Phân loại và miêu tả hệ thống đó. - Khảo sát biểu tượng về nhiều mặt: nguồn gốc hình thành, cấu lạo và chức năng. - Bước đầu lập danh mục các biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt. (Với 286 biểu tượng, mỗi biểu tượng có tần số xuất hiện và những nét nghĩa tiêu biểu, phổ biến cùng các ví dụ và địa chỉ ví dụ). 6.Kết cấu của luận án Luận án bao gồm các phần sau đây : Phần thứ nhất (Dẫn luận), gồm : - Mục đích, ý nghĩa của đề tài - Lịch sử vấn đề. - Giới hạn của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu. -Đóng góp mới của luận án. - Kết cấu của luận án. Phần thứ hai (Nội dụng), gồm 4 chương : - Chương 1 : Khái niệm về biểu tượng nghệ thuật trong ca dao. - Chương 2 : Nguồn gốc của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt. - Chương 3 : Phân loại và miêu tả biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt. - Chương 4 : cấu tạo và chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao người Việt. Phần thứ ba (Kết luận). Để tiện theo dõi, ngoài Thư mục tham khảo, luận án còn dành một số trang cho Phần phụ lục, bao gồm : - Danh mục các biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt. - Bảng thống kê tần số xuất hiện các sự vật, hiện tượng được chọn làm biểu tượng trong ca dao (theo thứ tự từ cao xuống thấp). CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO 1.1. Khái niêm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật trong ca dao 1.1.1. Khái niệm biểu tượng: Nghiên cứu về biểu tượng là lĩnh vực đã và đang được các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau quan tâm đến. Thế giới các biểu tượng nói chung thực sự đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tình thần của con người từ xưa đến nay ở khắp mọi miền trên trái đất. Jean Chevalier, nhà biên soạn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã nhận xét: "Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thi vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta" [71, tr.XIV]. Còn Claude Lévi- Strauss, khi nghiên cứu nhân loại học ở các sự kiện văn hóa thi cho rằng: ''Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hổn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo..."[71, tr.XXIII]. Xét ra, biểu tượng đã được đánh giá đúng với những giá trị vốn có của chúng trong đời sống con người. Các biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của mội nền văn hóa ồ những đường nét cơ bản nhất. Đó là một thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt do nó qui tụ nhiều tính chất dường như đối lập nhau: vừa hiển hiện, vừa. tiềm ẩn, vừa công khai, vừa bí mật, vừa bộc lộ, vừa che giấu, vừa rõ ràng , vừa mông lung ... Sự tác động, các mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới con người, những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một qui ước thẩm mỹ của cộng đồng ... là những vấn đề lý thứ mà người ta vẫn mong muốn có thể lý giải được nhờ vào những lập luận của tư dụy lôgich. Để đi sâu vào thế giới hình ảnh có vẻ bí ẩn này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm có tính chất công cụ: biểu tượng là gi? Trong tiếng Hán, biểu là bày ra, trình bày; tượng là hình ảnh, hình dạng. Biểu tượng là một hình ảnh cụ thể nào đó được phô bày ra nhằm thể hiện một ý nghĩa trừu tượng. Thuật ngữ chỉ biểu tượng trong tiếng Anh: symbol, tiếng Pháp: symbole đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: symbolon (có nghĩa là: ký hiệu, dấu hiệu để nhận ra nhau là một). Thời xa xưa, khái niệm biểu tượng được dùng để chỉ một vật được, cắt làm đôi như: mảnh sứ, gỗ, kim loại ... Hai người (chủ - khách, người cho vay - người vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài ...) mỗi bên giữ một phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây liên hệ ngày trước, ở người Hy Lạp thời cổ đại, biểu tượng còn là những dấu hiệu để cha mẹ nhận ra con cái bị lưu lạc. Bằng cách hiểu như thế, dần dần, biểu tượng được mở rộng nghĩa, dùng để chỉ các tấm thẻ, cầm chúng thi có thể lãnh lương, phụ cấp hay thực phẩm, chỉ mọi dấu hiệu tập họp, chỉ các qui ước... Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa đựng hai ý tưởng phân ly và tái hợp, nó gợi lên ý một cộng đồng, một quan hệ tình cảm đã bị chia tách và có thể tái hình thành: "Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ: ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ, vừa là nối kết những phần của nó đa bị vỡ ra" [71, tr.XXIII]. Cách hiểu này về biểu tượng có thể tìm thấy trong văn học cổ Trung Quốc khá nhiều. Biểu tượng được hiểu như là một vật làm tin, một dấu hiệu để nhận ra nhau. Từ điển văn liệu của Long Điền Nguyễn Văn Minh có chép một câu chuyện về mảnh gương - khá tiêu biểu cho cách hiểu về biểu tượng như đã nói trên: "Nguyên về đời Xuân Hiu bên Trung Quốc, Lạc Dương công chúa cùng chồng chạy loạn, lúc biệt nhau, đập tấm gương soi làm hai mảnh, mỗi người giữ một mảnh, dặn nhau cứ ngày thượng nguyên (rằm tháng giêng) đem gương vỡ ra chợ để rao bán, nếu hợp hai mảnh lại mà in như tấm gương thi được gặp nhau. Đời sau thường dùng điển cố đó để nói lúc phân ly của hai vợ chồng hay hai tình nhân" [99, tr.285]. Ở đây, chiếc gương là sự vật có chức năng thay thế. Gương vỡ: sự chia ly, gương lành: sự tái hợp. Hai mảnh gương vỡ (vật chất) chỉ sự chia cắt (tình thần), đồng thời dự báo trước một tương lai sẽ được đoàn tụ (tình thần). Chiếc gương là biểu tượng, là một dạng thức dùng cái này để nói cái kia, dùng cái hiện hữu để nói cái vô hình. Nhà từ điển Pháp André Lalande định nghĩa: "Biểu tượng là cái biểu hiện một cái gi khác căn cứ vào một tương ứng loại suy" [14, tr.78], còn từ điển Petit Larousse,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan